Mục tiêu: Xác định tổn thương mô bệnh học của polyp túi mật và đưa ra phân loại mô học của polyp túi
mật. Nghiên cứu mối liên quan giữa polyp cholesterol và Cholesterol máu, Triglyceride, LDL, HDL, chỉ số BMI,
tuổi > 50 ở bệnh nhân nữ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 109 bệnh nhân có chỉ định cắt túi mật nội
soi do polyp từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 2 năm 2011 tại Bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Dữ liệu thu thập dựa vào các biến số: tuổi, giới, cholesterol máu, Triglyceride, LDH, LDL, chỉ số BMI, kết quả
sau mổ và chẩn đoán mô bệnh học.
Kết quả: Trong 109 bệnh nhân được mổ cắt túi mật nội soi, tổn thương mô bệnh học gồm: 56,9% polyp
cholesterol, 16,5% polyp tăng sản, 5,5% là polyp viêm, polyp tuyến và ung thư biểu mô tuyến chiếm 5,5%.
Polyp tuyến biểu hiện nghịch sản 50% (3/6). Tất cả các trường hợp ung thư biểu mô tuyến và polyp nghịch sản
được tái khám sau 1 tháng và 3 tháng đều sinh hoạt bình thường, ăn kém, không sụt cân, siêu âm bụng bình
thường và chưa có bệnh nhân nào có biểu hiện di căn xa. Không có trường hợp nào tử vong. Cholesterol máu
trung bình là 197,9 ± 4,6; triglyceride 144 ± 7,7; HDL: 5,07 ± 3,5; LDL: 113,2 ± 4,1; chỉ số BMI: 2,08 ± 0,04.
Kết luận: Phân loại mô học hay gặp của các tổn thương dạng polyp trong nghiên cứu này là: polyp
cholesterol, polyp viêm, polyp tăng sản, polyp tuyến, ung thư biểu mô tuyến. Trong 6 trường hợp ung thư biểu
mô tuyến có 1 biệt hóa nhẹ, 3 biệt hóa vừa, và 2 biệt hóa kém. Trong 6 trường hợp polyp tuyến có 1 nghịch sản
nhẹ, 1 nghịch sản vừa, 1 nghịch sản nặng. Polyp cholesterol không có liên quan đến cholesterol, triglyceride,
HDL, LDL, giới tính và chỉ số khối BMI.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thương tổn mô bệnh học của polyp túi mật và các yếu tố nguy cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
82
THƯƠNG TỔN MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP TÚI MẬT
VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Nguyễn Đình Tuyến*, Trần Thiện Trung**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tổn thương mô bệnh học của polyp túi mật và đưa ra phân loại mô học của polyp túi
mật. Nghiên cứu mối liên quan giữa polyp cholesterol và Cholesterol máu, Triglyceride, LDL, HDL, chỉ số BMI,
tuổi > 50 ở bệnh nhân nữ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 109 bệnh nhân có chỉ định cắt túi mật nội
soi do polyp từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 2 năm 2011 tại Bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Dữ liệu thu thập dựa vào các biến số: tuổi, giới, cholesterol máu, Triglyceride, LDH, LDL, chỉ số BMI, kết quả
sau mổ và chẩn đoán mô bệnh học.
Kết quả: Trong 109 bệnh nhân được mổ cắt túi mật nội soi, tổn thương mô bệnh học gồm: 56,9% polyp
cholesterol, 16,5% polyp tăng sản, 5,5% là polyp viêm, polyp tuyến và ung thư biểu mô tuyến chiếm 5,5%.
Polyp tuyến biểu hiện nghịch sản 50% (3/6). Tất cả các trường hợp ung thư biểu mô tuyến và polyp nghịch sản
được tái khám sau 1 tháng và 3 tháng đều sinh hoạt bình thường, ăn kém, không sụt cân, siêu âm bụng bình
thường và chưa có bệnh nhân nào có biểu hiện di căn xa. Không có trường hợp nào tử vong. Cholesterol máu
trung bình là 197,9 ± 4,6; triglyceride 144 ± 7,7; HDL: 5,07 ± 3,5; LDL: 113,2 ± 4,1; chỉ số BMI: 2,08 ± 0,04.
Kết luận: Phân loại mô học hay gặp của các tổn thương dạng polyp trong nghiên cứu này là: polyp
cholesterol, polyp viêm, polyp tăng sản, polyp tuyến, ung thư biểu mô tuyến. Trong 6 trường hợp ung thư biểu
mô tuyến có 1 biệt hóa nhẹ, 3 biệt hóa vừa, và 2 biệt hóa kém. Trong 6 trường hợp polyp tuyến có 1 nghịch sản
nhẹ, 1 nghịch sản vừa, 1 nghịch sản nặng. Polyp cholesterol không có liên quan đến cholesterol, triglyceride,
HDL, LDL, giới tính và chỉ số khối BMI.
Từ khóa: Mô bệnh học polyp túi mật; Các yếu tố nguy cơ
ABSTRACT
HISTOPATHOLOGIC LESIONS OF GALLBLADDER POLYPS AND RISK FACTORS
Nguyen Dinh Tuyen, Tran Thien Trung * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 82 - 88
Object: The present study was designed to reliability of histopathologic lesions and classification of PLGs.
The corelation between polyp cholesterol with blood cholesterol, triglyceride, LDH, LDL, BMI, female, age >50.
Patients and method: 109 patients in Ho Chi Minh city of University medical center from August 2009 to
February 2011 were reviewed by laparoscopic cholestectomy. Data were collected regarding the patient’s gender,
age, blood cholesterol, Triglyceride, LDH, LDL, Body Mass Index, the result of postoperation and
histopathological diagnosis.
Result: 109 patients were reviewed by laparoscopic cholestectomy, histopathologycal lesions composes:
56.9% cholesterol polyp, 16.5% hyperplasia polyp, 5.5% inflammatory polyp; 5.5% adenomatous polyp; 5.5%
adenocarcinoma. All patients of adenomatous polyp with dysplasia and adenocarcinoma were reexammined after
one month and three months. They had no weightless, anorexia, normal in abdominal ultrasonography and none
* Khoa ngoại BVĐK Quảng Ngãi ** Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đình Tuyến ĐT: 0914011412 Email: bstuyen_qn@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
83
of them has distant moving symtems. All patients were still alive. The average of blood cholesterol was 197.9 ±
4.6; triglyceride 144 ± 7.7; HDL: 5.07 ± 3.5; LDL: 113.2 ± 4.1; BMI : 2.08 ± 0.04.
Conclusion: Classification of histopathologic lesions of gallbladder polyp in this study was cholestorol polyp,
inflammatory polyp, hyperplastic polyp, adenomatous polyp, adenocarcinoma polyp. In six cases adenocarcinoma
polyp composes: one welled diffirentiation, three average diffirentiation and two poored diffirentiation. In six cases
of adenomatous polyp includings: one welled dysplasia, one average dysplasia and one poored dysplasia. There
was no relationship between cholesterol polyp with blood cholesterol, triglyceride, HDL, LDL, female sex, age > 50
and Body Mass Index.
Keywords: Histopathologic lesions of PLGs; Risk factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương polyp túi mật chiếm khoảng 5%
trong dân số và thay đổi từ 1,3 đến 6,9% cho cả 2
giới trong cắt túi mật. Bản chất của tổn thương
có thể là u hoặc dạng u (giả u). Trong tổn
thương u thì polyp tuyến chiếm chủ yếu khoảng
5%, trong tổn thương dạng u thì polyp
cholesterol gặp nhiều nhất chiếm tỉ lệ từ 50-
90%(1,4,19). Theo phân loại kinh điển vào năm 1970
về mô học của Christensen(5), chia polyp ra làm
u lành và giả u. U lành gồm: u có nguồn gốc từ
biểu mô như u dạng tuyến (tuyến ống, tuyến
nhánh, tuyến ống nhánh), u có nguồn gốc
không phải biểu mô (u sợi, u mỡ, u cơ trơn, u
mạch...). Giả u như u tăng sản dạng tuyến và
dạng u cơ tuyến, u lạc chỗ (niêm mạc dạ dày,
gan, tụy, niêm mạc ruột), polyp viêm, polyp
cholesterol và các dạng hỗn hợp như nhiễm ký
sinh trùng, viêm u hạt dạng mỡ vàng
Khả năng ác tính của polyp túi mật rất khó
tiên lượng và chẩn đoán. Chỉ định phẫu thuật
cắt túi mật thường dựa vào siêu âm bụng và lâm
sàng. Vì vậy, hiểu biết về các tổn thương mô
bệnh học của polyp túi mật giúp chọn lựa
phương pháp điều trị thích hợp và tiên lượng
của bệnh nhân.
Trong nguyên nhân hình thành polyp
cholesterol, các yếu tố có liên quan đến
cholesterol máu, triglyceride, LHL, LDH, BMI,
tuổi > 50, giới tính hay không? là nội dung
chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 8/2009 đến tháng
2/2011, tại Bệnh viện đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh có 109 bệnh nhân polyp túi mật
được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi.
Các biến số thu thập gồm: tuổi ≥ 50, giới nữ,
polyp cholesterol, cholesterol, triglyceride, LDH,
LDL, béo phì (BMI > 30). Tất cả các mẫu bệnh
phẩm được gửi làm giải phẫu bệnh.
Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang, kiểm định
bằng test chi bình phương nếu mẫu lớn, kiểm
định chính xác fisher nếu mẫu nhỏ, phân tích
tương quan hồi qui logistic. Giá trị p < 0,05
được xem là có ý nghĩa thống kê và R < 0,3
được xem là không có mối tương quan hoặc
tương quan rất yếu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm bệnh nhân và các thương tổn mô
bệnh học của polyp túi mật
109 bệnh nhân cắt túi mật nội soi gồm 39
nam, 70 nữ. Tuổi trung bình 43,75 ± 1,1 (17- 87).
Bảng 1: Kết quả tổn thương mô bệnh học của polyp
túi mật
Polyp Số bệnh nhân
(n=109)
Tỉ lệ (%)
Polyp cholesterol 62 56,9
Polyp tăng sản 18 16,5
Polyp viêm 6 5,5
Tổ chức viêm 11 10,1
Polyp tuyến 6 5,5
Ung thư biểu mô tuyến 6 5,5
Nhận xét: 11/109 chẩn đoán trước mổ là
polyp nhưng kết quả mô bệnh học sau mổ là tổ
chức viêm. 6/106 polyp tuyến có 1 nghịch sản
nhẹ, 1 nghịch sản vừa, và 1 nghịch sản nặng. Tất
cả hiện nay vẫn ổn định.
Bảng 2: Mức độ biệt hóa của ung thư biểu mô tuyến
Mức độ biệt hóa Số bệnh nhân (n=6) Tỉ lệ (%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
84
Biệt hóa tốt 1 16,7
Biệt hóa vừa 3 50
Biệt hóa kém 2 33,3
Nhận xét: 2/6 trường hợp biệt hóa kém.
Những trường hợp trên vẫn còn sống chưa có
trường hợp nào có biểu hiện di căn xa.
Các yếu tố nguy cơ của polyp cholesterol
Bảng 3: Mối liên quan giữa polyp cholesterol và các
yếu tố nguy cơ
Các yếu tố Polyp cholesterol p R
Nữ 70 0,29 0,07
Tuổi > 50 35 0,20 0,1
BMI (> 30) 15 0.53 0,01
Cholesterol 179,91 ± 4,62 0,58 0,167
Triglyceride 144 ± 7,7 0,35 0,03
HDL 5, 07 ± 3,5 0.5 0,152
LDL 113,18 ± 4,1 0.27 0,09
Nhận xét: R < 0,3 nên các yếu tố trên không
có mối iên quan đến polyp cholesterol
BÀN LUẬN
Mô bệnh học polyp túi mật
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới(14),
u túi mật và đường mật ngoài gan bao gồm:
(1) U có nguồn gốc từ biểu mô: u lành tính
và u ác; (2) U nội tiết: u carcinoid, u hỗn hợp
giữa carci nôm tuyến và carcinoid,;(3) U có
nguồn gốc không phải biểu mô; (4) U hỗn hợp;
(5) U không phân loại; (6) U thứ phát; và (7)
Những tổn thương dạng u.
Như vậy theo phân loại u túi mật của tổ chức y tế
thế giới, trên 109 bệnh nhân của chúng tôi chỉ gặp
loại U có nguồn gốc từ biểu mô gồm polyp
tuyến, carcinôm tuyến; và những tổn thương
dạng u: polyp cholesterol, polyp tăng sản, polyp
viêm.
Polyp tuyến
Polyp tuyến có các dạng tuyến ống, tuyến
nhánh, tuyến ống nhánh. Polyp tuyến chiếm
khoảng 0,15% trong cắt túi mật, thường đơn độc
và có cuống, vị trí nằm ở thân, đáy hoặc cổ túi
mật. Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ nữ/
nam là 2,4/1. Polyp tuyến thường kết hợp với sỏi
túi mật và viêm túi mật mạn chiếm 80-100%
trường hợp. Sỏi túi mật làm tổn thương lớp
niêm mạc túi mật có thể được coi là yếu tố nguy
cơ phát triển thành tiền ung thư. Trong polyp
tuyến phần lớn là tuyến ống, tuyến nhánh rất ít
gặp chỉ khoảng 0,08% và thường là lành tính(8,13).
Theo Petrovic(13), polyp tuyến nhánh gặp ở
nữ, tuổi từ 17- 73 và hầu như không có triệu
chứng. Polyp được chẩn đoán bằng siêu âm
hoặc sau khi cắt túi mật, kích thước thay đổi từ
2- 4,5 cm, đơn độc có cuống hoặc không có
cuống. Khả năng ác tính của polyp tuyến nhánh
có thể xảy ra ở nhiều vị trí của đường tiêu hóa.
Theo Farinon và cs(6), trên 2154 bệnh nhân cắt túi
mật có 0,4% (9/2154) polyp tuyến. Tác giả chia
polyp tuyến gồm: tuyến ống, tuyến nhánh và
loại tuyến hỗn hợp giữa 2 loại trên. Trong đó,
polyp tuyến ống gặp nhiều nhất 6/9 trường hợp.
Muto và cs(9) gặp 1,4% (3/207) polyp tuyến trong
tất cả các polyp túi mật. Koga và cs(7) tìm thấy
2,5% (1/40) polyp tuyến.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới(14),
polyp tuyến là loại u dạng tuyến lành tính bao
gồm những tế bào tương tự với biểu mô của
đường mật gồm loại tuyến nhú và không phải
tuyến nhú.
Polyp tuyến ống- nhánh túi mật giống
như polyp tuyến của đại tràng và tùy theo đặc
tính của polyp, người ta phân ra thành các
loại: tuyến môn vị dạ dày, tuyến ruột, tuyến
đường mật. Tuyến ống phát triển từ lớp niêm
mạc giống hình bậc thang có màu tím và
tuyến nhánh xuất hiện với hình sùi như hoa
cải(13). Polyp tuyến chuyển sản được coi là tiền
ung thư. Một số tác giả khác(2,6,12,15) cũng nhận
thấy polyp tuyến có kích thước lớn thì khả
năng ung thư nhiều hơn. Theo Trivedi(19), tất
cả polyp tuyến tiến triển thành ung thư đều
có đường kính > 12cm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 5,5%
(6/109) trường hợp polyp tuyến, chủ yếu là
polyp tuyến ống, trong số này u tuyến ống
nhánh nghịch sản nhẹ-1; u nghich sản vừa-1,
và nghịch sản nặng là 1; 1/6 trường hợp có sỏi
kết hợp.
Polyp cholesterol
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
85
Polyp cholesterol chiếm 50-90% của tất cả
các dạng polyp, thường gặp ở nữ (75%), tuổi 40-
50, màu vàng có cuống và thường là đa polyp.
Polyp cholesterol được biết như u nhú túi mật
nhưng không phải là polyp thật do lắng đọng
cholesterol ester trong lớp cận niêm. Bào tương
có nhiều hạt lipid và được phủ bởi bọt bào.
Hình1. Polyp cholesterol. Nguồn: Takii Y, 1994(18)
Theo Myers RP(11), trong bệnh polyp túi mật
thì polyp cholesterol chiếm 2/3 các trường hợp,
đường kính trung bình < 5 mm và không bao
giờ có kết hợp với sỏi cholesterol.
Takii(18) báo cáo năm 1994 về một trường hợp
hiếm gặp, bệnh nhân vàng da tắc mật, đoạn cuối
ống mật chủ có polyp cholesterol l4 mm gây tắc
nghẽn, và hai polyp trong đường mật. Tác giả
cho rằng polyp này có cuống nhỏ, mỏng và dễ
dàng gây nghẹt ở đoạn cuối ống mật chủ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, polyp
cholesterol chiếm tỉ lệ 56,9% (62/109), có cuống
mảnh và chủ yếu là đa polyp. Không có trường
hợp nào gây vàng da tắc mật.
Polyp tăng sản
Trong nghiên cứu của chúng tôi, polyp tăng
sản gặp 16,5% (18/109) trường hợp. Polyp tăng
sản thường gặp ở nữ, xuất độ nữ/nam là 13:1.
Polyp tăng sản dạng tuyến là giả polyp lành
tính, chưa thấy khả năng ác tính. Tổn thương
của polyp tăng sản gồm có các ống và hốc tuyến
có hình thái rõ ràng được lót bằng biểu mô trụ
đơn, bào tương sáng, nhân tròn nhỏ, mô đệm
phù nề thâm nhập viêm.
Hình 2. Polyp tăng sản, BN Nguyễn thị T,. 50 T, số HS: A10-0043992
Polyp viêm Trong nghiên cứu của chúng tôi, polyp viêm
chiếm tỉ lệ 5,5% (6/109) trường hợp. Polyp viêm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
86
chiếm 1,7-15% của tất cả các tổn thương polyp
lành tính, thường kết hợp với viêm túi mật mạn.
Kích thước khoảng 3-15 mm, màu nâu xám đỏ,
đơn độc không có cuống. Niêm mạc túi mật
tăng sản dạng polyp, bề mặt phủ bằng biểu mô
trụ đơn, bên dưới có nhiều mô bào, lympho bào,
bạch cầu đa nhân trung tính và lớp lipid được
phủ bởi đại thực bào trong mô dạng hạt(10).
Hình 3. Polyp viêm. BN Ngô thị B., số HS: A09-
012536
Polyp tuyến ác tính (carcinôm tuyến)
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5,5%
(6/109) trường hợp ung thư biểu mô tuyến,
trong đó có 1/6 biệt hóa tốt, 3/6 trường hợp
biệt hóa vừa và 2/6 biệt hóa kém. Vị trí ung
thư gặp ở đáy túi mật 3/6 trường hợp và 3/6 ở
thân túi mật. Ung thư túi mật gồm: carcinom
biệt hóa tốt-40%, biệt hóa kém-30%, carcinom
tuyến dạng nhú 10% và carcinom tế bào gai
hoặc tuyến gai. Ung thư biệt hóa kém thường
dễ di căn và xâm nhập các tạng lân cận, ung
thư dạng tế bào gai ít di căn hơn. Theo
Trivedi(19), trong ung thư túi mật, 80% là ung
thư biểu mô tuyến và vị trí hay gặp nhất ở
đáy túi mật-60%, ở thân-30%, và ở cổ là 10%.
Carcinôm túi mật có hai dạng là dạng xâm
nhập và dạng chồi sùi: (1) Dạng xâm nhập
thường gặp nhất với hình thái tổn thương là
chỗ cứng, chỗ dày lên, ranh giới không rõ
ràng ở vách túi mật. Bề mặt tổn thương có thể
bị loét và u thường lan rộng ra thanh mạc
dưới dạng những cục nhỏ không đều hoặc
xuyên qua vách túi mật đến giường túi mật ở
gan. Trên diện cắt gan, cấu trúc vách bị xóa,
thay bằng mô u cứng, chắc, màu trắng. U có
thể rò do xâm nhập tạng lân cận; (2) Dạng
chồi sùi vào lòng túi mật thành khối như
bông cải đồng thời xâm nhập vách túi mật có
thể gây loét, hoại tử, chảy máu. Khi u được
phát hiện, thường đã có xâm lấn gan, đường
mật, di căn hạch vùng. Triệu chứng lâm sàng
không biểu hiện rõ dù u đã xâm lấn các tạng
lân cận. Ống túi mật có thể bị tắc nghẽn, mật
ứ trong túi mật được tái hấp thu và được thay
bằng chất nhầy tạo nên tình trạng túi mật
nước(10).
Đường lan truyền: 25% trường hợp ung thư
túi mật di căn theo các hạch bạch huyết, 70% di
căn gan. Hạch lân cận gồm: hạch ở ống cổ túi
mật, hạch quanh ống mật chủ, hạch ở đầu tụy,
dọc động mạch chủ bụng. Đường thứ hai của di
căn hạch là hạch sau tĩnh mạch cửa, hạch bên
phải động mạch chậu qua dây chằng gan vị.
Đường thứ ba sau túi mật là tụy và động mạch
chủ bụng. Thông thường ung thư túi mật xâm
lấn vào gan, tĩnh mạch cửa gây tắc ống gan
chung, ống mật chủ.
Để chẩn đoán ung thư túi mật, theo Shi và
cs(16), tỷ lệ CA19-9 dương tính là 81,31%. Nhiều
báo cáo cho rằng CA12-5 và CEA cũng có giá trị
trong chẩn đoán ung thư túi mật, nhưng không
phải là marker đặc hiệu.
Về tiên lượng, tỷ lệ sống của ung thư túi mật
phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Theo Yalcin(21), tỷ
lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn T1 là 83%. Tỷ lệ
này còn 33% nếu u vượt qua khỏi túi mật. Nếu
có hạch và di căn thì tỉ lệ sống sau 5 năm thay
đổi từ 0 - 15%. Tỉ lệ sống trung bình cho ung thư
túi mật di căn là 6-12 tháng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 6 bệnh
nhân carcinôm tuyến, hai trường hợp biệt hóa
kém nên có tiên lượng xấu hơn và chúng tôi
đang theo dõi định kỳ để có hướng xử lý tốt
nhất. Bốn trường hợp còn lại vẫn bình thường,
chưa có trường hợp nào tái phát hay di căn xa.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
87
Hình 4. Carci nôm tuyến biết hóa rõ. BN Thái Thị
Ch., 52 T, Số HS. 07104731
Liên quan giữa polyp cholesterol và các yếu tố
nguy cơ
Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm
thấy mối liên quan giữa polyp cholesterol với
cholesterol, triglyceride, LDH, LDL, BMI (>30),
giới nữ, tuổi > 50. Tất cả đều có chỉ số tương
quan R < 0,3. Theo Canturk(3), nghiên cứu 432
bệnh nhân không tìm thấy mối liên quan giữa
polyp túi mật với cholesterol, triglyceride, LDH,
LDL, BMI (>30), giới nữ, tuổi > 50. Theo Nguyễn
Sào Trung(20), bệnh tăng cholesterol mật do rối
loạn chuyển hóa cholesterol trong dịch mật,
không liên quan đến cholesterol trong máu.
Bệnh gây ứ đọng cholesterol ở lớp dưới niêm
mạc của túi mật. Có hai giả thuyết giải thích về
hiện tượng này: (1) Các tế bào ở lớp niêm mạc
tăng tái hấp thu cholesterol trong dịch mật; và
(2) Các tế bào này giảm chế tiết cholesterol vào
dịch mật. Bệnh làm lớp niêm mạc của túi mật có
những nụ màu vàng nhạt như trái dâu. Dưới
kính hiển vi thấy lớp niêm mạc có những nếp
phồng to, lớp dưới niêm mạc có nhiều mô bào
với bào tương có nhiều hạt lipid. Khi tế bào này
chết vỡ ra, phóng thích các hạt chứa tinh thể
cholesterol tạo phản ứng viêm có nhiều đại bào
và nguyên bào sợi.
KẾT LUẬN
Thương tổn mô bệnh học của polyp túi mật
có các dạng thường gặp là polyp tuyến, polyp
cholesterol, polyp tăng sản, polyp viêm và
carcinôm tuyến. Trong đó polyp cholesterol
chiếm tỉ lệ cao nhất 56,9%.
Không có mối liên quan giữa polyp
cholesterol với các yếu tố nguy cơ gồm
cholesterol, triglyceride, LDH, LDL máu, BMI
(>30), giới nữ và tuổi trên 50.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akyürek N, Salman B, Irkörücü O, Tatlicioğlu E (2005).
Ultrasonography in the diagnosis of true gallbladder polyps.
HPB Oxford 7(2), pp: 155–158.
2. Berk RN, Vandervegt JH, Lichtenstein JE (1983). The
hyperplastic cholecystoses : Cholesterolosis and
adenomyomatosis. Radiology : 146, pp:593- 401.
3. Canturk Z, Senter O, Canturk NZ, et al (2007). Prevalence and
risk factors for gallbladder polyps. East African Medical Journal;
84, pp: 336-341.
4. Chattopadhyay D, Lochan R, Balupuri S, et al (2005). Outcome
of gallbladder polypoidal lesions detected by transabdominal
ultrasound scanning: A nine year experience. WJG(2005); 11,
pp:2171-2173.
5. Christensen AH, Issak KG (1970). Benign tumor and
pseudotumors of the gallbladder: Report of 180 cases. Arch Path
: 90, pp: 243-232.
6. Farinon. AM (1991). Adenomatous polyps of the gallbladder
adenomas of the Gallbladder. HPB Surgery :3, pp: 251-258
7. Koga A, Watanabe K, Fukuyama T, Takiguchi S, Nakayama F
(1988). Diagnosis and operative indications for polypoid lesions
of the gallbladder. Arch Surg: 123(1) pp.26-9.
8. Krstic M, Alempijevic T, Stimec B et al (2007). Gallbladder villous
adenoma in a patient with acromegaly: Acase report. World J
Gastroenterol :13, pp 3144-3146
9. Kubota K, bandai Y, Araki Y (2003). Giant hyperplastic polyp
of the Gallbladder: A case report. J Clin Ultrasound: 24, pp:203-
206.
10. Levy AD, Murakata AL, Abbott MR, Rohrmann CA (2002).
Benign tumors and tumorlike lesions of the gallbladder and
extrahepatic bile ducts: Radiologic-pathologic correlation,
Radiographic : 22, pp:387-413.
11. Myers RP, Shaffer EA, Beck P (2002). Review Gallbladder
polyps: epidemiology, natural history and management. Can J
Gastroenterol 16 (3), pp.187-94.
12. Pandey MJ, Sood BP, Shukla RC et al (2000). Carcinoma of the
gallbladder: Role of sonography in diagnosis and staging. Inc J
Clin Ultrasound :28, pp:227–232.
13. Petrovic B, Petrovic A, Živkovic V et al (2010). Intestinal type of
villous adenoma of gallbladder.Acta Medica Medianae 49,pp 50-
54.
14. Saavedra JA, Henson DE, Sobin LH (1992);: The WHO
histological classification of tumors of the gallbladder and
extrahepatic bile ducts. Cancer 70, pp: 410 – 414.
15. Saleh H, Walz D, Ehrinpreis M (2008). Polypoid lesions of the
gallbladder: Diagnostic and management challenges. J
Gastrointest Liver Dis 17, pp 251-