Tỉ lệ và ý nghĩa lâm sàng bóng khí cuốn mũi trên qua hình ảnh CT-Scan

Bóng khí cuốn mũi giữa là một thay đổi giải phẫu thường gặp và bóng khí cuốn mũi trên (BKCMT) cũng được nhắc đến, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về BKCMT và ý nghĩa lâm sàng của nó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu tỉ lệ BKCMT, mối liên quan BKCMT với vách ngăn và mối liên quan giữa BKCMT với viêm xoang sàng sau, xoang bướm. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca, nghiên cứu ở những bệnh nhân có triệu chứng viêm mũi xoang và đối chiếu trên CT-Scan mũi xoang, được thực hiện từ tháng 6/ 2011 đến tháng 5/ 2012 tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Chúng tôi kiểm tra 584 bệnh nhân (1168 hốc mũi) về BKCMT, điểm tiếp xúc vách ngăn và mờ các xoang cạnh mũi. Kết quả: chúng tôi tìm thấy 193 bệnh nhân có BKCMT ( chiếm 33%), trong đó BKCMT 2 bên 75 bệnh nhân, BKCMT một bên 118 bệnh nhân. Có sự liên quan giữa BKCMT với vách ngăn, không có sự liên quan giữa BKCMT và viêm xoang sàng sau hoặc xoang bướm. Kết luận: BKCMT không phải là một thay đổi giải phẫu hiếm thấy, nó có thể liên quan với vách ngăn và nó không liên quan với viêm xoang.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ và ý nghĩa lâm sàng bóng khí cuốn mũi trên qua hình ảnh CT-Scan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 55 TỈ LỆ VÀ Ý NGHĨA LÂM SÀNG BÓNG KHÍ CUỐN MŨI TRÊN QUA HÌNH ẢNH CT-SCAN Dương Văn Tá*, Lâm Huyền Trân** TÓM TẮT Bóng khí cuốn mũi giữa là một thay đổi giải phẫu thường gặp và bóng khí cuốn mũi trên (BKCMT) cũng được nhắc đến, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về BKCMT và ý nghĩa lâm sàng của nó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu tỉ lệ BKCMT, mối liên quan BKCMT với vách ngăn và mối liên quan giữa BKCMT với viêm xoang sàng sau, xoang bướm. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca, nghiên cứu ở những bệnh nhân có triệu chứng viêm mũi xoang và đối chiếu trên CT-Scan mũi xoang, được thực hiện từ tháng 6/ 2011 đến tháng 5/ 2012 tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Chúng tôi kiểm tra 584 bệnh nhân (1168 hốc mũi) về BKCMT, điểm tiếp xúc vách ngăn và mờ các xoang cạnh mũi. Kết quả: chúng tôi tìm thấy 193 bệnh nhân có BKCMT ( chiếm 33%), trong đó BKCMT 2 bên 75 bệnh nhân, BKCMT một bên 118 bệnh nhân. Có sự liên quan giữa BKCMT với vách ngăn, không có sự liên quan giữa BKCMT và viêm xoang sàng sau hoặc xoang bướm. Kết luận: BKCMT không phải là một thay đổi giải phẫu hiếm thấy, nó có thể liên quan với vách ngăn và nó không liên quan với viêm xoang. Từ khóa : bóng khí cuốn mũi trên (BKCMT). ABSTRACT THE PREVALENCE AND CLINICAL SIGNIFICANCE OF SUPERIOR TURBINATE PNEUMATIZATION ON COMPUTED TOMOGRAPHY Duong Van Ta, Lam Huyen Tran * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 55 - 59 Middle turbinate pneumatization (MTP; concha bullosa) is a common anatomic variation, and superior turbinate pneumatization (STP) was also described. However, there has been little study of the STP and its clinical significance. In this study, we tried to determine the prevalence of STP. We also evaluated whether STP correlates with inflammation of posterior ethmoid or sphenoid sinus. Method: Patients with sinonasal symptoms and for whom paranasal sinus computed tomography scans was performed between June 2011 and May 2012 were evaluated at Quan Thu Duc hospital. A retrospective review of CT scans of 584 patients (1168 sides) was done for STP, contact point and paranasal sinus haziness. Results: We found STP in 193 patients (33%)-bilaterally in 75 and unilaterally in 118 patients, and in 268 out of the 1168 sides (22.9%). There was association between the presence of STP and septum. No correlation was found between STP and posterior ethmoid or sphenoid sinus inflammation. Conclusion: STP is a not infrequently found anatomic variation and it may be related with septum. It may not be related with adjacent sinus inflammation. * BV Đa Khoa quận Thủ đức Tác giả liên lạc: BS Dương Văn Tá ĐT: 0918408340 Email: tamuoihai@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 56 ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng khí cuốn mũi không phải là một bệnh, mà là một bất thường giải phẫu trong đó phần xương cuốn mũi bị tách làm đôi chứa bóng khí, bên trong là một khoảng trống, như một tế bào sàng(6,7). Trong số các cuốn mũi ở thành ngoài hốc mũi, bóng khí cuốn mũi giữa thường gặp nhất, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bóng khí cuốn mũi giữa(6,8) Bóng khí cuốn mũi trên (BKCMT) tạo điểm tiếp xúc với vách ngăn gây đau đầu, đau vùng mặt, cuốn mũi trên còn gây hẹp khe trên làm giảm khứu giác (11,3). Ngoài ra BKCMT gây ảnh hưởng đến sự dẫn lưu ở vùng khe trên và ngách sàng bướm tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào mức độ bóng khí và hình dáng cuốn mũi trên có thể gây viêm xoang sàng sau và xoang bướm mạn.(2) Ngày nay, do CT-Scan được sử dụng rộng rãi cùng với phương tiện nội soi chẩn đoán, nên việc chẩn đoán BKCMT là không khó. Tuy nhiên, vấn đề là cần phẫu thuật hay không khi một bác sĩ tai mũi họng đứng trước một bệnh nhân có BKCMT, việc chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả là điều mà bệnh nhân cần đến. Vì vậy để củng cố một cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về những bệnh nhân BKCMT, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc điều trị bệnh viêm mũi xoang có liên quan đến BKCMT với mục tiêu: - Đặc điểm BKCMT. - Mối liên quan BKCMT với vách ngăn. - Mối liên quan BKCMT với viêm xoang bướm và xoang sàng sau. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đến khám tại phòng khám mũi xoang bệnh viện Quận Thủ Đức từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 và có Chụp CT-Scan mũi xoang. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang hàng loạt ca. Các bước tiến hành Bệnh nhân khám phòng khám mũi xoang (khám, nội soi và chụp CT-scan mũi xoang). Xác định BKCMT (bên (P), bên (T), tiếp xúc vách ngăn. Phân độ CMT (độ 1, độ 2, độ 3). Chúng tôi phân độ BKCMT trên CT-Scan theo tác giả Arijurek:(1) Độ 1: Có hình ảnh bóng khí cuốn mũi trên, nhưng nhỏ, không rõ vách xương. Độ 2: Có hình ảnh bóng khí cuốn mũi trên, to hơn độ 1, vách xương rõ. Độ 3: Bóng khí cuốn mũi trên to ra trước xuống dưới chen giữa vách ngăn và cuốn mũi giữa gây di lệch mảnh đứng cuốn mũi giữa ra ngoài. Xác định mờ xoang sàng sau và xoang bướm. Phân tích số liệu Xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0. Thống kê kiểm định chi bình phương (χ²) giữa các biến số với P = 0.05. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu 584 bệnh nhân (1168 hốc mũi), tại phòng khám mũi xoang của bệnh viện Quận Thủ Đức từ tháng 6- năm 2011 đến tháng 5- năm 2012. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Giới Bảng 1: Tỉ lệ giới tính. Giới Nam Nữ Số lượng 199 385 Tỉ lệ (%) 34,1 65,9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 57 Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu cao hơn nam khoảng 2 lần. Tuổi Tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi và tuổi lớn nhất là 72 tuổi. Nhóm tuổi từ 19-40 tuổi chiếm khoảng 2/3. Đặc điểm BKCMT Bảng 2: Tỉ lệ BKCMT trên 584 bệnh nhân. BKCMT Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Không có bóng khí 391 67% Có bóng khí 193 33% Bóng khí một bên 118 Bóng khí hai bên 75 Nhận xét: Tỉ lệ BKCMT là 33%, một bên 20%, hai bên 13%. Bảng 3: Tỉ lệ BKCMT trên 1168 hốc mũi. BKCMT Phải (n= 584) Trái (n= 584) Tổng cộng (n= 1168) Không bóng khí 463 437 900 (77,1%) Có bóng khí 121 147 268 (22,9%) Nhận xét: tỉ lệ BKCMT bên phải 121 hốc mũi (10,3%), bên trái 147 hốc mũi (12,6%). Bảng 4: Phân độ BKCMT. Phải Trái Tổng cộng tỉ lệ (%) BKCMT (n= 121) (n= 147) (n= 268) (n= 1168) Độ 1 49 73 122 10% Độ 2 55 57 122 10% Độ 3 17 17 34 2.9% Nhận xét: Độ 1, độ 2 có tỉ lệ bằng nhau chiếm 10%, độ 3 thấp hơn chiếm 2,9%. Mối liên quan BKCMT với vách ngăn Bảng 5: Mối liên quan BKCMT (P) tiếp xúc vách ngăn. Tiếp xúc vách ngăn BKCMT (P) Có tiếp xúc Không tiếp xúc Độ 1 10 (20,4%) 39 (79,6%) Độ 2 22 (40%) 33 (60%) Độ 3 9 (52,9%) 8 (47,1%) χ²= 7,464 a, p= 0,022. Nhận xét: Độ 2, độ 3 có tỉ lệ 40%, 52,9% cao hơn gấp 2 lần độ 1 là 20,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Bảng 6: Mối liên quan BKCMT (T) tiếp xúc vách ngăn. Tiếp xúc vách ngăn BKCMT (T) Có tiếp xúc Không tiếp xúc Độ 1 15 (20,5%) 58 (79,5%) Độ 2 22 (38,6%) 35 (61,4%) Độ 3 8 (47,1%) 9 (52,9%) χ²= 7,357 a, p= 0,025. Nhận xét: độ 2 và độ 3 có tỉ lệ 38,6%, 47,1% cao hơn gấp hai lần độ 1 là 20,5%. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Mối liên quan BKCMT với viêm xoang Bảng 7: Mối liên quan BKCMT (P) với viêm xoang bướm (P). Viêm xoang bướm (P) BKCMT (P) Không viêm Viêm xoang bướm Độ 1 44 (89,8%) 5 (10,2%) Độ 2 49 (89,1%) 6 (10,9%) Độ 3 15 (88,2%) 2 (11,8) χ²= 0,035 a, p= 0,983. Nhận xét: Tỉ lệ bóng khí độ 1, độ 2, độ 3 có viêm xoang bướm (P) thấp hơn ở bóng khí không viêm xoang. Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 8: Mối liên quan BKCMT (P) với viêm xoang sàng sau (P). Viêm xoang sàng sau (P) BKCMT (P) Không viêm Viêm xoang sàng sau Độ 1 31 (63,3%) 18 (36,7%) Độ 2 33 (60%) 22 (40%) Độ 3 10 (58,8%) 2 (41,2%) χ²= 1,62 a, p= 0,922. Nhận xét: Tỉ lệ bóng khí độ 1, độ 2, độ 3 bên (P) có viêm xoang sàng sau (P) đều có tỉ lệ thấp hơn bóng khí không viêm xoang sàng sau (P). Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 9: Mối liên quan BKCMT (T) với viêm xoang bướm (T). Viêm xoang bướm (T) BKCMT (T) Không viêm Viêm xoang bướm Độ 1 67 (91,8%) 6 (8,2%) Độ 2 52 (91,2%) 5 (8,8%) Độ 3 14 (82,4%) 2 (17,6%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 58 χ²= 1,483 a, p= 0,476. Nhận xét: Tỉ lệ phân độ bóng khí (T) có viêm xoang bướm (T) đều thấp hơn bóng khí không viêm xoang. Chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0.05). Bảng 10: Mối liên quan BKCMT (T) với viêm xoang sàng sau (T). Viêm xoang sàng sau (T) BKCMT (T) Không viêm Viêm xoang sàng sau Độ 1 39 (53,4%) 34 (46,6%) Độ 2 35 (61,4%) 22 (38,6%) Độ 3 6 (35,3%) 11 (64,7%) χ²= 3,657 a, p= 0,161. Nhận xét: Tỉ lệ phân độ bóng khí (T) có viêm xoang sàng sau (T) đều có tỉ lệ thấp hơn bóng khí không viêm xoang sàng sau (T). Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05). BÀN LUẬN Mẫu và phương pháp nghiên cứu Mẫu nghiên cứu có độ tuổi nhỏ nhất là 16, lúc này xoang sàng có kích thước gần như người lớn (9). Chúng tôi loại bỏ những phim CT-Scan có chất lượng xấu, không nhìn rõ vùng khe trên, ngách sàng bướm, loại trừ những trường hợp đã phẫu thuật, khối u vùng hốc mũicó thể có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận định kết quả trên phim CT-Scan. Mẫu nghiên cứu được tính dựa trên ước lượng tỉ lệ BKCMT, tỉ lệ BKCMT gặp nhiều nhất qua những nghiên cứu trước đây.(10,1,4,5) Chúng tôi nghiên cứu trên phim CT-Scan mũi xoang được thực hiện ở Bệnh Viện Quận Thủ Đức. Theo công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Kiên Hữu, với độ nhạy từ 83,33% đến 92,31% để đọc bệnh tích và quy trình chụp CT- Scan tối thiểu cho kết quả phù hợp theo chỉ số Kappa từ 0,763 đến 0,92, như vậy kết quả đánh giá phim CT-Scan ở mức phù hợp khá và cao. Đặc điểm BKCMT Theo tác giả Kanowitz (4) nghiên cứu trên CT- Scan của 100 bệnh nhân có triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính, tỉ lệ BKCMT là 27% (27 bệnh nhân trong 100 bệnh nhân) trong đó BKCMT hai bên là 17%, một bên là 10% và 22% (44 hốc mũi trong 200 hốc mũi). Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ BKCMT là 33% (193 bệnh nhân trong 584 bệnh nhân) trong đó BKCMT một bên 20% (118 bệnh nhân), hai bên 13% (75 bệnh nhân) và 22,9% hốc mũi (268 hốc mũi trong 1168 hốc mũi). Tỉ lệ nghiên cứu của chúng tôi giống nghiên cứu Seung Ju Lee (5), nghiên cứu 112 bệnh nhân, có 37 bệnh nhân BKCMT chiếm tỉ lệ 33%, 51 hốc mũi chiếm 22,8%. So với tác giả Văn Thị Hải Hà(10) nghiên cứu trên CT-Scan của 412 bệnh nhân có bệnh viêm mũi xoang mạn tính, thì tỉ lệ BKCMT là 35.4% (146 bệnh nhân trong 412 bệnh nhân) và 27,5% (227 hốc mũi trong 824 hốc mũi), trong đó BKCMT hai bên là 19,7% (81 bệnh nhân), một bên 15,8% (65 bệnh nhân), BKCMT bên trái là 29,1%, bên phải là 26%. Về phân độ BKCMT, Chúng tôi phân độ theo tác giả Ariyurek(1). Tỉ lệ BKCMT độ 1 và độ 2 bằng nhau 10%, còn độ 3 là 2,9%. Còn tác giả Văn Thị Hải Hà cũng phân độ theo Ariyurek, tỉ lệ BKCMT độ 1 là 15%, độ 2 là 12,1% cao hơn chúng tôi, còn độ 3 là 0,2% thấp hơn chúng tôi 2,7%. Mối liên quan BKCMT với vách ngăn và viêm xoang sau Mối liên quan BKCMT với vách ngăn Chúng tôi xét phân độ BKCMT tiếp xúc vách ngăn từng bên mũi, BKCMT bên phải độ 1 tiếp xúc vách ngăn 20,4%, độ 2 là 40%, độ 3 là 52,9% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Tương tự xét BKCMT bên trái tiếp xúc vách ngăn, độ 1 là 20,5%, độ 2 là 38,6%, độ 3 là 47,1% và sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Mối liên quan BKCMT với viêm xoang sau Chúng tôi xét phân độ BKCMT bên phải với viêm xoang sàng sau bên phải, BKCMT độ 1 bên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 59 phải có viêm xoang sàng sau bên phải là 63,3%, độ 2 là 60%, độ 3 là 58,8% và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Tương tự như vậy xét BKCMT bên trái có viêm xoang sàng sau bên trái, độ 1 là 53,4%, độ 2 là 61,4%, độ 3 là 35,3%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tương tự như vậy chúng tôi xét phân độ BKCMT bên phải có viêm xoang bướm bên phải, có độ 1 là 89,8%, độ 2 là 89,1%, độ 3 là 88,2%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Còn phân độ BKCMT bên trái có viêm xoang bướm trái, độ 1 là 91,8%, độ 2 là 91,2%, độ 3 là 82,4% và không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Như vậy BKCMT không liên quan với viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Kết quả của chúng tôi cũng giống như kết quả Seung Ju Lee(5) và tác giả Văn Thị Hải Hà.(10) KẾT LUẬN BKCMT chiếm 33% bệnh nhân, một bên 20%, hai bên 13%. BKCMT có ở 268 hốc mũi (22,9%), bên phải 121 hốc mũi (10,3%), bên trái 147 hốc mũi (12,6%). BKCMT độ 1: 10%, độ 2: 10%, độ 3: 2,9%. Có sự liên quan giữa BKCMT với tiếp xúc vách ngăn. Không có sự liên quan giữa BKCMT với tình trạng viêm xoang sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ariyurek OM, Balkanci F, Aydingoz U, Onerci M (1996), “ the Pneumatised superior Turbinate: a common anatomic variation?”, Surg Radiol Anat, vol. 18,pp 137-139. 2. Clerio. DM (1996), “ Pneumatized superior turbinate as a cause of referred migraine headache”. Laryngoscope; 106:874-879. 3. Homsioglou E, G Balatsouras D, Alexopoulos G, Kaberos A, Katotomichelakis M and Danielides V (2007), “pneumatized superior turbinate as a cause of headache”, head & face medicine, 3:3.pp 1-5. 4. Kanowitz SJ (2008), “Superior turbinate pneumatization in patients with chronic rhinosinusitis: Prevalence on paranasal sinus CT”, ENT Journal,87(10): 578-579. 5. Lee SJ, Song SJ and Yoon SW (2009). The prevalence and clinical significance of superior turbinate pneumatization on computed tomography. Korean J Otorhinolaryngol- Head Neck Surg, V,52(9).pp 736-740. 6. Nguyễn Minh Hảo Hớn (2004). “Khảo sát concha bullosa qua nội soi, CT-Scan, giải phẫu bệnh lý, chỉ định điều trị phù hợp và đánh giá kết quả”, TP- Hồ Chí Minh: Đại Học Y Dược, tr 4- 31. 7. Orlandi RR (1999), The forgotten turbinate: the role of the superior turbinate in endoscopic sinus surgery, Am j rhino, vol.13, pp 251-259. 8. Phạm Kiên Hữu (2006), “Đánh giá giá trị của quy trình chụp CT mũi xoang tối thiểu trong đánh giá các bệnh lý mũi xoang tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP-HCM”, tạp chí y học, Đại Học Y Dược TP-HCM, tập 10(1) tr.145-8. 9. Van Alyea OE (1939). Ethmoid labyrinth: Anatomic study with consideration of the clinical significance of its structural characteristics. Arch Otolaryngol; 29:881-901. 10. Văn Thị Hải Hà (2009). “Góp phần khảo sát hình dạng cuốn mũi trên ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính”, TP- Hồ Chí Minh: Đại Học Y Dược, tr 4-18. 11. Yanagisawa E (2001), “Concha bullosa of a superior turbinate”, ENT Journal, vol, 692-4.
Tài liệu liên quan