Trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại khoa Sơ sinh – Bệnh viện Nhi đồng I

Các bà mẹ có con nhập viện tại khoa Sơ sinh – bệnh viện Nhi Đồng I được giả thiết là bị đau khổ nặng. Mục tiêu: Xác định mức độ và tỷ lệ trầm cảm dựa trên thang lượng giá EPDS và các yếu tố có thể liên quan đến trầm cảm của bà mẹ. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt, nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính, các bà mẹ có con sinh non đang điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I được chọn vào nhóm nghiên cứu từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011, đồng ý tham gia hợp tác. Kết quả: Điểm EPDS trung bình trong khảo sát 15,83 ± 5,785 (5 – 28). 29,2% bà mẹ có EPDS <13 điểm. 70,8% bà mẹ có EPDS ≥ 13 điểm. 27,1% bà mẹ có tư tưởng tự tử. Kết luận: Với số điểm EPDS cao trong khảo sát này, chúng tôi mong muốn các bà mẹ có con nằm ở phòng cấp cứu khoa Sơ sinh được tầm soát về trầm cảm sau sinh thường quy hơn. Đồng thời có sự chăm sóc thích hợp nhất cho các bà mẹ này về y tế và tâm lý.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại khoa Sơ sinh – Bệnh viện Nhi đồng I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 70 TRẦM CẢM Ở BÀ MẸ CÓ CON SINH NON ĐANG NẰM VIỆN TẠI KHOA SƠ SINH – BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Phạm Ngọc Thanh*, Isabelle Santarelli*, Phạm Thị Yến Trinh*, Dương Tố Trân* TÓM TẮT Các bà mẹ có con nhập viện tại khoa Sơ sinh – bệnh viện Nhi Đồng I được giả thiết là bị đau khổ nặng. Mục tiêu: Xác định mức độ và tỷ lệ trầm cảm dựa trên thang lượng giá EPDS và các yếu tố có thể liên quan đến trầm cảm của bà mẹ. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt, nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính, các bà mẹ có con sinh non đang điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I được chọn vào nhóm nghiên cứu từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011, đồng ý tham gia hợp tác. Kết quả: Điểm EPDS trung bình trong khảo sát 15,83 ± 5,785 (5 – 28). 29,2% bà mẹ có EPDS <13 điểm. 70,8% bà mẹ có EPDS ≥ 13 điểm. 27,1% bà mẹ có tư tưởng tự tử. Kết luận: Với số điểm EPDS cao trong khảo sát này, chúng tôi mong muốn các bà mẹ có con nằm ở phòng cấp cứu khoa Sơ sinh được tầm soát về trầm cảm sau sinh thường quy hơn. Đồng thời có sự chăm sóc thích hợp nhất cho các bà mẹ này về y tế và tâm lý. Từ khóa: trầm cảm sau sinh, bà mẹ, trẻ sinh non, EPDS. ABSTRACT DEPRESSION IN MOTHERS OF PREMATURE NEONATES HOSPITALIZED IN NEONATALOGY- DEPARTMENT OF CHILDREN’S HOSPITAL 1 Pham Ngoc Thanh, Isabelle Santarelli, Pham Thi Yen Trinh, Duong To Tran * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 70 - 75 Mothers of neonates admitted in the Department of Neonatology - Children's Hospital are believed to have severe distress. Objectives: To determine the level and percentage of depression based on the Edinburg Postpartum Depression Scale (EPDS) and other factors related to maternal depression. Methodology: This was a prospective and serial descriptive study with a combination of quantitative and qualitative research. The mothers of premature neonates treated in the Department of Neonatology of Children's Hospital I were selected in the study from 12/2010 to 5/2011, with their consent. Results: The average EPDS score was 15.83 ± 5.785 (5 – 28). 29.2% of mothers with EPDS <13 points. 70.8% of mothers with EPDS ≥ 13 points. 27.1% of mothers had suicidal thoughts Conclusion: With a high EPDS score of the mothers in this survey, we wish all the mothers of premature neonates hospitalized in the emergency room of the Neonatology department should be screened for postpartum depression. Simultaneously these depressed mothers need medical and psychological care. Keywords: postpartum, mothers, premature neonates, EPDS ĐẶT VẤN ĐỀ Chức năng làm mẹ mới bao gồm nhiều thay đổi đột xuất và được nhìn nhận như một biến cố gây stress trong đời(6,5). Các nghiên cứu gần đây cho thấy 10 – 15% phụ nữ có trầm cảm * Tâm lý & Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: CN Phạm Thị Yến Trinh, ĐT: 0903312064, Email: phamtrinh64@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 71 sau sinh, và 10% có rối loạn lo âu sau sinh(4,12). Mặc dù các yếu tố nguy cơ tiên báo trầm cảm sau sinh đã được nghiên cứu chi tiết ở các bà mẹ có con sinh đủ tháng và lành mạnh, hiện nay vẫn còn nghiên cứu hạn chế về các vấn đề tâm lý của người mẹ có con sinh non sau khi trẻ được nhập viện. Việc bà mẹ trầm cảm sau sinh kết hợp với việc trẻ sinh non nằm viện ảnh hưởng ít nhiều đến mối quan hệ sớm mẹ - con. Những ảnh hưởng trong thời kỳ này đã được nhiều nhà tâm lý và phân tâm nhấn mạnh rằng phần lớn các chứng tâm bệnh bắt nguồn từ các rối nhiễu trong mối quan hệ sớm mẹ - con. Do vậy muốn tiếp cận dự phòng và trị liệu trong lĩnh vực tâm bệnh ở trẻ nhỏ đòi hỏi hiểu biết và kinh nghiệm về khủng hoảng tâm lý của thời kỳ sinh con với những gian truân của nó(3). Ở các nước phương Tây, tâm lý sản phụ trên góc độ trầm cảm sau sinh đã được nghiên cứu từ lâu. Marcé (Chuyên luận-1858) là người đầu tiên nêu lên các hiện tượng trầm cảm sau sinh. Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới thích nghi của sản phụ suốt thời kỳ mang thai, tới lúc sinh và sau khi sinh(3). Ở Việt Nam, ngành y tế đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ nâng cao sức khỏe thể chất của sản phụ và sơ sinh, song về mặt tâm lý còn ít được quan tâm. Chỉ vài năm nay, lĩnh vực này mới được tìm hiểu, khai tâm cho các nhà sản phụ khoa, nhi khoa và tâm lý để cùng tiếp cận, chẩn đoán, phòng và trị liệu cho sản phụ và sơ sinh(3). Những nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây phát hiện ra rằng trong giai đoạn hậu sản, một giai đoạn dễ nhạy cảm với những thay đổi trong cuộc sống của bà mẹ và đứa trẻ mới sinh, thì rối loạn tâm lý thường gặp nhất là trầm cảm(7,8). Trầm cảm sau sinh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và với đứa trẻ vừa mới sinh. Một trong những hậu quả trầm trọng của trầm cảm sau sinh là bà mẹ có thể xuất hiện những ý nghĩ, hành vi tự sát, tự hủy hoại bản thân và có thể giết chết đứa trẻ vừa mới sinh(7,8). Vì thế chúng tôi nghĩ việc thực hiện nghiên cứu về đề tài này sẽ thú vị và sáng tạo. Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi thực hiện việc phân tích yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ y tế / tâm lý cho các bà mẹ này để có thể đề nghị sự chăm sóc thích hợp nhất cho họ. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát mức độ trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non đang nằm điều trị tại khoa Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Đồng I Mục tiêu chuyên biệt Mô tả đặc điểm dịch tễ học, và các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý trầm cảm. Mô tả các yếu tố liên quan đến trầm cảm của bà mẹ. Xác định mức độ trầm cảm dựa trên thang lượng giá EPDS Xác định tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non nằm viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số chọn mẫu Các bà mẹ có con sinh non đang điều trị tại khoa Sơ Sinh từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011, đồng ý tham gia hợp tác. Địa điểm nghiên cứu Khoa Sơ Sinh (lầu 2) bệnh viện Nhi Đồng I Phương tiện thu thập dữ liệu và thời gian Các bà mẹ được liên lạc trong khoa Sơ Sinh của Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 12/2010 đến tháng 5/2011) Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt, nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính, các bà mẹ có con sinh non đang điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I được chọn vào nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 72 Mẫu nghiên cứu Tính chất và phạm vi: dự kiến 100 phụ nữ là bà mẹ của trẻ sinh non đang nằm viện. Trong thời gian 6 tháng, tuy số trẻ nhập viện đông nhưng để thỏa điều kiện chọn mẩu là các bà mẹ đang nuôi con trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện thì số mẫu không thể đủ. Do trong thời gian này các bà mẹ sinh con còn non ngày tháng nên không được gia đình đồng ý cho đến bệnh viện nuôi con. Chính vì thế số mẫu nghiên cứu chỉ đạt được n = 48 Các bước tiến hành Chọn tất cả các phụ nữ là các bà mẹ có con sinh non đang điều trị tại khoa Sơ Sinh (lầu 2) bệnh viện Nhi Đồng I, nhập khoa sơ sinh trong vòng 48 giờ. Giải thích và làm phiếu thông tin thu thập từ hồ sơ bệnh án. Tiếp xúc trực tiếp để thông báo và giải thích cho các bà mẹ hiểu về mục tiêu nghiên cứu và giấy đề nghị hợp tác. Thực hiện thang lượng giá trầm cảm: Edinburg Postpartum Depression Scale (EPDS). Thực hiện phỏng vấn. Cách thu thập số liệu Sau khi bà mẹ được giải thích và đồng ý tham gia nghiên cứu, thành viên của nhóm nghiên cứu tại khoa Sơ sinh thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án của trẻ. Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt. Cuộc phỏng vấn được tiến hành tại một phòng của khoa Sơ Sinh hoặc đơn vị Tâm lý, thời gian cho một cuộc phỏng vấn 20 – 30 phút/ bà mẹ. (không ghi âm theo ý kiến của các bà mẹ). Mỗi bà mẹ được cấp một bộ công cụ đánh giá gồm: bảng câu hỏi và thang lượng giá trầm cảm: Edinburg Postpartum Depression Scale (EPDS). Các bà mẹ được hướng dẫn trả lời câu hỏi theo thời gian của họ và phản ảnh ý kiến cũng như cảm xúc của riêng họ mà không tham khảo ý kiến của người khác. Những bà mẹ khó hiểu quy trình và bảng câu hỏi sẽ được thành viên nhóm nghiên cứu hỗ trợ. Công cụ thu thập số liệu Edinburg Postpartum Depression Scale (EPDS): Đây là thang điểm dùng để đánh giá các triệu chứng trầm cảm của bà mẹ trong thời gian sau sinh. Thang điểm gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn với điểm số từ 0 đến 3, bà mẹ đánh dấu vào một câu mà mình lựa chọn. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận (từ 0 đến 30 điểm). Những bà mẹ nào có số điểm ≥ 13 được chẩn đoán là trầm cảm sau sinh(4). Thang EPDS tập trung vào các triệu chứng trầm cảm đặc hiệu của thời gian sau sinh. Độ nhạy và độ chuyên biệt tốt đã được báo cáo tại Anh quốc(2,1). Bảng câu hỏi: đã được soạn sẳn bao gồm về đặc tính dân số học của các bà mẹ, những nghịch cảnh trước sinh, chất lượng sống, chất lượng và số lượng mạng lưới nâng đỡ xã hội (nguồn lực, cấu trúc gia đình). Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn để giúp thực hiện phân tích định tính trầm cảm và yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ y tế / tâm lý. Nội dung phỏng vấn (phụ lục 1, 2, 3) Khái niệm và thuật ngữ Trầm cảm (F32): Theo bảng phân loại DSM- IV và ICD-10: trong các giai đoạn trầm cảm điển hình nhẹ, trung bình, hoặc nặng bệnh nhân bị giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động. Khả năng thích thú, quan tâm và tập trung đều giảm sút và thường mệt mỏi rõ rệt dù chỉ là một cố gắng rất nhỏ sau khi cố gắng dù là rất ít. Thường có rối loạn giấc ngủ và ăn kém ngon miệng, sút cân và khả năng tình dục kém.Tính tự trọng và sự tự tin hầu như luôn luôn giảm sút. Phỏng vấn: Là một phương pháp thu thập thông tin bằng cách trưng cầu ý kiến thông qua trò chuyện. Trong phỏng vấn lâm sàng, không chỉ quan tâm đến chất lượng nội dung các câu trả lời (các cử điệu, ý kiến, thái độ, liên tưởng tư Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 73 duy) mà cả những hành vi cụ thể của các bà mẹ (giọng nói, điệu bộ, nhầm lẫn)(10). Phân tích số liệu Phân tích kết quả dựa trên phần mềm SPSS 16.0. Chúng tôi sử dụng số liệu thống kê dựa trên các triệu chứng trầm cảm khác nhau được quan sát. Sau đó chúng tôi so sánh kết quả thu được của các đối tượng được phỏng vấn. Phân tích định tính sẽ giúp phân tích chi tiết hơn về các triệu chứng trầm cảm khác nhau này và các yêu cầu trợ giúp và hỗ trợ tâm lý. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Kết quả xử lý với phần mềm SPSS 16.0 Đặc điểm dịch tễ học Tuổi trung bình của bà mẹ trong khảo sát: 25,67 ± 5,575 (18 – 41). 72,9% bà mẹ ở lứa tuổi 20 – 30. 81,2% bà mẹ ở tỉnh. 77,1% có trình độ học vấn ≤ cấp 2. 45,8% bà mẹ có thai ngoài ý muốn. 75% bà mẹ sinh con đầu lòng. Tuổi thai trung bình 30,21± 2,721 (25 – 36). Cân nặng lúc sinh trung bình 1525,62 ± 342,705 (1000 – 2400). Đặc điểm Dịch tễ N = 48 (%) < 20 6 (12,5) 20 - 30 35 (72,9) Tuổi của mẹ > 30 7 (14,6) Tỉnh 39 (81,2) Nơi ở Thành phố 9 (18,8) Con so 36 (75) Số con Con rạ 12 (25) ≤ cấp 2 37 (77,1) Trình độ văn hóa của mẹ ≥ cấp 3 11 (22,9) Có chuẩn bị 26 (54,2) Lần này có thai Ngoài ý muốn 22 (45,8) Trí thức 4 (8,3) Công nhân 13 (27,1) Nông dân 6 (12,5) Tự do 8 (35,4) Nghề nghiệp Nội trợ 17 (35,4) Bảng 1: Đặc điểm dân số học Mô tả các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý trầm cảm Trong lúc tiếp xúc có 87,5% các bà mẹ đã khóc thật nhiều, họ luôn cảm thấy buồn và không quan tâm đến những sự việc xung quanh, không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động mà trước kia ưa thích như xem phim, nghe nhạc Họ không muốn ăn, luôn cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc có mặc cảm tội lỗi. Họ cảm thấy bi quan về tương lai và có suy nghĩ đến cái chết. 100% bà mẹ có rối loạn giấc ngủ, luôn cảm thấy bồn chồn, lo âu, dễ tức giận. Có 64.6% thiếu tự tin vào khả năng làm mẹ, không muốn chăm sóc con hay sợ mình sẽ làm hại đứa bé. 70,8% bà mẹ có thay đổi tính khí. Bảng 2. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý trầm cảm Đặc điểm N = 48 (%) Khóc Có 42 (87,5) không 6 (12,5) Thiếu tự tin vào Có 31 (64,6) khả năng làm mẹ không 17 (35,4) Thay đổi tính khí Có 34 (70,8) không 14 (29,2) Thái độ của bà mẹ 35,4% có thể nói dễ dàng các vấn đề của mình. 41,7% khóc nhiều nhưng tỏ ra khép kín hơn. 22,9% bà mẹ đau khổ đến mức thể hiện hung bạo qua lời nói. Các yếu tố có thể liên quan đến trầm cảm của bà mẹ Có 62,5% bà mẹ gặp khó khăn, đau khổ với gia đình trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Trong đó có 6,2% bị gia đình chồng bắt buộc li dị với lý do không có khả năng sinh con tốt, sinh con trai. 6,2% bà mẹ có con sinh đôi chết. Trong nghiên cứu của BS Lâm Xuân Điền ghi nhận tử vong sơ sinh liên quan có ý nghĩa đến trầm cảm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 74 sau sinh(8). 50% có mối quan hệ xấu với chồng. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Glasser (Israel) và Johanson R (Anh) cho rằng sự không hòa hợp trong hôn nhân ở sản phụ là một trong những yếu tố dự báo tốt nhất hay có liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện trầm cảm sau sinh(8). 87,5% bà mẹ quá lo lắng cho sức khỏe của con. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Glasser (Israel) cho rằng các vấn đề sức khỏe kéo dài ở đứa con cũng là một trong những yếu tố dự báo tốt nhất về sự xuất hiện của trầm cảm sau sinh hay theo tác giả ManlKD (USA) thì mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh nếu trẻ sơ sinh có >1 vấn đề phải khám đa khoa hay phải nhập phòng cấp cứu dù chỉ 1 lần(8). 45,8% bà mẹ không mong muốn có con, điều này cũng phù hợp với nhận định của tác giả Neter E (USA) cho rằng những sản phụ cảm thấy hài lòng với lần sanh này thì sẽ ít bị trầm cảm hơn hoặc với tác giả Như Ngọc (VN) cho rằng không mong đợi có liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm sau sinh(8). Có 70,8% bà mẹ thiếu sự nâng đỡ tâm lý. 75% bà mẹ có nhu cầu được trò chuyện tâm sự trong đó 41.7% tâm sự riêng tư (nâng đỡ tâm lý cá nhân). 27,1% bà mẹ mong được chia sẻ với những bà mẹ khác (nâng đỡ tâm lý nhóm). 6,2% bà mẹ mong được nâng đỡ tâm lý cá nhân và nhóm. Mức độ trầm cảm dựa trên thang lượng giá EPDS Điểm EPDS trung bình trong khảo sát 15,83 ± 5,785 (5 – 28). 29,2% bà mẹ có EPDS <13 điểm. 70,8% bà mẹ có EPDS ≥ 13 điểm. 27,1% bà mẹ có tư tưởng tự tử. Tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non nằm viện Chúng tôi thực hiện khảo sát trên 48 bà mẹ có con sinh non đang nằm điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng I qua bảng EPDS, số bà mẹ có EPDS ≥ 13 điểm chiếm 70,8% (34 bà mẹ). Trong nghiên cứu của Lương Bạch Lan (2009) trầm cảm sau sinh của bà mẹ là 11,6%, nhóm sản phụ có con gửi dưỡng nhi của Nguyễn Mai Hạnh (2005)(9) là 29,6%, kết quả của Lâm Xuân Điền (2002)(8) là 10,8%. Điều này có thể do cách tiến hành nghiên cứu chọn mẩu của chúng tôi, đây là các bà mẹ có con bệnh nặng nằm phòng cấp cứu của khoa sơ sinh. Các bà mẹ này có địa chỉ cư trú ở tỉnh là 81,2%, có nghĩa là trẻ đã được sinh ra ở địa phương và trẻ bị cách ly mẹ-con trước khi trẻ được nhập viện tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1. Cũng có thể do căng thẳng của môi trường khoa Sơ sinh, sự cách ly thể chất và sự cảm xúc của bà mẹ đối với trẻ. Sinh ra một trẻ thiếu tháng là một cú sốc. Tất cả công việc mang thai cũng như chuẩn bị cho chuyển dạ và sự ra đời của đứa trẻ bị cắt đứt. Đối với bà mẹ, đẻ non là một trải nghiệm đau đớn và mặc cảm tội lỗi có thể dẫn bà mẹ tới trầm cảm và tự đánh giá thấp mình(11). Sự ra đời và nằm viện của một trẻ sinh non là sự đau khổ tâm lý rất lớn cho bà mẹ. Bà mẹ đau buồn và tự buộc tội mình. Đặc biệt sự thiếu nâng đỡ xã hội, xung đột vợ chồng, gia đình và các biến cố gây căng thẳng trong cuộc sống làm tăng có ý nghĩa sự trầm cảm sau sinh(2). Trong khảo sát của chúng tôi 13 bà mẹ có tư tưởng tự tử chiếm 27,1% ít hơn tỷ lệ 41,2% của Lâm Xuân Điền(8) nhưng là một thực trạng đáng được quan tâm hỗ trợ kịp thời, nếu không được phát hiện và điều trị, trầm cảm ở bà mẹ sau sinh có thể làm tăng nguy cơ bệnh tâm thần và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần và nhân cách của trẻ trong tương lai. KẾT LUẬN Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới ước tính đến năm 2020, rối loạn ức chế tâm thần sẽ là nguyên nhân đứng thứ hai trong gánh nặng về sức khỏe toàn cầu(13). Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nhân viên y tế phát hiện các bà mẹ trầm cảm để giúp cho sự tương tác mẹ - con tốt hơn. Với số điểm EPDS cao trong khảo sát này, chúng tôi mong muốn các bà mẹ có con nằm ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 75 phòng cấp cứu khoa sơ sinh được tầm soát về trầm cảm sau sinh thường quy hơn. Đồng thời có sự chăm sóc thích hợp nhất cho các bà mẹ này về y tế và tâm lý trong thời gian có con đang nằm điều trị trong bệnh viện, cũng như hướng dẫn tái khám, theo dõi sau khi ra viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Appleby L, Warner R, Whitton A, and Faragher B (1997), “A controlled study of fluoxetine and cognitive-behavioural counselling in the treatment of postnatal depression,” British Medical Journal, vol. 314, no. 7085, pp. 932–936. 2. Cox JL., Holden JM., and Sagovsky R (1987), “Detection of postnatal depression: development of the 10-item Edinburgh Postnatal Depression Scale,” British Journal of Psychiatry, vol. 150, pp. 782–786. 3. Đặng Phương Kiệt (2000). “Những vấn đề tâm lý và văn hóa hiện đại.”. Tâm lý sản phụ sơ sinh và quan hệ sớm mẹ-con. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội: 236 - 238. 4. Halbreich U. (2005), “The association between pregnancy processes, preterm delivery, low birth weight, and postpartum depressions—the need for interdisciplinary integration,” American Journal of Obstetrics and Gynecology, vol. 193, no. 4, pp. 1312–1322. 5. Halbreich U. and Karkun S. (2006), “Cross-cultural and social diversity of prevalence of postpartum depression and depressive symptoms,” Journal of Affective Disorders, vol. 91, no. 2-3, pp. 97– 111. 6. Hall PL and Wittkowski (2006), “An exploration of negative thoughts as a normal phenomenon after childbirth,” Journal of Midwifery and Women's Health A, vol. 51, no. 5, pp. 321–330. 7. Jason J et al. (1983), “Homicide as a cause of pediatric mortality in the United”, Pediatric,72. 8. Lâm Xuân Điền, Lê Quốc Nam. (2002), “Khảo sát tỉ lệ rối loạn trầm cảm sau sanh ở các sản phụ đến sanh tại bệnh viện Từ Dũ”. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học năm 2002 Bệnh viện Tâm Thần TPHCM. 9. Nguyễn Mai Hạnh. (2005), “Yếu tố nguy cơ của Trầm cảm sau sinh”. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa II Trường Đại Học Y Dược Tp.HCM. 10. Vũ Dũng (2008) “Từ điển Tâm lý học” Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện tâm lý học 619-620 11. Vũ Thị Chín (1997) “Bước đầu tìm hiều tâm lý sản phụ và quan hệ sớm mẹ con ở Việt Nam ”; 1997:4.12:221-341. 12. Wisner KL, Parry BL, and Piontek CM (2002), “Postpartum depression,” The New England Journal of Medicine, vol. 347, no. 3, pp. 194–199. 13. World Health Organization. (2001), “World Health Report. Mental Health: New Understanding, New Hope.” Geneva: World Health Organization.
Tài liệu liên quan