Thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Đặt vấn đề: Mặc dù biến cố đột quỵ xảy ra trên bệnh nhân (BN)rung nhĩ (RN) ngày càng tăng nhưng có rất ít số liệu về việc dự phòng đột quỵ trên nhóm đối tượng này. Vài nghiên cứu gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh trên nhóm RN không do bệnh van tim (BVT) cho thấy trên những đối tượng có chỉ định dự phòng, tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống là rất thấp. Mục tiêu:Nhằm khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trên cả 2 nhóm RNkhông do BVT và do BVT đã có những thay đổi như thế nào so với trước đây cũng như đánh giá mức độ thực hiện dự phòng đột quỵ đúng theo khuyến cáo hiện hành trên BNRN của Thầy thuốc hiện nay. Phương pháp: Cắt ngang, tiến cứu, chúng tôi thu thập liên tục tất cả BNRN tại 3 khoa điều trị gồm khoa Nội Tim Mạch, Nội Hô Hấp và Nội Tiết – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2013 đến hết tháng 05/2014. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận có 258/390BNRN không do BVT (66,2%). Trong nhóm RN không do BVT, điểm CHA2DS2-VASc trung bình là 3,3 ± 1,8 với 81,8% có CHA2DS2-VASc ≥ 2; chỉ42,7% BN CHA2DS2-VASc ≥ 2 có sử dụng thuốc kháng đông uống; điểm CHA2DS2-VASc càng cao, BN càng ít được sử dụng thuốc kháng đông uống hơn thuốc kháng tiểu cầu; điểm HAS-BLED trung bình là 1,4 ± 0,9; chỉ 44% BN có CHA2DS2-VASc ≥ 2 kèm HAS-BLED ≤ 2 được sử dụng thuốc kháng đông uống. Trong nhóm RN do BVT, 93,9% BN có sử dụng thuốc kháng vitamin K; điểm HAS-BLED trung bình là 1,0 ± 0,9; điểm HAS-BLED càng cao, càng ít BNđược sử dụng thuốc kháng vitamin K. Kết luận: Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống trên nhóm RN không do BVT đã có cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng nhìn chung vẫn còn rất thấp so với thế giới. Đa số thầy thuốc vẫn chưa thực hiện việc dự phòng đúng với khuyến cáo hiện hành. Hầu hết BNRN do BVT đều được dự phòng đột quỵ đúng với hướng dẫn của khuyến cáo hiện hành.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 42 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI TRONG DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHĨ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Thế Quyền, Nguyễn Văn Trí** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mặc dù biến cố đột quỵ xảy ra trên bệnh nhân (BN)rung nhĩ (RN) ngày càng tăng nhưng có rất ít số liệu về việc dự phòng đột quỵ trên nhóm đối tượng này. Vài nghiên cứu gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh trên nhóm RN không do bệnh van tim (BVT) cho thấy trên những đối tượng có chỉ định dự phòng, tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống là rất thấp. Mục tiêu:Nhằm khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trên cả 2 nhóm RNkhông do BVT và do BVT đã có những thay đổi như thế nào so với trước đây cũng như đánh giá mức độ thực hiện dự phòng đột quỵ đúng theo khuyến cáo hiện hành trên BNRN của Thầy thuốc hiện nay. Phương pháp: Cắt ngang, tiến cứu, chúng tôi thu thập liên tục tất cả BNRN tại 3 khoa điều trị gồm khoa Nội Tim Mạch, Nội Hô Hấp và Nội Tiết – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2013 đến hết tháng 05/2014. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận có 258/390BNRN không do BVT (66,2%). Trong nhóm RN không do BVT, điểm CHA2DS2-VASc trung bình là 3,3 ± 1,8 với 81,8% có CHA2DS2-VASc ≥ 2; chỉ42,7% BN CHA2DS2-VASc ≥ 2 có sử dụng thuốc kháng đông uống; điểm CHA2DS2-VASc càng cao, BN càng ít được sử dụng thuốc kháng đông uống hơn thuốc kháng tiểu cầu; điểm HAS-BLED trung bình là 1,4 ± 0,9; chỉ 44% BN có CHA2DS2-VASc ≥ 2 kèm HAS-BLED ≤ 2 được sử dụng thuốc kháng đông uống. Trong nhóm RN do BVT, 93,9% BN có sử dụng thuốc kháng vitamin K; điểm HAS-BLED trung bình là 1,0 ± 0,9; điểm HAS-BLED càng cao, càng ít BNđược sử dụng thuốc kháng vitamin K. Kết luận: Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống trên nhóm RN không do BVT đã có cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng nhìn chung vẫn còn rất thấp so với thế giới. Đa số thầy thuốc vẫn chưa thực hiện việc dự phòng đúng với khuyến cáo hiện hành. Hầu hết BNRN do BVT đều được dự phòng đột quỵ đúng với hướng dẫn của khuyến cáo hiện hành. Từ khóa: rung nhĩ, đột quỵ, thuốc chống huyết khối. ABSTRACT ‘REAL-LIFE’ USE OF ANTITHROMBOTICS IN ATRIAL FIBRILLATION PATIENTSFOR STROKE PREVENTION AT CHO RAY HOSPITAL Nguyen The Quyen, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015:42 - 47 Background: Limited data of stroke prevention are available despite the more and more stunningly increasing of this event in atrial fibrillation (AF) population. Several studies surveying stroke prophylaxis of non- valvular AF in Ho Chi Minh Cityhave shown the disappointingly low rate of using oral anticoagulant (OAC). Objectives: To estimate the change in ‘real life’ use of antithrombotic agents in both non-valvular and valvular AF compared to that of in the past, as well as how exactly doctors are adhering to the current guidelines of stroke prevention. Design and methods: We conducted a prospective, cross-sectional study and collected continually all AF * Đại Học Y Dược TPHCM  Bộ Môn Lão Khoa, Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thế Quyền ĐT: 01217334546 Email: quyendr0809@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 43 patients admitted to Department of Cardiology, Respiratory and Endocrinology – Cho Ray Hospital from October 2013 to May 2014. Results: There were 258 of 390 patients with non-valvular AF (66.2%). In respect of non-valvular AF population, mean CHA2DS2-VASc score was 3.3 ± 1.8 with 81.8% of patients having CHA2DS2-VASc ≥ 2 and only 42.7% of ‘CHA2DS2-VASc ≥ 2’ patients did use OAC; the higher the CHA2DS2-VASc score was, the less patients used oral anticoagulant compared to antiplatelet; mean HAS-BLED score was 1.4 ± 0.9 and only 44% of patients with CHA2DS2-VASc ≥ 2 plus HAS-BLED ≤ 2 did use OAC. In respect of valvular AF group, 93.9% of patients used vitamin K antagonist (VKA); mean HAS-BLED score was 1.0 ± 0.9; the higher the HAS-BLED score was, the less patients used VKA. Conclusions: The proportion of using OAC in non-valvular AF population has been improved dramatically compared to that of in the past. However, in general, the rate of using OAC in this study was alarmingly low compared to that of other worldwide observational studies. Stroke prevention task in non-valvular AF patients still has not been adhered closely to the current guidelines. Almost all valvular AF patients used VKA for stroke prophylaxis as the current guidelines have recommended. Keywords: atrial fibrillation, stroke, antithrombotic. ĐẶT VẤN ĐỀ RN là dạng rối loạn nhịp thường gặp và hậu quả của biến cố thuyên tắc do huyết khối để lại là vô cùng nặng nề, đặc biệt là đột quỵ. Do đó, việc sử dụng thuốc kháng đông uống nhằm dự phòng đột quỵ trên BNRN là hết sức cần thiết. Tất cả BNRN do BVT đều phải được dự phòng đột quỵ bằng thuốc kháng vitamin K. Tuy nhiên, đối với RN không do BVT, việc dự phòng phụ thuộc vào nguy cơ đột quỵ cao hay thấp trên từng BN và nguy cơ này được đánh giá bằng thang điểm CHA2DS2-VASc. Theo đó, BNvới điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 là có chỉ định bắt buộc dự phòng đột quỵ bằng thuốc kháng đông uống. Bên cạnh nguy cơ đột quỵ, thầy thuốc cần phải đánh giá nguy cơ xuất huyết trên từng BN bằng thang điểm HAS-BLED và qua đó, đưa ra những cân nhắc hợp lý trong quyết định dự phòng đột quỵ trên từng đối tượng cụ thể. Việc dự phòng đột quỵ trên đối tượng RN đã được chứng minh là rất quan trọng.Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy tỉ lệ dự phòng vẫn còn khá thấp. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích đánh giá thực trạng dự phòng đột quỵ đã có những thay đổi như thế nào so với quá khứ cũng như đánh giá mức độ thực hiện đúng với khuyến cáo hiện hành trong vấn đề dự phòng đột quỵ trên BNRN hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng RN không do BVT: Xác định tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối theo phân tầng nguy cơ đột quỵ CHA2DS2-VASc và nguy cơ xuất huyết HAS-BLED. Đối tượng RN do BVT: Xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng vitamin K theo phân tầng nguy cơ xuất huyết HAS-BLED. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang, tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu Tất cả BN được chẩn đoán RN tại khoa Nội Tim Mạch, khoa Nội Hô Hấp và khoa Nội Tiết, bệnh viện Chợ Rẫy, nhập viện từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014. Tiêu chuẩn nhận bệnh BN được chẩn đoán RN dựa vào điện tâm đồ. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 44 Cỡ mẫu nghiên cứu n = p(1 − p) / d / = 1,96 d = 0,05 Nhóm RN không do BVT: p = 0,8→ N = 246. Nhóm RN do BVT: p = 0,915 → N = 120. Phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 22.0 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng cộng có 390 BN RN tham gia nghiên cứu. Trong đó có 258 BN RN không do BVT (66,2%) và 132 BN RN do BVT (33,2%). Bảng 1: Đặc điểm về tuổi RN không do BVT RN do BVT P Tuổi 69,8 ± 15,9 54,5 ± 14,1 < 0,001 BN RN không do BVT phần lớn là người cao tuổi. Trong khi đó, BN RN do BVT tập trung nhiều ở tuổi trung niên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Bảng 2: Đặc điểm về giới tính RN không do BVT RN do BVT P Nữ:Nam 1:1,1 2,2:1 < 0,001 Tỉ lệ nam:nữ là tương đương ở nhóm BN RN không do BVT. Tuy nhiên, ở nhóm BN RN do BVT, số lượng nữ giới gấp đôi nam giới Sự khác biệt giữa có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Bảng 3: Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo thang điểm CHA2DS2-VASc trên nhóm BN RN không do BVT RN không do BVT Số BN Tỉ lệ % CHA2DS2-VASc< 2 47 18,2 CHA2DS2-VASc ≥ 2 211 81,8 Đa phần BN RN không do BVT có chỉ định bắt buộc dự phòng đột quỵ. Bảng 4: Tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở nhóm BN RN không do BVT có điểm CHA2DS2- VASc = 0 CHA2DS2-VASc = 0 Số BN Tỉ lệ % Kháng đông uống 7 43,8 Kháng tiểu cầu 2 12,5 Không thuốc 7 43,7 Sử dụng thuốc kháng đông uống trên BN RN có điểm CHA2DS2-VASc = 0 đã được chứng minh mang lại nhiều biến cố xuất huyết hơn lợi ích dự phòng đột quỵ. Tuy nhiên, gần một nửa số BNnày có sử dụng thuốc kháng đông uống quá chỉ định. Bảng 5: Tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở nhóm BN RN không do BVT có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 CHA2DS2-VASc ≥ 2 Số BN Tỉ lệ % Kháng đông uống 90 42,7 Kháng tiểu cầu 73 34,6 Không thuốc 48 22,7 Chưa đến một nửa số bệnh nhân có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 được dự phòng đột quỵ bằng thuốc kháng đông uống theo đúng khuyến cáo. Bảng 6: Phân tầng nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-BLED trên nhóm BN RN không do BVT RN không do BVT Số BN Tỉ lệ % HAS-BLED ≤ 2 234 90,7 HAS-BLED > 2 24 9,3 Hầu hết BN RN không do BVT có nguy cơ xuất huyết thấp nên rất phù hợp để sử dụng thuốc kháng đông uống. Bảng 7: Tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở nhóm BN RN không do BVT có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 + HAS-BLED ≤ 2 CHA2DS2-VASc ≥ 2 + HAS-BLED ≤ 2 Số BN Tỉ lệ % Kháng đông uống 81 44 Kháng tiểu cầu 60 32,6 Không thuốc 43 23,4 BN RN thỏa đồng thời CHA2DS2-VASc ≥ 2 và HAS-BLED ≤ 2 là những đối tượng thích hợp nhất để thực hiện dự phòng đột quỵ.Tuy nhiên, chưa đến một nửa số BN này được sử dụng thuốc kháng đông uống. Bảng 8: Phân tầng nguy cơ xuất huyết theo thang điểm HAS-BLED trên nhóm BN RN do BVT RN do BVT Số BN Tỉ lệ % HAS-BLED ≤ 2 126 95,5 HAS-BLED > 2 6 4,5 Hầu hết BN RN do BVT có nguy cơ xuất huyết thấp nên rất phù hợp để sử dụng thuốc kháng vitamin K. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 45 Bảng 9: Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng vitamin K ở nhóm BN RN do BVT RN do BVT Số BN Tỉ lệ % Có kháng vitamin K 124 93,9 Không kháng vitamin K 8 6,1 Theo khuyến cáo, tất cả BN RN do BVT đều bắt buộc phải dự phòng đột quỵ bằng thuốc kháng vitamin K. Nghiên cứu ghi nhận hầu hết BN thuộc nhóm này đều được sử dụng thuốc kháng vitamin K. Bảng 10:Mối liên quan giữa CHA2DS2-VASc, HAS-BLED và việc sử dụng thuốc chống huyết khối trên nhóm BN RN không do BVT RN không do BVT Giá trị làm chuẩn Giá trị so sánh OR 95% CI p Có kháng đông uống CHA2DS2-VASc < 2 CHA2DS2-VASc ≥ 2 1,56 0,82 – 2,99 0,178 HAS-BLED ≤ 2 HAS-BLED > 2 0,53 0,21 – 1,34 0,178 Có kháng tiểu cầu CHA2DS2-VASc < 2 CHA2DS2-VASc ≥ 2 3,12 1,33 – 7,32 0,009 HAS-BLED ≤ 2 HAS-BLED > 2 2,15 0,91 – 5,06 0,081 Nguy cơ xuất huyết không ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thuốc chống huyết khối của nhóm BN RN không do BVT (p > 0,05). Việc sử dụng thuốc kháng đông uống không phụ thuộc vào nguy cơ đột quỵ (p = 0,178). Tuy nhiên, thuốc kháng tiểu cầu ngày càng được sử dụng nhiều hơn khi nguy cơ đột quỵ của BN tăng (p = 0,009). Bảng 11: Mối liên quan giữa HAS-BLED và việc sử dụng thuốc kháng vitamin K trên nhóm BN RN do BVT RN do BVT Giá trị làm chuẩn Giá trị so sánh OR 95% CI p HAS-BLED tăng dần Có kháng vitamin K Không kháng vitamin K 2,3 2 1,03 – 5,24 0,04 2 Nguy cơ xuất huyết càng cao, BN RN do BVT càng có nguy cơ không được dự phòng đột quỵ bằng thuốc kháng vitamin K. BÀN LUẬN Đặc điểm dân số Nghiên cứu chúng tôi thu nhận được 258 BN RN không do BVT và 132 BN RN do BVT. Trong đó: Tuổi trung bình của 2 nhóm nghiên cứu lần lượt là 69,8 ± 15,9 và 54,5 ± 14,1. Có thể thấy rằng, phần lớn BN RN không do BVT nằm ở nhóm người cao tuổi, trong khi đa số BN RN do BVT thuộc nhóm trung niên. BN mắc phải bệnh van tim khá sớm trong cuộc đời mà điển hình là hẹp van 2 lá. Điều này dẫn đến rung nhĩ cũng xuất hiện khi BN còn trẻ tuổi. Nghiên cứu AFTER(3) ghi nhận tuổi trung bình của nhóm BN RN do BVT là 58,4 ± 11,5. Trái lại, ngoại trừ bệnh van tim, những bệnh lý nền gây rung nhĩ khác thường mắc phải ở độ tuổi cao hơn, kéo theo đó rung nhĩ cũng xuất hiện trễ hơn và đa phần tập trung ở giai đoạn cao tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sĩ(6) ghi nhận tuổi trung bình của BN RN không do BVT là 70,8 ± 13,4. Tương tự, nghiên cứu GARFIELD(2) cũng ghi nhận tuổi trung bình của nhóm BN này là 70,2 ± 11,2. Nữ giới mắc bệnh van tim nhiều hơn nam giới dẫn đến, trong nhóm BN RN do BVT, tỉ lệ nữ cũng cao hơn nam (2,2:1). Nghiên cứu AFTER(3) cũng ghi nhận phái nữ chiếm đa số trong nhóm BN RN do BVT (2,6:1). Tuy nhiên, tỉ lệ nữ:nam lại khá tương đồng trong nhóm BN RN không do BVT (1:1,1). Nghiên cứu GARFIELD(2) cũng ghi nhận tỉ lệ nữ:nam trong nhóm BN RN không do BVT khá tương đồng (1:1,3). Ngoài ra, chúng ta nhận thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi và GARFIELD(2), tỉ lệ phái nam có xu hướng hơi cao hơn phái nữ. Điều này có lẽ do những bệnh tim mạch nền gây rung nhĩ (ngoại trừ bệnh van tim) xuất hiện ở phái nam có phần ưu thế hơn. Thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối theo phân tầng nguy cơ đột quỵ CHA2DS2- VASc trên nhóm BN RN không do BVT Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có đến 211 BN RN không do BVT có điểm CHA2DS2- VASc ≥ 2 (81,8%). Nghĩa là, phần lớn BN RN không do BVT có chỉ định bắt buộc dự phòng đột quỵ bằng thuốc kháng đông uống. Nghiên cứu GARFIELD(2) cũng cho tỉ lệ BN RN không Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 46 do BVT có điểmCHA2DS2-VASc ≥ 2 khá tương đồng với chúng tôi (84,4%). Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận có 16 BN RN không do BVT có điểm CHA2DS2-VASc = 0 (6,2%). Việc sử dụng thuốc kháng đông uống trên những BN RN có điểm CHA2DS2-VASc = 0 đã được chứng minh sẽ mang lại biến cố xuất huyết nhiều hơn lợi ích từ việc dự phòng đột quỵ(1). Do đó, những đối tượng này được xem là chống chỉ định sử dụng thuốc kháng đông uống. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 7/16 BN được sử dụng thuốc kháng đông uống quá chỉ định (43,8%). Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy tình trạng sử dụng thuốc quá chỉ định chiếm tỉ lệ khá cao, ví dụ như nghiên cứu EORP-Pilot(5) với 56,4% hay với nghiên cứu J- RHYTHM(7), tỉ lệ này lên đến 71,1%. Tuy nhiên, khi xét đến nhóm BN RN không do BVT có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 – đây là nhóm có chỉ định bắt buộc dự phòng đột quỵ – các nghiên cứu nước ngoài lại cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống trên nhóm BN này cao vượt trội so với nghiên cứu chúng tôi. Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống trên nhóm BN có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 của chúng tôi là 42,7% (90/211 BN) so với một tỉ lệ rất cao của nghiên cứu J-RHYTHM(7) (89,2%) hay nghiên cứu EORP-AF Pilot(5) (78%). Khi xem xét mối liên quan giữa nguy cơ đột quỵ CHA2DS2-VASc và việc sử dụng thuốc chống huyết khối, chúng tôi ghi nhận rằng, việc sử dụng thuốc kháng đông uống hoàn toàn độc lập với nguy cơ đột quỵ của BN (p = 0,178). Trong khi đó, nghiên cứu EORP- AF-Pilot ghi nhận, nếu một BN có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 thì cơ hội mà BN này được sử dụng thuốc kháng đông uống tăng lên 2,13 lần (p < 0,001). Tuy nhiên, nghiên cứu chúng tôi lại cho thấy rằng, nguy cơ đột quỵ có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định sử dụng thuốc kháng tiểu cầu – loại thuốc đã được chứng minh là kém hiệu quả trong dự phòng đột quỵ trên BN RN. Cụ thể, nếu một BN có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 thì khả năng mà BN này được sử dụng thuốc kháng tiểu cầu tăng lên 3,12 lần (p = 0,009). Thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối theo phân tầng nguy cơ xuất huyết HAS-BLED trên nhóm BN RN không do BVT Số BN RN không do BVT có điểm HAS- BLED ≤ 2 chiếm đến 90,7% (234/258 BN) trong nghiên cứu chúng tôi. Nghiên cứu J-RHYTM(7) cũng cho kết quả khá tương đồng với 84,3% BN có điểm HAS-BLED ≤ 2. Điều này cho thấy rằng, phần lớn BN RN không do BVT có nguy cơ xuất huyết thấp và là những đối tượng lý tưởng để sử dụng thuốc kháng đông uống dự phòng đột quỵ. Tuy nhiên, khi xét nhóm BN có điểmCHA2DS2-VASc ≥ 2 kèm điểm HAS-BLED ≤ 2 – đây là nhóm lý tưởng nhất để sử dụng thuốc kháng đông uống, chúng tôi ghi nhận chỉ có 81/184 BN có sử dụng thuốc kháng đông uống (44%), thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu J- RHYTHM(7) (86,5%). Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận quyết định sử dụng thuốc kháng đông uống và thuốc kháng tiểu cầu không phụ thuộc vào nguy cơ xuất huyết của BN (p > 0,05). Trong khi đó, nghiên cứu EORP-AF Pilot cho thấy, nếu một BN có điểm HAS-BLED > 2 (nguy cơ xuất huyết cao) thì cơ hội mà BN này được sử dụng thuốc kháng đông uống giảm đi 53% (p < 0,001). Thực trạng sử dụng thuốc kháng vitamin K theo phân tầng nguy cơ xuất huyết HAS-BLED trên nhóm BN RN do BVT Theo khuyến cáo hiện hành, bắt buộc tất cả BN RN do BVT phải sử dụng thuốc kháng vitamin K dự phòng đột quỵ. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có đến 124/132 BN được sử dụng thuốc kháng vitamin K (93,9%). Đây là một thành công rất đáng khích lệ khi mà so sánh với nghiên cứu của Lê Hoài Nam(4) hay của RELY/Trung Quốc(8), tỉ lệ này chỉ đạt lần lượt 34% và 42%. 126/132 BN RN do BVT có điểm HAS-BLED ≤ 2 (95,5%) cho thấy hầu hết BN có nguy cơ xuất huyết thấp và là đối tượng lý tưởng để sử dụng thuốc kháng vitamin K. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy rằng, nguy cơ xuất huyết càng cao, BN càng có nguy cơ không được dự phòng đột Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 47 quỵ. Cụ thể, mỗi khi HAS-BLED tăng 1 điểm, nguy cơ BN không được sử dụng thuốc kháng vitamin K tăng 2,32 lần (p = 0,042). KẾT LUẬN 81,8% BN RN không do BVT có điểm CHA2DS2-VASc ≥ 2 và 90,7% BN có điểm HAS- BLED ≤ 2 nhưng chỉ có 42,7% BN có sử dụng thuốc kháng đông uống dự phòng đột quỵ. Việc sử dụng thuốc kháng đông uống không phụ thuộc vào nguy cơ đột quỵ.Nguy cơ đột quỵ càng cao, càng nhiều BN được sử dụng thuốc kháng tiểu cầu. Đồng thời, có 43,8% BN có điểm CHA2DS2-VASc = 0 sử dụng thuốc kháng đông uống quá chỉ định. Công tác dự phòng đột quỵ trên BN RN do BVT đã đạt thành công đáng kể khi mà có đến 93,9% BN của nhóm này được sử dụng thuốc kháng vitamin K theo đúng khuyến cáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Friberg L., et al. (2012). Net clinical benefit of warfarin in patients with atrial fibrillation: a report from the Swedish atrial fibrillation cohort study. Circulation, 125(19): 2298-2307. 2. Kakkar A. K., et al. (2012). International longitudinal registry of patients with atrial fibrillation at risk of stroke: Global Anticoagulant Registry in the FIELD (GARFIELD). Am Heart J, 163(1): 13-19 e11. 3. Kaya H., et al. (2014). Epidemiology, anticoagulant treatment and risk of thromboembolism in patients with valvular atrial fibrillation: Results from Atrial Fibrillation in Turkey: Epidemiologic Registry (AFTER). Cardiol J, 21(2): 158-162. 4. Lê Hoài Nam (2014). Nghiên cứu huyết khối nhĩ trái và tiểu nhĩ trái ở bệnh nhân hẹp van hai lá. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18(1): 209-214. 5. Lip GY., et al. (2014). A prospective survey in European Society of Cardiology member countries of atrial fibrillation management: baseline results of EURObservational Research Programme Atrial Fibrillation (EORP-AF) Pilot General Registry. Europace, 16(3): 308-319. 6. Nguyễn Văn Sĩ (2011). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống huyết khối theo thang điểm CHADS2 trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lí van tim.Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. 7. Okumura K., et al. (2014). Validation of CHA2DS2-VASc and HAS-BLED Scores in Japanese Patients With Nonvalvular Atrial Fibrillation. Circ J, 78(7): 1593-1599. 8. Oldgren J., et al. (2014). Variations in Etiology and Management of Atrial Fibrillation in a Prospective Registry of 15,400 Emergency Department Patients in 46 Countries: The RE-LY AF Registry.Circulation. Ngày nhận bài báo: 27/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Tài liệu liên quan