Sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống cổ: Nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng giai đoạn 8 -18 tuổi

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt trước và tầng mặt sau theo tuổi xương đốt sống cổ (CVBA- Cervical Vertebral Bone Age) trong giai đoạn 8-18 tuổi. Phương pháp: Các phim sọ nghiêng của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “ Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứugồm 78 cá thể (47 nam và 31 nữ) trong giai đoạn từ 8-18 tuổi, trải qua từ 4 đến 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ ( công thức tính tuổi xương đốt sống cổ: CVBA= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4). 508 phim của 78 cá thể này được vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc kích thước chiều cao tầng mặt trước Na-Me và chiều cao tầng mặt sau S-Go theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. Kết quả: (1) Ở nữ, các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ thường xãy ra trước nam khoảng một năm tính theo tuổi năm sinh. (2) Kích thước chiều cao các tầng mặt của nam luôn lớn hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p< 0.001) ở cả 5 giai đoạn tuổi xương. Kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau tăng trong giai đoạn tuổi xương CVBA I đến CVBA V, tăng nhiều trong giai đoạn CVBA I đến CVBA III sau đó tăng chậm lại tronggiai đoạn từ CVBA III đến CVBA V. (3)Trong giai đoạn từ CVBA I đến CVBA V, chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng nhưng tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước có tăng có ý nghĩa (p<0.0001) ở cả hai giới (tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước từ CVBA I đến CVBA V là là 62% và 66% ở nam; 63% và 67% ở nữ). Kết luận:Kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng trong giai đoạn CVBA I đến CVBA V nhưngtỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước từ CVBA I đến CVBA V cũng tăngở cả hai giới.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống cổ: Nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng giai đoạn 8 -18 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc 157 SỰ THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC CHIỀU CAO TẦNG MẶT THEO TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ: NGHIÊN CỨU DỌC TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG GIAI ĐOẠN 8 -18 TUỔI Hồ Thị Thuỳ Trang*,Hoàng Tử Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt trước và tầng mặt sau theo tuổi xương đốt sống cổ (CVBA- Cervical Vertebral Bone Age) trong giai đoạn 8-18 tuổi. Phương pháp: Các phim sọ nghiêng của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “ Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứugồm 78 cá thể (47 nam và 31 nữ) trong giai đoạn từ 8-18 tuổi, trải qua từ 4 đến 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ ( công thức tính tuổi xương đốt sống cổ: CVBA= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4). 508 phim của 78 cá thể này được vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc kích thước chiều cao tầng mặt trước Na-Me và chiều cao tầng mặt sau S-Go theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. Kết quả: (1) Ở nữ, các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ thường xãy ra trước nam khoảng một năm tính theo tuổi năm sinh. (2) Kích thước chiều cao các tầng mặt của nam luôn lớn hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p< 0.001) ở cả 5 giai đoạn tuổi xương. Kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau tăng trong giai đoạn tuổi xương CVBA I đến CVBA V, tăng nhiều trong giai đoạn CVBA I đến CVBA III sau đó tăng chậm lại tronggiai đoạn từ CVBA III đến CVBA V. (3)Trong giai đoạn từ CVBA I đến CVBA V, chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng nhưng tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước có tăng có ý nghĩa (p<0.0001) ở cả hai giới (tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước từ CVBA I đến CVBA V là là 62% và 66% ở nam; 63% và 67% ở nữ). Kết luận:Kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng trong giai đoạn CVBA I đến CVBA V nhưngtỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước từ CVBA I đến CVBA V cũng tăngở cả hai giới. Từ khóa: chiều cao tầng mặt, tuổi xương đốt sống cổ, phim sọ nghiêng ABSTRACT CHANGES OF FACIAL HEIGHTS BASED ON CERVICAL VERTEBRAL BONE AGE: LONGITUDINAL STUDY FROM 8 TO 18 YEARS OLD ON CEPHALOMETRIC FILMS Ho Thi Thuy Trang, Hoang Tu Hung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 157 -162 Objectives:The purpose of this study was to evaluate the changes of facial heights based on Cervical Vertebral Bone Age – longitudinal study from 8 to 18 years old on cephalometric films. Method: The subjects included 78 children (47 boys and 31 girls) had 4-5 stages of cervical vertebral bone age, selected from longitudual study group of craniofacial morphology of Faculty of Odonto-Stomatology from 1996 to 2010.( An aquation that estimates the cervical vertebrae bone age: CVBA=1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 – 1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4). Total 508 cephalometric films of 78 children were taken and traced. The facial characteristics included the anterior and posterior facial heights were measured and analyzed. Results: (1) The stages of CVBA in girls happen one year ealier than in boys. (2)The mean of the anterior and posterior facial heights in boysare always higherthan in girls (p<0.001). Anterior and posterior facial heights increase rapidly from CVBA I to CVBA III and slowly from CVBA III to CVBA V. (3) Posterior facial height/ anterior facial height ratio from CVBA I to CVBA V is 62% and 66% in boys; 63% and 67% in girls. * Khoa răng hàm mặt ĐHYD Tp. HCM Tác giả liên lạc:ThS. BS. Hồ Thị Thùy Trang, ĐT: 0978829720, Email: thuytranghothi@yahoo.com NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 158 Conclusion: Facial heights accelerate from CVBA I to CVBA Vbut posterior facial height/ anterior facial height ratios also increase from CVBA I to CVBA V in both sexes. Keywords: facial height, cervical vertebral bone age (CVBA), cephalometric film MỞ ĐẦU Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự thay đổi kích thước của hệ thống sọ mặt nói chung hoặc kích thước các tầng mặt nói riêng trong giai đoạn từ 8-18 tuổi. Có thể là nhữngnghiên cứu theo dõi dọc theo tuổi năm sinh hoặc tuổi xương. Coben S.E(1955), nghiên cứu trên 47 cá thể (25 nam, 22 nữ) ở hai giai đoạn 8 tuổi và 16 tuổi đã cho thấy: có sự thay đổi không xác định về kích thước, hình dạng và sự tăng trưởng của tất cả các cấu trúc sọ mặt. Không thểnghiên cứu một cấu trúc riêng lẻ mà cần nghiên cứu sự tương tác của các thành phần sọ mặt.Không thể quyết định sự bình thường/ bất thường hoặc hài hòa/ bất hài hòa nếu không đánh giá toàn bộ phức hợp sọ mặt.Góc nền sọ duỗi sẽgây lùi hàm dưới và dễ dẫn đến sai hình xương hạng II.Ngược lại nếu góc nền sọ gập sẽgây nhô hàm dưới, và dễ dẫn đến sai hình xương hạng III.Nếu nền sọ trước ngang, tầng mặt sau ở vị trí cao hơn và dễ dẫn đến mặt phẳng hàm dưới dốc, hàm dưới lùi. Ngược lạinếu nền sọ trước dốc, tầng mặt sau ở vị trí hạ thấp hơn và dễ dẫn đến mặt phẳng hàm dưới ngang hơn (hay mặt phẳng hàm dưới đóng hơn).Trong hai giai đoạn 8 tuổi và 16 tuổi, độ nhô tầng mặt giữa tăng nhẹ trong khi độ nhô tầng mặt dưới tăng nhiều. Chiều cao tầng mặt sau tăng nhiều hơn chiều cao tầng mặt trước. Góc mặt phẳng hàm dưới ngang hơn. Góc mặt tăng 50 và góc lồi mặt giảm 90. Sai hình không chỉ liên quan đến bất hài hòa về kích thước mà còn có thể liên quan đến vị trí, hướng tăng trưởng. Kết quả thống kê có thể cho thấy kích thước bất thường ở một vùng hoặc hai vùng nào đó nhưng sự kết hợp các bất thường có thể tạo một tổng thể hài hòa(6,7). Bambha J.K.(1963), nghiên cứu mối liên quan giữa sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt liên quan tuổi xương. Mẫu gồm 22 nam, 28 nữ từ 9-17 tuổi. Bambha đã xác định thời điểm tăng trưởng hệ thống sọ mặt ở giai đoạn vị thành niên có liên quan với tuổi xương: trẻ trưởng thành sớm có đỉnh tăng trưởng mặt sớm, trẻ trưởng thành trễ có đỉnh tăng trưởng mặt trễ, nhóm trưởng thành trung bình có đỉnh tăng trưởng mặt rất biến thiên(1). Bishara S.E(1997), nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng của 35 đối tượng (20 nam và 15 nữ) từ 5 tuổi đến lúc trưởng thành. Đối tượng nghiên cứu có khớp cắn chấp nhận được và không bất hài hòa mặt. Các giá trị đo đạc vềxương, răng và mô mềm cho thấy độ sự thay đổi đáng kể kích thước sọ mặt từ 5 tuổi đến trưởng thành, tuy nhiên có độ biến thiên cao giữa các cá thể(3,4). Jamison J.E.(1998), nghiên cứu dọc sự thay đổi của xương hàm trên và tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới từ 8-17 tuổi trên 20 nam và 15 nữ. cho thấy: (1) Thay đổi chiều cao và các kích thước mặt có khác biệt giữa nam và nữ. (2) Tăng đáng kể chiều dài xương hàm trên cả hai giới trong giai đoạn nghiên cứu. Ở nam, xương hàm trên nhô nhiều so với nền sọ. Xương ổ răng hàm dưới nhô nhiều so với xương ổ răng hàm trên, cằm nhô nhiều hơn. (3) Từ 8-17 tuổi, ở nam và nữ, các kích thước tăng như sau: hàm trên (A-Ptm) tăng 7,5 và 5,1mm, SNA tăng 1,70 và 0,40, ANB giảm 0,60 và 10. (4) Chiều dài hàm trên (A-Ptm) tăng đáng kể ở giai đoạn tăng trưởng tối đa ở cả nam và nữ.(5) Thay đổi tương quan hai hàmkhông khác biệt đáng kể trong 3 giai đoạn tăng trưởng (trước đỉnh, ngay đỉnh và sau đỉnh tăng trưởng). (6) Phân tích tự tương quan cho thấy tăng trưởng mặt không thể dự đoán từ tăng trưởng chiều cao cơ thể của cùng một cá thể. Tại Việt nam, cũng có một số nghiên dọc về sự thay đổi hình thái sọ mặt theo tuổi năm sinh. Trương Hoàng Lệ Thủy nghiên cứu dọc đặc điểm hình thái đầu, mặt ở trẻ từ 6-12 tuổi bằng YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc 159 phương pháp đo đạc trực tiếp(16). Lê Võ Yến Nhi đã đánh giá sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt bằng phương pháp nghiên cứu dọc ở trẻ Việt nam từ 10-14 tuổi theo phân tích Ricketts trên phim sọ nghiêng(12). Đống Khắc Thẩm (2010) đánh giá mối liên hệ giữa nền sọ và hệthống sọ mặt trong quá trình tăng trưởng ở trẻ từ 3-13 tuổi (nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng). Tác giả cũng đưa ra đặc điểm tăng trưởng của nền sọ, phức hợp hàm trên, hàm dưới. Sự khác biệt về tăng trưởng theo giới tính. Ngoài ra, đánh giá mối tương quan giữa cấu trúc nền sọ và hệ thống xương hàm(8). Những nghiên cứu này tập trung đánh giá tăng trưởng hệ thống sọ mặt theo tuổi năm sinh, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào theo dõi sự thay đổi tăng trưởng sọ mặt hoặc những thay đổi hình thái sọ mặt theo tuổi xương. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả sự thay đổi các kích thước chiều cao tầng mặt theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ và so sánh tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/chiều cao tầng mặt trước từ giai đoạn CVBA I đến CVBA V. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn ra từ nhóm 93 đối tượng (56 nữ và 39 nam) được theo dõi dọc từ 8 đến 18 tuổi. 598 phim sọ nghiêng của93 đối tượng này được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 93 đối tượng nghiên cứu có đủ ít nhất 5 phim sọ nghiêng trãi dài từ 8 đến 18 tuổi. Các đối tượng nghiên cứu phải:Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt nam, dân tộc Kinhkhông có những bất thường vùng hàm mặt. Có đầy đủ thông tin cá nhân: tên họ, giới tính, năm sinh, ngày chụp phim. Có phim sọ nghiêng chất lượng tốt, thấy rõ hình ảnh của mô cứng, các răng ở tư thế lồng múi tối đa. Từ598 phim sọ nghiêng của 93 đối tượng, vẽ nét hình thái đốt sống cổ để xác định tuổi xương đốt sống cổ theo công thức (trong phần phương pháp nghiên cứu). Có 508 phim của 78 đối tượng (31 nữ và 47 nam) trải qua từ 4 đến 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ được chọn vào mẫu nghiên cứu để đo đạc các số đo sọ mặt. Phương pháp nghiên cứu Giai đoạn 1: Xác định tuổi xương đốt sống cổ theo công thức sau đây(12): Tuổi xương đốt sống cổ: CVBA= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4 CVBA I < 2,547;2,547 ≤ CVBA II< 3,333;3,333 ≤ CVBA III< 4,356; 4,356 ≤CVBA IV< 5,392; CVBA V≥ 5,392) 598 phim của 93 đối tượng (56 nữ và 39 nam) được vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc hình thái đốt sống cổ C2, C3 và C4 để xác định tuổi xương theo công thức trên(Hình 1). Các số đo đốt sống cổ được đo đạc là : α2, α4, AB3/BC3, h4/w4. A B Hình 1 A, B: Các số đo đốt sống cổ Trong đó: α2: Góc lõm phía trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2;α4:Góc lõm phía trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4; AB3/BC3: Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, chiều dài bờ trước của thân đốt sống cổ C3; h4/w4: Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân đốt sống cổ C4 . Sau đó, nhập các số đo đốt sống cổ để tính các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ theo công thức. NghiêncứuYhọc 160 Giai đoạn 2: Trong số 598 phim sọ nghi của93 đối tượng, có508 phim c (31 nữ và 47 nam) trải qua 4 xương đốt sống cổ được chọn v cứu để đo đạc các số chiều cao tầng mặt tr Na-Me và chiều cao tầng mặt sau S Phân tích thống kê Số liệu thu thập được đ kê bằng phần mềm SPSS, phi tích thống kê mô tả (trung b chuẩn) được tính cho biến chiều cao tầng mặt trước Na-Me và chiều cao tầng mặt sau S theo 5 giai đoạn tuổi xương. Dùng t sự khác biệt kích thước các tầng mặt giữa hai giới theo 5 giai đoạn tuổi xương. Dùng t sánh sự khác biệt tỉ lệtỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước từ CVBA I đến CVBA V ởhai giới. Hình2: Chiều cao tầng mặt trư mặt sau S-Go (2) KẾT QUẢ Phân bố tuổi năm sinh theo tu (ở nam và nữ) Bảng 1: Phân bố tuổi năm sinh theo các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ ở nam v Nam TB ĐLC CVBA I 11,05 1,60 10 CVBA II 12,94 1,31 11 CVBA III 14,50 1,19 13 CVBA IV 16,02 1,01 14 CVBA V 17,30 0,85 16 Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở nữ, các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ th 2 YHọcTP.HồChíMinh*Tập êng ủa 78 đối tượng – 5 giai đoạn tuổi ào mẫu nghiên ước -Go (Hình 2). ược phân tích thống ên bản 11.5. Phân ình và độ lệch -Go - test so sánh - test so ớc Na-Me (1) và tầng ổi xương đốt sống cổ à nữ: Nữ Khác biệt TB ĐLC ,16 1,32 0,89 ,66 1,26 1,28 ,06 1,39 1,44 ,53 1,36 1,49 ,20 1,18 1,1 ường diễn ra trước nam khoảng một năm, tính theo tuổi năm sinh. Ở giai đoạn CVBA III v khoảng một năm r Biểu đồ 1: Phân b đốt sống cổ CVBA ở nam v Biểu đồ 2: Phân b đốt sống cổ CVBA ở nam v Sự thay đổi kích thư sau theo 5 giai đo Kết quả cho thấy kích th tầng mặt của nam luôn lớn h thống kê (p< 0.001) xương.Kích thư sau tăng trong giai đo CVBA V, tăng nhi CVBA III sau đó tăng ch CVBA III đến CVBA V (bảng 2, biểu đồ 3). 1 17*Số3*2013 à IV, nữ trước nam ưỡi (bảng 1, biểu đồ 1 và 2). ố tuổi năm sinh theo tuổi xương à nữ ố tuổi năm sinh theo tuổi xương à nữ (TB±ĐLC) ớc chiều cao tầng mặt trước và ạn tuổi xương đốt sống cổ ước chiều cao các ơn ở nữ có ý nghĩa ở cả 5 giai đoạn tuổi ớc chiều cao tầng mặt trước và ạn tuổi xương CVBA I đến ều trong giai đoạn CVBA I đến ậm lại trong giai đoạn từ Nữ TB-ĐLC TB+ĐLC Nam TB-ĐLC TB+ĐLC YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc 161 Bảng 2: Sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ (so sánh giữa nam và nữ) S-Go Na-Me Nam Nữ Nam Nữ TB ĐLC TB ĐLC p TB ĐLC TB ĐLC p CVBA I 73,17 5,14 68,39 4,71 *** 117,31 5,53 110,88 5,32 *** CVBA II 77,99 5,66 73,89 4,18 *** 122,92 7,05 115,49 5,45 *** CVBA III 83,62 728 76,89 4,53 *** 129,32 8,08 119,06 4,88 *** CVBA IV 86,23 6,93 79,44 4,92 *** 132,07 7,92 121,82 5,62 *** CVBA V 87,72 7,11 82,73 4,23 *** 132,83 8,24 124,19 5,58 *** *** P < 0.001 Biểu đồ 3: So sánh chiều cao tầng mặt trước và sau giữa nam và nữ theo tuổi xương Sự thay đổi tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau và trước giữa giai đoạn CVBA I và CVBA V ở nam và nữ Bảng 3: Tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước ở nam và nữ từ giai đoạn CVBA I đến CVBA V CVBA I CVBA V TB ĐLC TB ĐLC p Nam 0.62 0.04 0.66 0.05 *** Nữ 0.63 0.04 0.67 0.04 *** Trong giai đoạn từ CVBA I đến CVBA V, chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng nhưng tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước có tăng có ý nghĩa (p<0.0001) ở cả hai giới (tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước từ CVBA I đến CVBA V là là 62% và 66% ở nam và 63% và 67% ở nữ). BÀNLUẬN Phân bố tuổi năm sinh theo tuổi xương đốt sống cổ (ở nam và nữ) Tuổi dậy thì của nữ thường diễn ra trước từ 1-2 năm so với nam. Các kết quả nghiên cứu về sự tăng trưởng trong giai đoạn vị thành niên đều kết luận đỉnh tăng trưởng chiều cao cơ thể cũng như sọ mặt ở nữ thường xảy ra trước nam và các giai đoạn trưởng thành xương ở nữ cũng xảy ra trước nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở nữ, các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ thường diễn ra trước nam khoảng một năm tính theo tuổi năm sinh. Sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ Các kích thước sọ mặt của nam luôn lớn hơn nữ theo các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt nam. Nghiên cứu này cũng kết luận kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau của nam luôn luôn lớn hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p<0.001) (chiều cao tầng mặt trước Na-Me là 132,83mm ở namvà 124,19mm ở nữ trong giai đoạn CVBA V; chiều cao tầng mặt sau S-Go là87,72mm ở nam và 82,73mm ở nữ trong giai đoạn CVBA V) (Bảng 2, biểu đồ 3). Đường biểu diễn tăng trưởng cho thấy sự thay đổi chiều cao tầng mặt tăng dần từ giai đoạn tuổi xương CVBA I đến CVBA V. Tuy nhiên kích thước chiều cao tầng mặt trước tăng nhiều trong giai đoạn tuổi xương CVBA I đến CVBA III (chiều cao tầng mặt trước N-Me tăng 12mm ở nam và 8,2mm ở nữ từ CVBA I đến CVBA III) so với giai đoạn từ CVBA III đến Nam Nữ Nam Nữ S-Go Na-Me NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 162 CVBA V (tăng3,5mm ở nam và 5,1mm ở nữ). Tương tự, kích thước chiều cao tầng mặt sau cũng tăng nhiều trong giai đoạn tuổi xương CVBA I đến CVBA III (chiều cao tầng mặt sau S- Go tăng 10.4mm ở nam và 7,5mm ở nữ từ CVBA I đến CVBA III) so với giai đoạn từ CVBA III đến CVBA V (tăng4,1mm ở nam và 5,8mm ở nữ). Sự thay đổi tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau và trước giữa giai đoạn CVBA I và CVBA V ở nam và nữ Trong giai đoạn từ CVBA I đến CVBA V, chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng nhưng tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước cũng tăng ở cả hai giới (tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước là 62% ở giai đoạn CVBA I và 66% giai đoạn CVBA Vở nam; 63% ở giai đoạn CVBA I và 67% giai đoạn CVBA Vở nữ). Trong giai đoạn từ CVBA I đến CVBA V, chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng nhưng tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước có tăng có ý nghĩa (p<0,001) ở cả hai giới). Nếu chiều cao tầng mặt sau> chiều cao tầng mặt trước trong quá trình tăng trưởng: mặt sẽ có khuynhhướng đóng (hypodivergence). Ngược lại, chiều cao tầng mặt sau< chiều cao tầng mặt trước: mặt sẽ có khuynhhướng mở (hyperdivergence). KẾT LUẬN 1. Ở nữ, các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ thường diễn ra trước nam khoảng một năm tính theo tuổi năm sinh. 2. Kích thước chiều cao các tầng mặt của nam luôn lớn hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p< 0.001) ở cả 5 giai đoạn tuổi xương. Kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau tăng trong giai đoạn tuổi xương CVBA I đến CVBA V, tăng nhiều trong giai đoạn CVBA I đến CVBA III sau đó tăng chậm lại tronggiai đoạn từ CVBA III đến CVBA V. 3.Trong giai đoạn từ CVBA I đến CVBA V, chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng nhưng tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước có tăng có ý nghĩa (p<0.0001) ở cả hai giới (tỉ lệ chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước từ CVBA I đến CVBA V là là 62% và 66% ở nam và 63% và 67% ở nữ). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bambha JK (1963), “Longitudinal study of facial growth in relation to skeletal maturation during adolescence”. American Journal of Orthodontics, 49(7),481-93. 2. Bhat M (1985), “Facial variations related to headform type”. The Angle Orthodontist, 55(4), 269-280. 3. Bishara SE (1997), “Longitudinal cephalometric standards from 5 years of age to adulthood”. AJO-DO on CD-ROM, vol 1981, Jan, 35-44. 4. Bishara SE (2001),” Texbook of Orthodontics”. WBSaunders Company, Chapter 1, 3, 4, 7, 11. 5. Buschang PH (1998), “Childhood and adolescent changes of skeletal relationships”. The Angle Orthodontist, 63(3), 199-208. 6. Coben SE (1955), “The integration of facial skeletal variants”. The Angle Orthodontist, 41(6), 407-434. 7. Cotben SE (1961),” Growth concept”. TheAngleOrthodontist, 31 (3), 194-200. 8. Đống Khắc Thẩm (2010), “Mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ mặt trong quá trình tăng trưởng: Nghiên cứu dọc trên phim X quang sọ nghiêng ở trẻ từ 3-13 tuổi”. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 9. Hồ Thị Thùy Trang (2013), “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi từ 7-18 tuổi”. Y học TP. Hồ Chí Minh Phụ bản tập 17, số 2, trang 223. 10. Jamison JE (1998), “Longitudinal changes in the maxilla and the maxillary- mandibular relationship between 8 and 17 years of age”. AJO-DO on CD-ROM, vol 1982, Sep, 217-30. 11. Kerr WJS (1987) “Mandibular form and position related to changed mode of breathing- a five-year longitudinal study”. The Angle Orthodontist, 59 (2), 91- 96. 12. Lê Võ Yến Nhi (2009), “Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts”. Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 13. Nanda RS (1995), “Longitudinal growth changes in the sagittal relationship of maxilla and mandible”. Am J Orthod Dentofacia