Đặt vấn đề: Liệt dây thanh một bên gây hở thanh môn làm rối loạn giọng nói, mất tiếng, khàn tiếng, hụt
hơi khi phát âm. Điều trị liệt dây thanh có nhiều phương pháp, từ luyện âm cho đến có sự can thiệp ngoại khoa,
giúp bệnh nhân phục hồi giọng nói. Tiêm mỡ tự thân vào dây thanh trên thế giới đã ứng dụng từ năm 1991. Ở
Việt Nam, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã ứng dụng phương pháp này từ năm 2006 đến
nay.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị phục hồi giọng nói do liệt dây thanh một bên bằng tiêm
mỡ, sợi mô liên kết tự thân vào dây thanh qua nội soi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 150 bệnh nhân liệt dây thanh 1 bên gây hở thanh môn. Một
nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp thực hiện từ 2006‐2013 tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân
Gia Định. Mỡ và sợi mô liên kết lấy từ vùng bụng bệnh nhân tiêm vào dây thanh bên liệt qua nội soi.
Kết quả và bàn luận: Mỡ và sợi mô liên kết tiêm cho 112 bệnh nhân bị liệt dây thanh (T) và 38 bệnh nhân
bị liệt dây thanh (P), theo dõi sau phẫu thuật từ 1‐3 tháng, 6‐12 tháng, 5‐6 năm. Kết quả phục hồi giọng nói
đánh giá theo các tiêu chuẩn khách quan, chủ quan và theo thời gian thành công từ 95,3%‐100%.
Kết luận: Tiêm mỡ và sợi mô liên kết tự thân vào dây thanh là phương pháp sinh lý, an toàn, giá thành
thấp, hiệu quả cao và ổn định lâu dài.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêm mỡ tự thân qua phẫu thuật nội soi, phối hợp luyện âm sau phẫu thuật điều trị phục hồi giọng nói do liệt dây thanh một bên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 262
TIÊM MỠ TỰ THÂN QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI, PHỐI HỢP LUYỆN ÂM
SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI GIỌNG NÓI
DO LIỆT DÂY THANH MỘT BÊN
Trần Việt Hồng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Liệt dây thanh một bên gây hở thanh môn làm rối loạn giọng nói, mất tiếng, khàn tiếng, hụt
hơi khi phát âm. Điều trị liệt dây thanh có nhiều phương pháp, từ luyện âm cho đến có sự can thiệp ngoại khoa,
giúp bệnh nhân phục hồi giọng nói. Tiêm mỡ tự thân vào dây thanh trên thế giới đã ứng dụng từ năm 1991. Ở
Việt Nam, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã ứng dụng phương pháp này từ năm 2006 đến
nay.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị phục hồi giọng nói do liệt dây thanh một bên bằng tiêm
mỡ, sợi mô liên kết tự thân vào dây thanh qua nội soi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 150 bệnh nhân liệt dây thanh 1 bên gây hở thanh môn. Một
nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp thực hiện từ 2006‐2013 tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân
Gia Định. Mỡ và sợi mô liên kết lấy từ vùng bụng bệnh nhân tiêm vào dây thanh bên liệt qua nội soi.
Kết quả và bàn luận: Mỡ và sợi mô liên kết tiêm cho 112 bệnh nhân bị liệt dây thanh (T) và 38 bệnh nhân
bị liệt dây thanh (P), theo dõi sau phẫu thuật từ 1‐3 tháng, 6‐12 tháng, 5‐6 năm. Kết quả phục hồi giọng nói
đánh giá theo các tiêu chuẩn khách quan, chủ quan và theo thời gian thành công từ 95,3%‐100%.
Kết luận: Tiêm mỡ và sợi mô liên kết tự thân vào dây thanh là phương pháp sinh lý, an toàn, giá thành
thấp, hiệu quả cao và ổn định lâu dài.
Từ khóa: Liệt dây thanh.
ABSTRACT
AUTOGENOUS FAT INJECTION UNDER ANDOSCOPY, FOLLOWED BY POST‐OPERATIVE VOICE
THERAPY IN REHABITUAL TREATMENT OF UNILATERAL VOCAL PARALYSIS
Tran Viet Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 262 – 266
Background: Unilateral vocal paralysis causes glottis patency and speech disorder, such as aphony,
hoarseness, speech exhaustion. There are many treatment styles of vocal paralysis, from speech therapy to surgical
intervention in order to recover speech. Autogenous fat injection into vocal fold was performed in the world since
1991. In Vietnam, Nhan Dan Gia Dinh hospital applied this surgery from 2006 up to now.
Objectives: To evaluate effectiveness of autogenous fat and elastic tissue injection into vocal fold via
endoscopy in treatment of unilateral vocal paralysis.
Method: 150 patients of unilateral vocal paralysis with glottis patency. A clinical trial is performed from
2006 to 2013, at ENT Department, Nhan Dan Gia Dinh hospital. Autogenous fat and elastic tissue which are
harvested from abdominal fat are injected into paralytic vocal fold via endoscopy.
Result‐ Discussion: Autogenous fat and elastic tissue were injected into 112 left and 38 right vocal folds.
Postoperative follow‐up was performed at 1, 3, 6, 12 months and 5‐6 years. Success rate of speech recovery which
was assessed by objective, subjective, timing criteria was 95.3‐ 100%.
* Khoa Tai Mũi Họng ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên hệ: TS.BS. Trần Việt Hồng ĐT: 0913904736 Email: drhongentbvgd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 263
Conclusion: Autogenous fat and elastic tissue injection into vocal fold via endoscopy is a physiologic, safe,
low costed, highly effective, long stabilized method.
Key word: Vocal cord paralysis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệt dây thanh quản ngày càng tăng do
nguyên nhân gây ra bệnh ngày càng đa dạng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thanh
như: sau phẫu thuật tuyến giáp, các phẫu thuật
ở vùng cổ, trung thất, sọ não và nhiều nguyên
nhân khác như sau chấn thương, vết thương cổ,
tai biến mạch máu não và các bệnh lý nội khoa
khác. Liệt dây thanh quản một bên tư thế đường
ngoài hay trung gian gây hở thanh môn, không
có sóng rung niêm mạc, làm cho bệnh nhân bị
khàn tiếng hụt hơi khi phát âm, ảnh hưởng tới
công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Điều trị liệt dây thanh một bên giúp phục
hồi giọng nói trên thế giới đã áp dụng nhiều
phương pháp từ luyện âm cho đến có can thiệp
ngoại khoa như tiêm các vật liệu(1,3) vào dây
thanh, Thyroplasty type I mở cánh sụn giáp đẩy
dây thanh vào đường giữa, nối dây thần kinh
thanh quản với nhánh của dây thần kinh XII.
Tiêm mỡ tự thân điều trị liệt dây thanh được
báo cáo đầu tiên bởi Mikaelian(7) năm 1991. Ở
Việt Nam có một số tác giả có làm một vài bệnh
nhân nhưng chưa có thông báo chính thức trên
mẫu lớn về nghiên cứu đánh giá sự thành công
theo dõi lâu dài kết quả điều trị. Từ năm 2006
đến nay khoa TMH Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tiêm
mỡ, kết hợp sợi mô liên kết tự thân điều trị các
bệnh lý hở thanh môn trong đó có bệnh nhân
liệt dây thanh một bên(10).
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân bị khàn tiếng, nói hụt hơi,
ăn uống hay bị sặc đến khám tại phòng khám
TMH Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Bệnh nhân được xác định chẩn đoán liệt dây
thanh quản tư thế đường ngoài gây hở thanh
môn qua nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản
(Stroboscopy)
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Bệnh nhân bị liệt tư thế khép, liệt một bên
tư thế trung gian và bất động một bên dây thanh
do khối u.
Dụng cụ nghiên cứu
‐ Bộ phẫu thuật nội soi ống cứng 0o, 30o, 70o,
120o dài 24cm, đường kính 5.0; camera có zoom
của hãng Karl‐Storz
‐ Bộ nội soi chẩn đoán ống mềm, ống cứng
‐ Máy soi hoạt nghiệm thanh quản Karl‐
Storz
‐ Bộ soi treo thanh quản, bộ dụng cụ vi phẫu
và bộ xử lý mỡ, kim tiêm, súng bơm mỡ
‐ Phòng ghi âm, máy vi tính phần mềm ghi
âm và phân tích âm.
Phương pháp tiến hành
‐ Mỡ và mô liên kết lấy từ vùng bụng cạnh
rốn của bệnh nhân, sau đó đem xử lý tạo chất sệt
có tế bào mỡ kết hợp sợi mô liên kết.
‐ Bệnh nhân được gây mê nội khí quản qua
mũi, soi treo thanh quản qua hệ thống máy nội
soi hình ảnh dây thanh và thanh môn được
quan sát rõ trên màn hình tivi(11).
‐ Mỡ sau khi được xử lý cho vào bơm tiêm
lắp vào kim và súng bơm mỡ. Mỡ được tiêm vào
hai vị trí 1/3 sau và 1/3 giữa dây thanh bên liệt
cho phồng qua đường giữa
‐ Lượng mỡ bơm vào tùy bệnh nhân được
phẫu thuật viên đánh giá trước qua nội soi và
soi Stroboscopy.
‐ Bệnh nhân được xuất viện trong ngày hoặc
hôm sau.
‐ Tất cả bệnh nhân đều được ghi âm giọng
nói 1 ngày trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1
tuần, 1‐3 tháng, 6‐12 tháng, 5‐6 năm.
‐ Bệnh nhân được phối hợp luyện âm sau
phẫu thuật 15 ngày.
Đánh giá kết quả điều trị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 264
‐ Bệnh nhân được đánh giá kết quả điều trị
sau phẫu thuật bằng nội soi, soi hoạt nghiệm
thanh quản, tự đánh giá chất lượng giọng nói
của mình và qua ghi âm phân tích giọng nói.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
‐ Từ 2006‐2013 chúng tôi thực hiện trên 150
bệnh nhân trong đó nam chiếm 46,1%, nữ 53,9%
có tuổi đời từ 21 đến 76, trung bình là 38.
‐ Số bệnh nhân bị liệt dây thanh một bên tư
thế đường ngoài bên trái là 112/50 (74,7%), bệnh
nhân bị liệt dây thanh bên phải là 38/150
(25,3%).
‐ Nguyên nhân gây liệt:
+ Sau mổ tuyến giáp, vùng cổ, trung thất:
101/150 (67,3%).
+ Do chấn thương vùng cổ sau tai nạn giao
thông: 5/150 (3,3%).
+ Do các bệnh lý nội khoa khác (lao, tai biến
mạch máu não, xạ trị vùng cổ): 15/150 (10%).
+ Không rõ nguyên nhân: 29/150 (19,4%).
Có 30 bệnh nhân được luyện âm sau phẫu
thuật.
Đánh giá kết quả trước và sau phẫu thuật
1‐3 tháng
Triệu chứng chủ quan
Trước phẫu thuật
‐ Bệnh nhân bị khàn tiếng và nói hụt hơi
100% trong đó có các mức độ khác nhau.
Bảng 1: Mức độ khan tiếng, hụt hơi.
Mức độ bệnh Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Khàn tiếng và hụt hơi (nhẹ) 35 23,3%
Khàn tiếng và hụt hơi (vừa) 55 36,7%
Khàn tiếng và hụt hơi (nặng) 50 40%
Tổng số 150 100
Sau phẫu thuật.
Bệnh nhân hết khàn tiếng, giảm khàn tiếng,
nói hết hụt hơi và tự đánh giá mức độ hài lòng
sau phẫu thuật.
Bảng 2: Đánh giá mức độ hài lòng:
Mức độ hài lòng giọng nói Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Cao 112 74%
Vừa 31 20%
Không hài lòng 7 4,7%
Tổng số 150 100%
Đánh giá kết quả qua nội soi và soi hoạt
nghiệm thanh quản
‐ Trước phẫu thuật: 100% bệnh nhân bị hở
thanh môn không có sóng rung niêm mạc
‐ Sau phẫu thuật: đánh giá mức độ khép kín
thanh môn và sóng rung niêm mạc
“rất tốt”: thanh môn khép kín hoàn toàn, có
sóng rung niêm mạc khi phát âm
“tốt”: thanh môn khép kín, có sóng rung
niêm mạc nhẹ khi phát âm.
“không tốt”: thanh môn còn hở nhẹ, khi phát
âm có sóng rung nhẹ.
Đánh giá mức độ khép kín thanh môn và
sóng rung niêm mạc.
Bảng 3: Đánh giá qua nôi soi
Mức độ Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Rất tốt 110 73,3%
Tốt 35 23,4%
Không tốt 5 3,3%
Tổng số 150 100%
Đánh giá qua phân tích âm các chỉ số Jitter,
Shimmer, HNR
Về gần bình thường so với nhóm chứng là
143/50 bệnh nhân (95,3%).
Đánh giá 30 bệnh nhân đến luyện âm sau phẫu
thuật
Có 25 bệnh nhân luyện được 5 lần, 5 bệnh
nhân luyện 7 lần tại bệnh viện, còn lại tự luyện
tập tại nhà. Kiểm tra qua soi hoạt nghiệm thanh
quản sau luyện âm thấy dây thanh bên liệt có độ
căng, có sóng rung niêm mạc, thanh môn khép
kín khi phát âm sớm hơn bệnh nhân không
luyện âm.
Kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả điều trị
sau 1‐3 tháng các tiêu chuẩn khách quan và chủ
quan thành công là 95,3%.
Đánh giá kết quả theo dõi sau 6 ‐12 tháng
Trên 110 bệnh nhân cũng bằng các tiêu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 265
chuẩn về mức độ hài lòng, nội soi và soi hoạt
nghiệm thanh quản, phân tích âm cho kết quả
thành công là 100%.
Có 40 bệnh nhân được theo dõi sau 5‐6
năm điều trị
Đạt kết quả 100%, không có bệnh nhân bị
khàn, mất tiếng trở lại và phải tiêm mỡ lần thứ
2.
BÀN LUẬN
Điều trị phục hồi rối loạn giọng nói do liệt
dây thanh hiện nay trên thế giới có nhiều
phương pháp điều trị. Một phương pháp đơn
giản là luyện âm giúp dây thanh bên lành chồm
qua bù trừ để khép thanh môn khi phát âm.
Đồng thời với phương pháp luyện âm các tác
giả thế giới cũng báo cáo những phương pháp
cần có can thiệp ngoại khoa như tiêm vật liệu
Telfom, Silicon, collagen, mỡ tự thân vào dây
thanh giúp đẩy dây thanh ra đường giữa. Tiêm
mỡ tự thân vào dây thanh qua nội soi là thủ
thuật dễ áp dụng, đáp ứng sinh học tốt, chi phí
thấp và hầu như không có tai biến gì trong và
sau mổ so với các vật liệu ngoại lai có tỉ lệ nguy
cơ biến chứng cao.
Trong các báo cáo Brandenburg JH(2) trước
đây những bệnh nhân bị hở thanh môn do liệt
dây thanh bằng phương pháp tiêm mỡ tự thân
cho kết quả rất tốt Shaw GY(9) và cộng sự điều
trị 22 bệnh nhân bị hở thanh môn trong đó có 11
bệnh nhân bị liệt dây thanh, tác giả đã theo dõi
trung bình 12 tháng bằng các triệu chứng chủ
quan và khách quan cho thấy 100% có kết quả
phục hồi giọng nói tốt. Năm 2006 Hsiung(1) và
cộng sự báo cáo kết quả 101 bệnh nhân hở thanh
môn bằng phương pháp tiêm mỡ tự thân vào
dây thanh được theo dõi sau 1 tháng điều trị kết
quả thành công 95%. Theo các tác giả Hsiung,
Shaw, Sataloff.RT(8) tiêm mỡ tự thân vào dây
thanh là thủ thuật thành công phục hồi giọng
nói nhanh chóng, sinh lý, an toàn và có hiệu quả
cao ổn định. Các vật liệu ngoại lai dễ bị gây dị
ứng, khi sai lầm trong bơm vào dây thanh thì
không thể sửa chữa và có giá thành rất cao. Một
báo cáo của tác giả Sang Joo lee 11/2009(5) điều trị
27 bệnh nhân bị liệt dây thanh so sánh 13 bệnh
nhân bằng phương pháp Thyroplasty với 14
bệnh nhân được tiêm mỡ tự thân vào dây thanh,
đánh gía theo các tiêu chuẩn khách quan và
phân tích âm các chỉ số Jitter, Shimmer, HNR
cho kết luận tiêm mỡ tự thân vào dây thanh cho
cải thiện giọng nói tốt hơn, sớm hơn phương
pháp thyroplasty.
So sánh với kết quả của chúng tôi theo dõi
sau phẫu thuật 1‐3 tháng tỉ lệ thành công
95,3%. Sau 1 năm và 5‐6 năm phẫu thuật kết
quả thành công đạt 100% chứng tỏ mỡ và sợi
mô liên kết được cấy vào dây thanh có tác
dụng ổn định và lâu dài. Kết quả lý tưởng là
bệnh nhân hài lòng với chính giọng nói của
mình sau phẫu thuật. Có bệnh nhân hài lòng
ngay sau khi tiêm 1‐2 ngày thấy hết hụt hơi
ngay và nói được thành tiếng, nhưng cũng có
những bệnh nhân sau 1 tuần mới thấy giọng
nói được phục hồi. Tuy nhiên giọng nói để bớt
khàn và trong lại như bình thường phải chờ
trong khoảng 2 tuần‐1 tháng. Sự theo dõi của
chúng tôi lâu dài đến 5‐6 năm cho thấy số
bệnh nhân vẫn giữ ổn định giọng nói của mình
được phục hồi không có bệnh nhân nói khàn
tiếng, hụt hơi tái phát và phải tiêm mỡ lần 2.
Về phối hợp luyện âm sau phẫu thuật là hỗ
trợ thêm cho dây thanh được căng chắc và tạo
sóng rung niêm mạc sớm hơn, mức độ khép
thanh môn được nhiều hơn, tuy nhiên bệnh
nhân thường không có thời gian đi luyện tập và
sau khi phẫu thuật thấy có hiệu quả bệnh nhân
không muốn đi luyện âm tiếp nữa.
Tuy nhiên theo một số tác giả trên thế giới
và kinh nghiệm của chúng tôi sự thành công hay
thất bại của phương pháp tiêm mỡ tự thân vào
dây thanh phụ thuộc rất nhiều vào phương
pháp xử lý mỡ và kỹ thuật tiêm mỡ vào dây
thanh, đòi hỏi phải có sự luyện tập nhiều và có
kinh nghiệm rút ra từ từng bệnh nhân mỗi lần
tiêm mỡ mới có hiệu quả điều trị tốt.
KẾT LUẬN
Tiêm mỡ và sợi mô liên kết tự thân vào dây
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 266
thanh điều trị hở thanh môn do liệt dây thanh 1
bên là phương pháp an toàn, sinh lý, hiệu quả
cao ổn định lâu dài, chi phí thấp, tuy nhiên sẽ
đòi hỏi phải có trang thiết bị phù hợp, và PTV
phải có kinh nghiệm luyện tập nhiều mới có kết
quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boyce RG, Nuss DW, Kluka EA (1994): The use of autologous
fat, fascia, and nonvascularized muscle grafts in the head and
neck. Otolaryngol Clin North Am. 27. 39‐68.
2. Brandenburg JH, Kirkham W, Kroshkee D (1992): Vocal cord
Augmentation with autogenous fat Laryngoscope 102. 495‐
500.
3. Ford CN, Bless DM (1986): Clinical experience with injectable
collagen for vocal ford augmentation. Laryngoscope 96. 863‐
869.
4. Hsiung MW, Pai Lu (2006): “Autogenous fat injection for glottic
insufficiency : Analysis of 101 cases and correlation with
patients, self‐assessment” Acta Oto‐Laryngologica. 126, 191‐196.
5. Lee SJ (2009). Copariron of vocal outcome after autologous fat
injection and medialization thyroplasty for unilateral vocal cord
paralysis. Department of Otorhinolaryngology‐head & Neck
Surgery,college of Medicine, dankook University, Cheonan,
Korea. XIII Asean ORL & HNS Congress November 2009. Tr:
90‐92.
6. Mattioli F (2011) the role of eraly voice therapy in the Incidence
of motility recovery In unilateral vocal fold paralysis, logoped
phoniatr vocol; Apr: 36 (1): 40‐7.
7. Mikaelian DO, Lowry LD, Sataloff RT (1991): Lipoinjection for
unilateral vocal cord paralysis. Laryngoscope;101:465‐468.
8. Sataloff RT, SpiegelJR, Hawkshaw M, Rosen DC, Heuer RJ
(1997): Autologous fat implantation fopr vocal ford scar: a
preliminary report . J voice;11:238‐246.
9. Shaw GY, Szewczyk MA, Searle J, Woodroof J (1997).
Autologous fat injection into the vocal fold: technical
considerations and long –term follow up. Laryngoscope;107:
177‐186.
10. Trần Việt Hồng (2011) : Vi phẫu thuật thanh quản người lớn qua
nội soi ống cứng. Luận án tiến sĩ y khoa. ĐHYD‐TP.Hồ Chí
Minh. Tr : 72‐86.
11. Trần Việt Hồng, Huỳnh Khắc Cường (2001): “Ứng dụng kỹ thuật
nội soi ống cứng vào vi phẫu thanh quản”, y học TP HCM phụ
bản số 4, tập 5 – 2003.
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/8/2013
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013