Ứng dụng phẫu thuật chỉnh hàm trong điều trị sai hình răng-mặt

Mục đích: Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả và an toàn của phẫu thuật chỉnh hàm trong điều trị các sai hình răng mặt trầm trọng được thực hiện tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, gồm 18 bệnh nhân liên tiếp (14 nữ, 4 nam) được phẫu thuật cắt Lefort I và/hoặc chẻ dọc cành cao hàm dưới trong hơn 1 năm tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương. Tất cả các phẫu thuật được thực hiện bởi một phẫu thuật viên hàm mặt. Kết quả được đánh giá bằng cách: (1) khảo sát dịch tễ lâm sàng của bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh hàm; (2) đánh giá sự chính xác việc đặt lại vị trí XHT và XHD bằng cách so sánh sự thay đổi của răng-xương qua bản vẽ nét phim sọ dự kiến và 1 tuần sau phẫu thuật (góc SNA, SNB, SN-GoGn, bờ cắn răng cửa hàm trên theo chiều đứng và chiều ngang); (3) đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về chức năng lẫn thẩm mỹ và (4) xác định tỉ lệ các biến chứng sau mổ. Kết quả: (1) Tuổi trung bình của 18 bệnh nhân là 21,17 (17 - 28 tuổi). Lý do thúc đẩy phẫu thuật chỉnh hàm của 13/18 bệnh nhân liên quan đến yếu tố thẩm mỹ lẫn chức năng. 17/18 bệnh nhân có sai hình răng mặt hạng III xương trầm trọng với góc ANB= -4,67o (1o đến -14,5o), cắn chìa = -4,44mm (-1,5 đến -12mm). Thời gian điều trị chỉnh nha trước mổ trung bình là 3,06 năm (1 - 11 năm). (2) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vị trí dự kiến và vị trí thực sự sau mổ của bờ răng cửa trên theo chiều đứng (1,77mm). (3) 100% bệnh nhân hài lòng về cả chức năng lẫn thẩm mỹ. Tất cả bệnh nhân, theo đánh giá chủ quan, đều cải thiện chức năng nhai. (4) Có 1 trường hợp gãy bản ngoài XHD khi thực hiện phẫu thuật chẻ dọc cành cao. Không có trường hợp nào cắt đứt dây thần kinh. Rối loạn cảm giác dây thần kinh V2, V3 được phục hồi sau 5-6 tuần. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này cho thấy phẫu thuật chỉnh hàm là một phương pháp hiệu quả và an toàn để chỉnh sửa các sai hình răng mặt. Lên kế hoạch điều trị trước mổ tỉ mỉ và thực hiện phẫu thuật cẩn thận. Phẫu thuật chỉnh hàm được thực hiện tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương đã đem lại sự hài lòng rất cao của bệnh nhân với tỉ lệ biến chứng rất thấp.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phẫu thuật chỉnh hàm trong điều trị sai hình răng-mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 170 ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT CHỈNH HÀM TRONG ĐIỀU TRỊ SAI HÌNH RĂNG-MẶT Nguyễn Thu Hà*, Lâm Hoài Phương*, Hoàng Tử Hùng** TÓM TẮT Mục đích: Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả và an toàn của phẫu thuật chỉnh hàm trong điều trị các sai hình răng mặt trầm trọng được thực hiện tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, gồm 18 bệnh nhân liên tiếp (14 nữ, 4 nam) được phẫu thuật cắt Lefort I và/hoặc chẻ dọc cành cao hàm dưới trong hơn 1 năm tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương. Tất cả các phẫu thuật được thực hiện bởi một phẫu thuật viên hàm mặt. Kết quả được đánh giá bằng cách: (1) khảo sát dịch tễ lâm sàng của bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh hàm; (2) đánh giá sự chính xác việc đặt lại vị trí XHT và XHD bằng cách so sánh sự thay đổi của răng-xương qua bản vẽ nét phim sọ dự kiến và 1 tuần sau phẫu thuật (góc SNA, SNB, SN-GoGn, bờ cắn răng cửa hàm trên theo chiều đứng và chiều ngang); (3) đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về chức năng lẫn thẩm mỹ và (4) xác định tỉ lệ các biến chứng sau mổ. Kết quả: (1) Tuổi trung bình của 18 bệnh nhân là 21,17 (17 - 28 tuổi). Lý do thúc đẩy phẫu thuật chỉnh hàm của 13/18 bệnh nhân liên quan đến yếu tố thẩm mỹ lẫn chức năng. 17/18 bệnh nhân có sai hình răng mặt hạng III xương trầm trọng với góc ANB= -4,67o (1o đến -14,5o), cắn chìa = -4,44mm (-1,5 đến -12mm). Thời gian điều trị chỉnh nha trước mổ trung bình là 3,06 năm (1 - 11 năm). (2) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vị trí dự kiến và vị trí thực sự sau mổ của bờ răng cửa trên theo chiều đứng (1,77mm). (3) 100% bệnh nhân hài lòng về cả chức năng lẫn thẩm mỹ. Tất cả bệnh nhân, theo đánh giá chủ quan, đều cải thiện chức năng nhai. (4) Có 1 trường hợp gãy bản ngoài XHD khi thực hiện phẫu thuật chẻ dọc cành cao. Không có trường hợp nào cắt đứt dây thần kinh. Rối loạn cảm giác dây thần kinh V2, V3 được phục hồi sau 5-6 tuần. Kết luận: Kết quả nghiên cứu này cho thấy phẫu thuật chỉnh hàm là một phương pháp hiệu quả và an toàn để chỉnh sửa các sai hình răng mặt. Lên kế hoạch điều trị trước mổ tỉ mỉ và thực hiện phẫu thuật cẩn thận. Phẫu thuật chỉnh hàm được thực hiện tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương đã đem lại sự hài lòng rất cao của bệnh nhân với tỉ lệ biến chứng rất thấp. Từ khóa: phẫu thuật chỉnh hàm, sai hình răng mặt, chẻ dọc, cắt LeFort I. ABSTRACT THE APPLICATION OF ORTHGNATHIC SURGERY TO CORRECT SEVERE DENTOFACIAL DEFORMITIES Nguyen Thu Ha, Lam Hoai Phuong, Hoang Tu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 170 - 178 Purpose: The purpose of this study was to determine the effectiveness and safety of orthognathic surgery to correct severe dentofacial deformities performed at the National Hospital for Odonto-stomatology, HoChiMinh city. Patients and methods: This prospective study was evaluated on 18 consecutive patients (14 females, 4 males) who had LeFort I and/or sagittal split osteotomies of the mandible at the NHOS over one year. All * Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM ** Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thu Hà ĐT: 0918182850 Email: hanguyen1508@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 171 surgeries were operated by one oral and maxillofacial surgeon. Outcome parameters evaluated were: (1) clinical epidermiology of patients undergoing orthognathic surgery, (2) evaluate the surgical accuracy of maxillary and mandibular repositioning by comparing the dento-skeletal changes (SNA, SNB, SN-GoGn, vertical and horizontal measurements in upper incisal edge) between the cephalometric prediction tracing and the one week postsurgical cephalometric tracing, (3) evaluate patient satisfaction regarding aesthetics and function and (4) determine the incidence of postoperative complications. Results: (1) Eighteen patients had an average age of 21,17 years old (17-28yrs). Motivation of patients to have orthognathic surgery was a combination of aesthetics and function (13 cases). Seventeen cases had severe Class III dentofacial deformity with ANB= -4.67o (1o to -14.5o), OJ= -4.44mm (-1.5 to -12mm). Presurgical orthodontic treatment took average 3.06yrs. (1-11yrs). (2) Statistically significant differences were found between the predicted and actual postsurgical vertical position of upper incisal edge (1.77mm). (3) 100% patients were satisfied with the aesthetic and functional improvement. All patients improved chewing. (4) There was one case having fracture of the buccal cortical of a sagittal ramus osteotomy. There were no cases of nerve transection. Sensory disturbances of the trigeminal nerve recovered sensitivity after 5-6 weeks. Conclusion: The result of this study demonstrated that orthognathic surgery was an effective and safe method to correct dentofacial deformity. With a meticulous presurgical planning and careful surgical execution, orthognathic surgery was performed at the National Hospital of Odonto-stomatology resulted in a high degree of patients’ satisfaction and a very low complication rate. Key words: orthognathic surgery, dentofacial deformities, sagittal split, LeFort I osteotomy. MỞ ĐẦU Phẫu thuật chỉnh hàm (PTCH) là phương pháp điều trị các bất hài hòa răng-mặt trầm trọng tới mức ảnh hưởng đến chức năng và/hoặc thẩm mỹ mà các biện pháp không phẫu thuật không đạt được hiệu quả mong muốn. Hơn 150 năm qua(4), kể từ khi ca phẫu thuật đầu tiên được Hullihen thực hiện năm 1849, kỹ thuật này đã được phát triển không ngừng để có được những phương pháp đang ứng dụng ngày nay. Sai hình răng-mặt, chiếm tỉ lệ khoảng 20%(5), ảnh hưởng đến bệnh nhân chủ yếu trên hai phương diện là chức năng và thẩm mỹ, họ luôn bị mặc cảm trong giao tiếp xã hội và thường tránh những nơi công cộng(11), đây thường là nguyên nhân chính thúc đẩy bệnh nhân có yêu cầu phẫu thuật. Có ba cách điều trị sai hình răng-mặt(14,5,16): (1) chỉnh hình làm thay đổi sự tăng trưởng, khi bệnh nhân còn tuổi tăng trưởng, (2) chỉnh hình bù trừ, di chuyển răng để bù trừ cho sự khác biệt về xương, (3) phẫu thuật đặt lại vị trí của xương hàm và/hoặc từng phần xương ổ răng. Đối với những sai hình răng-mặt trầm trọng và khi sự tăng trưởng dừng lại thì PTCH là cách duy nhất để chỉnh sửa tương quan hai hàm, với kết quả ổn định cả về chức năng lẫn thẩm mỹ. Tuy nhiên, PTCH cần phải phối hợp với điều trị chỉnh hình để loại bỏ sự bù trừ của răng trước khi phẫu thuật. Từ thập niên 70, nhờ sự phát triển của các ngành kỹ thuật và sinh học có liên quan đã giúp điều trị bệnh nhân an toàn và hiệu quả hơn. Từ đó, phẫu thuật này đã được áp dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới nhưng chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác định hiệu quả của ứng dụng PTCH trong điều trị bệnh nhân sai hình răng-mặt tại Việt Nam, với những mục tiêu cụ thể sau: 1/ Trình bày dịch tễ lâm sàng của người bệnh được phẫu thuật chỉnh hàm. 2/ Xác định sự khác biệt giữa kết quả dự kiến trước phẫu thuật và kết quả thực tế sau phẫu thuật, một tuần trên phim sọ nghiêng. 3/ Lượng giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về thẩm mỹ và chức năng. 4/ Xác định tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 172 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 18 bệnh nhân, từ 17 đến 28 tuổi, có sai hình răng-mặt cần chỉnh hình phẫu thuật và đã được chỉnh nha trước phẫu thuật. Bệnh nhân cắt LeFort I một mảnh và/hoặc chẻ dọc cành cao XHD. Bệnh nhân chưa có can thiệp PTCH nào trước đó. Tiêu chuẩn loại trừ là bệnh nhân sai hình răng mặt do di chứng chấn thương, khe hở bẩm sinh hay bất thường sọ mặt. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca, thực hiện tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh, từ 6/2009 đến 6/2010. Phương pháp nghiên cứu Lập kế hoạch và dự kiến kết quả: dựa vào: - Mẫu hàm nghiên cứu: cho thấy khớp cắn đã ổn định. - Phim sọ nghiêng: xác định răng cối lớn thứ 3 hàm dưới đã được nhổ, vị trí răng cối lớn thứ 3 hàm trên (nếu có), chiều cao XHD, vị trí gai Spix, thần kinh răng dưới, - Khám bệnh nhân: khai thác tình trạng sức khỏe toàn thân, tình trạng răng miệng, đánh giá mức độ bất hài hòa răng-mặt, mức độ yêu cầu về thẩm mỹ và chức năng - Vẽ nét phim sọ nghiêng và dự kiến kết quả trên giấy acetate (Hình 1). Hình 1: Lập kế hoạch và dự kiến kết quả. “Phẫu thuật” mẫu hàm - Phẫu thuật hai hàm: lên giá khớp SAM II, để chế tạo máng nhai chuyển tiếp. - Phẫu thuật XHD: lên giá khớp bản lề, để chế tạo mánh nhai sau cùng. Phẫu thuật trên bệnh nhân Hai kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu này là: - Cắt Lefort I, xác định vị trí XHT qua trung gian máng nhai chuyển tiếp. - Chẻ dọc cành cao hai bên, xác định vị trí XHD qua máng nhai sau cùng. Thu thập kết quả Đặc điểm dịch tễ lâm sàng: Khai thác từ dữ liệu hồ sơ bệnh án, đo đạc trên phim sọ nghiêng trước phẫu thuật. So sánh sự khác biệt giữa kết quả dự kiến và kết quả thực tế: So sánh các tham số giữa bản vẽ dự kiến và vẽ nét phim sọ nghiêng sau mổ một tuần. Đường tham chiếu ngang, trục X, là đường kẻ từ S hợp với đường SN một góc 7o, gọi là đường SN+7. Đường tham chiếu đứng, trục Y, là đường thẳng đứng kẻ từ S vuông góc với đường SN+7 (Hình 2). Các đặc điểm quan sát gồm: - Trường hợp phẫu thuật hai hàm: so sánh góc SNA, bờ răng cửa hàm trên theo chiều đứng và chiều ngang. - Trường hợp phẫu thuật XHD: so sánh góc SNB, SN-GoGn. Hình 2. Phân tích từng trường hợp. Các số đo khoảng cách được tính giá trị tuyệt đối để tránh hiểu sai kết quả bởi vì sự khác biệt các hướng đối nhau sẽ hủy lẫn nhau, do đó cho kết quả không chính xác. Giá trị khác biệt là hiệu số của giá trị dự kiến và giá trị thực tế. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 173 Lượng giá sự hài lòng của bệnh nhân: Bệnh nhân được gởi phiếu theo dõi sau phẫu thuật (giấu tên), ít nhất 2 tháng sau phẫu thuật. Gồm 20 câu hỏi với 5 thang điểm, theo thang điểm Likert(15) (điểm 1: hoàn toàn không, đến điểm 5: hoàn toàn có). Ghi nhận các biến chứng: Trong và sau phẫu thuật (1 tuần, 1 tháng, sau mỗi 3 tháng, sau 1 năm). Đánh giá thời gian phục hồi cảm giác thần kinh. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Dùng phần mềm Excel 2003, phép kiểm t- student được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình. Sai lầm phương pháp được tính bằng cách chọn ngẫu nhiên 10 phim, vẽ nét lại ít nhất sau 2 tháng, cho thấy không có sự khác biệt giữa hai lần vẽ. KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ lâm sàng Từ 6/2009 đến 6/2010 có 18 trường hợp: 4 nam (22,22%) và 14 nữ (77,78%). Tuổi trung bình 21,17 tuổi (17-28 tuổi). Lý do phẫu thuật là vừa do yếu tố chức năng và thẩm mỹ là 72,22% (13/18 trường hợp); thẩm mỹ: 16,67% (3/18 trường hợp); chức năng: 11,11% (2/18 trường hợp). Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật trung bình 3,06 ± 2,2 năm. Sai hình xương hạng III có 94,44% (17/18 trường hợp), góc ANB trung bình là -4,67±4,08o. Hạng I có 5,56% (1/18 trường hợp). Tất cả bệnh nhân có độ cắn chìa âm, trung bình âm 4,44±2,81 mm. Có 15 bệnh nhân có độ cắn phủ trung bình âm 0,6±1,11 mm và 3 bệnh nhân cắn hở từ 2,5 mm đến 3 mm. Phẫu thuật hai hàm 72,22% (13/18 trường hợp), phẫu thuật XHD 27,78% (5/18 trường hợp). Trong đó, có 5/18 trường hợp phẫu thuật tạo hình xương vùng cằm, 4/18 trường hợp lấy xương sọ để ghép XHT (Bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm chi tiết của đối tượng nghiên cứu ST T Số hồ sơ Tuổi N = 18 GIỚI LÝ DO PT Thời gian chỉnh nha (năm) SNA (o) SNB (o) ANB (o) OB (mm) OJ (mm) Cắn hở (mm) LOẠI SAI HÌNH LOẠI HÀM PT PT cằm n=5 Lấy X.sọ n=4 Nam n=4 Nữ n=14 Thẩm mỹ n=3 Chức năng n=2 Cả 2 n=13 Hạng I n=1 Hạng III n=17 Hai hàm n=13 XHD n=5 1 41414 19 x x 2,5 81 89 -8 -1 -2,5 x x 2 41789 19 x x 3 74 78 -4 -4 3 x x 3 41714 18 x x 1,5 89 88 1 0 -1,5 x x 4 41850 20 x x 3 82 86 -4 0 -2 x x 5 41995 26 x x 2 87 87,5 -0,5 0 -2 x x 6 42291 21 x x 2,5 86 91 -5 -1 -4 x x x 7 43050 18 x x 11 73 83 -10 -1 -7 x x x 8 43194 20 x x 2,5 78 82 -4 -3 2,5 x x 9 43201 22 x x 4 82,5 88,5 -6 -2 -4 x x x 10 43198 19 x x 4 84 85 -1 0 -1,5 x x 11 43343 24 x x 1 80 82,5 -2,5 0 -5 x x 12 43372 26 x x 2 74 88,5 -14,5 -4 -9 x x x 13 44101 28 x x 3 77 83 -6 -12 3 x x x x 14 44150 25 x x 1,5 82 83 -1 0 -6 x x x 15 44190 17 x x 4 85 86 -1 0 -5 x x x 16 44462 19 x x 3 83 91 -8 0 -6 x x Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 174 ST T Số hồ sơ Tuổi N = 18 GIỚI LÝ DO PT Thời gian chỉnh nha (năm) SNA (o) SNB (o) ANB (o) OB (mm) OJ (mm) Cắn hở (mm) LOẠI SAI HÌNH LOẠI HÀM PT PT cằm n=5 Lấy X.sọ n=4 Nam n=4 Nữ n=14 Thẩm mỹ n=3 Chức năng n=2 Cả 2 n=13 Hạng I n=1 Hạng III n=17 Hai hàm n=13 XHD n=5 17 44549 20 x x 3,5 84 84,5 -0,5 -0,5 -1,5 x x 18 44602 20 x x 1 79 88 -9 0 -4 x x x Tính chung: Giá trị nhỏ nhất 1 -14,5 0 -12 2,5 Giá trị lớn nhất 11 1 -4 -1,5 3 Giá trị Tr.Bình 3,06 -4,67 - 0,63 -4,44 Độ lệch 2,20 4,08 1,11 2,81 Khác biệt giữa kết quả dự kiến trước phẫu thuật và kết quả thực tế sau phẫu thuật Trường hợp phẫu thuật XHT So sánh sự khác biệt giữa kết quả dự kiến và thực tế (Bảng 3) cho thấy góc SNA là 1,68±5,19o; khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Bờ răng cửa hàm trên theo chiều ngang là 0,27±3,81 mm, khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Bờ răng cửa hàm trên theo chiều đứng là -1,77±2,59 mm khác nhau có ý nghĩa (p<0,05), nhưng sự khác nhau ít. Trường hợp phẫu thuật XHD So sánh sự khác biệt giữa kết quả dự kiến và thực tế (Bảng 3) cho thấy góc SNB là 0,10±2,13o khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Góc Sn- GoGn là 2,10±3,85o khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Lượng giá sự hài lòng của bệnh nhân Tất cả bệnh nhân đều hài lòng với kết quả thẩm mỹ và chức năng. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân qua bệnh nhân được khen ngợi từ người thân, bạn bè; sau khi nhận thấy lợi ích của phẫu thuật, bệnh nhân có ý thức khuyên người có sai hình răng-mặt nên phẫu thuật hay bệnh nhân đồng ý phẫu thuật nếu họ được quyết định lại Kết quả cho thấy có 88,89% (16/18 trường hợp) đồng ý phẫu thuật nếu họ được quyết định lại, 2 bệnh nhân công nhận có cải thiện nhiều về thẩm mỹ và chức năng nhai nhưng thấy đau nhiều sau phẫu thuật nên không đồng ý. Biến chứng Thời gian theo dõi trung bình 7,61±4,28 tháng. Chẻ xương xấu: 1/18 trường hợp, chiếm 5,55%. Đứt dây thần kinh: không có trường hợp nào. Rối loạn cảm giác thần kinh: - Thần kinh V3: 94,44% bệnh nhân có tê môi dưới (17/18 trường hợp), thời gian tê trung bình 5,06±3,23 tuần; 72,22% bệnh nhân bị tê cằm (13/18 trường hợp), thời gian tê trung bình 6,92±3,84 tuần. - Thần kinh V2: tê răng hàm trên có 30,77% (4/13 trường hợp), thời gian tê trung bình 6,25±3,30 tuần; tê môi trên có 69,23% (9/13 trường hợp), thời gian tê trung bình 5,33 ± 3,67 tuần. Bảng 2. Giá trị chi tiết các kết quả dự kiến và thực tế. STT SNA dự kiến (1) SNA thực tế (2) SNA (1-2) R1 ch. đứng dự kiến (1) R1 ch. đứng thực tế (2) R1 ch. đứng (1-2) R1 ch. Ngang dự kiến (1) R1 ch. Ngang thực tế (2) R1 ch. Ngang (1-2) SNB dự kiến (1) SNB thực tế (2) SNB (1-2) SN-Go Gn dự kiến (1) SN- Go Gn thực tế (2) SN- GoGn (1-2) 1 83 84 -1 36 38 -2 2 79 77 2 81 79 2 70 72,5 -2,5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 175 STT SNA dự kiến (1) SNA thực tế (2) SNA (1-2) R1 ch. đứng dự kiến (1) R1 ch. đứng thực tế (2) R1 ch. đứng (1-2) R1 ch. Ngang dự kiến (1) R1 ch. Ngang thực tế (2) R1 ch. Ngang (1-2) SNB dự kiến (1) SNB thực tế (2) SNB (1-2) SN-Go Gn dự kiến (1) SN- Go Gn thực tế (2) SN- GoGn (1-2) 3 86 85 1 32,5 33 -0,5 4 82 74 8 68 72 -4 67,5 64 3,5 5 85 87,5 -2,5 69,5 70,5 -1 74,5 75 -0,5 6 86 89 -3 37 29 8 7 82 78 4 70,5 74 -3,5 64,5 63 1,5 8 81 84 -3 74 75,5 -1,5 68 72,5 -4,5 9 86 79 7 71,5 75 -3,5 78 75,5 2,5 10 83,5 81 2,5 33 30 3 11 84 82 2 71,5 72 -0,5 70,5 67,5 3 12 83 75 8 66 67 -1 64,5 64 0,5 13 85 76,5 8,5 84,5 90,5 -6 65,5 57 8,5 14 85 89 -4 78 77 1 69 72 -3 15 84 88 -4 70,5 73,5 -3 68,5 67,5 1 16 88 86 2 77 81,5 -4,5 81,5 82 -0,5 17 83 82 1 37 35 2 18 84 90 -6 73 70,5 2,5 75 81 -6 Trung bình 1,69 -1,77 0,27 0,10 2,10 Bảng 3. Sự khác biệt trung bình giữa kết quả dự kiến và kết quả thực tế (test t). Tên tham số Số lượng Trung bình Phạm vi Độ lệch chuẩn t XHT SNA (o) 13 1,69 -6 đến 8,5 5,19 1,18 R1 chiều đứng (mm) 13 -1,77 -6 đến 2,5 2,59 -2,46 (*) R1 chiều ngang (mm) 13 0,27 -6 đến 8,5 3,81 0,25 XHD SNB(o) 5 0,10 -3 đến 2,5 2,13 0,10 SN-GoGn (o) 5 2,10 -2 đến 8 3,85 1,22 (*) Sự khác biệt có ý nghĩa (p=0,03). HÌNH BỆNH NHÂN Nguyễn T Thanh H. 26t (trước phẫu thuật) (6 tháng sau phẫu thuật) Nguyễn Đoan D. 26t (trước phẫu thuật) (5 tháng sau phẫu thuật) BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ lâm sàng Có 18 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, thực hiện trong thời gian 1 năm (6/2009 – 6/2010). Tuổi trung bình là 21,17 tuổi (17-28 tuổi), phù hợp với tuổi trung bình của các nghiên cứu khác trên thế giới. Tỉ lệ nam : nữ là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 176 1:3,5; các tác giả khác tỉ lệ nam: nữ là 1:2(1,2,3,6,9,12,15). Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật trung bình 3,06±2,22 năm. Theo y văn, thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật là 12 tháng(14). Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật của chúng tôi lâu hơn so với thời gian y văn đề cập vì trước đây loại phẫu thuật này chưa được thực hiện tại bệnh viện, chủ yếu chờ các đoàn phẫu thuật nước ngoài. Sai hình xương hạng III, chiếm 94,44% (17/18 trường hợp), phù hợp với sai hình của người châu Á. Loại phẫu thuật hai hàm là 72,22% (13/18 trường hợp), XHD là 27,78% (5/18 trường hợp). Đặc điểm sai hình của người Việt Nam chủ yếu là nhô hàm dưới nên tất cả các trường hợp đều phẫu thuật XHD và thường phải kết hợp với phẫu thuật XHT để có được kết quả vững ổn về xương hàm, khớp cắn và sự hài hòa của mặt. Tỉ lệ chỉ phẫu thuật XHT ở người Châu Á ít hơn người Châu Âu(2,3,11). Theo y văn, lý do chủ yếu bệnh nhân PTCH là thẩm mỹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 16,67% (3/18 trường hợp) lý do là thẩm mỹ; 72,22% (13/18 trường hợp) lý do là vừa thẩm mỹ vừa chức năng. Nghiên cứu của Modig và cs(11), Panula và cs(12) cho thấy rằng lý do chính của bệnh nhân là chức năng. Lý do từ những người xung quanh như các thành viên trong gia đình, bạn bè, chuyên gia là 22%-48%(10). Khác biệt giữa kết quả dự kiến và kết quả thực tế Xương hàm trên Khác biệt ở góc SNA trung bình là 1,69o, vị trí bờ răng cửa hàm trên theo chiều ngang trung bình là 0,27mm, theo Bảng 3 thì không có sự khác biệt. Khác biệt vị trí bờ răng cửa hàm trên theo chiều đứng trung bình là -1,77mm thì có sự khác biệt ít. Giá trị âm của sự khác biệt theo chiều đứng có nghĩa chúng tôi đặt lại vị trí XHT thấp hơn so với hoạch định, điều này phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới là khi đưa XHT ra trước thì phẫu thuật viên có khuynh hướng đưa ra trước không đủ và đưa xuống dưới hơn so với vị trí hoạ
Tài liệu liên quan