Tỷ lệ các nhóm bệnh lý thận - tiết niệu và phân loại bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận ước tính ở bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thận - Tiết niệu 2008-2010

Đặt vấn đề:Bệnh thận mạn là một vấn đề y tế toàn cầu trong đó chi phí của điều trị thay thế cho bệnh thận giai đoạn cuối là gánh nặng mang tính xã hội. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằmmục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ các nhóm bệnh lý Thận-Tiết niệu và phân loại bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận ước tính ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Thận-Tiết Niệu từ 2008 đến 2010. Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu hồi cứu 7614 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thận- Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2008 đến 12/2010. Kết quả:Tuổi trung bình là 44,2± 17,3 (16-93 tuổi), nam: 51,6% (n=3926), nữ: 48,4% (n=3688). Phân loại theo nhóm bệnh lý thì tỷ lệ cao nhất là bệnh thận giai đoạn cuối 58,9% (n=4488), sau đó là bệnh cầu thận: 29,6% (n=2257). Phân bố loại bệnh nhân theo mức lọc cầu thận thì bệnh nhân với mức lọc cầu thận <15 ml/phút/1.73m2 chiếm tỷ lệ cao nhất: 60,9%, tiếp theo là ở các giai đoạn bệnh thận giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 là 10,8%, 11,2%, 9,8% và 7,3%. Kết luận:Bệnh nhân vào viện chủ yếu ở giai đoạn muộn, giai đoạn 5 là 60,9%. Như vậy, một số lượng lớn bệnh nhân cần điều trị thay thế thận và rất cần thiết lập kế hoạch để điều trị cho nhóm bệnh nhân này.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ các nhóm bệnh lý thận - tiết niệu và phân loại bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận ước tính ở bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thận - Tiết niệu 2008-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 243 TỶ LỆ CÁC NHÓM BỆNH LÝ THẬN-TIẾT NIỆU VÀ PHÂN LOẠI BỆNH THẬN MẠN THEO MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA THẬN-TIẾT NIỆU 2008-2010 Vương Tuyết Mai*, Đinh Thị Kim Dung** TÓM TẮT Đặt vấn đề:Bệnh thận mạn là một vấn đề y tế toàn cầu trong đó chi phí của điều trị thay thế cho bệnh thận giai đoạn cuối là gánh nặng mang tính xã hội. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằmmục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ các nhóm bệnh lý Thận-Tiết niệu và phân loại bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận ước tính ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Thận-Tiết Niệu từ 2008 đến 2010. Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu hồi cứu 7614 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thận- Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2008 đến 12/2010. Kết quả:Tuổi trung bình là 44,2± 17,3 (16-93 tuổi), nam: 51,6% (n=3926), nữ: 48,4% (n=3688). Phân loại theo nhóm bệnh lý thì tỷ lệ cao nhất là bệnh thận giai đoạn cuối 58,9% (n=4488), sau đó là bệnh cầu thận: 29,6% (n=2257). Phân bố loại bệnh nhân theo mức lọc cầu thận thì bệnh nhân với mức lọc cầu thận <15 ml/phút/1.73m2 chiếm tỷ lệ cao nhất: 60,9%, tiếp theo là ở các giai đoạn bệnh thận giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 là 10,8%, 11,2%, 9,8% và 7,3%. Kết luận:Bệnh nhân vào viện chủ yếu ở giai đoạn muộn, giai đoạn 5 là 60,9%. Như vậy, một số lượng lớn bệnh nhân cần điều trị thay thế thận và rất cần thiết lập kế hoạch để điều trị cho nhóm bệnh nhân này. Từ khoá: Bệnh thận mạn, bệnh thận giai đoạn cuối. ABSTRACT THEPROPORTION OFNEPHRO-UROLOGY DISEASES ANDCLASSIFICATIONOFCHRONIC KIDNEY DISEASEBYEGFRIN THE IN-PATIENTS WHO WEREHOSPITALIZEDINTHEDEPARTMENTOFNEPH-UROLOGY FROM2008TO2010 Vuong Tuyet Mai, Dinh Thi Kim Dung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 242 - 246 Background:Chronic kidney diseasehas been beingaglobalhealthproblemin whichthecostof renal replacement therapyforend-stage renaldiseaseis asocialburden. Therefore, theaim of this study wastofindouttheproportion ofnephro-urology diseases andclassificationofchronic kidney diseasebyestimatedglomerular filtration rate (eGFR)in the in-patients who werehospitalizedintheDepartmentofNeph-Urology from2008to2010. Patients and methods: One retrospectivestudywith7614 in-patients who were hospitalizedat the Department ofNeph-Urology, Bach Mai Hospitalfrom01/2008 to12/2010. Results:Mean age of patients were 44.2 ± 17.3 years (range 16-93 years old), the percentage of male was 51.6% (n=3,926) and female was 48.4% (n=3,688). In the proportion of nephro-urology diseases, the most common was the end stage renal disease with 58.9% (n=4,488), following by glomerulonephritis with 29.6% (n=2257). In the classificationbyeGFR, patients with eGFR<15 ml/min/1.73m2 were the highest percentage, that was 60,9%, chronic kidney disease stage 1 to 4 were 10.8%, 11.2%, 9.8% and 7.3% respectively. Conclusions: There were the most of patients treated in the hospital atthelatestage; chronic kidney disease * Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội; **Khoa Thận-Tiết Niệu, Bệnh viện Bạch Mai Tác giả liên lạc:TS. BS. Vương Tuyết Mai ĐT: 0915 518 775 Email: vuongtuyetmai@gmail.com NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 244 stage5was60.9%. Thus, there were a large number ofpatients requiringrenalreplacementtherapyand an essential needfor treatmentplanningforthisgroup of patients. Keywords: Chronic Kidney Disease, End Stage Renal Disease. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoảng 10 năm trở lại đây, bệnh thận mạn được công nhận như một vấn đề y tế toàn cầu, trong đó đặc biệt là gánh nặng của điều trị thay thế cho bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối(1). Những dữ liệu từ các khu vực khác nhau trên toàn thế giới cũng đã cho thấy rõ bệnh thận mạn là cơ hội cho sự phát triển bệnh lý tim mạch và gây tăng đáng kể tỷ lệ tử vong(2). Do đó, việc công bố những cơ sở dữ liệu của bệnh thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối là việc làm vô cùng cần thiết để có một kế hoạch quản lý cho những đối tượng bệnh nhân này. Những thông tin về số lượng bệnh nhân giúp cho việc xác định lĩnh vực ưu tiên trong các kế hoạch chăm sóc sức khỏe dài hạn của nghành y tế, thậm chí ở một số nước việc nộp thông tin về bệnh thận giai đoạn cuối được liên kết đến cơ quan đăng ký để kinh phí được dự toán và yêu cầu cả sự hỗ trợ tự nguyện của bệnh nhân. Chính vì vậy nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ các nhóm bệnh lý Thận-Tiết niệu và phân loại bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận ước tính ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Thận-Tiết Niệu từ năm 2008 đến 2010. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu hồi cứu tổng kết dữ liệu từ 7614 bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Thận- Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2010. Các thông tin thu thập theo theo các thông số thống nhất. Các số liệu được mã hóa và xử lý bằng chương trình SPSS 17.0. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 44,2 ± 17,3, tuổi thấp nhất là 16, cao nhất là 93. Trong tổng số bệnh nhân trong 3 năm tỷ lệ bệnh nhân nam là 51,6% (n=3926), bệnh nhân nữ là 48,4% (n=3688), phân bố đồng đều nam và nữ trong từng năm. Về phân bố về địa dư, bệnh nhân sinh sống chủ yếu ở nông thôn chiếm tỷ lệ 84,4% (n=6421) như vậy tỷ lệ nông thôn/thành thị xấp xỉ 6/1. Tỷ lệ bệnh nhân làm ruộng cao nhất chiếm 53,4% (n=2507), điều này cũng phù hợp với địa dư bệnh nhân sinh sống chủ yếu là vùng nông thôn. Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh lý thận-tiết niệu Biểu đồ 1: Phân loại bệnh nhân theo theo nhóm bệnh lý trong cả quần thể nghiên cứu Phân loại các nhóm bệnh lý theo nhóm bệnh cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm bệnh thận giai đoạn cuối, tiếp theo đó là nhóm bệnh cầu thận. Bệnh lý tiết niệu và tổn thương thận cấp chiếm khoảng 5,2% và 2,8 % tổng số bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Thận-Tiết niệu trong thời gian 3 năm 2008-2010. Biểu đồ 2 phân loại theo từng năm cho thấy tỷ lệ phân bố tương đối đồng đều. Tỷ lệ cao nhất trong các năm là nhóm bệnh thận giai đoạn cuối, tiếp theo đó là nhóm bệnh cầu thận. Điều này xác định rõ hơn cho nhận xét kết quả của biểu đồ 1.Bệnh lý tiết niệu và tổn thương thận cấp trong tổng số bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Thận-Tiết niệu cũng tương tự trong từng năm 2008, 2009 và 2010. YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 245 Biểu đồ 2: Phân loại bệnh nhân theo theo nhóm bệnh lý trong từng năm Phân loại bệnh nhân theo phân loại bệnh thận mạn tính Trong phân loại bệnh thận mạn tính theo các mức độ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5 cho thấy. Trong phân bố bệnh thận mạn, bệnh nhân chủ yếu vào viện trong tình trạng mức lọc cầu thận tương đối thấp, ở giai đoạn 5 với mức lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1.73m2 chiếm tỷ lệ 60,9%, tiếp theo bệnh nhân vào viện ở các giai đoạn bệnh thận là tương đối tương đương với tỷ lệ lần lượt từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 là 10,8%, 11,2%, 9,8% và 7,3%. Biểu đồ 3: Phân loại bệnh nhân theo bệnh thận mạn tính Khi chia nhóm phân loại bệnh thận mạn tính theo các mức độ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5 theo giới tính cho thấy: Tỷ lệ phân bố các giai đoạn bệnh thận mạn ở các mức độ ở nam và nữ là tương đương nhau. Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 với mức lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1.73m2 chiếm tỷ lệ khá cao 64,4% ở nam và 57,3% ở nữ. Bệnh nhân ở các giai đoạn giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 cũng phân bố đồng đều ở nam và nữ. Khi chia nhóm phân loại bệnh thận mạn tính theo các mức độ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5 theo nhóm tuổi cho thấy có sự khác biệt thống kê với (p<0,0001). Tỷ lệ phân bố giai đoạn bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 với mức lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1.73m2 thì chiếm tỷ lệ cao nhất là ở nhóm >70 tuổi là 6,9% trong khi đó ở nhóm <20 tuổi chỉ là 0,2%. Ngược lại ở bệnh thận giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ khá cao ở nhóm bệnh thận trẻ tuổi 20 tuổi là 2,8%, trong khi đó ở nhóm >70 tuổi là 1,8%. Ở các nhóm bệnh thận mạn tính khác từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4 cũng cho thấy ở bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là nhóm>70 tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm <20 tuổi. Sự khác biệt này là có ý ngĩa thống kê với p<0,0001. BÀN LUẬN Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 44,2 ± 17,3, tuổi thấp nhất là 16, cao nhất là 93, nam và nữ khác biệt không cóý nghĩa thống kê. Kết quả cũng tương tự với tác giả Nguyễn Đăng Quốc(3) và tác giả Nguyễn Thị Thịnh và Trần Văn Chất (1997)(4) và Nguyễn Thị Nga (2001)(5). Tuy nhiên độ tuổi trung bình của Việt Nam khi so sánh với một số nghiên cứu nước NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 246 ngoài thì cho thấy độ tuổi của bệnh nhân tương đối trẻ hơn. Nghiên cứu của tác giả Rajapurkar M.M. và CS năm 2012 thực hiện ở 52,273 đối tượng nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân bệnh nhân mạn là 50,1±14,6năm, tuy nhiên độ tuổi bệnh thận mạn ở nam và nữ thì khác biệt không cóý nghĩa thống kê(50,9±14,6 tuổi và48,3±14,4tuổi)(6). Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh lý thận-tiết niệu Phân loại các nhóm bệnh lý theo nhóm bệnh cho thấy rõ. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm bệnh thận giai đoạn cuối, tiếp theo đó là nhóm bệnh cầu thận. Bệnh lý tiết niệu và tổn thương thận cấp chiếm khoảng 5,2% và 2,8% tổng số bệnh nhân. Kết quả tương tự như số liệu đã công bố của Nguyễn Đăng Quốc cho tỷ lệ bệnh lý ống kẽ thận là 6,15% và suy thận cấp chiếm tỷ lệ 5,05%(3). Tuy nhiên theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thịnh và Trần Văn Chất thì tỷ lệ thì tỷ lệ bệnh lý ống kẽ thận cao hơn, chiếm khoảng 15,9% trong mô hình bệnh lý thận tiết niệu(4). Bệnh lý cầu thận với hai chẩn đoán chính trong nghiên cứu của chúng tôi là viêm cầu thận có hội chứng thận hư là 20,7% và viêm cầu thận lupus là 6,6%, chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị, chỉ sau chẩn đoán bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Điều này cũng tương đối phù hợp với thống kê chẩn đoán lâm sàng của tác giả Nguyễn Đăng Quốc với tỷ lệ chẩn đoán viêm cầu thận có hội chứng thận hư là 14,79% và chẩn đoán viêm cầu thận lupus là 12,03%(3). Tỷ lệ 58,9% bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối trong nghiên cứu của chúng tôi cũng là một tỷ lệ khá cao. Do vậy, quản lý để điều trị bảo tồn cũng như điều trị thay thế cho nhóm bệnh nhân này là một vấn đề vô cùng khó khăn về tài chính, việc mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối thậm chí có thể đẩy nhiều gia đình và tình cảnh đói nghèo. Trong một đất nước đang phát triển như Việt Nam có quá nhiều vấn đề là quan trọng đối với ngành y tế như gánh nặng của bệnh truyền nhiễm, của nhiễm khuẩn, của tình trạng kháng kháng sinh thì việc giải quyết hết được yêu cầu điều trị thay thế thận cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối là cả một thách thức cho ngành y tế cũng như cho mỗi nhân viên y tế khi phải giải thích trực tiếp cho người bệnh. Phân loại bệnh nhân theo phân loại bệnh thận mạn tính Trong thời gian gần đây, vấn đề phân loại bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận đã dần đi đến thống nhất vàhội đồng về cải thiện tiên lượng bệnh lý thận toàn cầu (KDIGO) đã đưa ra phân nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn theo một số tiêu chí mà và mức lọc cầu thận ước tính. Châu Á, trong đó có Việt Nam là một trong những khu vực hiện tại đang có tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối tương đối cao trên thế giới chính vì vậy mà việc thử nghiệm ứng áp dụng công thức để tính toán phân loại bệnh thận mạn chung theo sự đồng thuận trên thế giới là việc làm cần thiết. Công thức tính mức lọc cầu thận có điều chỉnh trong bệnh lý thận (the modification of diet in renal disease-MDRD) với hệ số tiêu chuẩn được tạm thời áp dụng trong nghiên cứu của chúng tôi để tiến hành tính toán mức lọc cầu thận cho bệnh nhân theo công thức thống nhất và phân loại mức lọc cầu thận theo 5 giai đoạn của bệnh thận mạn tính. Các đối tượng nghiên cứu được phân loại theo tiêu chuẩn bệnh thận mạn tính theo mức lọc cầu thận và phân chia các mức độ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi phân bố tỷ lệ bệnh thận mạn ở các giai đoạn cho thấy: bệnh nhân chủ yếu vào viện trong tình trạng mức lọc cầu thận tương đối thấp, ở giai đoạn 5 với mức lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1,73m2 chiếm tỷ lệ 60,9%, tiếp theo bệnh nhân vào viện ở các giai đoạn bênh thận mạn là tương đối tương đương với tỷ lệ lần lượt từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 là 10,8%, 11,2%, 9,8% và 7,3%. Kết quả nghiên cứu trình bày ở đây có thể có một số hạn chế của một nghiên cứu hồi cứu, tuy nhiên, kết quả chúng tôi muốn trình bày như là những dữ liệu đóng góp cho các bác sỹ và các YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 247 chuyên gia có quan tâm đến bệnh thận mạn và các giai đoạn tiến triển của bệnh Thận-Tiết niệu. Chính vì lý do đó, chúng tôi đã nỗ lực để hoàn thành nghiên cứu để có thêm một đóng góp trong việc từng bước xây dựng được một công thức tính mức lọc cầu thận thống nhất hơn và phân loại bệnh thận mạn theo cùng tiêu chuẩn chung đế có sự phân loại bệnh tốt hơn cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn. Về mặt lý thuyết có thể nói rằng mỗi nghiên cứu nhỏ góp một tiếng nói chung để cùng có một cách nhìn tổng quát hơn về các mặt của bệnh lý và sự cảnh báo sớm về hậu quả bệnh với hy vọng có những bằng chứng thuyết phục đến với công chúng để khuyến khích được sự khám bệnh sớm hơn của bệnh nhân đến với bác sỹ chuyên khoa. Đâylà một nghiên cứucắt ngangnên có thểrằngmột sốbệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn điều trịđiều trị bảo tồn trong nghiên cứu của năm trước đã bước vào giai đoạn điều trị thay thế ở năm tiếp theo nhưng cũng chính vì vậy mà chúng tôi hy vọng nghiên cứu của chúng tôi là một sự nỗ lực để có những thông tin về bệnh thận mạn tính và được đóng góp một phần vào những kế hoạch dài hạn trong quản lý bệnh nhân bệnh thận mạn. KẾT LUẬN Phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh lý trên chẩn đoán lâm sàng thì chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm bệnh thận giai đoạn cuối, tiếp theo đó là nhóm bệnh cầu thận. Phân loại bệnh thận mạn với MLCT ước tính theo công thức MDRD thì tỷ lệ bệnh thận mạn gđ 5 chiếm tỷ lệ 60,9%. Điều này cho thấy một số lượng lớn bệnh nhân cần điều trị thay thế thận và rất cần thiết có kế hoạch quản lý và kế hoạch dài hạn cho nhóm bệnh nhân này. Lời cảm ơn: Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên đã cùng tôi thực hiện các đề tài nghiên cứu về bệnh Thận-Tiết niệu. Tôi xin cảm ơn ban chủ nhiệm, các bác sỹ và điều dưỡng khoa Thận-Tiết niệu và phòng kế hoạch tổng hợp, phòng lưu trữ hồ sơ bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hossain MP, Goyder EC, Rigby JE, El Nahas M. (2009). CKD and poverty: a growing global challenge. American journal of kidney diseases : the official journal of the National Kidney Foundation 53:166-74 2. Go AS, Chertow GM, Fan D, McCulloch CE, Hsu CY. (2004). Chronic kidney disease and the risks of death, cardiovascular events, and hospitalization. The New England journal of medicine 351:1296-305 3. Nguyễn Đăng Quốc. (2004). Đánh giá tình hình bệnh thận tiết niều điều trị nội trú tại khoa Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai năm 2003. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa 4. Nguyễn Thị Thịnh, Trần Văn Chất. (1997). Tình hình bệnh thận tiết niệu điều trị nội trú tại khoa Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 1991-1995. Công trình NCKH 1995-1996 5. Nguyễn Thanh Nga. (2001). Tìm hiểu tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa 6. Rajapurkar MM, John GT, Kirpalani AL, Abraham G, Agarwal SK, et al. (2012). What do we know about chronic kidney disease in India: first report of the Indian CKD registry. BMC nephrology 13:10. Ngày nhận bài: 1/10/2012 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2013 Ngày bài báo được đăng: 27/12/2013 YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 129 SEQUENTIAL THERAPY IN COMPERISON WITH THE STADARD TRIPLE THERAPY FOR ERADICATING HELICOBACTER PYLORI INFECTION: A RANDOMIZED CONTROLLED STUDY 193 Truong Van Lam, Mai Thanh Binh, Nguyen Minh Ngoc, Nguyen Kim Loi, Nguyen Ngoc Rang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 193 - 198 193 INAPPROPRIATE PRESCRIBING IN THE HOSPITALIZED ELDERLY PATIENT OF THONG NHAT HOSPITAL- HO CHI MINH CITY 199 Phung Hoang Dao, Pham Hoa Binh, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 199 - 205 199 EVALUATION APPARENT DIFFUSION COEFFICIENT VALUES OF SOME FREQUENT FOCAL HEPATIC LESIONS 206 Ho Hoang Phuong, Pham Ngoc Hoa, Nguyen Duy Hue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 206 - 212 206 PRESENTING A FAMILY CARRYING THE SAME DELETION MUTATIONS OF THE DYSTROPHIN GENE 214 Đo Thi Thanh Thuy, Tran Thuy Van Ngoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 213 - 217 214 STUDYING THE CLINICAL CHARACTERISTICS AND SURGICAL RESULTS OF SECONDARY EXTERNAL STRABISMUS IN OVER 15-YEAR-OLD PATIENTS AT CENTRAL OPTHALMOLOGY HOSPITAL FROM 2011 TO 2012 219 Nguyen Xuan Hiep, Nguyen Huu Quoc Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 218 - 221 219 CHANGES OF DENTAL CARIES AND ENAMEL FLUOROSIS AMONG 8-YEAR-OLD CHILDREN AFTER ADJUSTED FLUORIDE LEVEL IN DRINKING WATER IN HOCHIMINH CITY, VIETNAM 223 Hoang Trong Hung, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 222 - 229 223 THE CAUSES OF URTICARIA IN CHILDREN 231 Nguyen Thi Dieu Thuy, Le Thi Minh Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 229 - 233 231 ANALYSIS OF LOW DENSITY LIPOPROTEIN PHENOTYPES BY POLYACRYLAMIDE TUBE GEL ELECTROPHORESIS IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME 235 Tran Thanh Vinh, Dang Van Phuoc, Phan Thi Danh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 234 - 241 235 THE PROPORTION OF NEPHRO-UROLOGY DISEASES AND CLASSIFICATION OF CHRONIC KIDNEY DISEASE BY EGFR IN THE IN-PATIENTS WHO WERE HOSPITALIZED IN THE DEPARTMENT OF NEPH-UROLOGY FROM 2008 TO 2010 243 Vuong Tuyet Mai, Dinh Thi Kim Dung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 242 - 246 243
Tài liệu liên quan