Vai trò của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán tắc đại tràng

Mục tiêu: Xác định khả năng chẩn đoán của chụp cắt lớp điện toán (CCLĐT) trong chẩn đoán tắc đại tràng. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu thiết kế theo kiểu nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013. Tất cả các trường hợp có hình ảnh dãn ruột trên X quang bụng không sửa soạn (XQBKSS) và/hoặc CCLĐT, rồi được phẫu thuật để xác định có tắc đại tràng hay không được chọn vào nghiên cứu. Các kết cục chính của nghiên cứu là độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán của CCLĐT trong chẩn đoán tắc đại tràng. Kết quả: Có 91 trường hợp trong đó có 46 trường hợp có tắc đại tràng được nghiên cứu. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của CCLĐT trong chẩn đoán xác định tắc đại tràng lần lượt là 95,7%, 97,8%, 91,5% và 98,9%. Dấu hiệu quan trọng nhất là đại tràng dãn nằm kế đại tràng xẹp. Ngưỡng chẩn đoán tốt nhất theo phân tích đường cong ROC là đại tràng dãn trên 4,5cm. Khả năng chẩn đoán đúng vị trí tắc và nguyên nhân tắc của CCLĐT là 89,1%, với mức độ tương quan với phẫu thuật cao. Khi đại tràng dãn trên 8cm thì nguy cớ biến chứng tử vong tăng gấp 3,9 lần. Kết luận: CCLĐT có vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định có tắc đại tràng, cũng như xác định chính xác vị trí tắc, nguyên nhân tắc. Vì vậy, CCLĐT nên được thực hiện thường qui trong đánh giá tắc đại tràng.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán tắc đại tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 148 VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC ĐẠI TRÀNG Trần Đức Huy*, Phạm Hữu Thông**, Nguyễn Văn Hải** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định khả năng chẩn đoán của chụp cắt lớp điện toán (CCLĐT) trong chẩn đoán tắc đại tràng. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu thiết kế theo kiểu nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013. Tất cả các trường hợp có hình ảnh dãn ruột trên X quang bụng không sửa soạn (XQBKSS) và/hoặc CCLĐT, rồi được phẫu thuật để xác định có tắc đại tràng hay không được chọn vào nghiên cứu. Các kết cục chính của nghiên cứu là độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán của CCLĐT trong chẩn đoán tắc đại tràng. Kết quả: Có 91 trường hợp trong đó có 46 trường hợp có tắc đại tràng được nghiên cứu. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của CCLĐT trong chẩn đoán xác định tắc đại tràng lần lượt là 95,7%, 97,8%, 91,5% và 98,9%. Dấu hiệu quan trọng nhất là đại tràng dãn nằm kế đại tràng xẹp. Ngưỡng chẩn đoán tốt nhất theo phân tích đường cong ROC là đại tràng dãn trên 4,5cm. Khả năng chẩn đoán đúng vị trí tắc và nguyên nhân tắc của CCLĐT là 89,1%, với mức độ tương quan với phẫu thuật cao. Khi đại tràng dãn trên 8cm thì nguy cớ biến chứng tử vong tăng gấp 3,9 lần. Kết luận: CCLĐT có vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định có tắc đại tràng, cũng như xác định chính xác vị trí tắc, nguyên nhân tắc. Vì vậy, CCLĐT nên được thực hiện thường qui trong đánh giá tắc đại tràng. Từ khóa: Chụp cắt lóp điện toán, X quang bụng không sửa soạn, tắc đại tràng. ABSTRACT ROLE OF COMPUTED TOMOGRAPHY IN DIAGNOSING OF LARGE BOWEL OBSTRUCTION Tran Duc Huy, Pham Huu Thong, Nguyen Van Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 148 - 155 Aims: To define the ability of Computed tomography (CT) in diagnosing of large bowel obstruction (LBO). Methods: This is retrospective study designing as diagnostic test study performing at Gia đinh’s People Hospital from Jan-2012 to Dec-2013. All cases with imaging of dilated intestine on abdominal plain film and/or CT and then were operated to determine whether there was LBO or not were included in this study. The main endpoints of the study were sensitivity (SS), specificity(SP), positive and negative predictive values (PPV, NPV) of CT in diagnosing of LBO. Results: There were 91 cases including of 46 cases of LBO in this study. SS, SP, PPV, NPV of CT in diagnosing of LBO were respectively 95.7%, 97.8%, 91.5% and 98.9%. The most important sign on CT of LBO is dilated colon proximal to the collapsed one. The dilated colon threshold for the best diagnosis resulting from ROC analysis was 4.5cm. Possibility of CT in determining exactly site and cause of LBO was 89.1% of cases, and * Lớp Bác sĩ Nội trú, Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM ** Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Đức Huy ĐT: 0128 4252544 Email: bsduchuy@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 149 highly correlation to operation results. When the colon dilated over 8cm in diameter, the risk of morbidity and mortality reach to 3.9 times. Conclusion: CT have important role in confirming of LBO, and also can define exactly the position and cause of obstruction. Therefore, it should be performed routinely in evaluating of LBO. Keywords: Computed tomography, abdominal plain film, large bowel obstruction. ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc ruột chiếm khoảng 20% các trường hợp cấp cứu ngoại khoa về bụng (8). Trong đó tắc đại tràng chiếm khoảng 20% các trường hợp tắc ruột. Tắc đại tràng lại thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nội khoa đi kèm (2). Vai trò của CCLĐT trong tắc ruột non đã được xác định qua nhiều nghiên cứu, trong khi tắc đại tràng chưa được nghiên cứu nhiều. Câu hỏi cần đặt ra là CCLĐT có giúp chẩn đoán chính xác các trường hợp tắc đại tràng hay không. Để trả lời câu hỏi, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính, giá trị tiên đoán âm tính của CCLĐT trong chẩn đoán tắc đại tràng. Xác định khả năng chẩn đoán đúng vị trí, nguyên nhân và biến chứng của tắc đại tràng bằng CCLĐT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các trường hợp nghi ngờ tắc đại tràng được CCLĐT. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu có nhóm chứng, thiết kế theo kiểu nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013, tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM. Tiêu chuẩn chọn bệnh bước đầu Các trường hợp lâm sàng nghi ngờ tắc ruột, được CCLĐT theo điều kiện đã đặt ra, có hình ảnh dãn ruột trên phim, và được phẫu thuật xác định có tắc đại tràng hay không. Các trường hợp thỏa nghiên cứu được chia làm 2 nhóm bệnh và chứng. Nhóm bệnh: Phẫu thuật xác định có tắc đại tràng. Nhóm chứng: Phẫu thuật xác định không có tắc đại tràng. Điều kiện của phim CCLĐT Sử dụng máy CCLĐT 64 lát cắt. Sử dụng thuốc cản quang tĩnh mạch, không có thuốc cản quang uống. Có khảo sát tối thiểu 2 thì: thì không thuốc và thì tĩnh mạch cửa sau khi tiêm thuốc. Tư thế chụp: nằm ngửa. Khoảng cách tối đa giữa 2 lát cắt là 10mm. Tiêu chuẩn loại trừ Tường trình phẫu thuật không rõ ràng. Phim CCLĐT không thỏa điều kiện đặt ra. Có thời điểm phẫu thuật cách xa thời điểm chụp phim trên 72 giờ. Quy trình đọc phim Các phim sẽ được đọc hồi cứu bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh với hệ thống câu hỏi thống nhất. 1. Có tắc đại tràng không? 2. Vị trí vùng chuyển tiếp ruột dãn - ruột xẹp (vị trí tắc)? 3. Nguyên nhân gây tắc? 4. Biến chứng tắc (thủng, áp-xe, hoại tử ruột)? Bác sĩ đọc phim sẽ không được biết chẩn đoán lâm sàng cũng như các kết quả hình ảnh đã có (XQBKSS, siêu âm). Tiêu chuẩn chẩn đoán tắc đại tràng trên CCLĐT Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 150 Đại tràng dãn trên 5.5cm nằm kế tiếp đại tràng xẹp. Thấy được vùng chuyển tiếp. Thấy được nguyên nhân làm bít tắc lòng đại tràng: U phân, dị vật, sỏi mật. Hình ảnh ruột dày với nhiều vòng tròn đồng tâm. Dày đều hoặc không đều một đoạn thành đại tràng. Thay đổi mô quanh đại tràng: thâm nhiễm mỡ, áp-xe. Dấu hiệu vòng xoáy (whirl sign), dấu hiệu mỏ chim (beak sign), xoắn mạc treo (twisted mesentery). Các dấu hiệu khác: thoát vị đại tràng, u tân sinh xâm lấn đại tràng. Thu thập và xử lý số liệu Các trường hợp thỏa nghiên cứu đều được thu thập về triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, XQBKSS, CCLĐT, và phẫu thuật. Các thông tin thu thập trên phim CCLĐT bao gồm: 1. Thời điểm chụp. 2. Đường kính đại tràng dãn nhất không đi qua sang thương. 3. Dấu hiệu tắc đại tràng. 4. Vị trí vùng chuyển tiếp bao gồm 7 vị trí: đại tràng lên/ góc gan, ngang, góc lách, xuống, chậu hông và trực tràng. 5. Nguyên nhân tắc. Dày không đều thành đại tràng. Xoắn đại tràng. Dày đồng tâm thành đại tràng (viêm đại tràng, lồng ruột). Thâm nhiễm quanh đại tràng. Khối tăng đậm độ trong lòng đại tràng (u phân, dị vật, sỏi mật). U xâm lấn đại tràng. Thoát vị. 6. Biến chứng. Khí trong thành ruột hay hệ cửa. Khí tự do ổ bụng. Tụ dịch hay tụ khí khu trú. Áp-xe khu trú quanh đại tràng. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 và Excel 2010 để xử lý và phân tích số liệu. Khác biệt được gọi là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu từ 01/2012 đến 012/2013, chúng tôi có 91 trường hợp thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định; trong đó có 46 trường hợp nhóm bệnh (có tắc đại tràng) và 45 trường hợp nhóm chứng (không có tắc đại tràng). Tuổi và giới Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh là 64,3 và nhóm chứng là 51,8 và khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh có 54,3% là nam trong khi nhóm chứng là 44,4%; tuy nhiên, không có sự khác biệt về giới tính giữa 2 nhóm. Triệu chứng lâm sàng Khi khai thác các triệu chứng đau bụng, nôn, bí trung/đại tiện và chướng bụng, đều không có sự khác biệt về tỉ lệ có triệu chứng. Bảng 1: Tỉ lệ triệu chứng lâm sàng ở 2 nhóm. Triệu chứng Bệnh Chứng Phép kiểm p Đau bụng 93,5% 97,8% Fisher 0,617 Nôn 45,7% 51,1% χ 2 0,602 Bí trung/đại tiện 58,7% 48,9% χ 2 0,348 Trướng bụng 95,7% 88,9% Fisher 0,267 Chẩn đoán xác định tắc đại tràng bằng CCLĐT Bảng 2: Bảng 2x2 kết quả CCLĐT ở 2 nhóm. Bệnh Chứng CCLĐT có tắc ĐT 44 1 CCLĐT không tắc ĐT 2 44 Trong 46 trường hợp tắc đại tràng, CCLĐT chẩn đoán được 44 trường hợp. CCLĐT cũng loại trừ được 44 trong 45 trường hợp không có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 151 tắc đại tràng. Như vậy, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 95,7% và 97,8%. Với tỉ lệ lưu hành bệnh và 20%(11,4,6), giá trị tiên đoán dương tính và âm tính là 91,5% và 98,9%. Dấu hiệu trực tiếp quan trọng nhất là đại tràng dãn nằm kế đại tràng xẹp gặp trong 95,5% trường hợp. Chúng tôi cũng đo khẩu tính đại tràng ở vị trí dãn nhất không qua sang thương ở 2 nhóm, từ đó khảo sát đường cong ROC để xác định điểm ngưỡng có chẩn đoán tốt nhất. Kết quả cho thấy trị số diện tính dưới đường cong (AUC) là 0,986. Giá trị ngưỡng chẩn đoán tốt nhất là 4,5cm với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 97,8% và 93,3%. Biểu đồ 1: Phân tích đường cong ROC trị số khẩu kính đại tràng. Chẩn đoán vị trí tắc đại tràng Biểu đồ 2: Tương quan giữa CCLĐT và phẫu thuật. Chẩn đoán vị trí tắc đại tràng trên CCLĐT dựa vào vị trí vùng chuyển tiếp. Trong 46 trường hợp, CCLĐT chẩn đoán đúng vị trí chính xác 41 trường hợp, chiếm tỉ lệ 89,1%. Để đánh giá mức độ chính xác của CCLĐT trong chẩn đoán vị trí tắc, chúng tôi đánh giá mức độ tương quan giữa kết quả CCLĐT và kết quả phẫu thuật. Kết quả rs là 0,994 với p<0,01. Như vậy có sự tương quan rất chặt chẽ giữa vị trí vùng chuyển tiếp trên CCLĐT với vị trí tắc trong mổ. Chẩn đoán nguyên nhân tắc đại tràng Khảo sát nguyên nhân tắc trong 46 trường hợp nhóm bệnh. CCLĐT chẩn đoán đúng 41 trường hợp, trong đó có 39 trường hợp u đại tràng và 2 trường hợp xoắn đại tràng chậu hông, tỉ lệ 89,1%. Đánh giá hệ số tương quan giữa nguyên nhân trong CCLĐT với nguyên nhân sau mổ được rs là 0,719 với mức ý nghĩa p<0,01. Bảng 3: Nguyên nhân tắc giữa phẫu thuật và CCLĐT. Phẫu thuật U đại tràng Xoắn đại tràng Lao /viêm K di căn CCLĐT U đại tràng 39 0 0 0 Xoắn đại tràng 0 2 0 0 Lao-viêm 1 0 0 0 U Phân 0 0 0 1 Khác 2 0 1 0 Tổng cộng 42 2 1 1 Chẩn đoán biến chứng tắc đại tràng AUC = 0,986 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 152 Biến chứng của tắc đại tràng hay ung thư đại tràng bao gồm: vỡ u đại tràng, hoại tử / thủng đại tràng trên u, viêm quanh u hay áp-xe quanh u và choáng nhiễm trùng nhiễm độc, tử vong. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 10 trường hợp có biến chứng. Kết quả cho thấy CCLĐT chẩn đoán được 5/6 trường hợp biến chứng tại đại tràng. Đường kính đại tràng trung bình trong 10 trường hợp này là 8cm. Để đánh giá khẩu kính đại tràng trên CCLĐT có tiên lượng được biến chứng hay tử vong không, chúng tôi đánh giá chỉ số OR ở 2 nhóm và chọn ngưỡng 8cm. Kết quả khi đường kính đại tràng ≥8cm, OR là 3,9. Tương tự khi chọn ngưỡng ≥7cm, không có sự khác biệt về biến chứng và tử vong giữa 2 nhóm, và khi ngưỡng ≥ 9cm, nguy cơ biến chứng và tử vong tăng 5,3 lần. Bảng 4: Chẩn đoán biến chứng ở 10 trường hợp. Trường hợp (*) Dấu hiệu khác trên CCLĐT Hoại tử manh tràng trên u 15 Hơi trên thành manh tràng Choáng nhiễm trùng 9 Hoại tử manh tràng trên u 9,5 Choáng nhiễm trùng 5 Vỡ u đại tràng, choáng nhiễm trùng 6 Hơi tự do ổ bụng Choáng nhiễm trùng 8 Choáng nhiễm trùng 6 Hoại tử đại tràng trên u 9 Thay đổi mô quanh đại tràng Thủng đại tràng trên u, choáng nhiễm trùng 8 Hơi tự do ổ bụng Viêm quanh u 5 Thay đổi mô quanh đại tràng (*) Đường kính đại tràng trên CCLĐT tính bằng cm Bảng 5: Tương quan giữa biến chứng/tử vong với đường kính đại tràng. Biến chứng Không biến chứng Đường kính đại tràng ≥8cm 6 10 Đường kính đại tràng < 8cm 4 26 Bảng 6. Chỉ số OR đánh giá liên quan giữa biến chứng /tử vong với đường kính đại tràng. Đường kính đại tràng trên CCLĐT OR ≥ 7cm 1 ≥ 8cm 3,9 ≥ 9cm 5,3 BÀN LUẬN Đánh giá thiết kế nghiên cứu Để đánh giá chất lượng của nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán, Whiting và cộng sự đã đưa ra các tiêu chí tham khảo(15). Nghiên cứu của chúng tôi, khi áp dụng các tiêu chí này có các ưu - khuyết điểm sau. Mẫu nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi có tổng cộng 91 trường hợp thỏa công thức tính cỡ mẫu. Tuy nhiên, đây chưa phải là cỡ mẫu lý tưởng do sai số chúng tôi chọn còn lớn (10%). Với sai số 5%, cỡ mẫu cần thiết là 365 trường hợp. Để tiết kiệm chi phí và tăng tính khả thi, chúng tôi chọn thiết kế nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán kiểu hồi cứu. Đây cũng chính là khuyết điểm của nghiên cứu, vì có thể gây sai lệch chọn lựa do đặc điểm dân số hồi cứu (các trường hợp có dãn ruột trên phim XQBKSS và lâm sàng nghi ngờ tắc ruột) không tương đồng với đặc điểm dân số cần nghiên cứu. Một khuyết điểm nữa là sai lệch thông tin do thu thập dữ liệu từ hồ sơ do nhiều bác sĩ khác nhau ghi lại. Khi hồi cứu phim CCLĐT, bác sĩ đọc phim không được biết kết quả phẫu thuật, cũng như thông tin lâm sàng và các phương tiện hình ảnh đã làm trước đó. Tất cả các trường hợp đều phải thỏa tiêu chuẩn chụp phim đã đề ra. Các tiêu chuẩn này cũng dễ thực hiện và có thể ứng dụng được trên lâm sàng. Ngoài ra, để giảm sai lệch thông tin giữa CCLĐT và tiêu chuẩn vàng (phẫu thuật) do can thiệp điều trị hoặc do bệnh diễn tiến nặng hơn, các trường hợp có khoảng cách giữa thời điểm chụp phim và phẫu thuật trên 72 tiếng đều không được đưa vào nghiên cứu. Một khuyết điểm trong nghiên cứu của chúng tôi là kết quả đọc phim được thực hiện duy nhất bởi 1 bác sĩ nên tính tin cậy (tính lặp lại – reproducible) chưa cao. Tiêu chuẩn vàng (gold standard): phẫu thuật Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 153 Phẫu thuật là tiêu chuẩn được chọn để đối chiếu với kết quả CCLĐT. Đây là tiêu chuẩn chắc chắn nhất có thể phân loại chính xác mẫu nghiên cứu. Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi đều được phẫu thuật xác định có tắc đại tràng hay không. Đây cũng là ưu điểm trong nghiên cứu của chúng tôi khi thực hiện hồi cứu. Các chỉ số thống kê Số liệu thu thập được tính độ nhạy, độ đặc hiệu, tỉ số khả dĩ, giá trị tiên đoán. Đây đều là các chỉ số tin cậy để đánh giá một thử nghiệm, có thể áp dụng được trên lâm sàng. Chúng tôi cũng sử dụng đường cong ROC để phân tích dấu hiệu đại tràng dãn trên dân số nghiên cứu, từ đó đánh giá được khả năng chẩn đoán của dấu hiệu đại tràng dãn trên phim CCLĐT. Giá trị của CCLĐT trong chẩn đoán xác định tắc đại tràng Nghiên cứu của chúng tôi có độ nhạy 95,7% và độ đặc hiệu 97,8%, kết quả này cao hơn so với các kết quả trước đó. Bảng 7: Giá trị chẩn đoán của CCLĐT qua các nghiên cứu. Tác giả Số ca bệnh Năm Độ nhạy Độ đặc hiệu Frager (7) 47 1998 96% 93% Beattie (4) 22 2007 91% 91% Chun-Chao Huang (9) 11 2012 100% Chúng tôi 46 2014 95,7% 97,8% Do tác giả Frager và Beattie trong tiêu chuẩn chọn bệnh chỉ đưa vào các trường hợp có dãn đại tràng, nên có sự tương đồng giữa nhóm bệnh và nhóm chứng, làm tăng tỉ lệ dương tính giả và âm tính giả. Chúng tôi đưa vào tất cả các trường hợp có dãn ruột, nhằm mục đích phân biệt tắc đại tràng với những bệnh thường gặp khác trên lâm sàng như viêm phúc mạc, tắc ruột non, liệt ruột, giả tắc đại tràng Bảng 8: Dấu hiệu đại tràng dãn qua các nghiên cứu. Tác giả Khẩu kính đại tràng dãn Frager (7) ≥5,5cm Taourel (14) ≥8cm Conder (5) ≥6cm Angelelli (3) 5,4cm -11,5cm Huang (9) 5,98cm – 6,1cm Chúng tôi ≥4,5cm Dấu hiệu đại tràng dãn là dấu hiệu trực tiếp quan trọng nhất. Các tác giả khi nghiên cứu dấu hiệu tắc đại tràng trên CCLĐT đều thống kê chỉ số này. Nghiên cứu của chúng tôi đo đường kính đại tràng tại vị trí dãn nhất ở cả 2 nhóm. Từ đó khảo sát đường cong ROC. Kết quả trị số AUC là 0,986. Kết quả này cho thấy khẩu kính đại tràng là trị số rất đáng tin cậy để chẩn đoán tắc đại tràng. Ngoài ra, giá trị ngưỡng chẩn đoán tốt nhất là 4,5cm, tương ứng độ nhạy và độ đặc hiệu là 97,8% và 93,3%. Kết quả này thấp hơn so với các tác giả nước ngoài là do. Yếu tố chủng tộc: Khẩu kính đại tràng của người Việt Nam, theo Nguyễn Quang Quyền(10), thấp hơn so với tác giả Skandalakis(12) tổng hợp từ nhiều tác giả nước ngoài. Mẫu nghiên cứu: nhóm chứng bao gồm chủ yếu tắc ruột non, có thể làm khẩu kính đại tràng nhỏ hơn so với bình thường. Giá trị của CCLĐT trong chẩn đoán vị trí tắc đại tràng Bảng 9: Chẩn đoán vị trí tắc qua các nghiên cứu. Nghiên cứu Tỉ lệ chẩn đoán đúng vị trí bẳng CCLĐT Beattie (4) 81,8% Frager (7) 94% Chúng tôi 89,1% rs = 0,994 (p<0,01) Nghiên cứu của chúng tôi trong 46 trường hợp tắc đại tràng, CCLĐT chẩn đoán được chính xác vị trí tắc trong 41 trường hợp chiếm 89,1%. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu trước. Tỉ lệ cụ thể tại 7 ví trí tắc, theo thứ tự giải phẫu là đại tràng lên 13%, đại tràng góc gan 13%, đại tràng ngang 4%, đại tràng góc lách 2,2%, đại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 154 tràng xuống 8,7%, đại tràng chậu hông 41,3% và trực tràng 17,4%. Vị trí tắc nhiều nhất xảy ra ở vùng đại tràng chậu hông và trực tràng, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải cũng tiến hành tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định trước đó(11). Có 3/5 trường hợp chẩn đoán sai vị trí xảy ra ở vùng đại tràng bên phải, đây cũng là vị trí dễ nhầm lẫn giữa tắc đại tràng và tắc RN. Hai trường hợp còn lại do đại tràng ngang dài, lại di động tự do, vùng chuyển tiếp vì thế di chuyển xuống dọc ở hố chậu trái nên nhầm lẫn với đại tràng xuống. Giá trị của CCLĐT trong chẩn đoán nguyên nhân tắc đại tràng Nhờ: (1) tính cố định của đại tràng; (2) khả năng quan sát được toàn bộ khung đại tràng của CCLĐT tốt hơn so với X quang đại tràng hoặc XQBKSS; (3) khả năng dựng hình trên nhiều bình diện của CCLĐT; (4) nguyên nhân tắc chủ yếu là ung thư, nên CCLĐT có khả năng chẩn đoán được nguyên nhân rất tốt. Tác giả Frager thống kê tỉ lệ chẩn đoán đúng là 89,1%, chủ yếu nhầm lẫn giữa viêm túi thừa và ung thư đại tràng thủng. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Mức độ tương đồng với phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (rs=0,719). Đối với tắc đại tràng do ung thư, ngoài việc xác định u gây tắc, CCLĐT còn giúp xác định giai đoạn u, di căn ổ bụng cũng như các tổn thương khác đi kèm như đa polyp đại tràng Chẩn đoán biến chứng tắc đại tràng Tắc đại tràng nếu không được chẩn đoán sớm, dễ đưa đến biến chứng thủng đại tràng. Đối với tắc đại tràng không do xoắn, khi van hồi manh tràng đóng kín, manh tràng chịu áp lực cao nhất nên dễ thủng nhất. Còn xoắn đại tràng nếu để muộn cũng đưa đến hoại tử do thiếu máu và căng trướng. CCLĐT có thể phát hiện biến chứng này bằng hình ảnh hơi trong thành ruột, hơi khu trú quanh đại tràng hoặc hơi tự do ổ bụng. Taourel(13) phân tích các hình ảnh gợi ý thiếu máu cục bộ manh tràng như hơi trong thành manh tràng, hơi tĩnh mạch cửa, dày thành manh tràng, phù mạc treo, và kích thước manh tràng. Tác giả kết luận hình ảnh hơi trong thành manh tr
Tài liệu liên quan