Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh nhân Rối loạn thái dương hàm (RLTDH)
và tổng kết tình hình điều trị RLTDH tại Khoa Răng Hàm Mặt từ năm 2008 đến năm 2010.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứ trên. 539 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân RLTDH được điều trị tại Bộ môn
Nha khoa Cơ sở từ năm 2008 đến năm 2010. Thu thập các thông tin có liên quan đến những đặc điểm về dịch tễ
học, lâm sàng, phương pháp điều trị và theo dõi.
Kết quả: Tỷ lệ nữ: nam có các dấu hiệu và triệu chứng của RLTDH xấp xỉ 2:1. RLTDH tập trung cao nhất
ở nhóm tuổi 18-24 và 25-44. Lý do đến khám chủ yếu là đau (52,69%), kế tiếp là mỏi (18,74%). Dấu hiệu và triệu
chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là tiếng kêu khớp (66,6%), kế đến là đau (57,7%). Có mối liên quan có ý nghĩa giữa
RLTDH với giới tính, các cản trở cắn khớp và tình trạng mất nâng đỡ phía sau của bộ răng. Bệnh nhân được điều
trị bằng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó máng nhai và mài chỉnh khớp cắn được sử dụng nhiều nhất. Có
47,12% bệnh nhân không tái khám, 52,88% bệnh nhân tái khám sau 1 tuần, ít bệnh nhân tái khám từ 1 tháng trở
lên. Trong các bệnh án của bệnh nhân có tái khám thì hiệu quả của điều trị được ghi nhận là: 62,82% giảm đau,
32,05% giảm mỏi, 19,23% tăng biên độ vận động, 15,38% giảm tiếng kêu khớp.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình điều trị rối loạn thái dương hàm tại khoa Răng hàm mặt – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 2008 đến 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 65
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM
TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM TỪ 2008 ĐẾN 2010
Lương Thảo Nguyên*, Trần Thị Nguyên Ny**, Nguyễn Thị Kim Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh nhân Rối loạn thái dương hàm (RLTDH)
và tổng kết tình hình điều trị RLTDH tại Khoa Răng Hàm Mặt từ năm 2008 đến năm 2010.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứ trên. 539 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân RLTDH được điều trị tại Bộ môn
Nha khoa Cơ sở từ năm 2008 đến năm 2010. Thu thập các thông tin có liên quan đến những đặc điểm về dịch tễ
học, lâm sàng, phương pháp điều trị và theo dõi.
Kết quả: Tỷ lệ nữ: nam có các dấu hiệu và triệu chứng của RLTDH xấp xỉ 2:1. RLTDH tập trung cao nhất
ở nhóm tuổi 18-24 và 25-44. Lý do đến khám chủ yếu là đau (52,69%), kế tiếp là mỏi (18,74%). Dấu hiệu và triệu
chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là tiếng kêu khớp (66,6%), kế đến là đau (57,7%). Có mối liên quan có ý nghĩa giữa
RLTDH với giới tính, các cản trở cắn khớp và tình trạng mất nâng đỡ phía sau của bộ răng. Bệnh nhân được điều
trị bằng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó máng nhai và mài chỉnh khớp cắn được sử dụng nhiều nhất. Có
47,12% bệnh nhân không tái khám, 52,88% bệnh nhân tái khám sau 1 tuần, ít bệnh nhân tái khám từ 1 tháng trở
lên. Trong các bệnh án của bệnh nhân có tái khám thì hiệu quả của điều trị được ghi nhận là: 62,82% giảm đau,
32,05% giảm mỏi, 19,23% tăng biên độ vận động, 15,38% giảm tiếng kêu khớp.
Từ khóa: Rối loạn thái dương hàm (RLTDH), điều trị, máng nhai, mài chỉnh khớp cắn
ABSTRACT
SITUATION OF TEMPOROMANDIBULAR DISORDERS TREATMENTS AT FACULTY OF
ODONTOSTOMATOLOGY, HO CHI MINH UNIVERSITY OF MEDECINE AND PHARMACY FROM
2008 TO 2010
Lương Thao Nguyen, Tran Thi Nguyen Ny, Nguyen Thi Kim Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 66 - 71
Objective: To examine the clinical and epidemiological characteristics of temporomandibular disorders
(TMD) patients and to review the situation of TMD treatments at Faculty of Odontostomatology, Ho Chi Minh
University of Medecine and Pharmacy from 2008 to 2010.
Methods: This retrospective study examined 539 clinical documents of TMD patients having received
treatment in the clinic of Department of Fundamental Dentistry at Faculty of Odontostomatology from 2008 to
2010. The clinical and epidemiological characteristics, the methods of treatments and the follow-up of TMD
treatments were collected and analysis.
Results: The female-to-male ratio of patients with signs and symptoms of TMD was 2:1. TMD was highest
in the group of 18 to 24 of age and in the group of 25 to 44 of age. The reasons for seeking in our clinic were
mainly by pain (52.69%), followed by fatigue of the jaws (18.74%. The signs and symptoms occupied highest
proportion were joints sounds (66.6%), followed by pain (57.7%). There was a significant relationship between
TMD with gender, occlusal inteferences and loss of posterior occlusal support. TMD patients were treated by a
* Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. ** Khoa RHM, Đại Học Y Dược TP HCM;
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Kim Anh ĐT: 0902206163 Email: drkimanh@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 66
combination of methods. Among the methods for management of TMD, occlusal splint and occlusal adjustment
were two most widely used methods. 47.12% of TMD patients didn’t follow-up visits, 52.88% of TMD patients
had follow-up visits after 1 week, few of TMD patients had follow-up after treatment 1 mounth. In clinical
documents of patients with follow-up visits that have recognized the effectiveness of treatment: 62.82% decrease of
pain, 32.05% decrease of fatigue, 19.23% increase of jaw motion, 15.38% decrease of joint sounds.
Key words: temporomandibular disorders (TMD), treatment, occlusal splint, occlusal adjustmen.
MỞ ĐẦU
Hiện nay, RLTDH khá phổ biến ở người
trưởng thành, khoảng một phần ba người
trưởng thành được ghi nhận có một hay nhiều
các triệu chứng, bao gồm đau ở cổ hoặc hàm,
tiếng kêu lục cục hay lạo xạo ở trong tai. Có
nhiều phương pháp điều trị nhằm kiểm soát
bệnh nhưng không có một phương pháp nào
là tốt nhất mà thường cần phối hợp nhiều
phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tối
ưu(16). Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu
khảo sát tình hình RLTDH trong cộng đồng
như của Võ Đắc Tuyến và Hồ Thị Ngọc Linh(20)
trên nhóm công nhân dệt may, của Đoàn
Hồng Phượng(2) trên người trưởng thành
Tp.HCM, của Nguyễn Thị Kim Anh và Đoàn
Hồng Phượng(11) trên trẻ vị thành niên. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu khảo sát về vấn đề
điều trị bệnh nhân RLTDH. Khoa Răng Hàm
Mặt, ĐH Y Dược Tp.HCM là trung tâm điều
trị lớn của cả nước, đặc biệt là trong việc điều
trị và kiểm soát bệnh RLTDH. Với mong
muốn khảo sát tình hình điều trị RLTDH,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên
bệnh án của bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm
Mặt từ năm 2008 đến năm 2010 nhằm các mục
tiêu sau:
Xác định đặc điểm về dịch tễ học, về lâm
sàng của các bệnh nhân RLTDH đã được điều
trị tại Khoa Răng Hàm Mặt từ năm 2008 đến
năm 2010.
Tổng kết về tình hình điều trị bệnh nhân
RLTDH tại Khoa Răng Hàm Mặt từ năm 2008
đến năm 2010 về phương pháp điều trị, việc theo
dõi, tái khám và đánh giá hiệu quả điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, không có nhóm chứng,
không có nhóm so sánh.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị
RLTDH tại Khoa Răng Hàm Mặt - ĐH Y Dược
Tp.HCM từ 2008 đến 2010. Tiêu chí loại trừ: (i)
Hồ sơ bệnh án bệnh nhân không điền đầy đủ
thông tin ở những phần hành chính, hỏi bệnh sử
hoặc khám lâm sàng; (ii) Hồ sơ bệnh án bệnh
nhân không theo hết các bước điều trị.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Đặc điểm về dịch tễ học và lâm sàng của bệnh
nhân RLTDH điều trị tại Khoa
Về dịch tễ : Giới tính: nam, nữ ; Tuổi: được
chia làm các nhóm theo phân loại của Helkimo(8):
64 ; Nơi sinh sống: ghi
nhận theo 2 nơi: ở Tp.HCM và ở các tỉnh. Về lâm
sàng : Lý do đến khám: đau, tiếng kêu khớp, mỏi
cơ/hàm, hạn chế vận động, kẹt hàm, nghiến
răng, lý do khác. Bệnh sử: ghi nhận các triệu
chứng và thời gian xuất hiện để xác định tính
chất cấp hay mãn của bệnh. Trong đó, triệu
chứng cấp là triệu chứng xuất hiện trong vòng 6
tháng trước lần khám đầu của bệnh nhân, triệu
chứng mãn là triệu chứng đã xuất hiện trên 6
tháng(9). Các dấu hiệu và triệu chứng RLTDH
được ghi nhận bao gồm: Đau (đau ở khớp, đau ở
cơ) ; Tiếng kêu ở khớp (1 bên hay 2 bên; lục cục
hay lạo xạo) ; Loạn năng (giới hạn vận động
hàm: bệnh nhân há miệng hạn chế khi biên độ
há tối đa <40mm ; lệch hàm: độ lệch khi há
miệng tối đa >2mm ; kẹt hàm ; mỏi hàm/cơ ; triệu
chứng ở tai: đau vùng trong tai, ù tai ; đau đầu) ;
Khớp cắn (Ghi nhận các đặc điểm khớp cắn : xếp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 67
hạng Angle: I, II, III ; cắn sâu : độ cắn phủ
>4mm ; cắn chìa : độ cắn chìa >4mm; cản trở
khớp cắn ở các tư thế: lui sau, lồng múi tối đa,
đưa hàm sang bên, đưa hàm ra trước ; mất nâng
đỡ phía sau: không có sự tiếp xúc răng phía sau
ở cả 2 bên hàm, từ răng 4 trở ra sau). Thói quen
xấu: ghi nhận 2 thói quen xấu là: nghiến răng và
nhai một bên.
Tình hình điều trị bệnh nhân RLTDH tại Khoa
Răng Hàm Mặt
Ghi nhận các phương pháp điều trị RLTDH
được áp dụng tại Khoa. Ghi nhận thông tin về
thời gian tái khám của bệnh nhân theo 4 mốc:
không tái khám, tái khám sau 1 tuần, tái khám
sau 1 tháng, tái khám sau 2 tháng; về hiệu quả
điều trị: giảm đau, giảm mỏi, tăng biên độ vận
động hàm và giảm tiếng kêu khớp hay không
Xử lý và phân tích số liệu
Bằng SPSS 16.0. Sử dụng phép kiểm định
Chi - Bình phương nhằm xác định mối tương
quan giữa RLTDH với giới tính và một số yếu
tố khớp cắn.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm về dịch tễ học và lâm sàng của mẫu
Dịch tễ học
Giới tính
Trong tổng số 539 hồ sơ bệnh án được
khảo sát, số lượng bệnh nhân nữ (367 người;
68,09%) trội hơn số lượng bệnh nhân nam (172
người; 31,91%), tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ là 1:2.
Điều này phù hợp với kết quả của các nghiên
cứu khác như của Võ Đắc Tuyến(19), của Locker
và Slader, và của Szentpetery(8). Điều này có
thể được giải thích bởi sự khác nhau về đặc
điểm của hai giới: nữ giới thường nhạy cảm
hơn nam giới và có ngưỡng đau thấp hơn, nữ
giới cũng quan tâm đến vấn đề sức khỏe hơn
nam giới, khả năng chịu áp lực tâm lý ở nữ
kém hơn nam(2).
Tuổi
Phân bố từ độ tuổi nhỏ nhất là 13 tuổi (4
người) đến độ tuổi lớn nhất là 73 tuổi (2
người). Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất ở độ
tuổi từ 18 đến 24 tuổi (236 người - 43,78%) và
độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi (209 người - 38,78%).
Các nghiên cứu trong cộng đồng cũng cho
thấy tỷ lệ các triệu chứng và dấu chứng cao
hơn ở nhóm tuổi thanh niên và trung niên so
với các lứa tuổi khác như nghiên cứu của: Von
Korff, LeResche, Mohlin, Agerberg và
Bergenholtz, Locker(8), Goulet(6), Đoàn Hồng
Phượng(2) và Võ Đắc Tuyến(19).
Nơi sinh sống : 74,03% bệnh nhân điều trị tại khoa
Răng Hàm Mặt sống ở Tp.HCM. 140 bệnh nhân
đến khám từ các tỉnh khác (25,97%). Điều này chỉ
ra rằng có một số lượng đáng kể bệnh nhân có
nhu cầu điều trị RLTDH tại các tỉnh nhưng lại
phải đến Tp.HCM. Tình trạng này có thể do
công tác y tế tại các tỉnh chưa đáp ứng được việc
điều trị RLTDH, vì vậy chúng tôi đề nghị cần có
các chương trình đào tạo chuyên sâu cho các bác
sĩ Răng Hàm Mặt tại các địa phương nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong việc
chữa trị RLTDH.
Đặc điểm lâm sàng
Lý do đến khám: nhiều nhất là đau (52,69%), như
đau ở cơ, đau ở khớp khi vận động, đau ở khớp
khi sờ, đau dai dẳng...; tiếp theo là mỏi (18,74%),
có thể là mỏi ở cơ hay mỏi hàm khi vận động; tỷ
lệ bệnh nhân đến khám vì tiếng kêu khớp là
14,29%. Bệnh sử : Về bệnh sử, các bệnh nhân có
các triệu chứng cấp như đau (38,03%), tiếng kêu
khớp (17,63%), khó khăn khi vận động hàm
(22,45%); và các triệu chứng mãn như: đau
(24,85%), tiếng kêu khớp (22,26%), khó khăn khi
vận động hàm (14,5%). Đặc biệt có tỷ lệ đáng kể
các bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng này
trên 3 năm (21 bệnh nhân có các triệu chứng
RLTDH xuất hiện từ 5 đến 10 năm trước). Rõ
ràng, các triệu chứng của RLTDH xuất hiện đã
lâu, nhưng có một lượng đáng kể bệnh nhân vẫn
chưa điều trị, chỉ khi nào các triệu chứng trên trở
nên trầm trọng hơn thì người bệnh mới có nhu
cầu điều trị.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 68
Dấu hiệu và triệu chứng của RLTDH
Tỷ lệ các dấu hiệu và triệu chứng
Trong số các dấu hiệu và triệu chứng khi
khám lâm sàng thì tiếng kêu khớp có tỷ lệ cao
nhất (66,6%), kế đến là đau (57,7%). Bên cạnh đó,
các dấu hiệu và triệu chứng khác cũng chiếm tỷ
lệ cao. Như vậy, mặc dù bệnh nhân đến khám
với lý do đau là chiếm chủ yếu nhưng khi khám
lâm sàng cho thấy tiếng kêu khớp vẫn là triệu
chứng- dấu hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì nghiên
cứu này được tiến hành trên thông tin của nhóm
bệnh nhân điều trị RLTDH nên tỷ lệ dấu hiệu và
triệu chứng cao hơn so với những nghiên cứu
trong cộng đồng như các nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Anh và Đoàn Hồng Phượng(11)
trên trẻ vị thành niên với tiếng kêu khớp là 7,8%,
đau là 2,1%; nghiên cứu của Đoàn Hồng
Phượng(2) trên người trưởng thành với tiếng kêu
khớp là 24,62%, đau là 22,7%...Về tiếng kêu
khớp, bệnh nhân có dấu hiệu – triệu chứng tiếng
kêu khớp 1 bên nhiều hơn tiếng kêu khớp 2 bên
(38,4% và 28,2%), với tiếng kêu lục cục là chủ yếu
(62,52%) (bảng 1). Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Võ Đắc Tuyến(19) với tỷ lệ tiếng
kêu lục cục là 70% và tiếng kêu lạo xạo là 5%.
Trong cộng đồng, nghiên cứu cuả Đoàn Hồng
Phượng(2) cho thấy tỷ lệ tiếng kêu lục cục
(24,62%) nhiều hơn tiếng kêu lạo xạo (0,38%).
Triệu chứng – dấu chứng tiếng kêu lục cục và lạo
xạo được thống kê theo nghiên cứu của Helkimo
là 21,5% và 11,5%(8). Về triệu chứng đau, đau
khớp khi vận động hàm (50,28%) nhiều hơn đau
khớp khi sờ (34,32%), trong đó, đau 1 bên khớp
nhiều hơn đau 2 bên khớp (bảng 1). Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Hồng
Phượng: đau khớp thường gặp ở một bên so với
đau khớp ở hai bên(2). Ngoài ra, các triệu chứng
khác như triệu chứng ở tai, đau đầu đều khá cao.
Theo LeResche và cs(8) cho rằng hầu hết các đối
tượng có đau ở vùng hàm mặt khi hàm nghỉ đều
có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, ù tai,
chóng mặt và đau vùng cổ vai.
Bảng 1. Tỷ lệ các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng
Khám lâm sàng Nam Nữ p Chung Nam- Nữ Tỷ lệ %
n % n %
ðau khớp 89 51,74 222 60,49 ns 311 57,70
ðau khớp khi vận ñộng hàm 70 40,70 201 54,77 0,01 271 50,28
ðau 1 bên khớp 54 31,39 153 41,69 ns 207 38,40
ðau 2 bên khớp 16 9,30 48 13,08 ns 64 11,88
ðau khớp khi sờ nắn 46 26,74 139 37,87 0,04 185 34,32
ðau 1 bên khớp 35 20,35 112 30,52 ns 147 27,27
ðau 2 bên khớp 11 6,39 27 7,36 ns 38 7,05
ðau cơ khi sờ nắn 42 24,42 131 35,70 0,006 173 32,10
ðau cơ thái dương 15 8,72 39 10,63 ns 54 10.02
ðau cơ cắn 27 15,70 92 25,07 ns 119 22,08
Tiếng kêu ở khớp 109 63,37 250 68,12 ns 359 66,60
Tiếng kêu 1 bên khớp 68 39,53 139 37,87 ns 207 38,40
Tiếng kêu 2 bên khớp 41 23,84 111 30,25 ns 152 28,20
Lục cục 102 59,30 235 64,03 ns 337 62,52
Lạo xạo 7 4,07 15 4,09 ns 22 4,08
Giới hạn vận ñộng hàm 31 18,02 104 28,34 0,02 135 25,05
Lệch hàm khi há 34 19,77 71 19,34 ns 105 19,48
Kẹt hàm 49 28,49 144 39,24 0,02 193 35,81
Mỏi hàm 59 34,30 112 30,52 ns 171 31,73
Triệu chứng ở tai 21 12,21 130 35,42 0,009 151 28,01
ðau ñầu 40 23,26 144 39,24 0,001 184 34,14
Phép kiểm định Chi – Bình phương; ns: p>0,05
Tỷ lệ các dấu hiệu và triệu chứng theo giới tính Theo kết quả nghiên cứu, có mối liên quan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 69
có ý nghĩa thống kê ở một số triệu chứng dấu
hiệu RLTDH với giới tính như: đau (đau khớp
khi vận động hàm, đau khớp khi sờ nắn, đau cơ
khi sờ nắn), khó khăn khi thực hiện chức năng,
kẹt hàm, triệu chứng ở tai, triệu chứng ở đầu của
nữ thì cao hơn nam. Nhiều nghiên cứu tình
trạng RLTDH trong cộng đồng cũng cho thấy:
nữ có biểu hiện nhiều hơn nam đối với các tỷ lệ
các triệu chứng hay dấu chứng mỏi hàm, há hạn
chế, đau cơ khi sờ, đau khớp khi sờ(2).
Khớp cắn
Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết bệnh
nhân điều trị RLTDH tại Khoa có khớp cắn
Angle I (74,4%), trong đó có khoảng 6% bệnh
nhân có cắn sâu và cắn chìa, và không có mối
liên quan có ý nghĩa giữa loại khớp cắn theo
Angle, cắn sâu, cắn chìa với tình trạng RLTDH.
Theo nghiên cứu của Gesch và cs, 2004(5) khảo sát
trên 4310 người từ 20-81 tuổi thì không có mối
liên quan giữa độ cắn chìa và độ cắn phủ với
tình trạng RLTDH. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Thilander và cs, 2002(18) lại cho thấy có mối liên
quan giữa cắn chìa, Angle III với tình trạng
RLTDH, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh
và Đoàn Hồng Phượng(11) cũng cho thấy có mối
liên quan giữa cắn sâu và tiếng kêu khớp. Đặc
biệt, có đến 83,11% tổng số bệnh nhân có cản trở
ở các tiếp xúc cắn khớp với cản trở ở tư thế
tương quan trung tâm là cao nhất 58,81% và có
mối liên quan có ý nghĩa giữa cản trở cắn khớp
với đau khớp và đau đầu (bảng 2). Mặc dù có
nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự liên
quan có ý nghĩa giữa một khớp cắn xấu với tình
trạng RLTDH(12), cũng không tìm thấy bằng
chứng cản trở cắn khớp là yếu tố gây RLTDH(1).
Kết quả của nghiên cứu này khác với kết quả của
các nghiên cứu nói trên vì mẫu nghiên cứu của
chúng tôi là hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân
đã được chẩn đoán là RLTDH. Chúng tôi còn ghi
nhận thông tin về mất nâng đỡ phía sau của
khớp cắn, kết quả cho thấy 33 người có mất nâng
đỡ phía sau chiếm tỷ lệ 6,12%. Theo nghiên cứu
của Tallents(17), có mối liên quan giữa sự mất
răng sau hàm dưới với sự dời đĩa khớp, theo
nghiên cứu của Wang(21), những người mất răng
sau có tỷ lệ % RLTDH cao hơn, ở đây, chúng tôi
cũng thấy có mối liên quan có ý nghĩa với tình
trạng RLTDH ở các triệu chứng khó khăn khi
thực hiện chức năng (p=0,002).
Bảng 2. Mối liên quan giữa cản trở cắn khớp và dấu
hiệu, triệu chứng RLTDH
Triệu chứng &
dấu hiệu RLTDH
Cản trở cắn khớp
p
Có Không
n % n %
ðau khớp 263 58,71 48 52,71 0,01
ðau cơ 148 33,04 25 27,47 ns
Tiếng kêu khớp 297 66,29 62 68,13 ns
Há hạn chế 116 25,89 19 20,88 ns
Lệch hàm 86 19,20 19 20,88 ns
Kẹt hàm 160 35,79 33 36,26 ns
Mỏi 140 31,25 31 34,07 ns
Tr/c ở tai 125 27,90 26 28,57 ns
ðau ñầu 162 36,16 22 24,18 0,005
Phép kiểm định Chi- Bình phương, ns: p>0,05
Thói quen xấu
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thói quen
xấu chiếm tỷ lệ khá cao: nhai một bên
(63,27%), nghiến răng (46,38%). Theo Oral(13),
nghiến răng được coi là yếu tố khởi đầu hay
duy trì RLTDH, là yếu tố nguy cơ gây ra
những triệu chứng và dấu hiệu của đau miệng
mặt, đau khớp TDH, cơ hàm. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu này, thực tế có một số bệnh nhân
không nhận biết được họ có thói quen xấu
như: không biết mình có siết chặt răng, không
biết mình có nghiến răng khi ngủ nên thông
tin ghi nhận từ việc hỏi bệnh nhân có thể chưa
chính xác. Vì vậy, chúng tôi không tìm mối
liên quan giữa thói quen xấu và tình trạng
RLTDH. Chúng tôi hy vọng có thêm một số
nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai.
Tình hình điều trị RLTDH tại khoa
Các phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị RLTDH được áp
dụng tại Khoa rất đa dạng và được thực hiện
phù hợp trên mỗi bệnh nhân. Trong đó, máng
nhai và mài chỉnh khớp cắn là hai phương
pháp được áp dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 70
tại Khoa cũng kết hợp sử dụng những phương
pháp khác như: nội khoa - kê toa thuốc giảm
đau, giãn cơ, kháng viêm; vật lý trị liệu –
chườm nóng, tập vận động hàm, tập loại bỏ
các thói quen xấu, nhai đều hai bên và phối
hợp điều trị nhổ răng, phục hình, chỉnh
hình...Mặc dù chưa có chứng cớ chứng minh
cản trở cắn khớp là nguyên nhân gây
RLTDH(1), cũng như việc mài điều chỉnh khớp
cắn chưa phải là một phương pháp có hiệu
quả cao(7). Nhưng theo Dawson(1), việc mài
chỉnh khớp cắn là một trong những phương
pháp điều trị rất hiệu quả, giúp giảm đau,
giảm mỏi và giảm các triệu chứng RLTDH.
Đây cũng là một trong hai phương pháp điều
trị được áp dụng tại Khoa cao và chúng tôi
cũng nhận thấy sự cải thiện tình trạng RLTDH
trên những bệnh nhân được điều trị bằng
phương pháp này. Điều trị nội khoa có thể kết
hợp với điều trị vật lý trị liệu để tăng hiệu quả
trong điều trị RLTDH. Các phương pháp vật
lý trị liệu được áp dụng tại Khoa như: chườm
nóng (sử dụng hơi nóng ẩm), tập vận động
hàm, loại bỏ các thói quen xấu, giúp bệnh
nhân nhai đều hai bên.Xu hướng điều trị
RLTDH hiện nay trên thế giới là hướng tới
điều trị về thái độ và hành vi của bệnh nhân
với các liệu pháp như liệu pháp tâm lý, liệu
pháp phản hồi sinh học, liệu pháp nhận thức –
hành vi, tập vận động hàm Đây là những
phương pháp điều trị đơn giản và chi phí thấp
nhưng có hiệu quả lâu dài và bệnh nhân có thể
tự chăm sóc(4,14).
Theo dõi tái khám và đánh giá hiệu quả
điều trị
Về việc tái khám
Theo kết quả cho thấy: trong số các bệnh
nhân đến Khoa điều trị RLTDH thì có 47,12%
bệnh nhân không tái khám, 52,88% bệnh nhân
tái khám sau 1 tuần, và 3,9% bệnh nhân tái khám
sau 1 tháng hay 2 tháng.
Về hiệu quả điều trị
Khảo sát các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành
công lâu dài và tương tự nhau giữa các loại điều
trị không x