Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị suy thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực

Mở đầu: Suy thận cấp (STC) là biến chứng thường gặp trong khoa Hồi sức và 10-70% cần liệu pháp thay thế thận. Lọc máu liên tục (CRRT) là một phương pháp thay thế thận được chọn khá an toàn và hiệu quả trên bn STC có huyết động không ổn định. Mục tiêu: Nhận xét vai trò của lọc máu liên tục (CRRT) trong điều trị suy thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện 115 trong 6 tháng năm 2009. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu trên 32 bn STC có chỉ định điều trị thay thế thận. Kết quả: Chúng tôi có 32 bn (20 nam, 12 nữ, tuổi trung bình 64) STC, với 50% STC thể thiểu niệu, trung vị của điểm APACHE II cao (27 điểm), 71,9% có thở máy và 65,6% phải dùng vận mạch. Nhiễm khuẩn huyết/ sốc nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu (65,6%) gây suy thận cấp. Ba mươi hai bn này được thực hiện 52 lần CRRT, tống thời gian lọc máu 1604 giờ,thời gian lọc máu trung bình ở mỗi bn 50,12 giờ. Thời gian sử dụng trung bình của 1 quả lọc là 30,84 giờ. Kháng đông sử dụng là heparin chuẩn 40 lượt (76,9%). Trong quá trình CRRT, tình trạng huyết động cải thiện dần (huyết áp tăng và nhu cầu thuốc vận mạch giảm dần, thể tích nước tiểu tăng lên) sau 24 giờ. BUN, creatinin huyết thanh về bình thường sau12 giờ. Ion đồ, thăng bằng kiềm toan được điều chỉnh về bình thường sau 24 giờ. Khi kết thúc CRRT, chúng tôi có 14 trường hợp (43,8%) sống chuyển khoa khác. Kết luận: Việc chỉ định CRRT kịp thời, cùng với đội ngũ tiến hành CRRT có kinh nghiệm và các phương tiện hồi sức khác giúp cho bn nặng có rối loạn huyết động học ở khoa Hồi sức thêm cơ hội được cứu sống.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị suy thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 453 VAI TRÒ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY THẬN CẤP TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC Lê Thị Mỹ Duyên *, Trần Thị Bích Hương** TÓM TẮT Mở đầu: Suy thận cấp (STC) là biến chứng thường gặp trong khoa Hồi sức và 10-70% cần liệu pháp thay thế thận. Lọc máu liên tục (CRRT) là một phương pháp thay thế thận được chọn khá an toàn và hiệu quả trên bn STC có huyết động không ổn định. Mục tiêu: Nhận xét vai trò của lọc máu liên tục (CRRT) trong điều trị suy thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện 115 trong 6 tháng năm 2009. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu trên 32 bn STC có chỉ định điều trị thay thế thận. Kết quả: Chúng tôi có 32 bn (20 nam, 12 nữ, tuổi trung bình 64) STC, với 50% STC thể thiểu niệu, trung vị của điểm APACHE II cao (27 điểm), 71,9% có thở máy và 65,6% phải dùng vận mạch. Nhiễm khuẩn huyết/ sốc nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu (65,6%) gây suy thận cấp. Ba mươi hai bn này được thực hiện 52 lần CRRT, tống thời gian lọc máu 1604 giờ,thời gian lọc máu trung bình ở mỗi bn 50,12 giờ. Thời gian sử dụng trung bình của 1 quả lọc là 30,84 giờ. Kháng đông sử dụng là heparin chuẩn 40 lượt (76,9%). Trong quá trình CRRT, tình trạng huyết động cải thiện dần (huyết áp tăng và nhu cầu thuốc vận mạch giảm dần, thể tích nước tiểu tăng lên) sau 24 giờ. BUN, creatinin huyết thanh về bình thường sau12 giờ. Ion đồ, thăng bằng kiềm toan được điều chỉnh về bình thường sau 24 giờ. Khi kết thúc CRRT, chúng tôi có 14 trường hợp (43,8%) sống chuyển khoa khác. Kết luận: Việc chỉ định CRRT kịp thời, cùng với đội ngũ tiến hành CRRT có kinh nghiệm và các phương tiện hồi sức khác giúp cho bn nặng có rối loạn huyết động học ở khoa Hồi sức thêm cơ hội được cứu sống. Từ khóa: Lọc máu liên tục, suy thận cấp, khoa hồi sức tích cực (ICU). ABSTRACT THE ROLE OF THE CONTINUOUS RENAL REPLACEMENT THERAPY IN ACUTE RENAL FAILURE TREATMENT IN THE INTENSIVE CARE UNIT Le Thi My Duyen, Tran thi Bich Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 453 - 460 Background: Acute renal failure (ARF) is the most common complication in the Intensive Care Unit, in which 10-70% of them need renal replacement therapy. The Continuous Renal Replacement Therapy (CRRT) is the safest and effective renal replacement therapy to be used in ARF and unstable hemodynamic patients. Objectives: To evaluate the role of CRRT in ARF in the ICU of People 115 Hospital over 6 months of year 2009. Methods: A cohort, prospective study was conducted in 32 patients ARF indicated CRRT. Results: We recruited 32 ARF patients (20 male, 12 female, mean age 64), with 50% nonoliguric ARF, high median of APACHE II score (27), 71.9% on mechanical ventilation and 65.6% on vasopressor support. Sepsis/ septic shock were the major causes of ARF. We preceded 52 times CRRT over 32 patients; with total dialysis time * Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nhân Dân 115, ** Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: BS Lê Thị Mỹ Duyên ĐT: 0918912388 Email: myduyen115@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 454 1604 h, mean dialysis time per patient 50.12h. Mean dialyzer time was 30.84h, 76.9% patients used heparin. The hemodynamic status improved gradually (increased mean blood pressure, decreased number of vasopressor used, increased urine output) in 24h post CCRT. BUN, serum creatinin were controlled after 12h, serum ionogram, acid base disturbance were normalized after 24h of CRRT. By the end of treatment, 14 (43.8%) patients survived and were transferred to other wards Conclusion: The timely indication of CRRT, the CRRT experienced team combined with other resuscitated means offered more survival opportunities to severe, unstable hemodynamic patients. Keywords: Continuous Renal Replacement Therapy, CRRT), acute renal failure (ARF), Intensive Care Unit (ICU) ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận cấp (STC) là một hội chứng hoặc biến chứng gặp ngoài cộng đồng, trong bệnh viện, nói chung, hoặc tại khoa hồi sức, nói riêng. Nếu tỷ lệ STC trong bệnh viện là 5-7%, thì tỷ lệ STC tại khoa Hồi sức sẽ cao hơn (30%-60%) và tỉ lệ tử vong ở nhóm bn này cũng cao (30 - 80%)(4,7,15). Tỷ lệ tử vong tại khoa Hồi sức tùy thuộc vào từng loại hồi sức (nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật tim...) và tùy thuộc vào số cơ quan tổn thương ngoài thận. Khác với suy thận mạn, suy thận cấp có khả năng hồi phục nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Xu hướng hiện nay là tiến hành sớm liệu pháp thay thế thận để duy trì sự ổn định nội môi, và phòng tránh các biến chứng của suy thận cấp đe dọa tính mạng bn(2,20,21). So với lọc máu ngắt quãng (Intermittent hemodialysis, IHD) và lọc màng bụng (Peritoneal dialysis, PD), lọc máu liên tục (Continuous Renal Replacement Therapy, CRRT) là phương pháp điều trị thay thế thận được ưa chọn hiện nay trên bn STC ở khoa Hồi Sức (80- 90%) nhất là trên bn có rối loạn huyết động(18). Trên thế giới, CRRT đã được ứng dụng rộng rãi, trở nên phổ biến trong các khoa Hồi sức. Tại Việt Nam, CRRT mới được áp dụng trong những năm gần đây trong các khoa hồi sức tại 1 số bệnh viện(11). Tại BV 115, mặc dù CRRT được áp dụng từ năm 2003 nhưng chúng tôi chưa có đánh giá kết quả một cách khoa học và đó là mục tiêu của đề tài này. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là liệu CRRT có cải thiện tình trạng rối loạn huyết động cũng như điều chỉnh được các rối loạn do suy thận cấp gây ra hay không? Mục tiêu nghiên cứu Chúng tôi có 2 mục tiêu chuyên biệt - Khảo sát đặc điểm của bn STC được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức - Đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục trong điều trị suy thận cấp ở khoa Hồi sức. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thiết kế đoàn hệ, tiến cứu. Trong thời gian 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12, năm 2009, chúng tôi có 32 BN STC được tiến hành CRRT tại khoa Hồi Sức, Bệnh viện 115. Các định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu: - Tổn thương thận cấp được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn RIFLE(6) dựa vào nước tiểu và creatinine huyết tương, trong đó suy thận cấp khi bn được xếp từ giai đoạn F trong phân loại này. Mức độ Tiêu chuẩn độ lọc cầu thận (GFR) Cung lượng nước tiểu R Creatinin tăng 1,5 lần∗ hoặc GFR giảm > 25% < 0,5 ml/kg/giờ x 6 giờ I Creatinin tăng 2 lần hoặc GFR giảm > 50% < 0,5 ml/kg/giờ x 12 giờ F Creatinin tăng 3 lần hoặc GFR giảm > 75% hoặc Creatinin ≥ 4 mg% với tăng cấp ≥ 0,5mg% < 0,3 ml/kg/giờ x 24 giờ hay vô niệu x 12 giờ L Mất chức năng thận hoàn toàn > 4 tuần E Nhu cầu trị liệu thay thế thận > 3 tháng Hạ huyết áp khi huyết áp tâm thu <90mmHg, hoặc huyết áp trung bình <70mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm trên 40% của giá trị nền. - STC thể không thiểu niệu khi thể tích nước tiểu trên 400ml trong 24 giờ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 455 Trong nghiên cứu của chúng tôi, bn được chỉ định CRRT dựa theo Chaturvedi M và cs(10) như: STC cần lọc máu (như (1) toan chuyển hóa nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa, (2) rối loạn điện giải nặng như tăng kali, hạ natri máu không đáp ứng điều trị nội khoa, (3) quá tải tuần hoàn, phù phổi cấp, (4) BUN>100mg/dl, Créatinine huyết thanh >10mg/dL) kèm theo rối loạn huyết động. - STC mà tình trạng tim mạch không dung nạp với lọc máu ngắt quảng (nhồi máu cơ tim cấp, suy tim kháng trị...) - STC trong bệnh cảnh suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, ARDS Phương tiện nghiên cứu: (1) máy lọc máu liên tục (Prisma, hoặc Prisma flex); (2) màng lọc AN 69 (polyacrylonitrile- methallyl- sulfonate), diện tích màng 0,6 m2, kích thước lỗ màng 2,9 nm; (3) Dịch lọc dùng trong lọc máu là Hemosol (dịch pha sẵn) của hãng Gambro; (4) kháng đông cơ bản là heparin không phân đoạn. Nếu có kèm rối loạn đông máu, bn sẽ không được dùng kháng đông hoặc cân nhắc việc dùng citrate kháng đông Các dữ kiện thu thập bao gồm (1) lâm sàng (sinh hiệu, thể tích nước tiểu, áp lực tĩnh mạch trung tâm, liều và loại thuốc vận mạch, tình trạng thông khí hỗ trợ), và (2) cận lâm sàng (BUN, créatinine huyết thanh, ion đồ máu, khí máu động mạch, công thức máu, PT, APTT, INR, AST, ALT). Thời điểm thu thập: - Lúc vào khoa Hồi sức. - Lúc bắt đầu lọc máu liên tục. - Trong quá trình lọc máu, khởi đầu (T0), sau 4 giờ ( T4), sau 12 giờ ( T12), sau 24 giờ (T24). - Khi kết thúc lọc máu. Kết quả sau quá trình điều trị: sống chuyển khoa khác, thông tin về lọc máu (số lần, thời gian, thời điểm tiến hành...). Biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung vị và tứ phân vị nếu không có phân phối chuẩn. Biến số định tính được trình bày dưới dạng trị số, tỉ lệ phần trăm. Dùng phép kiểm phi tham số khi không có phân phối chuẩn. P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Trong thời gian 6 tháng, chúng tôi có 32 bn được tiến hành CRRT tại khoa Hồi sức bệnh viện 115, trong đó, 24 bn STC kèm hạ huyết áp lúc khởi đầu lọc máu, 2 bn STC sau can thiệp mạch vành do nhồi máu cơ tim cấp, 4 bn STC trên nền suy tim nặng (trong đó có 2 ca kèm tăng kali > 6,5mMol/L), 2 bn nhiễm trùng huyết kèm vô niệu. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu được trình bày như bảng 1. Qua phép kiểm Kolmogorov Smirnov, khảo sát tính chuẩn các biến số dùng trong nghiên cứu, các biến số của chúng tôi hầu hết đều không có phân phối chuẩn. Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n=32) lúc vào Hồi sức Đặc điểm Trung vị (25%, 75%) Tuổi 64 24 - 88 Điểm APACHE II 27 18 - 45 Số cơ quan suy 3 1 - 6 Số ca Phần trăm Nam giới 20 62,5 Thiểu niệu 16 50 Thở máy 23 71,9 Dùng vận mạch 21 65,6 Sốc nhiễm khuẩn 18 56,2 Nguyên nhân STC (nhiễm khuẩn huyết) 21 65,6 Ngõ vào nhiễm khuẩn (hô hấp) 8 25 Bảng 2: Tình trạng bn lúc khởi đầu CRRT Tình trạng Số ca Phần trăm Hạ huyết áp (HA trung bình < 80mmHg) 25 78,1 Toan chuyển hóa nặng (pH < 7,1) 7 21,8 Suy đa cơ quan 21 65,6 Thiểu niệu đến vô niệu 16 50 BUN, creatinin huyết thanh tăng * 31 96,8 Tăng Kali máu > 6,5 mEq/l hoặc tăng nhanh 4 12,5 Hạ Natri máu nặng (< 115 mEq/l) 2 6,2 Quá tải thể tích 3 9,4 (*) BUN >20mg/dL, creatinine huyết thanh>1,5mg/dL Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 456 Thời gian từ lúc bn vào khoa Hồi sức đến lúc tiến hành CRRT trung bình là 13,25 ± 9,2 giờ. Chúng tôi có 1 bn từ khoa khác chuyển đến với bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng, trường hợp này CRRT được tiến hành sớm nhất (1,5 giờ) và một trường hợp CRRT được tiến hành muộn nhất (38 giờ). Đa số các trường hợp tiến hành CRRT khi có BUN, Creatinin huyết thanh tăng (96,8%), kế đến là suy đa cơ quan 65,6%; thiểu niệu vô niệu 50%. Chúng tôi có 2 trường hợp sốc nhiễm khuẩn được CRRT khi BUN và creatinin huyết thanh chưa tăng nhưng bn có thiểu niệu (giai đoạn R theo phân loại RIFLE). Chúng tôi thực hiện 52 lần CRRT trên 32 bn với tổng thời gian 1604 giờ. Thời gian CRRT trung bình ở mỗi bn là 50,12 giờ. Phương thức của CRRT được dùng là 80,76%. CVVHDF (continous veno-venous hemodiafiltration) và 19,24% CVVH (continuous veno-venous hemofiltration). Thời gian trung bình sử dụng 1 quả lọc là 30,84 giờ. Trong 52 lần CRRT, 76,9% bn sử dụng kháng đông là heparin không phân đoạn (40 lượt), 5,77% dùng citrate, 17,3% không dùng kháng đông. 98.5 99 99.5 100 100.5 101 101.5 102 102.5 0 20 40 60 80 100 120 140 Trước LMLT 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ n/ ph ) p (m m H g) HA max HA min HA tb ch Biểu đồ 1: Thay đổi Mạch, huyết áp trong quá trình CRRT Biến đổi về lâm sàng trong quá trình CRRT Sau tiến hành CRRT, sinh hiệu của bn được cải thiện. Huyết áp từ chỗ thấp nhất (50% bn có huyết áp trung bình 65mmHg) tại thời điểm vào khoa Hồi sức, đến cải thiện rõ sau 12 giờ CRRT. Sau 24 giờ, huyết áp về giới hạn bình thường, ổn định và sau 48giờ, 57,1% bn ngưng được vận mạch. Thể tích nước tiểu tăng dần từ 30,5 ml/giờ lúc bắt đầu CRRT đến 84,5 và 89,4 ml/giờ sau 48 và 72 giờ. Sau 72 giờ CRRT, chúng tôi không còn trường hợp nào vô niệu. Bảng 3: Sử dụng vận mạch trong quá trình CRRT Thời điểm CRRT Bắt đầu 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ Tổng số ca 32 32 32 32 30 Số ca dùng vận mạch 21 21 16 9 7 Thời điểm CRRT Bắt đầu 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ Loại vận mạch + Dopamin 20 20 16 9 7 + Noradrenalin 12 9 7 5 6 + Adrenalin 1 1 0 1 1 Biến đổi về cận lâm sàng trong quá trình CRRT Tại thời điểm bắt đầu CRRT, BUN và Creatinin huyết thanh tăng đáng kể so với lúc mới vào Hồi sức (p < 0,001). Chúng tôi có 14 ca BUN > 70 mg%, 10 ca creatinin huyết thanh > 7 mg%. Và có 1 ca BUN < 20 mg%,1 ca Creatinin huyết thanh < 1,5 mg% (2 trường hợp này đều thiểu niệu, trong bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn). BUN và Creatinin huyết thanh giảm nhanh sau 12 giờ làm CRRT, có xu hướng về giới hạn bình thường sau 24 giờ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 457 0 1 2 3 4 5 6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Bắt đầu LMLT C re at in in (m g% ) B U N (m g% ) BUN Creatinin Biểu đồ 2: Biến đổi BUN và Creatinin huyết thanh trong quá trình CRRT 0 1 2 3 4 5 6 133 133.5 134 134.5 135 135.5 136 Trước LMLT K ( m E q/ l) N a (m E q/ l) Na K Biểu đồ 3: Thay đổi điện giải trong quá trình CRRT Lúc bắt đầu CRRT, 40,6% bn có rối loạn Natri, Kali huyết thanh với 40,63% (13/32) tăng Kali huyết thanh và 34,37% (11/32) hạ Natri huyết thanh. Trong đó, 2 bn có tăng Kali huyết thanh > 6,5 mEq/L, 1 bn Natri huyết thanh 113 mEq/L. Sau 12 giờ CRRT Natri, Kali huyết thanh được điều chỉnh về bình thường. Trước CRRT, 78,2% (25/32) bn bị nhiễm toan, với toan chuyển hóa chiếm đa số 68,8% (22/32), trong đó, 31,3% bn (10/32) toan chuyển hóa nặng (pH < 7,2). Hai mươi bốn giờ sau khi tiến hành CRRT, tình trạng toan chuyển hóa cải thiện rõ, và 71,9% khí máu động mạch về trong giới hạn bình thường. Bảng 3: Tình trạng lúc kết thúc CRRT Tình trạng Số ca % Huyết động ổn 14/21 66,6 Nước tiểu tăng (> 400 ml/ngày) 27/32 84,3 BUN, Creatinin giảm 30/32 93,7 Điện giải đồ ổn định 32/32 100 Toan chuyển hóa cải thiện 19/25 76 Cải thiện Quá tải thể tích cải thiện 3/3 100 Nặng hơn 5/32 15,6 Chưa cải thiện Xin về 2/32 6,3 Sau quá trình tiến hành CRRT, chúng tôi có 14 bn sống chuyển khoa khác (43,8%). Chúng tôi ghi nhận những bn có kèm suy hô hấp phải thở máy, huyết áp trung bình trước lọc máu < 80 mmHg, suy 3 cơ quan trở lên, toan chuyển hóa nặng có nguy cơ tử vong cao (p < 0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 458 Trước CRRT 0 20 40 60 80 Toan chuyển hóa Bình thường Toan hô hấp 68,8% 15,6% 12,5% 18,8% 71,9% 9,4% Biểu đồ 4: So sánh khí máu động mạch trước và sau 24 giờ CRRT Bảng 4: So sánh các yếu tố giữa nhóm sống và tử vong Các yếu tố Tử vong (N =18) Sống (N =14) So sánh tỉ lệ n, % n, % p Thiểu niệu 10 (55,6) 6 (42,9) 0,48 Sử dụng vận mạch 14 (77,8) 7 (50) 0,07 HA trung bình lúc CRRT< 80 mmHg 16 (88,9) 8 (57,1) 0,005* Thở máy 16 (88,9) 7 (50) 0,013* Toan chuyển hóa nặng 7 (38,9) 3 (21,4) 0,034* Thời gian bắt đầu lọc máu <6 giờ sau nhập Hồi sức 3(16,7) 5 (35,7) 0,005* So sánh trung bình Tuổi trung bình 66,06 ± 3,5 60,57± 2,7 0,16 Số cơ quan suy 3,07 ± 0,7 2,18 ± 0,87 0,006* Creatinin huyết thanh lúc vào hồi sức 3,54 ± 1,66 4,19 ± 3,21 0,98 BUN lúc vào hồi sức 66,16 ± 49,1 69,29 ± 50,8 0,64 APACHE II 29,5 ± 6,15 26,29 ± 6,37 0,23 (*) có ý nghĩa thống kê BÀN LUẬN Theo Mehta R(9), “suy thận cấp (STC) đơn thuần” thường ít gặp ở khoa hồi sức và có tỉ lệ tử vong từ < 5% đến 10%. Trong khi STC kèm suy cơ quan khác thường vào khoa Hồi sức và có tỷ lệ tử vong cao từ 50 đến 70%. Do vậy, STC ở khoa hồi sức thường là dạng bệnh nặng, xảy ra trên bn lớn tuổi, có điểm APACHE II cao(5,10,13,15,18), tỉ lệ thở máy và dùng vận mạch cao, và thường nằm trong bệnh cảnh suy đa cơ quan. Tại đây, sốc nhiễm khuẩn là bệnh cảnh hàng đầu gây ra biến chứng STC 65,6% (tỉ lệ này của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác(6,15). STC nặng có chỉ định điều trị thay thế thận, khi các biện pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả trong duy trì cân bằng nội môi. Lọc máu ngắt quãng (IHD) có tốc độ rút máu lớn (> 200 ml/phút) và tốc độ thải dịch, chất tan nhanh nên được tiến hành trên bn STC có huyết động ổn định. Nguy cơ lớn nhất của IHD là gây hạ huyết áp. Theo O'Reilly P và Tolwani A(12) tỉ lệ hạ huyết áp ở bn IHD là 20 – 30%. Điều đáng lo ngại là hạ huyết áp là nguyên nhân tử vong ở bn IHD. Như vậy, việc sử dụng IHD sẽ bị giới hạn khi bn có hạ huyết áp, rối loạn huyết động phải sử dụng vận mạch, nhất là BN ở khoa Hồi sức. Theo Silverter và CS(18), tại khoa hồi sức có khoảng 70 % bn STC cần điều trị thay thế thận, trong đó 80-90% sử dung CRRT. CRRT với tốc độ rút máu thấp (thậm chí chỉ cần 60 – 80 ml/phút), tốc độ thải dịch từ từ và liên tục nên có thể tiến hành trên bn đang có rối loạn huyết động. Tại thời điểm tiến hành CRRT, chúng tôi có 21 ca (65,6%) phải sử dụng vận mạch, có 25 ca (78,1%) huyết áp trung bình < 80 mmHg, và có 2 ca huyết áp không đo được. Trong quá trình lọc máu, huyết áp ổn định dần, sau 48 giờ CRRT chúng tôi có 12 ca (57,1%) đã ngưng được vận mạch. Tỉ lệ tử vong của nhóm dùng vận mạch là 66,7% (14/21). Như vậy, nếu không có CRRT thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến100% trong điều kiện huyết áp trung bình khá thấp, không cho phép thực hiện IHD. Phần lớn các tác giả đều công nhận, CRRT cải thiện nhanh và ổn định huyết động, rút ngắn thời gian dùng vận mạch(3,10). CRRT góp phần điều chỉnh các bất thường về Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 459 sinh hóa trong 24 giờ đầu phù hợp, gần giống chức năng sinh lý của thận. Chúng tôi nhận thấy BUN, creatinin, Kali huyết thanh được điều chỉnh nhanh trong 12 giờ, toan chuyển hóa cải thiện sau 24 giờ. Tuy nhiên, hiệu quả của CRRT đối với sống còn trên bn suy thận cấp còn nhiều tranh cãi. Điều này theo chúng tôi là do sự thiếu đồng bộ về tiêu chuẩn chẩn đoán làm kết quả trong các nghiên cứu không đồng nhất, rất khó so sánh. Barton và CS tìm thấy mối liên quan giữa cải thiện sống còn với số năm kinh nghiệm thực hành CRRT(1). Nhóm bn chúng tôi khi tiến hành CRRT trong vòng 6 giờ sau nhập Hồi Sức, có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhóm tiến hành trễ. Đa số các tác giả đều công nhận tiến hành CRRT sớm sẽ giảm tỉ lệ tử vong. Song tiêu chuẩn “sớm” trong các nghiên cứu cũng chưa thống nhât. Cho đến nay, vẫn chưa có đồng thuận nào của Thận học hoặc Hồi sức về thời điểm cụ thể tiến hành CRRT. Shahawy A nghiên cứu đánh giá độ nặng của 179 bn suy thận cấp bằng bảng điểm APACHE II thấy APACHE II > 26 điểm thì không bn nào sống sót (17). Bn của chúng tôi APACHE II trung bình 28,09 ± 6,36, 50% bn có APACHE II là 27, khi được tiến hành CRRT, chúng tôi có tỷ lệ sống và chuyển khoa khác là 43,8%. Con số này chứng minh vai trò hỗ trợ quan trọng của CRRT trong hồi sức Thận học. KẾT LUẬN Qua kết quả của 32 bn lọc máu liên tục (CRRT) tại khoa Hồi Sức bệnh viện 115, chúng tôi nhận thấy CRRT giữ vai trò quan trọng trên bn STC có rối loạn huyết động,kèm suy đa cơ quan. CRRT giúp cải thiện và duy trì huyết động ổn định, kiểm soát tốt các rối loạn điện giải, cân bằng kiềm toan trong vòng 2
Tài liệu liên quan