Mục đích: Nghiên cứu những trường hợp được chẩn đoán u vùng hậu nhãn cầu ở trẻ em (UHNCTE) đã
được điều trị phẫu thuật để nhận định dịch tễ học, bệnh cảnh lâm sàng, hình ảnh học, kết quả điều trị phẫu thuật
và phân bổ giải phẫu bệnh của UHNCTE.
Đối tượng và phương pháp: Khảo sát hồi cứu 49 trường hợp UHNCTE được chẩn đoán và điều trị phẫu
thuật tại khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện chợ Rẫy từ 1/2005 đến 12/2012. Các yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm
sàng, đặc điểm trên hình ảnh chẩn đoán, kết quả phẫu thuật và giải phẫu bệnh của u được khảo sát.
Kết quả và bàn luận: Ti lệ nam/nữ: 1,4:1. Tuổi thường gặp trong khoảng tuổi cấp một. Lồi mắt là triệu
chứng lâm sàng thường gặp: 44 trường hợp (89,7%). Có 31 (63,2%) trường hợp là u nguyên phát của hốc mắt,
u thứ phát do xâm lấn từ vùng kế cận / u di căn từ xa chiếm 18 (36,7%) trường hợp. Về vị trí trong hốc mắt có
14 (28,5%) u ngoài trục cơ, 26 (53,1%) u nằm trong trục cơ. Tính chất hình ảnh học trong chẩn đoán được khảo
sát. Tất cả đều được phẫu thuật. Đường mổ qua sọ được sử dụng đa phần 51,1 % cho các trường hợp, tuy nhiên
đường mổ bên chiếm 36,7%.
Kết luận: Các thông số kết quả được bàn luận. UHNCTE có những đặc thù riêng. Vị trí của u và tính
chất hình ảnh học cung cấp thông tin hữu ích cho chẩn đoán trước mổ để có được kế hoạch điều trị thích hợp
và triệt để.
Bạn đang xem nội dung tài liệu U hậu nhãn cầu trẻ em – Kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 90
U HẬU NHÃN CẦU TRẺ EM – KINH NGHIỆM CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Huỳnh Lê Phương*
TÓM TẮT
Mục đích: Nghiên cứu những trường hợp được chẩn đoán u vùng hậu nhãn cầu ở trẻ em (UHNCTE) đã
được điều trị phẫu thuật để nhận định dịch tễ học, bệnh cảnh lâm sàng, hình ảnh học, kết quả điều trị phẫu thuật
và phân bổ giải phẫu bệnh của UHNCTE.
Đối tượng và phương pháp: Khảo sát hồi cứu 49 trường hợp UHNCTE được chẩn đoán và điều trị phẫu
thuật tại khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện chợ Rẫy từ 1/2005 đến 12/2012. Các yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm
sàng, đặc điểm trên hình ảnh chẩn đoán, kết quả phẫu thuật và giải phẫu bệnh của u được khảo sát.
Kết quả và bàn luận: Ti lệ nam/nữ: 1,4:1. Tuổi thường gặp trong khoảng tuổi cấp một. Lồi mắt là triệu
chứng lâm sàng thường gặp: 44 trường hợp (89,7%). Có 31 (63,2%) trường hợp là u nguyên phát của hốc mắt,
u thứ phát do xâm lấn từ vùng kế cận / u di căn từ xa chiếm 18 (36,7%) trường hợp. Về vị trí trong hốc mắt có
14 (28,5%) u ngoài trục cơ, 26 (53,1%) u nằm trong trục cơ. Tính chất hình ảnh học trong chẩn đoán được khảo
sát. Tất cả đều được phẫu thuật. Đường mổ qua sọ được sử dụng đa phần 51,1 % cho các trường hợp, tuy nhiên
đường mổ bên chiếm 36,7%.
Kết luận: Các thông số kết quả được bàn luận. UHNCTE có những đặc thù riêng. Vị trí của u và tính
chất hình ảnh học cung cấp thông tin hữu ích cho chẩn đoán trước mổ để có được kế hoạch điều trị thích hợp
và triệt để.
Từ khóa: U hậu nhãn cầu / u hốc mắt; Lồi mắt.
ABSTRACT
THE PEDIATRIC ORBITAL TUMORS ‐ A REVIEW OF DIAGNOSIS AND TREATMENT
Huynh Le Phuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 90 ‐ 97
Purpose: To review of the pediatric orbital tumors that had been operated in Cho Ray Hospital to determine
the epidemiology, clinical symptoms, tumoral origin and location by imaging diagnosis, pathology and result of
surgical treatment.
Material & Methods: Retrospective consecutive case series. We reviewed 49 cases of the pediatric orbital
tumors managed at our Hospital from 1/2005 to 12/2012, and the parameter and variable of study were
evaluated.
Results: The age distribution of the 49 patients exhibited the peak at 5 to 10 years. The most common
clinical feature is 44 patients (89.7%). Among those cases, 31 (63.2%) were primary orbital tumors, 18 (36.7%)
were secondary tumors originating in contiguous spaces / were metastatic tumors. Regarding the location in the
orbit, 14 tumors (28.5%) were extraconal, 26 (53.1%) were intraconal. Radiological imaging and surgical
approach also have been discussed. There were 49 cases were underwent surgery. Transcranial approache was
indicated for 51.1% cases, but lateral approach also was used in 36.7% cases.
Conclusion: The pediatric orbital tumors have specific characteristics. The location of the tumor and
radiological imaging provide us with important information for diagnosis of a tumor prior tumor biopsy or
* Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. BS. Huỳnh Lê Phương ĐT: 0909225188 Email: phuongsds@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 91
resection and for the determination of the treatment strategy.
Keywords: Children Orbital tumor; Proptosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U vùng hậu nhãn cầu (UHNC) hay còn gọi
là U hốc mắt là một bệnh lý không hiếm gặp. U
xuất hiện trong vùng sau nhãn cầu trong hốc
mắt. Đây là vùng giải phẫu nhỏ hẹp nhưng có
nhiều cấu trúc giải phẫu như cơ vận nhãn, thần
kinh, mạch máu phức tạp và tinh tế được đêm
lót bởi mô mở phân tách thành nhiều ngăn(3,5).
Giải phẫu bệnh mô học của u đa dạng không
những tùy thuộc nguồn gốc về giải phẫu và vị
trí mà nhiều nghiên cứu báo cáo còn tùy thuộc
vào lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Với những tiến
bộ về công nghệ vi tính, hình ảnh học chẩn đoán
ngày nay đã giúp ích nhiều trong chẩn đoán
chính xác và hữu ích trong kế hoạch điều trị.
Trên thế giới đã có nhiều báo cáo khoa học về
UHNCTE(5,14,17,19). Tại Việt Nam, có vài công trình
riêng lẻ từ chuyên khoa Ngoại thần kinh cũng
như chuyên khoa Mắt báo cáo về UHNC(7,11,12).
Tuy nhiên, các báo cáo này không đi sâu phân
tích đầy đủ các yếu tố mang tính khác biệt nhấn
mạnh lứa tuổi trẻ em. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này tại khoa Ngoại Thần kinh, Bênh
viện Chợ Rẫy nơi tiếp nhân bệnh nhân nhi nhằm
khảo sát và nhận định kinh nghiệm về bệnh
cảnh, quá trình chẩn đoán và điều trị của
UHNCTE dưới góc độ ngoại khoa thần kinh.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả có 49 UHNC ở TE chẩn đoán UHNC
và điều trị tại khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh Viện
Chợ Rẫy từ 1/2005 đến 12/2012.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả BN nhập viện được chẩn đoán UHNC
qua hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (CT scan)
và cộng hưởng từ (MRI); dưới 15 tuổi; và điều trị
phẫu thuật có kết quả giải phẫu bệnh rõ ràng tại
khoa ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các u vùng trước nhãn cầu; Các bệnh lý
viêm; giả u; Các dị dạng động/tỉnh mạch.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Bệnh án lâm sàng, hình ảnh học chẩn đoán
(CT Scan, MRI), tường trình phẫu thuật và kết
quả giải phẫu bệnh.
Nội dung nghiên cứu
Khảo sát:
Sự phân bố về giới, tuổi.
Bệnh cảnh lâm sàng: bệnh sử, triệu chứng và
các dấu hiệu.
Hình ảnh chẩn đoán.
Kế hoạch điều trị phẫu thuật.
Tính chất giải phẫu bệnh.
Phương pháp xử lý số liệu theo phần mềm
thống kê SPSS.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Đặc điểm dịch tễ
Giới
Trong cỡ mẫu của nghiên cứu (n=49) cho
thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao với 29 trường hợp
(59,2 %), nữ giới chiếm 20 trường hợp (40,8 %).
Tuổi
Tuổi nhỏ nhất 2, tuổi lớn nhất 14. Tần suất
bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi nhũ nhi, mẫu giáo với
19 trường hợp (38,8%) và cấp 1 từ 5‐10 tuổi
chiếm tỉ lệ cao với 20 trường hợp (50,8%). Nhóm
tuổi 11‐15 thấp hơn với 10 trường hợp (20, 4%).
Phân bố phải / trái
Bảng 1: Phân bố mắt phải / trái.
Phía trái / phải Số ca (%)
Mắt Phải 25 (51,0)
Mắt Trái 22 (41,9)
Hai mắt 2 (4,1)
Tổng số 49
Nhận xét: Phép kiểm thống kê không ghi
nhận có sự khác biệt giữa phải / trái của mắt bị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 92
u.
Bệnh cảnh lâm sàng
Lý do nhập viện
Triệu chứng đưa BN đến bệnh viện, tập
trung 3 nhóm triệu chứng: Lồi mắt (71,4%), đau
(36,7%) và giảm thị lực (24,5%). Các triệu chứng
được gặp phân bố như trong Bảng 1.
Thời gian bệnh sử: chúng tôi ghi nhận chiều
dài bệnh sử theo khoảng thời gian và ghi nhận:
có nhóm bệnh nhân có khoảng thời gian bệnh sử
từ 2~3 tháng và từ 6~12 tháng là chiếm số đông
với tỉ lệ tương ứng là 26,3% và 28,2%.
Biểu đồ 2: Khoảng thời gian bệnh sử.
Nhận xét: Nhóm BN có khoảng thời gian
bệnh sử 6~12 tháng chiếm đa số.
Triệu chứng thăm khám
Bảng 2: Tần suất triệu chứng (riêng lẻ) (n=49).
Triệu chứng ban đầu Số ca (%)/49
Lồi 35 (71,4%)
Đau 18 (36,7%)
Giảm thị lực 12 (24,5%)
Sung huyết 9 (18,4%)
Nhìn đôi 7 (13,6%)
Sụp mi 2 (4,1%)
Bảng 3: Tần suất các trường hợp có tổ hợp các triệu
chứng (n=49).
Tổ hợp triệu chứng Số ca (%)
Lồi mắt +giảm thị lực 8 (16,3)
Lồi mắt +đau mắt 3 (6,1)
Lồi mắt +sung huyết mắt 4 (8,1)
Lồi mắt + liệt vận nhãn 7 (14,3)
Lồi mắt + sụp mi 2 (4,1)
Tổ hợp triệu chứng Số ca (%)
Giảm thị lực + sung huyết 1 (2,04)
Giảm thị lực + liệt vận nhãn 1 (2,04)
Giảm thị lực + đau mắt 4 (8,1)
Sung huyết + đau mắt 1 (2,04)
Sung huyết + liệt vận nhãn 1 (2,04)
Liệt vận nhãn + đau mắt 1 (2,04)
Trên 3 triệu chứng 12 (24,5)
Khác 3 (6,1)
Nhận xét: Triệu chứng lồi mắt và tổ hợp có 3
triệu chứng chiếm đa số.
Phân tích hình ảnh chẩn đoán
Bằng phương tiện chẩn đoán hình ảnh học
CT scan và MRI, chúng tôi khảo sát và phân loại
vị trí của khối u trong hốc mắt.
Bảng 4: Tình hình hình ảnh học chẩn đoán.
Loại
CLS
CT scan MRI CT & MRI SA, CT &
MRI
CT, MRI
& DSA
SBN /
49
19
(28,6%)
9 (18,4%) 22
(44,9%)
3 (6,1%) 1 (2%)
Khảo sát tính xâm lấn
Trên hình ảnh chẩn đoán, chúng tôi dựa vào
ranh giới hốc mắt được phân cách bao bọc bởi
các thành xương với các cấu trúc giải phẫu kề
cận để phân UHNC thành hai nhóm: Nhóm
UHNC tại chỗ và nhóm UHNC xâm lấn từ hoặc
tới cấu trúc giải phẫu kề cận. Kết quả như sau:
Bảng 5: Phân loại UHNC tại chỗ và xâm lấn.
Tính chất Số ca (%)
Tại chỗ 31 (63,2)
Xâm lấn 18 (36,7)
Bảng6: Đặc điểm vị trí xâm lấn từ / tới hốc mắt
(n=53).
Xâm lấn hốc mắt từ / tới vị trí Số ca (%)
Xoang trán 3 (6,1)
Xoang hàm sàng 4 (8,16)
Nội sọ 8 (16,3)
Vùng cơ thái dương 3 (6,1)
Nhận xét: U xâm lấn từ / tới vùng nội sọ
chiếm đa số.
Khảo sát mối liên quan tại chỗ về vị trí trong vùng
hậu nhãn cầu
Chúng tôi phân tích vị trí u theo các mốc giải
phẫu cũng như mặt phẳng chuẩn trong chẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 93
đoán hình ảnh học: phân loại vị trí kinh điển
(trong khối cơ, ngoài khối cơ); phân loại vị trí
theo trục coronal (trên dưới trong ngoài); trục
axial (trước sau) và mối liên quan với dây II. Kết
quả như các bảng 7, 8 và 9.
Bảng7: Vị trí khối u theo khối cơ (n=49).
Liên quan trục khối cơ Số ca (%)
Ngoài trục khối cơ 14 (28,5)
Trong trục khối cơ 26 (53,1)
Cả trong ngoài 4 (8,2)
Đỉnh hốc mắt 5 (10,2)
Tổng số 49 (100%)
Bảng 8: Vị trí U theo mặt phẳng trán (so theo vị trí
theo dây II).
Theo mặt phẳng coronal U ngoài trục U trong trục
Trên 2 (14,2) 3 (11,5)
Dưới 1 (7,1) 2 (7,7)
Ngoài 2 (14,2) 5 (19,2)
Trong 1 (7,1) _
Trên ngoài 6 (42,8) 3 (11,5)
Trên trong 2 (14,2) _
Trung tâm _ 13 (50,0)
Tổng số 14 (100%) 26 (100%)
Đặc biệt, với nhóm u trong trục, 26 trường
hợp, chúng tôi khảo sát yếu tố liên quan với dây
thần kinh thị giác.
Bảng 9: Sự liên quan với dây II trong nhóm U nằm
trong khối cơ (n=26).
Liên quan dây II Số ca (%)
Không bao quanh dây II 5 (19,2)
Có bao quanh dây II 21 (80,8)
Tổng số 26 (100%)
Phẫu thuật
Đường mổ
Trong mẫu nghiên cứu có 49 trường hợp
UHNCTE. Trong đó có 31 (63,2%) trường hợp u
tại chỗ vùng hậu nhãn cầu; và 18 (36,7%) trường
hợp u xâm lấn (u cả trong và ngoài vùng hốc
mắt). Tùy theo vị trí u, các đường mổ sau đã
được thực hiện:
Bảng 10: Các đường mổ vào u (n=49).
Đường mổ Số ca (%)
Mở sọ trán 25 (51,1)
Đường mổ bên thành ngoài 18 (36,7)
Đường mổ Số ca (%)
Trực tiếp qua da 3 (6,1)
Đường trong qua cũng mạc 1 (2,1)
Sinh thiết 2 (4,1)
Tổng số 49 (100%)
Nhận xét: Đường mở sọ vào hậu nhãn cầu
được sử dụng nhiều nhất.
Biến chứng và di chứng
Biến chứng
Bảng 11: Các loại biến chứng của cuộc mổ (n=49).
Biến chứng Số ca (%)
Máu tụ ngoài màng cứng 1 (2,04)
Dập não xuất huyết trán 1 (2,04)
Tổng số 2/49 (4,1)
Di chứng
Bảng 12: Di chứng sau mổ trong thời gian nằm viện.
Di chứng (thời gian nằm viện) Số ca (%)
Sụp mi 5 (10,2)
Liệt vận nhãn 7 (13,4)
Thị lực 8 (16,3)
Giải phẫu bệnh
Trong 49 UHNCTE được can thiệp phẫu
thuật của nghiên cứu, kết quả giải phẫu bệnh
phân bố như sau:
Bảng 13: Phân bố giải phẫu bệnh của u (n=49).
Giải phẫu bệnh Số ca (%)
U sợi thần kinh 11 (22,4)
U thần kinh đệm 7 (14,3)
U tế bào Schwann 6 (12,2)
Lymphôm tế bào to 5 (10,2)
U mạch máu dạng hang 4 (8,2)
U màng não 3 (6,1)
Mucocele 3 (6,1)
U xương 3 (6,1)
Carcinôm tế bào gai 2 (4,1)
Nghịch sản sợi 1 (2,0)
U mỡ 1 (2,0)
U mô bào sợi 1 (0,5)
Sarcôm 1 (2,0)
U xương sợi 1 (2,0)
Tổng số 49 (100%)
Nhận xét: 3 nhóm u: u sợi thần kinh, u thần
kinh đệm, và u tế bào Schwann có tần suất cao
theo thứ tự.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 94
Hình ảnh minh họa
Hình 1: Hình MRI T1W của một BN nam, 12 tuổi trong nghiên cứu. (A) và (B) hình trước mổ. (C) và (D) hình
sau mổ. Chẩn đoán giải phẫu bệnh: Astrocytoma dây thần kinh thị bên trái.
BÀN LUẬN
Dịch tễ
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi từ 1/2005 đến
12/2012 có 49 UHNCTE của 213 bệnh nhân
UHNC. Tất cả 49 trường hợp UHNCTE được
điều trị ngoại khoa.
Một tỉ lệ 1:1,4 theo giới cho thấy nữ ít hơn
nam. Tỉ lệ này ngược lại với lứa tuổi lớn hay dân
số những người bệnh có UHNC nói chung. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa về thông
kê (p > 0,05). Tương tự tần suất u xuất hiện mắt
phải / trái cũng không có sự khác biệt ý nghĩa.
Bệnh cảnh lâm sàng
Cùng ghi nhận tương tự với các y văn(13,16,18),
trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy triệu
chứng lồi mắt (71,4%) vẫn là triệu chứng xuất
hiện sớm và có tần suất gặp nhiều nhất. khiến
cha mẹ của bệnh nhân nhi chú ý đưa bé đến cơ
sở khám bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tập
trung 3 triệu chứng thường gặp: Lồi mắt
(71,4%), đau (36,7%) và giảm thị lực (24,5%)
(Bảng 2). Trong các dấu hiệu và triệu chứng của
lý do nhập viện trên, lồi mắt là dấu hiệu người
bệnh dễ nhìn thấy và biết có vấn đề của ổ mắt.
Mặc dù, gần ¾ các trường hợp có triệu chứng
này nhưng diễn tiến bệnh chậm, lồi mắt nhẹ
khiến giai đoạn đầu cha mẹ bé / bệnh nhân
không quan tâm. Ba dấu hiệu và triệu chứng
tiếp theo gồm đau, giảm thị lực và sung huyết
(17,8%) cũng dễ khiến bệnh nhân không nghĩ
đến những nguyên nhân trầm trọng và khi đến
cơ sở khám bệnh tuyến cơ sở, người thầy thuốc
thường tìm kiếm những nguyên nhân do tại chỗ
trước nhãn cầu. Phân tích điều này, góp phần
A B
C D
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 95
giúp người thầy thuốc tuyến cơ sở nhìn vấn đề
toàn diện cả hốc mắt tránh bỏ sót chẩn đoán.
Thêm nữa, qua biểu đồ 2 cho thấy thời gian
bệnh sử tương đối dài, tập trung với nhóm bệnh
nhân có bệnh sử dài trong khoảng 6~12 chiếm
đa số. Chúng tôi không tính giá trị trung bình
như vài báo cáo khác(11,12,14,15) vì cho rằng trị số
này không cho thấy nhóm tập trung. Tuy nhiên,
các tác giả trên cùng ghi nhận những bệnh nhân
u hậu nhãn cầu có bệnh sử kéo dài bởi lẻ với thói
quen chịu đựng, lồi mắt diễn tiến chậm, không
gây đau và sự bận rộn của công việc mưu sinh
của bậc cha mẹ bệnh nhi, khiến chính bệnh nhi
cũng chậm được đi khám bệnh.
Về mặt lâm sàng, chúng tôi đã ghi nhận
nhóm triệu chứng thường gặp của bệnh cảnh u
hậu nhãn cầu (Bảng 2). Qua kết quả trong
nghiên cứu, chúng tôi cùng ghi nhận tương tự
với các báo cáo khác(2,6,7,16) về triệu chứng lồi mắt
là thường gặp nhất. Tuy nhiên, khác với một báo
cáo (15), chúng tôi không cho rằng triệu chứng lồi
mắt luôn xuất hiện trong các trường hợp (100%).
Thật vậy, trong nghiên cứu cho thấy với những
trường hợp giai đoạn không quá trễ của các u
của dây thần kinh thị, người bệnh chỉ đến viện
vì triệu chứng thị lực, hay đa số các trường hợp
u lymphoma thường mô u thâm nhiễm trong
khoảng hậu cầu, thường có triệu chứng sung
huyết, ít khi gây lồi mắt khi đến viện.
Dù chưa thể hiện đầy đủ bệnh cảnh đa dạng,
song chúng tôi đã ghi nhận các dấu hiệu / triệu
chứng gặp trên thực tế lâm sàng theo tổ hợp dấu
hiệu / triệu chứng (Bảng 3). Kết quả này cho
thấy nhóm bệnh nhân có trên 3 dấu hiệu hay
triệu chứng chiếm đa số (24,5%). Ngoài ra, trong
nhóm bệnh nhân có 2 dấu hiệu / triệu chứng, tổ
hợp triệu chứng lồi mắt + giảm thị lực (16,3%) và
lồi mắt + liệt vận nhãn (14,3%) thường gặp so
với những tổ hợp khác. Kết quả này khác với tần
suất tổ họp dấu hiệu / triệu chứng trong nghiên
cứu UHNC với mẫu tất cả lứa tuổi(4). Chúng tôi
cho rằng ghi nhận này nói lên ý nghĩa lâm sàng
luôn là “trực quan sinh động” và người thầy
thuốc lâm sàng không thể dựa vào một tần suất
dấu hiệu / triệu chứng riêng lẻ mà phải thăm
khám toàn diện, biết suy luận tổng hợp nhiều
yếu tố để đi đến chẩn đoán.
Hình ảnh học chẩn đoán
Từ hơn 4 thập niên qua với sự ứng dụng
công nghệ vi tính vào chẩn đoán hình ảnh y học,
CT scan đã giúp ích hữu hiệu trong việc chẩn
đoán một UHNC. Sau đó, MRI đã cho một bước
tiến xa trong trong chẩn đoán bệnh lý ngoại thần
kinh, đặc biệt với UHNC nói riêng. Ngoài việc
giúp khảo sát cấu trúc xương thành hốc mắt
cũng như các xoang kề cận, CT scan có cản
quang còn có thể đánh giá tính chất u trong
vùng hậu nhãn cầu. Tuy nhiên, MRI vẫn là
phương tiện hữu ích nhất trong việc chẩn đoán
và đánh giá trước mổ một UHNC(1,8).
Chúng tôi vẫn dùng phương pháp phân tích
hình ảnh học dựa trên các nguyên lý tạo hình
của CT scan và MRI, để có chẩn đoán khả dĩ
trước mổ về tính chất của mô u(1,2,8). Tuy nhiên,
lợi ích của việc đánh giá hình ảnh học trước mổ
còn quan trọng ở việc khảo sát vị trí khối u và
mối liên quan, tính xâm lấn của u đối với các cấu
trúc giải phẫu vùng hậu nhãn cầu (Bảng 5‐9).
Thật vậy, UHNC có một đặc điểm khác với
những vùng bệnh lý ngoại thần kinh khác bởi
đây là vùng giải phẫu có nhiều đường mổ tiếp
cận u. Yếu tố vị trí và mối liên quan của u với
các cấu trúc giải phẫu trong hốc mắt quyết định
sự thành công trong các tiếp cận u và thái độ xử
trí trong cách lấy u (Bảng 10).
Phẫu thuật
Như đã trình bày phần trên, có nhiều đường
mổ vào tiếp cận UHNC, bao gồm: đường mổ
qua sọ, đường mổ cạnh ngoài hốc mắt, đường
mổ bên trong qua cũng mạc, đường mổ trực tiếp
và sinh thiết / nội soi qua mũi hàm(2,3,5‐6,10,15). Bảng
10 cho kết quả các đường mổ đã chỉ định sử
dụng trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Thật
vậy, đường mổ qua sọ như là đường mổ kinh
điển, thế mạnh của chuyên khoa Ngoại thần
kinh trong xử trí UHNC, kết quả khảo sát ghi
nhận chiếm 51,1% các trường hợp. Chúng tôi
chọn lựa đường mổ này cho các trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 96
UHNC nằm phần trên kéo dài / trên trong /
trong dây thần kinh thị, u vùng đỉnh hốc mắt, u
có xâm lấn vào nội so hay ngược lại. Các vị trí
UHNC ở phần trên / ngoài / dưới dây thần kinh
thị, chúng tôi chọn đường mổ thành ngoài hốc
mắt, chiếm 36,7% các trường hợp trong mẫu
nghiên cứu. Với đường mổ bên trong qua cũng
mạc, chúng tôi chỉ định cho các trường hợp
UHNC nằm trong cơ thẳng trong và ½ trước
dây thân kinh thị. Đường mổ trực tiếp tùy vị trí
khối u như trong các u ngoài bao hốc mắt, u
xương hay vùng thái dương / trán có xâm lấn.
Yếu tố chi phối chọn lựa đường mổ. Chúng
tôi cho rằng một chọn lựa đường mổ tiếp cận u
hợp lý cần dựa theo các yếu tố nhận định sau: Vị
trí u ngoài / trong khối trục cơ vận nhãn. Vị trí
của u theo múi giờ so với dây thần kinh thị. Mối
liên quan giữa u với dây thần kinh thị. Kích
thước khối u. Tính chất khối u. Mục đích phẫu
thuật: sinh thiết / lấy một phần / lấy trọn(2,3,4,6,15).
Thêm nữa, như những phẫu thuật bệnh lý
thần kinh khác, phẫu thuật viên đứng trước
trường hợp phẫu thuật UHNC cần nắm vững
kiến thức về giải phẫu vùng và đặc biệt với
UHNC cần có kế hoạch phẫu thuật để: lấy u có
chủ đích; cố gắng giữ gìn các chức năng của cấu
trúc giải phẫu và cân nhắc yếu t