Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch gây xơ vữa động mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được việc điều chỉnh các rối loạn lipid máu đã làm giảm được tỉ lệ mắc bệnh
cũng như thoái triển được mảng xơ vữa. Có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ lipid máu
của tỏi, nghệ, trà xanh. Nghiên cứu trên lâm sàng này nhằm xác định tác dụng hạ lipid máu của sự phối hợp tỏi,
nghệ và trà xanh trong viên Dogarlic Trà xanh trên bệnh nhân có rối loạn lipid máu.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hạ lipid máu và độ an toàn của viên Dogarlic Trà xanh trên bệnh
nhân RLLM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có nhóm chứng, sắp xếp
ngẫu nhiên, thực hiện tại BV. Quận 11 và BV. YHCT TP.HCM, từ tháng 11/2009 đến tháng 8/2010. 110 bệnh
nhân (46 nam, 64 nữ), mỗi nhóm nghiên cứu có 55 bệnh nhân, tuổi trung bình 56,8 ± 7,53, được chẩn đoán rối
loạn lipid máu có Cholesterol TP > 200mg/dl (5,2mmol/l) có kèm theo hoặc không kèm theo LDL-C > 100mg/dl
(2,6mmol/l) và Triglycerid > 200mg/dl (2,3mmol/l). Theo dõi và đánh giá các trị số cholesterol toàn phần,
triglycerid, LDL-C, HDL-C mỗi 4 tuần, trước và sau điều trị.
Kết quả: Sau 8 tuần dùng viên nén Dogarlic Trà xanh, chỉ số cholesterol trung bình ban đầu 6,59mmol/l
giảm còn 5,42mmol/l, tỉ lệ giảm cholesterol 17,75% (p < 0,05); chỉ số triglycerid trung bình ban đầu 2,74mmol/l
giảm còn 2,4mmol/l, tỉ lệ giảm 12,41% (p < 0,05), chỉ số LDL-C trung bình ban đầu 4,24mmol/l giảm còn
3,17mmol/l, tỉ lệ giảm 25,23% (p < 0,05), chỉ số HDL-C trung bình ban đầu 1,1mmol/l tăng lên 1,15mmol/l, tỉ lệ
tăng 4.54% (p < 0,05). So với Atorvastatin 10mg, mức độ giảm lipid máu ở nhóm thử nghiệm ít hơn và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong thời gian điều trị không ghi nhận tác dụng phụ trên cả 2 nhóm
nghiên cứu.
Kết luận: Viên nén Dogarlic Trà xanh có tác dụng làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL-C, Triglycerid và
tăng HDL-C sau thời gian 8 tuần điều trị liên tục.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng hạ lipid máu của viên Dogarlic trà xanh trên bệnh nhân rối loạn lipid máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 14
TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU CỦA VIÊN DOGARLIC TRÀ XANH
TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU
Nguyễn Thị Bay*, Nguyễn Công Minh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch gây xơ vữa động mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được việc điều chỉnh các rối loạn lipid máu đã làm giảm được tỉ lệ mắc bệnh
cũng như thoái triển được mảng xơ vữa. Có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ lipid máu
của tỏi, nghệ, trà xanh. Nghiên cứu trên lâm sàng này nhằm xác định tác dụng hạ lipid máu của sự phối hợp tỏi,
nghệ và trà xanh trong viên Dogarlic Trà xanh trên bệnh nhân có rối loạn lipid máu.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hạ lipid máu và độ an toàn của viên Dogarlic Trà xanh trên bệnh
nhân RLLM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có nhóm chứng, sắp xếp
ngẫu nhiên, thực hiện tại BV. Quận 11 và BV. YHCT TP.HCM, từ tháng 11/2009 đến tháng 8/2010. 110 bệnh
nhân (46 nam, 64 nữ), mỗi nhóm nghiên cứu có 55 bệnh nhân, tuổi trung bình 56,8 ± 7,53, được chẩn đoán rối
loạn lipid máu có Cholesterol TP > 200mg/dl (5,2mmol/l) có kèm theo hoặc không kèm theo LDL-C > 100mg/dl
(2,6mmol/l) và Triglycerid > 200mg/dl (2,3mmol/l). Theo dõi và đánh giá các trị số cholesterol toàn phần,
triglycerid, LDL-C, HDL-C mỗi 4 tuần, trước và sau điều trị.
Kết quả: Sau 8 tuần dùng viên nén Dogarlic Trà xanh, chỉ số cholesterol trung bình ban đầu 6,59mmol/l
giảm còn 5,42mmol/l, tỉ lệ giảm cholesterol 17,75% (p < 0,05); chỉ số triglycerid trung bình ban đầu 2,74mmol/l
giảm còn 2,4mmol/l, tỉ lệ giảm 12,41% (p < 0,05), chỉ số LDL-C trung bình ban đầu 4,24mmol/l giảm còn
3,17mmol/l, tỉ lệ giảm 25,23% (p < 0,05), chỉ số HDL-C trung bình ban đầu 1,1mmol/l tăng lên 1,15mmol/l, tỉ lệ
tăng 4.54% (p < 0,05). So với Atorvastatin 10mg, mức độ giảm lipid máu ở nhóm thử nghiệm ít hơn và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong thời gian điều trị không ghi nhận tác dụng phụ trên cả 2 nhóm
nghiên cứu.
Kết luận: Viên nén Dogarlic Trà xanh có tác dụng làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL-C, Triglycerid và
tăng HDL-C sau thời gian 8 tuần điều trị liên tục.
Từ khóa: Viên nén Dogarlic Trà xanh, hiệu quả hạ lipid máu.
ABSTRACT
EFFECTS OF “GREEN TEA DOGARLIC” ON DYSLIPIDEMIC PATIENTS
Nguyen Thi Bay, Nguyen Cong Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 14 – 19
Background: Dyslipidemic is a main risky factor of cardiovascular disease, causing arteriosclerosis (5).
Plenty of researches have proved that the adjustment of dyslipidemic reduced the rate of suffering diseases as well
as preventing the development of sclerosis (1,4,6). Many projects have demonstrated the reducing lipids function of
garlic, saffron, green tea (2,3,6,7). This research is to determine the lipid reduction effect of garlic, saffron, green tea of
green tea Dogarlic on dyslipidemic patients.
Khoa Y Học Cổ Truyền - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Công Minh. ĐT: 0982160979. Email: drminhnc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 15
Aims of the study: Evaluate the lipid reduction effect and safety of green tea Dogarlic on dyslipidemic
patients.
Study design and Methods: open clinical test research, with control group, randomized was carried out at
Dis.11 Hospital and Traditional Medicine Hospital from 2009, Nov. to 2010, Aug. 110 patients with Cholesterol
> 200mg/dl (5.2mmol/l) accompanied by or not LDL-C > 100mg/dl (2.6mmol/l) and Triglycerides > 200mg/dl
(2.3mmol/l) were enrolled (46 male and 64 female), each group 50 patients, age of 56.8 ± 7.53. Total cholesterol,
triglycerides, LDL-C, HDL-C were checked before and after every 4 week-treatment.
Results: After 8 weeks using the tablet green tea Dogarlic, cholesterol level was decreased (6.59mmol/l to
5.42mmol/l), the reduction rate of cholesterol is 17.75% (p < 0.05); the triglycerides level (2.74mmol/l to
2.4mmol/l), the reduction rate 12.41% (p < 0.05); the LDL-C (4.24mmol/l to 3.17mmol/l), the reduction rate
25.23% (p < 0.05); the HDL-C (1.1mmol/l to 1.15mmol/l), the increasing rate 4.54% (p < 0.05). In comparison to
the group using Atorvastatin 10mg, the effect of lowering blood lipids in the study group is lesser and the
difference is statistically significant (p < 0.05). During the period of treatment, no side effect was noticed on both 2
groups of research.
Conclusion: The tablet green tea Dogarlic has the effect of reducing total Cholesterol, LDL-C, Triglycerides
and increase HDL-C after 8 weeks of treatment.
Keywords: Tablet green tea Dogarlic, effect of reducing lipids.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu được xem như là một
trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất
đưa đến sự phát triển và diễn tiến của các tổn
thương động mạch, hình thành mảng xơ vữa
động mạch, qua đó làm tăng nguy cơ tai biến
tim mạch hiện nay. Điều chỉnh được các rối loạn
lipid máu làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ tử
vong của các bệnh tim mạch(1,4,5). Hiện nay có
nhiều loại thuốc khác nhau dùng để kiểm soát
lipid máu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
chứng minh tác dụng hạ lipid máu của tỏi,
nghệ, trà xanh và được thử nghiệm lâm sàng
đều cho thấy tính an toàn khi sử dụng với vai
trò là thuốc(2,3,6,7). Chúng tôi tiếp tục tiến hành
nghiên cứu trên lâm sàng xác định tác dụng hạ
lipid máu của viên Dogarlic Trà xanh trên bệnh
nhân có rối loạn lipid máu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thiết kế theo phương
pháp thử nghiệm lâm sàng mở, có đối chứng.
Khi tiến hành, dựa theo mã số bệnh nhân
được ghi trên bệnh án. Số thứ tự lẻ: nhóm thử
nghiệm dùng viên nén Dogarlic Trà xanh
(Domesco), với liều 6 viên chia làm 3 lần mỗi
ngày uống trước ăn. Số thứ tự chẵn: nhóm đối
chứng dùng viên Atorvastatin 10mg, với liều
1 viên mỗi ngày sau ăn chiều. Chọn các bệnh
nhân trên 18 tuổi, không phân biệt giới tính,
đồng ý tham gia nghiên cứu, được chẩn đoán
xác định là rối loạn lipid máu nguyên phát
theo phân loại và mục tiêu điều trị của ATP
III, thỏa mãn các tiêu chí sau:
200mg/dl (5,2mmol/l)< Cholesterol TP <
300mg/dl (7,8mmol/l).
HDL-C < 40mg/dl (< 1mmol/l).
150mg/dl (1,71mmol/l) < Triglycerid <
500mg/dl (5,7mmol/l).
100mg/dl (2,6mmol/l) < LDL-C < 160mg/dl
(4,1mmol/l).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân tăng lipid thứ phát, có các bệnh
cấp hoặc mạn tính khác được biết là sẽ ảnh
hưởng đến việc kiểm soát lipid máu, sử dụng
lâu dài các thuốc có khả năng gây tăng lipid
máu, suy thận (creatinine máu > 150µmol/l),
viêm gan cấp (AST, ALT tăng gấp 3 lần giới
hạn trên bình thường), có thai hoặc đang cho
con bú.
Tiến hành thực hiện nghiên cứu
Bệnh nhân được tiến hành theo dõi điều trị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 16
trong thời gian 8 tuần các chỉ số: Cholesterol
toàn phần, Triglycerid, LDL-C, HDL-C, SGOT,
SGPT, công thức máu, creatinine, đường huyết
lúc đói, cân nặng.
Ngưng tất cả các thuốc có ảnh hưởng đến
chỉ số lipid máu 48 giờ trước khi thử nghiệm.
Phương pháp thống kê
Các biến số nghiên cứu được phân tích
bằng các phép kiểm thống kê: Chi – Square,
Student, Anova.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Về đối tượng nghiên cứu
Có 110 bệnh nhân hoàn thành nghiên cứu và
đưa vào phân tích. Có sự tương đối đồng nhất
giữa 2 nhóm nghiên cứu về các đặc điểm phân
bố theo tuổi, giới, BMI, thời gian phát hiện bệnh,
yếu tố nguy cơ, cholesterol, triglycerid, HDL-C,
LDL-C, đây sẽ là cơ sở đảm bảo tính khách quan
trong đánh giá các kết quả nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân giữa 2 nhóm nghiên cứu
Đặc điểm bệnh nhân Dogarlic TX Atorvastatin 10mg Phép kiểm
2
Tuổi 56,8 ± 7,53 57,7 ± 11,36 P > 0,05
Giới (Nam/Nữ) 22/33 24/31 P > 0,05
BMI 23,82 ± 2,61 24,71 ± 3,09 P > 0,05
Thời gian phát hiện bệnh
<1năm (58%)
1 – 5 năm 38%)
> 5 năm (4%)
< 1 năm (51%)
1 – 5 năm 42%)
> 5 năm (7%)
P > 0,05
YTNC
< 2 (38%)
≥ 2 (62%)
< 2 (25%)
≥ 2 (75%)
P > 0,05
Cholesterol (mmol/l) 6,59 ± 0,52 6,73 ± 0,48 P > 0,05
Triglycerid (mmol/l) 2,74 ± 0,67 2,93 ± 0,63 P > 0,05
HDL-C (mmol/l) 1,1 ± 0,13 1,07 ± 0,11 P > 0,05
LDL-C (mmol/l) 4,24 ± 0,47 4,32 ± 0,66 P > 0,05
Bảng 2: So sánh mức độ giảm cholesterol trung bình
sau 8 tuần điều trị so với mức ban đầu.
Tuần
Dogarlic TX
(n = 55)
% thay
đổi
Atorvastatin
(n = 55)
% thay
đổi
T4 0,58 ± 0,12 ↓ 8,8 % 0,79 ± 0,25
↓ 11,74
%
So sánh 2
nhóm
P = 0,000072 < 0,05
T8 1,17 ± 0,21
↓ 17,75
%
1,73 ± 0,33 ↓ 25,7 %
So sánh 2
nhóm
P = 0,000084 < 0,05
So sánh
cùng nhóm
P = 0,00001 < 0,05 P = 0,000086 < 0,05
Kết luận
Sau 8 tuần điều trị chỉ số cholesterol trung
bình ở nhóm Dogarlic Trà xanh giảm 17,75%, ở
nhóm Atorvastatin giảm 25,7%. Mức độ hạ
cholesterol trung bình sau 8 tuần điều trị ở
nhóm chứng tốt hơn nhóm thử nghiệm có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3: So sánh mức độ giảm triglycerid trung bình
sau 8 tuần điều trị so với mức ban đầu.
Tuần
Dogarlic TX
(n = 55)
% thay
đổi
Atorvastatin
(n = 55)
% thay
đổi
T4 0,18 ± 0,09 ↓ 6,57 % 0,28 ± 0,09 ↓ 9,55 %
So sánh 2
nhóm
P = 0,000021 < 0,05
T8 0,34 ± 0,15
↓ 12,41
%
0,58 ± 0,14
↓ 19,79
%
So sánh 2
nhóm
P = 0,000081 < 0,05
So sánh
cùng nhóm
P = 0,000022 < 0,05 P = 0,000025 < 0,05
Kết luận
Sau 8 tuần điều trị chỉ số triglycerid trung
bình ở nhóm Dogarlic TX giảm 12,41%, ở nhóm
Atorvastatn giảm 19,79%. Mức độ hạ triglycerid
trung bình sau 8 tuần điều trị ở nhóm chứng tốt
hơn nhóm thử nghiệm có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 4: So sánh mức độ tăng HDL-C sau 8 tuần
điều trị so với mức ban đầu.
Tuần
Dogarlic TX
(n = 55)
% thay
đổi
Atorvastatin
(n = 55)
% thay
đổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 17
T4 - 0,02 ± 0,02 ↑ 1,82 % - 0,03 ± 0,01 ↑ 2,8 %
So sánh 2
nhóm
P = 0,0084 < 0,05
T8 - 0,05 ± 0,02 ↑ 4,54 % - 0,08 ± 0,01 ↑ 7,47
%
So sánh 2
nhóm
P = 0,000067 < 0,05
So sánh
cùng nhóm
P = 0,00004 < 0,05 P = 0,00006 < 0,05
Kết luận
Sau 8 tuần điều trị chỉ số HDL-C trung bình
ở nhóm Dogarlic Trà xanh tăng 4,54%, ở nhóm
Atorvastatn tăng 7,47%. Mức độ tăng HDL-C
trung bình sau 8 tuần điều trị ở nhóm chứng tốt
hơn nhóm thử nghiệm có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 5: So sánh mức độ giảm LDL-C sau 8 tuần
điều trị so với mức ban đầu.
Tuần
Dogarlic TX
(n = 55)
% thay
đổi
Atorvastatin
(n = 55)
% thay
đổi
T4 0,52 ± 0,14 ↓ 12,26
%
0,7 ± 0,24 ↓ 16,2 %
So sánh 2
nhóm
P = 0,000026 < 0,05
T8 1,07 ± 0,22 ↓ 25,23
%
1,54 ± 0,32 ↓ 35,65
%
So sánh 2
nhóm
P = 0,000045 < 0,05
So sánh
cùng nhóm
P = 0,00005 < 0,05 P = 0,000065 < 0,05
Kết luận
Sau 8 tuần điều trị chỉ số LDL-C trung bình
ở nhóm Dogarlic Trà xanh giảm 25,23%, ở nhóm
Atorvastatn giảm 35,65%. Mức độ giảm LDL-C
trung bình sau 8 tuần điều trị ở nhóm chứng tốt
hơn nhóm thử nghiệm có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 6: So sánh Hồng cầu trước và sau điều trị.
Hồng cầu Dogarlic TX Atorvastatin
Trước điều trị 4,61 ± 0,49 4,75 ± 0,45
Sau điều trị 4,58 ± 0,36 4,73 ± 0,41
Kết quả 0,03 ± 0,5 0,02 ± 0,65
So sánh cùng
nhóm
P = 0,35 > 0,05 P = 0,4 > 0,05
So sánh 2 nhóm P = 0,46 > 0,05
Nhận xét
Nhóm thử nghiệm và nhóm chứng ảnh
hưởng trên hồng cầu với sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 7: So sánh Bạch cầu trước và sau điều trị.
Bạch cầu Dogarlic TX Atorvastatin
Trước điều trị 6,87 ± 1,53 7,31 ± 1,85
Sau điều trị 6,92 ± 1,46 7,25 ± 1,5
Kết quả - 0,048 ± 2,27 0,062 ± 2,58
So sánh cùng
nhóm
P = 0,43 > 0,05 P = 0,42 > 0,05
So sánh 2 nhóm P = 0,4 > 0,05
Nhận xét
Nhóm thử nghiệm và nhóm chứng ảnh
hưởng trên bạch cầu với sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 8: So sánh Tiểu cầu trước và sau điều trị.
Tiểu cầu Dogarlic TX Atorvastatin
Trước điều trị 271,42 ± 50,6 270,45 ± 57,64
Sau điều trị 280,42 ± 72 274 ± 57,93
Kết quả - 9 ± 87 - 4,23 ± 80,8
So sánh cùng
nhóm
P = 0,22 > 0,22 P = 0,35 > 0,35
So sánh 2 nhóm P = 0,38 > 0,05
Nhận xét
Nhóm thử nghiệm và nhóm chứng ảnh
hưởng trên tiểu cầu với sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 9: So sánh SGOT trước và sau điều trị.
SGOT Dogarlic TX Atorvastatin
Trước điều trị 36,98 ± 8,21 32,71 ± 6,91
Sau điều trị 33,45 ± 3,54 34,34 ± 6,4
Kết quả 3,53 ± 7,21 - 1,63 ± 5,85
So sánh cùng
nhóm
P = 0,0021 0,05
So sánh 2 nhóm P = 0,000037 < 0,05
Kết luận
Nhóm thử nghiệm và nhóm chứng ảnh
hưởng trên SGOT với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 10: So sánh SGPT trước và sau điều trị.
SGPT Dogarlic TX Atorvastatin
Trước điều trị 33,49 ± 11,99 33,43 ± 9,87
Sau điều trị 30,1 ± 7,14 36,11 ± 7,42
Kết quả 3,4 ± 8,39 - 2,67 ± 7,83
So sánh cùng
nhóm
P = 0,037 0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 18
SGPT Dogarlic TX Atorvastatin
So sánh 2 nhóm P = 0,000077 < 0,05
Kết luận
Nhóm thử nghiệm và nhóm chứng ảnh
hưởng trên SGPT với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Nhóm thử nghiệm không làm tăng
men gan trong 8 tuần điều trị.
Các kết quả đánh giá độ an toàn
Trong quá trình điều trị 8 tuần chúng tôi ghi
nhận ở cả hai nhóm thuốc đều không có ảnh
hưởng trên công thức máu, đường huyết, chức
năng thận, cân nặng với sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 11: So sánh Creatinine trước và sau điều trị.
Creatinine Dogarlic TX Atorvastatin
Trước điều trị 84,42 ± 14,3 93,76 ± 14,7
Sau điều trị 80,74 ± 10,8 90 ± 9,26
Kết quả 3,67 ± 8,87 3,76 ± 13,3
So sánh cùng
nhóm
P = 0,065 > 0,05 P = 0,055 > 0,05
So sánh 2 nhóm P = 0,48 > 0,05
Nhận xét
Nhóm thử nghiệm và nhóm chứng ảnh
hưởng trên chức năng thận với sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 12: So sánh BMI trước và sau điều trị.
BMI Dogarlic TX Atorvastatin
Trước điều trị 23,78 ± 2,58 24,71 ± 3,09
Sau điều trị 23,47 ± 2,57 24,49 ± 2,98
Kết quả 0,31 ± 0,46 0,22 ± 0,46
So sánh cùng
nhóm
P = 0,26 > 0,05 P = 0,35 > 0,05
So sánh 2 nhóm P = 0,15 > 0,05
Nhận xét
Sau 8 tuần điều trị nhóm thử nghiệm và
nhóm chứng ảnh hưởng trên BMI với sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Đối với chỉ số cholesterol trung bình sau 8
tuần điều trị đều giảm ở cả 2 nhóm nghiên cứu
và khác biệt tỉ lệ giảm này có ý nghĩa thống kê
(p = 0,000084), chỉ số LDL-C trung bình sau 8
tuần điều trị đều giảm ở cả 2 nhóm nghiên cứu
và khác biệt tỉ lệ giảm này có ý nghĩa thống kê
(p = 0,00003), chỉ số triglycerid trung bình sau 8
tuần điều trị đều giảm ở cả 2 nhóm nghiên cứu
và khác biệt tỉ lệ giảm này có ý nghĩa thống kê
(p = 0,000081). Tuy nhiên nhóm thử nghiệm
giảm ít hơn nhóm chứng. Theo khuyến cáo mới
của ATP III thì LDL-C được xem là mục tiêu
hàng đầu trong phòng ngừa bệnh mạch vành,
trong thời gian 4 tuần bằng phương pháp điều
trị tích cực Dogarlic Trà xanh có tác dụng hạ
LDL-C hiệu quả (12,26%). Với kết quả này
Dogarlic Trà xanh có thể là một trong những lựa
chọn đầu tiên trong điều trị những bệnh nhân
có chỉ số LDL-C cao.
Chỉ số HDL-C trung bình sau 8 tuần điều trị
đều tăng ở cả 2 nhóm nghiên cứu và khác biệt tỉ
lệ tăng này có ý nghĩa thống kê (p = 0,00005),
nhóm thử nghiệm tăng ít hơn nhóm chứng.
Dogarlic Trà xanh không ảnh hưởng lên
chức năng thận, BMI và tế bào máu, không gây
tăng men gan trong quá trình điều trị, như vậy
Dogarlic Trà xanh có thể sử dụng lâu dài trên
bệnh nhân RLLM. Thuốc dung nạp tốt lên tất cả
các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Điều này
cho thấy việc sử dụng thuốc Dogarlic Trà xanh
trên lâm sàng là thuận lợi và dễ chấp nhận.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu trong thời gian 8
tuần chúng tôi rút ra những kết luận như sau:
1. Viên nén Dogralic Trà xanh có tác dụng
hạ cholesterol (17,75%), triglycerid (12,41%),
LDL-C (25,23%), tăng HDL-C (4,54%).
2. Tỉ lệ bệnh nhân có chỉ số lipid máu đạt
mức bình thường sau 8 tuần điều trị bằng
Dogarlic Trà xanh: cholesterol (36,36%),
triglycerid (18,18%), HDL-C (89,09%),
LDL-C (78,8%).
3. Thuốc được dung nạp tốt, không làm
tăng men gan và không ảnh hưởng trên tế bào
máu, chức năng thận, BMI trong suốt thời
gian điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội Tim mạch học Việt Nam, “Chẩn đoán và điều trị RLLM”,
Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, tr. 476-493.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 19
2. Maki KC, Reeves MS, Farmer M, et al (2009
Feb), J
Nutr ;139 (2), pp. 264-70.
3. Nagao T, Komine Y, Soga S, et al (2005), Ingestion of a tea rich in
catechins leads to a reduction in body fat and malondialdehyde-
modified LDL in men. Am J Clin Nutr; 81(1), pp. 122-9.
4. Nguyễn Huy Dung (2004), Tim mạch học bài giảng hệ nội khoa,
NXB Y học, tr. 7-33.
5. Phạm Khuê (2003), “Vữa xơ động mạch”, Bách khoa thư bệnh học,
NXB Y học, tập 2, tr. 481-486.
6. Phạm Tử Dương (2003), “Hội chứng tăng lipid máu”, Bách khoa
thư bệnh học, NXB Y học Hà Nội, tập 2, tr. 290-295.
7. Trần Văn Kỳ (2005), “Khương hoàng”, “Tỏi”, Dược học cổ
truyền, NXB Y học, tr. 204-205, 378-381.