Trắc nghiệm Vi Sinh Y Học

Trắc nghiệm Vi Sinh Y Học 1. Một trong những đặc điểm sau không thuộc về cầu khuẩn: A. Những vi khuẩn hình cầu B. Những vi khuẩn hình cầu hoặc tương đối giống hình cầu C. Có đường kính trung bình khoảng 1m D. Sinh nha bào Đáp án: Câu D 2. Mỗi loại vi khuẩn có một hình thể, kích thước nhất định, đó là nhờ yếu tố sau của vi khuẩn quyết định: A. Vỏ B. Vách C. Nhân D. Nha bào Đáp án: Câu B 3 . Khái niệm về trực khuẩn: A. Bacteria: Là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào B. Clostridia: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào C. Bacilli: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào D. Bacilli: là những trực khuẩn kỵ khí sinh nha bào Đáp án: Câu C 4. Khái niệm xoắn khuẩn: A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có lông B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân D. Không di động Đáp án: câu B

doc43 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trắc nghiệm Vi Sinh Y Học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm Vi Sinh Y Học 1. Một trong những đặc điểm sau không thuộc về cầu khuẩn: A. Những vi khuẩn hình cầu B. Những vi khuẩn hình cầu hoặc tương đối giống hình cầu C. Có đường kính trung bình khoảng 1mm D. Sinh nha bào Đáp án: Câu D 2. Mỗi loại vi khuẩn có một hình thể, kích thước nhất định, đó là nhờ yếu tố sau của vi khuẩn quyết định: A. Vỏ B. Vách C. Nhân D. Nha bào Đáp án: Câu B 3 . Khái niệm về trực khuẩn: A. Bacteria: Là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào B. Clostridia: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào C. Bacilli: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào D. Bacilli: là những trực khuẩn kỵ khí sinh nha bào Đáp án: Câu C 4. Khái niệm xoắn khuẩn: A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có lông B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân D. Không di động Đáp án: câu B 5. Đặc điểm cấu tạo tế bào của vi khuẩn: A. Có nhân điển hình B. Không có nhân C. Không có màng nhân D. Có bộ máy phân bào Đáp án: Câu C 6. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nhân của vi khuẩn: A. Có chức năng di truyền B. Không chứa ribosom C. Là một sợi DNA dạng vòng kép, khép kín D. Là một sợi RNA dạng vòng, kép, khép kín Đáp án: D 7. Nhiễm sắc thể của vi khuẩn có đặc điểm: A. Là một đại phân tử AND dạng vòng, mạch kép. B. Là một đại phân tử AND dạng vòng, mạch đơn. C. Là hai đại phân tử AND dạng vòng, mạch kép. D. Là hai đại phân tử AND dạng vòng, mạch đơn. Đáp án: A 8. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn : A. Protein và polipeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô B. Protein và polipeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô C. Không có enzym nội bào D. Chứa nội độc tố Đáp án: Câu A 9. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn: A. Là lớp màng mỏng bao bên ngoài nhân B. Có các enzym ngoại bào C. Chứa đựng tới 50% là nước D. Ribosom có nhiều trong chất nguyên sinh Đáp án: Câu D 10. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn: A. Có không bào chứa các nội độc tố B. Có không bào chứa các thành phần muối khoáng C. Có các thành phần acid amin D. Có các lạp thể Đáp án: Câu C 11. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn: A. Bao quanh vách tế bào B. Bao quanh nhân tế bào C. Là một lớp dày, không có tính đàn hồi D. Cấu tạo hóa học chủ yếu là phospholipid Đáp án: Câu D 12. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn: A. Có tính thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển điện tử... B. Là nơi tổng hợp nhân của vi khuẩn C. Là nơi tổng hợp các Ribosom cho tế bào D. Là nơi bám của các lông của vi khuẩn Đáp án: Câu A 13. Một trong những tính chất sau không phải là đặc điểm của màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn: A. Màng nguyên sinh chất nằm trong vách tế bào B. Chứa các enzym hô hấp C. Là hàng rào thực sự giữa bên trong và bên ngoài tế bào D. Cho mọi phức chất dinh dưỡng thấm qua tự do Đáp án: D 14. Đặc điểm vách tế bào vi khuẩn: A. Quyết định nên hình thể của vi khuẩn B. Quyết định tính chất gây bệnh của vi khuẩn C. Được cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit (LPS) D. Bao bên ngoài vỏ của vi khuẩn Đáp án: Câu A 15. Chức năng của vách vi khuẩn: A. Thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan B. Là nơi tập trung của các men chuyển hóa và hô hấp C. Tham gia vào qua trình phân bào D. Có tính co dãn, đàn hồi để biến đổi hình thể được Đáp án: Câu C 16. Đặc điểm vách của vi khuẩn Gram dương: A. Gồm nhiều lớp petidoglycan, có tính vững chắc B. Gồm một lớp petidoglycan, tính vững chắc thấp C. Peptidoglycan bản chất hóa học là lipid và acid amin D. Thành phần acid teichoic ít có ở nhóm vi khuẩn này Đáp án: Câu A 17. Đặc điểm vách của vi khuẩn Gram âm: A. Gồm nhiều lớp petidoglycan nên có tính vững chắc B. Bên ngoài vách còn có lớp lipopolysaccharit C. Tính đặc hiệu kháng nguyên thấp D. Cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit Đáp án: Câu A 18. Một trong các tính chất sau không phải là đặc điểm của Lipopolysaccharit: A. Hiện diện ở tất cả các vi khuẩn Gram âm B. Có thể gây sốt C. Được vi khuẩn phóng thích ra khi đang phát triển D. Là kháng nguyên O Đáp án: C 19. Lipopolysaccharit là một phức hợp giữa lipid và polysaccharit với đặc điểm sau: A. Hiện diện ở vách tế bào vi khuẩn Gram âm B. Kết hợp với ngoại độc tố gây nên sốt C. Liên quan đến ngoại độc tố của vi khuẩn D. Dễ dàng được xử lý để chế tạo vac-xin. Đáp án: A 20. Một trong những tính chất sau không thuộc đặc tính của vách vi khuẩn: A. Quyết định tính kháng nguyên thân B. Có tính thẩm thấu chọn lọc C. Là nơi tác động của một số kháng sinh D. Là nơi mang các điểm tiếp nhận đặc hiệu cho thực khuẩn thể Đáp án: Câu B 21. Đặc điểm của vỏ vi khuẩn: A. Là một phức hợp petidoglycan B. Luôn luôn có cấu tạo là polypeptid C. Chủ yếu giúp vi khuẩn bám dính D. Bảo vệ vi khuẩn khỏi sự thực bào Đáp án: D 22. Đặc điểm cấu tạo vỏ của vi khuẩn: A. Là một lớp vỏ cứng bao ngoài vách, có vai trò bảo vệ vi khuẩn B. Là một lớp nhầy, lỏng lẻo, không rõ rệt bao qunh vi khuẩn C. Mọi loại vi khuẩn đều có vỏ khi gặp điều kiện không thuận lợi D. Chỉ những trực khuẩn Gram âm mới có vỏ Đáp án: Câu B 23. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của lông của vi khuẩn: A. Là những sợi protein dài và xoắn B. Xuất phát từ màng tế bào xuyên qua vách tế bào C. Giúp vi khuẩn tồn tại được trong những điều kiện không thuận lợi D. Giúp vi khuẩn truyền giới tính từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác Đáp án: câu A 24. Cơ quan di động của vi khuẩn là: A. Pili B. Lông C. Vách D. Vỏ Đáp án: B 25. Đặc điểm lông của vi khuẩn: A. Không cần cho sự di chuyển của vi khuẩn. B. Có tác dụng giúp vi khuẩn chống lại các vi khuẩn khác loài. C. Được gắn vào bề mặt vách tế bào vi khuẩn. D. Cấu tạo bởi những sợi protein xoắn. Đáp án: D 26. Thành phần liên quan đến kháng nguyên H của vi khuẩn là: A. Vách tế bào. B. Vỏ tế bào. C. Pili. D. Lông. Đáp án: D 27. Những sợi protein mảnh, ngắn, có gốc từ nguyên sinh chất và nhô ra phủ bề mặt tế bào của nhiều vi khuẩn Gram âm giúp chúng bám dính được gọi là: A. Pili giới tính. B. Pili thường. C. Lông. D. Chân đuôi. Đáp án: B 28. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của pili của vi khuẩn: A. Cấu tạo hóa học là protein. B. Nếu mất pili vi khuẩn sẽ không tồn tại được. C. Nếu mất pili vi khuẩn sẽ không truyền được các yếu tố di truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác được. D. Một vi khuẩn đực có thể có một hoặc nhiều pili giới tính. Đáp án: Câu A 29. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của nha bào của vi khuẩn: A. Mọi loài vi khuẩn trong điều kiện sống không thuận lợi đều có khả năng sinh nha bào. B. Màng nha bào bao bên ngoài thể nguyên sinh. C. Màng nha bào bao bên ngoài nhân AND. D. Nha bào có hai lớp vách trong và ngoài. Đáp án: Câu D 30. Quá trình tạo nha bào ở vi khuẩn có ý nghĩa: A. Đó là phương thúc sinh sản B. Đó là sự thoái hóa của các tiểu cơ quan C. Đó là phương thức sinh tồn D. Đó là sự phát triển của vách tế bào Đáp án: C 31. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nha bào: A. Chúng hoạt động biến dưỡng rất mạnh B. Chúng chứa rất ít nước C. Chúng đề kháng cao hơn dạng sinh dưỡng rất nhiều D. Một số trực khuẩn Gram dương có khả năng tạo nha bào. Đáp án: A 32. Tính chất nào sau đây không đúng với nha bào: A. Một số vi khuẩn Gram dương có khả năng tạo nha bào. B. Nha bào là phương thức tồn tại và sinh sản. C. Đề kháng cao với tác nhân lý hóa. D. Gồm có áo ngoài, lớp vỏ, vách và lõi AND. Đáp án: B 33. Kháng sinh không diệt được nha bào vi khuẩn bởi vì: A. Vi khuẩn đang trong tình trạng không trao đổi chất. B. Lõi nha bào quá cô đặc. C. Nha bào không có enzym chuyển hóa và enzym hô hấp. D. Nha bào không có màng nguyên sinh chất nên thuốc kháng sinh không thẩm thấu vào được bên trong nha bào. Đáp án: A 34. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn: A. Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng. B. Vi khuẩn chuyển hóa được là nhờ các enzym nội và ngoại bào. C. Vi khuẩn chuyển hóa được nhờ có các enzym ngoại bào. D. Chỉ những vi khuẩn ký sinh trong tế bào mới gây được bệnh. Đáp án: Câu B 35. Vi khuẩn chỉ dùng oxy phân tử làm chất nhận điện tử cuối cùng được gọi là: A. Kỵ khí tuyệt đối. B. Hiếu khí tuyệt đối. C. Tự dưỡng. D. Dị dưỡng. Đáp án: B 36. Dạng hô hấp của vi khuẩn tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất là: A. Hô hấp kỵ khí tuyệt đối. B. Hô hấp hiếu khí tuyệt đối. C. Hô hấp kỵ khí tuyệt đối và hiếu khí tuyệt đối. D. Hô hấp hiếu khí tùy ngộ và kỵ khí tuyệt đối. Đáp án: B 37. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn: A. Quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất như nội độc tố, vitamin... B. Một số vi khuẩn không có enzym chuyển hóa vẫn phát triển được. C. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng. D. Ezym ngoại bào có vai trò thực hiện quá trình chuyển hóa phức tạp. Đáp án: Câu C 38. Chuyển hóa năng lượng của vi khuẩn có các dạng: A. Hô hấp kỵ khí: gặp ở vi khuẩn có cytocrom oxidase. B. Hô hấp hiếu - kỵ khí tùy ngộ: chất nhận điện tử cuối cùng là ion. C. Hô hấp hiếu khí: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất hữu cơ. D. Lên men: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất vô cơ. Đáp án: Câu B 39. Đặc điểm các loại môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi khuẩn: A. Môi trường cơ bản: phải đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho đa số vi khuẩn. B. Môi trường cơ bản: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng nhanh. C. Môi trường chuyên biệt: là môi trường cơ bản có thêm hồng cầu. D. Môi trường chuyên biệt: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng chậm. Đáp án: Câu A 40. Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cơ chế: A. Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn. B. Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn. C. Ức chế sinh tổng hợp protein. D. Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn. Đáp án: Câu B 41. Kháng sinh có đặc điểm: A. Có nguồn gốc cơ bản từ các chất hóa học. B. Có nguồn gốc cơ bản từ thực vật. C. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm hay một loại vi khuẩn nhất định. D. Kháng sinh có hoạt phổ rộng là kháng sinh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Đáp án: Câu C 42. Chất tẩy uế và chất sát khuẩn giống nhau ở điểm: A. Có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, ly trích từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật. B. Có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da. C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật. D. Gây độc hại cho cơ thể. Đáp án: Câu D 43. Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh với vi khuẩn: A. Kháng sinh gây rối loạn chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách. B. Kháng sinh ức chế tổng hợp ribosom 70S. C. Kháng sinh ức chế tổng hợp tiểu phần 30S. D. Kháng sinh gây rối loạn chức năng màng nguyên tương. Đáp án: Câu D 44. Kháng sinh làm hư hại màng nguyên tương vi khuẩn theo cơ chế: A. Kháng sinh làm thay đổi tính thấm chọn lọc của vách vi khuẩn. B. Kháng sinh làm tăng tính thấm chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn. C. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương. D. Kháng sinh làm thay đổi tính thấm của màng nhân. Đáp án: Câu C 45. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau: A. Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom. B. Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom. C. Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S. D. Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S. Đáp án: Câu C 46. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là: A. Kháng sinh phá hủy ARN thông tin. B. Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom. C. Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom vi khuẩn gây nên đọc sai mã của ARN thông tin. D. Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển. Đáp án: Câu B 47. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn: A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của ADN B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN. C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN. D. Ngăn cản sinh tổng hợp AND-polymerase phụ thuộc ARN. Đáp án: Câu A 48. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn: A. Ức chế ARN polymerase phụ thuộc ARN nên ngăn cản sự hình thành ARN thông tin. B. Ngăn cản sinh tổng hợp ARN-polymerase phụ thuộc AND. C. Gắn vào sợi ARN khuôn, ngăn không cho hai sợi tách ra. D. Làm cho ARN tan thành từng mảnh. Đáp án: Câu B 49. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào vi khuẩn theo cơ chế: A. Phá hủy enzym làm rối loạn quá trình chuyển hóa tạo ra các chất cần thiết cho vi khuẩn. B. Phá hủy màng bào tương nên vi khuẩn không hấp thu được acid folic. C. Phá hủy vách nên vi khuẩn không hấp thu được các chất cần thiết. D. Ngăn cản quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất cần thiết cho vi khuẩn phát triển. Đáp án: Câu D 50. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn do: A. Kháng sinh ức chế tổng hợp màng bào tương vi khuẩn. B. Kháng sinh ức chế tổng hợp vỏ vi khuẩn. C. Kháng sinh ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn. D. Kháng sinh ức chế sự nhân lên của vi khuẩn ở nhiễm sắc thể. Đáp án: Câu C 51. Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho: A. Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt. B. Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt. C. Vách không còn khả năng phân chia trong quá trình nhân lên nên vi khuẩn bị tiêu diệt. D. Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt. Đáp án: Câu A 52. Chất sát khuẩn là những chất: A. Ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở mức độ phân tử B. Gây độc hại cho mô sống của cơ thể C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật hay sát trùng ngoài da D. Độc tính cao nên không thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da Đáp án: Câu B 53. Chất tẩy uế có đặc điểm: A. Có nguồn gốc từ các chất hóa học hay từ động vật, thực vật. B. Chỉ dùng để tẩy uế đồ vật. C. Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nên có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da. D. Có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn. Đáp án: Câu B 54. Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn: A. Có bốn dạng đề kháng: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng thu được. B. Đề kháng giả được chia thành hai nhóm: đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. C. Đề kháng thật được chia thành hai nhóm: đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. D. Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc di truyền. Đáp án: Câu C 55. Đặc điểm của đề kháng tự nhiên của vi khuẩn kháng kháng sinh: A. Không phụ thuộc vào yếu tố di truyền. B. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid. C. Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số thuốc kháng sinh nhất định. D. Các gien đề kháng nằm trên nhiễm sắc thể hay plasmid hoặc transposon. Đáp án: Câu C 56. Đặc điểm đề kháng thu được của vi khuẩn kháng kháng sinh: A. Do đột biến hoặc nhận được gien đề kháng làm cho một vi khuẩn đang từ không trở nên có gien đề kháng. B. Không do nguồn gốc di truyền. C. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid. D. Chỉ có ở những vi khuẩn có plasmid và có pili giới tính. Đáp án: Câu A 57. Đặc điểm của đề kháng giả của vi khuẩn kháng kháng sinh: A. Có biểu hiện là đề kháng, do nguồn gốc di truyền. B. Một số vi khuẩn không chịu tác động của một số thuốc kháng sinh nhất định. C. Các gien đề kháng có thể được truyền thông qua các hình thức vận chuyển khác nhau. D. Đề kháng nhưng không do nguồn gốc di truyền. Đáp án: Câu D 58. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách: A. Làm giảm tính thấm của vách. B. Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương. C. Làm giảm tính thấm của màng nhân. D. Làm giảm tính thấm của vỏ. Đáp án: Câu B 59. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách: A. Không cần màng nguyên tương vẫn có thể tồn tại được. B. Tạo ra một protein đưa ra màng, ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào. C. tạo ra một protein đưa ra vách, ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào. D. Làm mất khả năng vận chuyển qua màng do phá hủy màng nguyên tương. Đáp án: Câu B 60. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách làm thay đổi đích tác động, nên kháng sinh: A. Không bám được vào đích, vì vậy không phát huy được tác dụng. B. Không bám được vào vách tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng. C. Không bám được vào vỏ tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng. D. Không bám được vào màng nguyên tương tế bào, vì vậy không phát huy được tác dụng. Đáp án: Câu A 61. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra enzym, các enzym này có thể: A. Biến đổi cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh làm thuốc mất tác dụng. B. Biến đổi cấu trúc hóa học của isoenzym làm các isoenzym mất tác dụng. C. Tạo ra các isoenzym phá hủy cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh. D. Tạo ra các isoenzym phá hủy màng nguyên tương nên kháng sinh không còn đích tác động. Đáp án: Câu A 62. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách: A. Tạo ra vỏ bao ngoài ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào. B. Phá hủy tiểu phần 30S hay 50S nên thuốc không bám được vào đích, vì vậy không phát huy được tác dụng. C. Tạo ra các enzym có tác dụng ngăn cản kháng sinh ngấm vào tế bào. D. Tạo ra các enzym phá hủy cấu trúc hóa học của kháng sinh. Đáp án: Câu D 63. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế: A. Vi khuẩn sản xuất men để phá hủy hoạt tính của thuốc. B. Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc. C. Vi khuẩn không còn men nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh. D. Vi khuẩn không còn màng tế bào. Đáp án: Câu A 64. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế: A. Vi khuẩn tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh nữa nên không chịu ảnh hưởng của thuốc. B. Điểm gắn của thuốc vào men đã bị thay đổi. C. Thay đổi đường biến dưỡng của men chuyển hóa. D. Điểm gắn của thuốc vào protein cấu trúc không còn. Đáp án: Câu A. 65. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế: A. Vi khuẩn thay đổi cấu trúc của ribosom. B. Vi khuẩn thay đổi khả năng thẩm thấu của màng nguyên tương. C. Vi khuẩn sản xuất colixin để phá hủy hoạt tính của thuốc. D. Vi khuẩn sản xuất plasmid để phá hủy hoạt tính của thuốc. Đáp án: Câu B 66. Gien đề kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn được lan truyền theo cơ chế: A. Chỉ truyền dọc sang các thế hệ sau qua sự phân chia tế bào. B. Chỉ truyền ngang giữa các vi khuẩn cùng loài. C. Có thể truyền ngang giữa các vi khuẩn khác loài. D. Chỉ truyền được gien kháng thuốc ở những vi khuẩn có pili. Đáp án: Câu C 67. Gien đề kháng kháng sinh có thể lan truyền trên bốn phương diện, là: A. Biến nạp, tải nạp, tiếp hợp và chuyển vị trí. B. Trong tế bào; giữa các tế bào; trong quần thể vi sinh vật; trong quần thể đại sinh vật. C. Truyền dọc; truyền ngang giữa vi khuẩn cùng loàI và khác loài; tải nạp; đột biến. D. Truyền dọc; truyền ngang; thông qua các hình thức vận chuyển di truyền; đột biến. Đáp án: Câu B 68. Đặc điểm dạng đề kháng giả trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn: A. Chiếm phần lớn trong kháng thuốc của vi khuẩn. B. Xảy ra ở những vi khuẩn nội tế bào. C. Không do nguồn gốc di truyền. D. Có nguồn gốc di truyền hoặc không di truyền. Đáp án: Câu C 69. Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn: A. Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn. B. Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu. C. Các gien đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon. D. Gien đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-. Đáp án: Câu C 70. Plasmid mang các gen kháng thuốc và kim loại nặng gọi là: A. R-plasmid. B. RTF. C. R determinant. D. Yếu tố F.
Tài liệu liên quan