Thực trạng và các yếu tố liên quan đến bạo lực học đường của học sinh trường THCS Lê Lai, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề: Bạo lực học đường (BLHĐ) hiện đang là vấn đề nổi cộm ở Việt nam, nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian gần đây. Mục tiêu: nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ HS có hành vi BLHĐ, tỷ lệ HS có kiến thức, thái độ đúng về BLHĐ; và xác định các mối liên quan giữa yếu tố bản thân gia đình, nhà trường và xã hội với hành vi BLHĐ của HS. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trong tháng 04/2010 trên 493 học sinh trường THCS Lê Lai Q8. Thông tin được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt các em học sinh sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỉ lệ học sinh tham gia đánh nhau trong 6 tháng trước điều tra là 13,2%, mang vũ khi tới trường 5,9%, đe dọa HS khác 12,2% và mắng chửi nhau là 36,9%. Tỷ lệ HS có kiến đúng về BLHĐ rất thấp chỉ từ 3% đến 8,7%. Thái độ của HS thay đổi tùy vào tình huống xảy ra BLHĐ. Các đặc tính cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội đều có liên quan rất lớn đến hành vi bạo lực của HS. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh đã từng bị bạo lực, gia đình có sử dụng bạo lực, hay bạn bè có sử dụng bạo lực có hành vi bạo lực cao gấp 1,9 lần, 1,4 lần, hay 2,1 lần so với những học sinh chưa từng bị bạo lực, gia đình không sử dụng sử dụng bạo lực hay bạn bè không sử dụng bạo lực 2,1 lần. Kết luận: Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực tại trường THCS Lê Lai là khá cao và có mối liên quan giữa các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội lên hành vi BLHĐ của HS.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và các yếu tố liên quan đến bạo lực học đường của học sinh trường THCS Lê Lai, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 147 THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS LÊ LAI, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Chiến*, Tô Gia Kiên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bạo lực học đường (BLHĐ) hiện đang là vấn đề nổi cộm ở Việt nam, nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian gần đây. Mục tiêu: nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ HS có hành vi BLHĐ, tỷ lệ HS có kiến thức, thái độ đúng về BLHĐ; và xác định các mối liên quan giữa yếu tố bản thân gia đình, nhà trường và xã hội với hành vi BLHĐ của HS. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trong tháng 04/2010 trên 493 học sinh trường THCS Lê Lai Q8. Thông tin được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt các em học sinh sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỉ lệ học sinh tham gia đánh nhau trong 6 tháng trước điều tra là 13,2%, mang vũ khi tới trường 5,9%, đe dọa HS khác 12,2% và mắng chửi nhau là 36,9%. Tỷ lệ HS có kiến đúng về BLHĐ rất thấp chỉ từ 3% đến 8,7%. Thái độ của HS thay đổi tùy vào tình huống xảy ra BLHĐ. Các đặc tính cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội đều có liên quan rất lớn đến hành vi bạo lực của HS. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh đã từng bị bạo lực, gia đình có sử dụng bạo lực, hay bạn bè có sử dụng bạo lực có hành vi bạo lực cao gấp 1,9 lần, 1,4 lần, hay 2,1 lần so với những học sinh chưa từng bị bạo lực, gia đình không sử dụng sử dụng bạo lực hay bạn bè không sử dụng bạo lực 2,1 lần. Kết luận: Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực tại trường THCS Lê Lai là khá cao và có mối liên quan giữa các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội lên hành vi BLHĐ của HS. Từ khóa: Bạo lực học đường, bạo lực, học sinh, nghiên cứu mô tả. ABSTRACT SITUATION AND DETERMINTANT FACTORS OF SCHOOL VIOLENCE AMONGST PUPILS IN LE LAI JUNIOR HIGH SCHOOL, DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY Tran Thi Chien, To Gia Kien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 147 - 152 Background: school violence is a priority in Vietnam; many serious cases of violence have occured recently. Objectives: the study aims to indentify the percentage of pupils performed violence, the percentage of pupils having correct knowledge and right attitude on school violence and the relationship between violent behaviours of pupils with pupils’ situation of family, school and neighbourhood. Methods: A cross-sectional study was conducted on 493 pupils in Le Lai junior high school in April 2010. Data was collected by face-to-face interviewed using structured questionnaires. * Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Tổ chức – Quản lý Y tế, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên hệ: CN. Trần Thị Chiến ĐT: 0986876909 Email: tranchien3110@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 148 Results: the percentage of pupils participating in fighting in the last six months was 13.2%, bringing weapons to class was 5.9%, and insulting and cursing was 36.9%. The percentage of pupils having correct knowledge on school violence was low, ranging from 3-8.7%. The percentage of pupils having right attitude on school violence varied with the context of violence. Personal characteristics, situation of family, school and neighbourhood were related to violent behaviours of pupils. The percentage of pupils being performed violence, having relatives who perform violence, or having friends who perform violence was 1.9, 1.4 and 2.1 times higher than that of those being not performed violence, having relatives who do not perform violence, or having friends who do not perform violence, respectively. Conclusion: The percentage of pupils performed violence in Le Lai junior high school was high and there were relationship between pupils’ situation of family, school and neibourhood with violent behaviours of pupils. Keywords: school violence, violence, pupil, cross-sectional study. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực học đường thực sự là tâm điểm chú ý của xã hội khi nó xuất hiện ngày càng nhiều trên kênh thông tin đại chúng. Hàng loạt các đoạn video clip đánh hội đồng của học sinh, bạo lực giữa giáo viên và học sinh, của những vụ hành xử giải quyết mâu thuẫn của HS mang tính chất xã hội đen sử dụng dao, kiếm, mã tấu được đưa lên báo đài trong những năm gần đây. Các nguyên nhân của vụ việc thường chỉ là những mẫu thuẫn không đáng có như thấy mặt đáng ghét hay chỉ một va chạm nhỏ mà hậu quả của nó có thể là cái chết của nạn nhân, phải đứng trước pháp luật của những người thực hiện hành vi bạo lực khi còn khoác áo học trò. Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng trong trường mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới xã hội nơi các em sẽ làm chủ trong tương lai. Từ năm 2005 đến năm 2008, số vụ vi phạm pháp luật hình sự trong HS, SV lên tới 8.000; trong đó có hơn 2.000 vụ đánh nhau, gây rối trật tự công cộng; 815 vụ phạm tội liên quan đến ma túy, 83 vụ giết người, 1.372 vụ cướp tài sản, 1.117 vụ xâm hại sức khỏe, tính mạng người khác (4). Trường THCS Lê Lai, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh nhận học sinh chủ yếu từ 2 phường 14, 15, Quận 8, nơi có nhiều tệ nạn xã hội và việc bạo lực sảy ra với học sinh đã có từ lâu. Thầy Ngô Đức Bình, đại diện cho trường THCS Lê Lai cho biết: “Chuyện đánh nhau giữa học sinh trong trường với nhau, học sinh của trường bị thanh niên bên ngoài đánh trước cổng trường có từ năm 1996.”(3) Năm 2009 một nghiên cứu nhằm thăm dò các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường đã được tiến hành tại trường THCS Lê Lai, quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên cơ sở của nghiên cứu đó, nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau: (1) Xác định tỉ lệ học sinh có hành vi BLHĐ, tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng và thái độ đúng về BLHĐ tại trường THCS Lê Lai, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2010 và (2) Xác định mối liên quan giữa hành vi BLHĐ với các yếu tố bản thân, gia đình, nhà trường, môi trường xã hội của học sinh tại trường THCS Lê Lai, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh năm 2010. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại trường THCS Lê Lai, Quận 8, TP. HCM trong tháng 04/2010 trên 556 học sinh. Các học sinh được chọn bằng phương pháp lấy mẫu cụm với đơn vị chọn mẫu là lớp học. Sau khi chọn được lớp học thì tất cả học sinh trong lớp đó sẽ được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Các thông tin về nhân khẩu học, kiến thức, thái độ và hành vi về bạo lực cũng như các đặc điểm về gia đình, nhà trường và xã hội nơi các em sống được thu thập. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi3.1 và được phân tích bằng phần mền Stata10.0. Kiểm chi bình phương, chi bình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 149 phương khuynh hướng với mức ý nghĩa p < 0,05 được sử dụng để xét liên quan khi cần thiết. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Thực trạng tình hình BLHĐ tại trường THCS Lê Lai, Quận 8, TP. HCM Tỉ lệ nam HS chiếm 43,8% đối tượng tham gia nghiên cứu. Hầu hết cha mẹ HS có cuộc sống hôn nhân bình thường (83,9%). Nghề nghiệp của cha mẹ HS chủ yếu là kinh doanh buôn bán và nghề nghiệp tự do (cha: 26,6% ; 48,9% và mẹ: 30,6% ; 22,1%).19,7% cha mẹ đánh, mắng không hỏi lý do khi HS có hành vi BLHĐ. 17,9% HS sống trong gia đình có bạo lực xảy ra. Trong khi đó có 32,9% cha mẹ cho phép HS sử dụng bạo lực trong trường hợp tự vệ. Trong nhóm HS điều tra có 38,5% HS cho rằng thầy cô xử phạt bằng các hình thức: gõ đầu tát, mắng.71,4% HS cho biết mình có chơi theo nhóm bạn 3 người trở lên. Trong đó có 25,3% phản ánh bạn mình có sử dụng BLHĐ nhằm giải quyết mâu thuẫn. Hiện tượng BLHĐ hiện đang diễn ra tại trường với 13,2 % HS tham gia nghiên cứu cho biết có tham gia đánh nhau, 5,1% HS mang theo vũ khí đến trường trong 6 tháng trước điều tra gấp 2 lần con số 2,3% thanh thiếu niên có mang theo vũ khí trong điều tra về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2004 (2), 36,9% HS có chửi nhau, đe dọa HS khác trong 30 ngày trước điều tra. Những con số này khá phù hợp với những nghiên cứu được tiến hành gần đây ở một số nơi như: ở Mỹ 12,2% HS tham gia đánh nhau năm 2007 (1), một trường tại khu vực Quận 6 TP. HCM năm 2009 có 38,5% HS có chửi mắng, đe dọa lẫn nhau (4). Kéo theo đó việc có HS là nạn nhân của BLHĐ là đương nhiên với 11,9% HS bị đánh, 10,3% bị đe dọa và 4,1% bị trấn lột bởi HS khác trong trường. Còn theo kết quả của khảo sát sức khỏe học đường toàn cầu năm 2004 (GSHS) tại Philipin cho thấy rằng 35,7% HS bị bắt nạt bằng lời nói hoặc thể chất trong 30 ngày qua(5). Có rất nhiều yếu tố được cho là có ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi BLHĐ trên. Trong đó nhắc đến không chỉ do chính bản thân HS mà còn có trác nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Bảng 1: Mối liên quan giữa kiến thức của HS về BLHĐ và hành vi BLHĐcủa HS Hành vi Đặc tính N Sai (%) P PR (KTC 95%) Hình thức của BLHĐ: Kiến thức đúng 15 5 (33,3) 0,521 // LHĐ ảnh hưởng tới tinh thần HS: Kiến thức đúng 35 14 (40,0) 0,864 // BLHĐ ảnh hưởng sức khỏe thân thể Kiến thức đúng 43 16 (37,2) 0,561 // BLHĐ là hành vi vi phạm pháp luật Có Không 493 178 (39,1) 26 (68,4) 0,001 0,571 (0,44- 0,73) //: Không tính Qua bảng trên ta thấy tuy chưa tìm được sự liên quan rõ ràng giữa kiến thức và hành vi của HS nhưng ta cũng thấy một khi HS có thể hiểu được mối nguy hại do BLHĐ gây ra thì xác suất sử dụng bạo lực (BL) không cao. Thể hiện ở những yếu tố như mối liên quan giữa kiến thức về tính pháp luật của BLHĐ và hành vi BLHĐ với mức tương quan là 0,57 (p= 0,001). Thái độ của HS khi BLHĐ xảy ra có ảnh hưởng tới hành vi BLHĐ của HS. Nó được phản ánh qua tỷ lệ HS có hành vi BLHĐ ở nhóm có thái độ không tích cực cao hơn 1,52 lần nhóm có thái độ tích cực. Nhất là trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 150 trường hợp bạn mình có hành vi BLHĐ tuy chưa có mối liên quan rõ ràng. Bảng 2: Mối liên quan giữa thái độ của HS khi thấy BLHĐ xảy ra và hành vi BLHĐ của HS Hành vi Thái độ Sai (%) p PR (KTC 95%) Khi thấy BLHĐ xảy ra với HS không quen Không tích cực Tích cực 73 (55,3) 131(36,3) <0,001 1,524 (1,24 – 1,87) Khi thấy BLHĐ xảy ra với bạn mình Không tích cực Tích cực 34 (49,3) 170(40,1) 0,151 1,228 (0,94 – 1,60) Khi thấy bạn mình có hành vi BLHĐ Không tích cực Tích cực 51 (56,0) 153(38,1) 0,002 1,472 (1,18 – 1,83) Nhiều thói quen của HS cũng ảnh hưởng tới hành vi BLHĐ của chính HS đó. Với việc hiện nay hàng loạt các trò chơi, phim ảnh mang tính bạo lực được công chiếu rộng rãi điều này có ảnh hưởng đến các cư xử của HS. Có mối liên quan giữa thói quen xem phim và chơi điện tử đến hành vi của HS thông qua giá trị p (xem phim p <0,001 ; chơi game BL: p< 0,001). Tỷ lệ HS có hành vi BLHĐ ở nhóm không xem phim BL chỉ bằng 0,59 lần nhóm xem thường xuyên (KTC 95%: 0,44 – 0,79) và nhóm không chơi game BL chỉ bằng 0,60 lần nhóm chơi thường xuyên ( KTC 95% = 0,48 – 0,76). Cách xử lý mâu thuẫn của HS cũng ảnh hưởng tới khả năng HS sử dụng hành vi BLHĐ. Đối với những HS chia sẻ những mâu thuẫn với người thân hoặc thầy cô giáo có khả năng sử dụng hành vi BL bằng 0,6 lần những em không làm như vậy. Trong khi đó tỷ lệ HS không hỏi ý kiến ai và tự mình giải quyết có hành vi BLHĐ cao hơn 1,7 lần nhóm hỏi ý kiến người khác. Qua đây ta còn thấy những HS đã từng bị đánh hoặc bắt nạt cũng có khả năng sử dụng hành vi BL cao hơn 1,9 lần với p < 0,001 và KTC 95% = 1,5 – 2,3 so với nhóm HS không là nạn nhân. Điều này giúp chúng ta có một số phương pháp trong vấn đề là khi HS là nạn nhân chúng ta nên có những khuyên giải, giúp HS hiểu việc sử dụng BL thường không giải quyết triệt để vấn đề HS đang mắc phải. Bảng 3: Mối liên quan giữa đặc điểm của bản thân HS và hành vi BLHĐ của HS (n= 493) Hành vi Đặc điểm bản thân Sai (%) P PR (KTC 95%) Nạn nhân Có Không 64(67,4) 140(35,2) <0,001 1,91 (1,59 – 2,32) Chơi game BL Thường xuyên Ít khi Không 58(58) 70(58,3) 96(35,2) <0,001** 0,016 <0,001 1 0,718 (0,55 – 0,94) 0,606 (0,48 – 0,76) Xem phim BL Thường xuyên Ít khi Không 89(54,6) 76(36,4) 39(32,2) <0,001** <0,001 <0,001 1 0,665 (0,53 – 0,83) 0,590 (0,44 – 0,79) 61 (29,9) 143 (48,5) <0,001 0,60 (0,48 – 0,77) 47 (28,8) 157 (47,6) <0,001 0,61 (0,46 – 0,79) 74 (42,5) 130 (40,7) 0,702 1,04 (0,84 – 1,30) Xử trí khi bị đánh, đe dọa Chia sẻ với người thân: Có Không Hỏi ý kiến thầy cô: Có Không Nhờ bạn bè: Có Không Tự giải quyết: Có Không 87 (58,8) 117 (33,9) <0,001 1,73 (1,42 – 2,11) **: Kiểm định chi bình phương khuynh hướng Với một số em HS sống trong gia đình có người sử dụng BL với người thân trong gia đình cũng có xu hướng sử dụng BL để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Tỷ lệ HS có hành vi BLHĐ ở nhóm sống trong gia đình có sử dụng BLHĐ cao hơn 1,4 lần nhóm không như vậy. Mặc dù nghiên cứu chưa tìm được mối liên quan rõ ràng giữa mối quan tâm của gia đình với hành vi của HS nhưng gia đình thực sự vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của HS. Đặc biệt trong độ tuổi của HS trung học cơ sở cần đến một sự quan tâm thông cảm sâu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 151 sắc về tâm lý khi các em chịu những tác động khác nhau từ xã hội và bạn bè thì cha mẹ đóng vai trò quan trọng. Bảng 4: Mối liên giữa gia đình và hành vi BLHĐ của HS Hành vi Gia đình Sai (%) P PR (KTC 95%) Nói chuyện với nhau Thường xuyên Ít khi Không nói chuyện 148(40,9) 43 (39,2) 13 (56,5) 0,385** // Phản ứng của người thân khi HS đánh nhau Mắng nhiếc, đánh Khuyên giải Không quan tâmho 50 (51,6) 143(37,3) 11 (84,6) 0,117** // Gia đình có người sử dụng BL Có Không 50 (56,8) 0,001 1,49 154 (38) (1,19-1,86) **: Kiểm định chi bình phương khuynh hướng Ngoài sự ảnh hưởng của gia đình HS trung học cơ sở còn chịu tác động của nhiều yếu tố như nhà trường và xã hội. Ở nhà trường không chỉ chịu tác động của thầy cô HS còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ bạn bè. Thể hiện ở tỷ lệ HS có hành vi BLHĐ ở nhóm có bạn sử dụng BL bằng 2,12 lần nhóm có bạn không như vậy (p <0,001 ; KTC 95% = 1,96 – 2,55). Điều này cho thấy chúng ta muốn giảm tình trạng BLHĐ không thể chỉ quan tâm đến đối tưởng HS có hành vi mà cả đối với nhóm bạn mà HS đó đang chơi cùng để có những biện pháp cụ thể với từng trường hợp. Bảng 5: Mối liên quan giữa môi trường trường học và hành vi BLHĐ của HS Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 152 Hành vi Thầy cô N Sai (%) p PR (KTC 95%) Có Không 127 (42,5) 77 (39,7) 0,540 1,070 (0,86 – 1,33) Có Không 96 (35,2 ) 108 (49,1) 0,002 0,716 (0,58 – 0,88) Các hình thức phạt của thầy cô Viết bản kiểm điểm Nhắc nhở nhẹ nhàng Gõ đầu, tát, mằng Có Không 95 (50,0) 109 (35,9 0,002 1,389 (1,13 – 1,70) 493 Có Không 177(39,6) 27 (58,7) 0,012 0,67 (0,52 – 0,88) Có Không 108 (40,7) 96 (42,1) 0,761 0,976 (0,78 – 1,19) Thầy cô quan tâm đến Học tập Hoàn cảnh gia đình Tâm lý Có Không 63(42) 141 (41,1) 0,853 1,021 (0,81 – 0,21) Có bạn cúp học 352 Có Không 103 (38,7) 56 (65,1) <0,001 1,681 (1,35 – 2,09) Có bạn sử dụng BLHĐ 352 Có Không 139 (34,4) 65 (73,0) <0,001 2,123 (1,76 – 2,55) Sự ảnh hưởng của xã hội ảnh hưởng tới HS rõ rành nhất là sự ảnh hưởng của nhóm bạn trong xóm lên hành vi của HS. Tỷ lệ HS có hành vi BLHĐ ở nhóm có bạn trong xóm sử dụng BL hơn 2,09 lần nhóm có bạn xóm không như vậy. Bảng 6: Mối liên quan giữa môi trường xã hội và hành vi BLHĐ của HS Hành vi N Sai (%) Đúng (%) P PR (KTC 95%) Chơi với bạn trong xóm Có Không 493 156 (40,8) 48 (43,2) 226 (59,2) 63 (56,8) 0,651 0,944 (0,73 – 1,20) Bạn xóm có hành vi bạo lực Có Không 382 81 (62,3) 75 (29,8) 49 (37,7) 177 (70,2) <0,001 2,093 (1,66 – 2,64) Cùng chơi game Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 382 61 (62,9) 80 (36,7) 15 (22,4) 36 (37,1) 138 (63,3) 52 (77,6) <0,001** <0,001 <0,001 1 0,583 (0,46 – 0,73) 0,356 (0,22 – 0,57) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tình trạng BLHĐ đang diễn ra tại trường THCS Lê Lai với 13,2% HS có hành vi đánh nhau, 36,9% HS chửi nhau, 5,9% mang vũ khi tới trường, 12,2% HS có đe dọa HS khác. Có mối liên quan giữa thái độ về BLHĐ và hành vi BLHĐ của HS. Có mối liên quan giữa các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội lên hành vi BLHĐ của HS. Qua nghiên cứu trên chúng tôi thấy mối liên quan đặc biệt của vấn đề BLHĐ là chúng ta không thể giải quyết riêng rẽ ở gia đình, nhà trường hay xã hội. Việc giải quyết vấn đề BLHĐ cũng không thể được tiến hành trên đối tượng HS có hành vi BLHĐ mà trên toàn bộ HS. Cùng với sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giải quyết tình trạng BLHĐ sẽ có những bước tiến tích cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CDC.(2010). Understand school violence. 2. Điều tra quốc gia về Vị Thành Niên và Thanh Niên Việt Nam năm 2005. 3. Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên.(2010). Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường trung học cơ sở Lê Lai Quận 8 Tp.HCM năm 2009. Y học TpHCM (Hội nghị khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 153 học công nghệ tuổi trẻ lần thứ 21). Tập 14(Phụ bản của số 1):196-203. 4. Viện nghiên cứu Phát Triển thành phố Hồ Chí Minh. Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường hiện nay – thực trạng và giải pháp. 27/05/2009. 5. WHO. Global school – based student health surey (GSHS). 6. WHO.(2005).World report on violence and health
Tài liệu liên quan