Mục tiêu:Xác định vai trò của X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT) trong chẩn đoánviêm ruột thừa
cấp(VRTC) có biến chứng thủng ruột thừa.
Phương pháp: Nghiên cứutiến cứu từ tháng 07/2011 đến tháng 06/2012 các trường hợp viêm ruột thừa
cấp có và không có biến chứng thủng ruột thừa,được kiểm chứng bằng phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh
vàđược chụp XQCLĐT tại các bệnh viện Hoàn Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả:Có 152 bệnh nhân gồm 27 bệnh nhân được chẩn đoán thủng ruột thừa trong mổ và 125 bệnh nhân
không có biến chứng thủng. Tỉ lệ các dấu hiệu gợi ý thủng ruột thừa trên XQCLĐT có tần suất giảm dần gồm:
vùng khu trú không bắt quangở thành ruột thừa (77,8%), áp xe ruột thừa (37%), khí ngoài lòng ruột thừa
(22,2%) và sỏi ngoài lòng ruột thừa (7,4%). Độ nhạy, độ chuyên biệt và độ chính xác của XQCLĐT trong thủng
ruột thừalần lượt là 74%, 98% và 94%.Dịch quanh ruột thừa cũng có thể là một dấu hiệu dự đoán biến chứng
thủng ruột thừa.
Kết luận: XQCLĐT có độ nhạy thấp nhưng độ chuyên cao trong xác định biến chứng thủng ruột thừatrên
bệnh nhân viêm ruột thừa cấp.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò X quang cắt lớp điện toán trong chẩn đoán thủng ruột thừa trên bệnh nhân viêm ruột thừa cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
137
VAI TRÒ X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN TRONGCHẨN ĐOÁN
THỦNG RUỘT THỪA TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Nguyễn Phước Thuyết*, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu:Xác định vai trò của X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT) trong chẩn đoánviêm ruột thừa
cấp(VRTC) có biến chứng thủng ruột thừa.
Phương pháp: Nghiên cứutiến cứu từ tháng 07/2011 đến tháng 06/2012 các trường hợp viêm ruột thừa
cấp có và không có biến chứng thủng ruột thừa,được kiểm chứng bằng phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh
vàđược chụp XQCLĐT tại các bệnh viện Hoàn Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả:Có 152 bệnh nhân gồm 27 bệnh nhân được chẩn đoán thủng ruột thừa trong mổ và 125 bệnh nhân
không có biến chứng thủng. Tỉ lệ các dấu hiệu gợi ý thủng ruột thừa trên XQCLĐT có tần suất giảm dần gồm:
vùng khu trú không bắt quangở thành ruột thừa (77,8%), áp xe ruột thừa (37%), khí ngoài lòng ruột thừa
(22,2%) và sỏi ngoài lòng ruột thừa (7,4%). Độ nhạy, độ chuyên biệt và độ chính xác của XQCLĐT trong thủng
ruột thừalần lượt là 74%, 98% và 94%.Dịch quanh ruột thừa cũng có thể là một dấu hiệu dự đoán biến chứng
thủng ruột thừa.
Kết luận: XQCLĐT có độ nhạy thấp nhưng độ chuyên cao trong xác định biến chứng thủng ruột thừatrên
bệnh nhân viêm ruột thừa cấp.
Từ khóa:Viêm ruột thừa cấp, thủng ruột thừa, X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT), X quang cắt lớp điện
toán 64 lát cắt.
ABSTRACT
THE ROLE OF MDCT IN DIFFRENTITITATING PERFORATED
FROM NON-PERFORATED APPENDICITIS-
Nguyen Phuoc Thuyet, Nguyen Van Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 137 - 142
Aims:To determine the role of multi-detector computed tomograpy (MDCT) in differentiating perforated
from non-perforated acute appendicitis.
Methods:All patients being undergone MDCT, who had acute appendicitis confirming by surgery and
pathology,were prospectively collected between 07/2011 and 06/2012at Hoan My Hosptials in Ho Chi Minh city.
Results:There were 152 patients with acute appendicits including 27 patients with perforated and 125
patients with non-perforated appendicitis. The perforated signs of inflammed appendix with decreasing frequency
are: focal defect in enhancing wall (77.8%), appendiceal abscess (37%), extraluminal air (22.2%) and
extraluminal stone (7.4%). Sensitivity, specificity and accuracy of MDCT in determining perforated appendicitis
is74%, 98% and 94%, respectively.Periappendiceal fluid may also be a predictor for perforated appendicitis.
Conclusion:MDCT has low sensitivity but high specificity in detemining differentiating perforated from
nonperforated appendicitis.
Keyword: Acute appendicitis, perforated appendicitis,computed tomography (CT),mutli-detector computer
tomography (MDCT), computed tomography.
* BV. Hoàn Mỹ TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS Nguyễn Văn Hải ĐT: 0903602989 Email: bsvanhai@yahoo.com
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013
138
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là nguyên nhân
thường gặp nhất trong đau bụng cấp cần điều trị
phẫu thuật. Biến chứng thủng ruột thừa (TRT)
được báo cáo khoảng 16%-35%(5).Khi biến chứng
TRTxảy ra, thời gian điều trị sẽ kéo dài, tỉ lệ
nhiễm trùng sẽ tăng, tỉ lệ tử vong và chi phí
cũng tăng theo(6). Mặc khác, TRT làm thay đổi
phương án điều trị của người thầy thuốc. Vì vậy,
việc xác định biến chứng TRT trong VRTC trước
khi quyết định mổ là cần thiết. Mặc dù, siêu âm
là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tay
trong khảo sát hình ảnh ruột thừa (RT), nhưngnó
có hạn chế trong việc xác định biến chứng
này(1,7). Hiện nay, X quang cắt lớp điện toán
(XQCLĐT) đa lát cắt được sử dụng ngày càng
nhiều ở bệnh nhân (BN) nghi ngờ VRTCkhông
chỉ vì giúp giảm thiểu tỉ lệ chẩn đoán saimà còn
giúp xác định biến chứng TRTđể chọn cách mổ
thích hợp(3,9,8). Cho đến nay, nhiều dấu hiệu gợi ý
đến TRT đã được mô tả trên Y văn gồm: vùng
khu trú không bắt quang ở thành RT, áp xe RT,
khí ngoài lòng RT và sỏi ngoài lòng RT. Tuy
nhiên, vai trò của XQCLĐT trong xác định biến
chứng TRTvẫn chưa được báo cáo nhiều tại Việt
Nam. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với
mục tiêu là xác định vai trò chẩn đoán TRT trên
XQCLĐT trong VRTC.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả
và phân tích. Chúng tôi thu thập các trường hợp
được chẩn đoán VRTC trong mổ, được kiểm
chứng bởi kết quả giải phẫu bệnh,được chụp
XQCLĐT 64 lát cắt bụng-chậu trước mổ tại các
Bệnh Viện Hoàn Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn nhận vào là tất cả các trường hợp
thỏa các điều kiện: (1) BN từ 15 tuổi trở lên, nghi
ngờ VRTC trên lâm sàng, được chụp XQCLĐT
64 lát cắt có tiêm thuốc cản quang vùng bụng
chậu trước mổ. (2) Được mổ xác định là VRTC
có hoặc khôngcó biến chứng TRT. (3) Kết quả
giải phẫu bệnh sau mổ là VRTC hoặc VRTC hoại
tử. Chúng tôi loại trừ các trường hợp trong mổ
ghi nhận không phải VRTC đơn thuầnmà có
uRT hoặc bọc nhầy RT kèm theo.
BN được chụp XQĐTCL có thuốc cản quang
tiêu hóa, trước và sau tiêm thuốc cản quang tĩnh
mạch. Chúng tôi sử dụng 1 trong 2 loại thuốc
cản quang: iopamidol 370 (Iopamiro 370, Bracco
Diagnostics) hoặc Iohexal 350 (Omniscan 370,
GE health-care), liều dùng là 1,2ml/kg cân nặng
với tốc độ bơm là 2,0ml/giây và thời gian trễ là
70 giây. Máy được sử dụng là XQCLĐT 64
Aquillion, Toshiba, Tokyo, Nhật bản. BN được
chụp từ đốt sống ngực 12 đến xương mu trong
một lần nín thở khoảng 5,5 giây. Tốc độ quay
đầu đèn là 0,5ms/vòng. Ma trận đầu dò
0,5mmx64. Yếu tố Pitch là 1,484. Điện thế cố định
ở mức 120kV, cường độ đầu đèn thay đổi từ
100mA đến 150mA tuỳ theo trọng lượng BN.
Dữ liệu hình ảnh được tái tạo nên các hình
có độ dày 5mm ở cửa sổ 400HU/40HU và còn
được tái tạo thể tích với độ dày lát cắt 0,5mm để
có thể khảo sát hình trên ứng dụng đa diện.
Chúng tôi thực hiện các phép đo đường kính, độ
dày thành, độ rộng lòng RT trên ứng dụng đa
diện ở mặt phẳng vuông góc trục RT, tại điểm có
kích thước lớn nhất. Đường kính RT được đo từ
bờ ngoài đến bờ ngoài của thành RT, độ dày
thành RT được đotừ bề thanh mạc đến bề mặt
niêm mạc tương ứng, độ rộng lòng RTđược đo
giữa 2 bề mặt niêm mạc. Chúng tôi còn thu thập
các dấu hiệu: vùng khu trú không bắt quang
thành RT, áp xe RT, khí ngoài lòng RT, sỏi ngoài
lòng RT, dịch quanh RT, viêm phúc mạc khu trú
và viêm phúc mạc lan tỏa. Dịch quanh RT được
xác định là những ổ đậm độ dịch, đường kính
dưới 5mm, khu trú vùng cạnh RT, không có vỏ
bao, thông vào khoang ổ bụng. Khi có vỏ bao và
không thông vào khoang ổ bụng, thì được xem
làáp xe RT.Vùng khu trú không bắt quangđược
xác định là vùng khuyết thuốc trên thành RT,
tương ứng với vùng hoại tử thành RT. Khí ngoài
lòng ruột thừalà những bóng khí có thể trên
thành RT hay tại mô quanh RT.Viêm phúc mạc
khu trú là tình trạng dày và tăng bắt quang các
nếp phúc mạc, khu trú tại góc tư bụng nơi
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
139
cóchứaRT. Viêm phúc mạc toàn thể là tình trạng
dày và tăng bắt quang các nếp phúc mạclan toả
ra khỏi góc tư bụng nơi có chứa RT.
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0,
IBM với mức ý nghĩa là 0,05. Các biến định
lượng được kiểm tra tính phân phối chuẩn, được
trình bày dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn
và được so sánh giữa các nhóm bằng phép kiểm
Mann Whitney U hoặc ANOVA. Các biến định
tính được tính tần số, tỉ lệ phần trăm và được so
sánh giữa 2 nhóm phép kiểm Fisher.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 07/2011 đến tháng
06/2012, chúng tôi đã thu thập được 152BN có
chẩn đoántrongmổ là VRTC, được kiểm chứng
bằng kết quả giải phẫu bệnh và có được chụp
XQCLĐT trước mổ. Trong 152 BN này, có 27
trường hợp có biến chứng TRT và 125 trường
hợp không có biến chứng TRT được xác định lúc
mổ. Như vậy, tỉ lệ TRT là 17,8%.
Trong 27 trường hợp có biến chứng thủng,
tuổi trung bình có cao hơn tuổi trung bình
nhóm không thủng(41,6 so với 37,9 tuổi),
nhưng khác biệt chưa cóý nghĩa thống kê
(p=0,1). Nhóm thủng có 9 nữ (33,3%) và 18
nam (66,7%) so với nhóm không thủng gồm 72
nữ (57,6%) và 53 nam (42,4%). Tỉ lệ nam bị
biến chứng TRT nhiều hơn nữcó ý nghĩa thống
kê (p<0,05, phép kiểm Fisher).
Bảng 1.Bảng thông số đường kính, độ dày thành và
độ rộng lòng ruột thừa ở nhóm có và không có biến
chứng thủng ruột thừa
Nhóm
thủng
Nhóm không
thủng
p
Đường kính RT (mm) 13,1±3,0 11,1±2,8 <0,001
Độ dày thành RT (mm) 3,4±1,1 3,0±1,0 0,184
Độ rộng lòng RT (mm) 5,3±2,8 4,6±3,1 0,056
Đường kính, độ dày thành, độ rộng lòng RT
ở nhóm có biến chứng thủng và không có biến
chứng thủng được trình bày ở bảng 1. Đường
kính trung bình của RT trong nhóm thủng lớn
hơn đường kính trung bình của RT trong nhóm
không thủng (p<0,001),phép kiểm Mann-
Whitney U); trong khi đó, độ dày thành và độ
rộng lòng RTtrung bình giữa 2 nhóm khác biệt
chưa cóý nghĩa thống kê (p=0,184 và p=0,056).
Chúng tôi ghi nhận, 4 dấu hiệugiúp chẩn
đoán TRT với tần suất theo thứ tự giảm dần là:
vùng khu trú không bắt quang tại thành RT
(77,8%), áp xe RT (37%), khí ngoài lòng RT
(22,2%) và sỏi ngoài lòng RT(7,4%) (bảng 2). Về
mặt biểu hiện của TRT, trong 27 trường hợp có
biến chứng TRT,có 7 trường hợp áp xe RT, 5
viêm phúc mạc toàn thể và 15 viêm phúc mạc
khu trú (Bảng 3).
Bảng 2.Bảng phân bố tần suất các dấu hiệu của biến
chứng thủng ruột thừa
Các dấu hiệu Số bn Tỉ lệ
Sỏi ngoài lòng ruột thừa 2 7,4%
Khí ngoài lòng ruột thừa 6 22,2%
Áp xe ruột thừa 10 37%
Vùng khu trú không bắtquang 21 77,8%
Bảng 3.Phân bố các biểu hiện củathủng ruột thừa
Số bn Tỉ lệ
Áp xe ruột thừa 7 4,6%
Viêm phúc mạc lan toả 5 3,3%
Viêm phúc mạc khu trú 15 9,9%
Không biến chứng thủng 125 82,2%
Tổng cộng 152 100%
Trong số 27 trường hợp có biến chứng TRT
thì XQCLĐT chỉ phát hiện được 20 trường hợp
và bỏ sót 7 trường hợp; trong khi đó, ở 125
trường hợp không có biến chứng TRT, XQCLĐT
cho thấy có dấu hiệu thủng ở 2 trường hợp và
123 trường hợp không có dấu hiệu thủng RT. Từ
số liệu trên, chúng tôi lập bảng 2X2 (bảng 4) và
tính các giá trị chẩn đoán TRT trên XQCLĐT.
Bảng 4.Bảng 2x2 phân bố các trường hợp chẩn đoán
thủng RT trên XQCLĐT và so với phẫu thuật
Chẩn đoán thủng ruột thừa trong
phẫu thuật
Thủng Không thủng Tổng cộng
TRT trên
XQCLĐT
Thủng 20 2 22
Không thủng 7 123 130
Tổng cộng 27 125 152
Các chỉ số chẩn đoán TRT trên XQCLĐT như
sau:
Độ nhạy: 74%
Độ chuyên: 98%
NghiêncứuYhọc
140
Giá trị tiên đoán dương:
Giá trị tiên đoán đoán âm
Độ chính xác: 94%
Tỉ lệ âm tính giả: 26%
Tỉ lệ dương tính giả: 2%
Tỉ số khả dĩ dương tính:
Tỉ số khả dĩ âm tính: 0,26
Hình 1. Dấu hiệu vùng khu trú
thành RT.
Hình 2: Dấu hiệu khí ngoài lòng RT và d
vùng khu trú không bắt quang (mũi t
nhận có tụ dịch quanh RT (mũi t
Về tương quan giữa bi
dịch quanh RT, chúng tôi ghi nh
trường hợp TRT có 22 trường hợp (81,5%) c
dịch quanh RT; ngược lại, trong 125 tr
không TRTchỉcó 22 trường hợp (17,6%) c
YHọcTP.HồChíMinh*Tập
91%
: 95%
46,30
không bắt quang trên
ấu hiệu
ên đen), ghi
ên trắng).
ến chứng thủng với
ận trong 27
ó tụ
ường hợp
ó tụ
dịch quanh RT. Nh
nhóm có biến
nhóm không cóbi
kiểm Fisher). Độ nhạy v
hiệu tụ dịch quanh RT trong chẩn đo
chứng TRT lần l
Hình 3: Dấu hiệu kh
trắng) và sỏi ngo
sỏi nằm một phần trong th
Hình 4: Áp xeRT (m
manh tràng. Trong th
có vùng mất li
17*Số3*2013
ư vậy, tụ dịch quanh RT ở
chứng TRT có tỉ lệ cao hơn so với
ến chứng TRT(p<0,001, phép
à độ chuyên của dấu
án biến
ượt là 81,5% và 82,4%.
í ngoài lòng RT (mũi tên
ài lòng RT (mũi tên đen) với bóng
ành RT.
ũi tên đen) nằm cạnh trước
ành áp xe có RTviêm với thành
ên tục (mũi tên trắng).
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
141
BÀN LUẬN
Phát hiện và xác định biến chứng TRT là một
phần quan trọng trong phân tích kết quả
XQCLĐT ở BNnghi ngờ VRTC. Biến chứng
TRTlàm thay đổi thái độ xử trí của thầy thuốc và
kết cục của BN. Biểu hiện của TRTcó thể là viêm
phúc mạc khu trú, viêm phúc mạc toàn thể hay
áp xe RT. Với áp xe RT, hiện nay, các chuyên gia
khuyến cáo chọn lựa điều trị bảo tồn gồm kháng
sinh mạnh có hay không kèm dẫn lưu qua da.
Theo y văn, biến chứng TRT chiếm 16%-35%(5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng
thủng chiếm 17,7% VRTC, là phù hợp với y văn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy,độ
chuyên biệt và độ chính xác của XQCLĐT trong
việc xác định biến chứng TRTở BNbị VRTC là
74%, 98% và 94%.Cho đến nay, chưa có nhiều tác
giả báo cáo về vấn đề này và các chỉ số chẩn
đoán TRT có nhiều khác biệt giữa các tác
giả(5,6,11,12).Tsuboi (2008) đã báo cáo độ chính xác
của XQCLĐTlà 96,1%(11), cũng tương đương với
kết quả của chúng tôi. Horrow (2003) đã xác
định độ nhạy và độ chuyên biệt của XQCLĐT
trong xác định thủng lần lượt là 69,2% và 100%
khi không tính đến đám quánh RT. Nếu tính cả
đám quánh RT, độ nhạy tăng lên 94,9% nhưng
độ chuyên giảm còn 94,5%. Fraser (2010)đã xác
định độ nhạy và độ chuyên trong xác định biến
chứng TRT lần lượt là 62% và 81%. Sở dĩ, trong
nghiên cứu của chúng tôi có độ chuyên và độ
chính xác cao với giá trị lần lượt là 98% và 94%,
có lẽ do không có đám quánh RT.
Các tác giả cho rằng 5 dấu hiệu đặc hiệutrên
XQCLĐT giúp xác định biến chứng TRT trong
VRTC là : vùng khu trú không tăng quang tại
thành RT, khíngoài lòng RT, sỏi ngoài lòng RT,
đám quánh vàáp xe RT(2,6,10,11).Trong nghiên cứu
của chúng tôi, dấu hiệu vùng khu trú không
tăng quang trên thành RT có tần suất xuất hiện
cao nhất, xảy ra ở 21/27 BN, chiếm tỉ lệ 77,8%.
Các dấu hiệu còn lại trong nghiên cứu có tần
suất thấp, cụ thể tần suất áp xe RT là 37%, khí
ngoài lòng RT là 22,2% và sỏi ngoài lòng RT là
7,4%. Do vậy, nếu xét từng dấu hiệu riêng biệt,
dấu hiệu vùng không tăng quang khu trú thành
RT, áp xe, khí ngoài lòng và sỏi ngoài lòng RT độ
nhạy lần lượt là 77,8%, 37%, 22,2% và 7,4%.
Chúng tôi không có trường hợp đám quánh RT,
có lẽ do tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu là phải
được điều trị phẫu thuật.
Các tác giả khác cũng cho rằng các dấu
hiệuđặc hiệu giúp chẩn đoán TRT đều có độ
chuyên biệt cao nhưng độ nhạy thấp(4). Trong 5
dấu hiệu, dấu hiệu vùng khu trú không tăng
quang có độ nhạy cao nhất và đám quánh có độ
chuyên thấp nhất(2,6,11). Theo Horrow,dấu hiệu
vùng khu trú không tăng quang tại thành RT là
dấu hiệu nhạy nhất trên XQCLĐT trong xác
định biến chứng TRT. Tsuboi (2008) cũng đã kết
luận rằng dấu hiệu vùng khu trú không bắt
quang trên thành RT có độ chính xác cao nhất
trong 5 dấu hiệu của TRT(11). Gần đây hơn, Fraser
(2010) báo cáo độ nhạy, độ chuyên và độ chính
xác của dấu hiệu vùng khu trú không bắt quang
trên thành RT lần lượt là 95%, 96,8% và 96,1%
trong chẩn đoán TRT.
Bixby (2006) chứng minh rằng các dấu hiệu
áp xe RT và khí ngoài lòng RTcó độ nhạy rất
thấp, lần lượt là 34%, và 35%(2). Trong khi đó, độ
chuyên biệt của 2 dấu hiệu này lần lượt là 99%
và 98%. Không có trường hợp nào có sỏi ngoài
lòng RT được ghi nhận trong nghiên cứu của
Bixby, do vậy tác giả đã không phân tích dấu
hiệu này. Tương tự, Tsuboi (2008) cũng báo cáo
độ nhạy của dấu hiệu áp xe RT, khí ngoài lòng
RT và sỏi ngoài lòng RT lần lượt là 37,5%, 22,5%
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013
142
và 32,5%(11). Tác giả này cũng không thấy các dấu
hiệu này trong nhóm không có biến chứng TRT,
có nghĩa là độ chuyên cả 3 dấu hiệu này là 100%.
Chúng tôicòn ghi nhận có mối tương quan
giữa dịch quanh RT với biến chứng TRT. Dấu
hiệudịch quanh RT trong nghiên cứu của chúng
tôi có độ nhạy và độ chuyên biệt là 81,5% và
82,4%. Độ chuyên của dấu hiệu này thấp hơn độ
chuyên của các dấu hiệu đặc hiệu đã mô tả
nhưng độ nhạy lại cao hơn. Để cải thiện độ nhạy
của chẩn đoán TRT trên XQCLĐT, chúng tôi đề
xuất sử dụng dấu hiệu dịch quanh RT là một
trong những yếu tố dự đoán biến chứng TRT.
Dấu hiệu này có thể đóng vai trò sàng lọc.Trong
thực hành,khi đọc XQCLĐT ở BN nghi ngờ
VRTC, nếu gặp dấu hiệu này, cần cảnh giác biến
chứng TRT và dành nhiều thời gian đểtìm kiếm
các dấu hiệu đặc hiệu hơn củaTRT.
Hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là
số trường hợp có biến chứng TRT thấp. Chúng
tôi đề nghị cần có những nghiên cứu về vấn đề
này với cỡ mẫu lớn hơn và cần chỉ
địnhXQCLĐT khi nghi ngờ có biến chứng TRT
ở BN VRTC.
KẾT LUẬN
XQCLĐT là phương tiện hữu ích giúp chẩn
đoán biến chứng TRTở bệnh nhân VRTC với độ
nhạy, độ chuyên biệt và độ chính xác lần lượt là
74%, 98% và 94%. Các dấu hiệu giúp chẩn đoán
thủng ruột thừa có độ nhạy thấp nhưng độ
chuyên biệt cao là: vùng khu trú không bắt
quang ở thành RT, áp xe RT, khí ngoài lòng RT
và sỏi ngoài lòng RT. Ngoài ra, dấu hiệu dịch
quanh RTcũng có thể là yếu tố dự đoán biến
chứng TRT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Birnbaum BA and Wilson SR (2000), "Appendicitis at the
Millennium",Radiology. 215(2), 337-348.
2. Bixby SD, Lucey BC, Soto JA, Theysohn JM, Ozonoff A,
Varghese JC.(2006), "Perforated versus Nonperforated Acute
Appendicitis: Accuracy of Multidetector CT
Detection",Radiology. 241(3), 780-786.
3. Coursey CA, Nelson RC, Patel MB, Cochran C, Dodd LG,
Delong DM, Beam CA, Vaslef S. (2010), "Making the
Diagnosis of Acute Appendicitis: Do More Preoperative CT
Scans Mean Fewer Negative Appendectomies? A 10-year
Study",Radiology. 254(2), 460-468.
4. Coursey CA and Thompson WM (2009), "CT Evaluation of
Acute Appendicitis",Contemp Diagn Radiol. 32(20), 1-6
10.1097/01.
5. Foley TA et al. (2005), "Differentiation of Nonperforated from
Perforated Appendicitis: Accuracy of CT Diagnosis and
Relationship of CT Findings to Length of Hospital
Stay",Radiology. 235(1), 89-96.
6. Menes T and Bickell NA (2012), "Appendicitis Perforation
Rates and Time Interval between Symptom Onset and
Surgery", in Imaging of Acute Appendicitis in Adults and
Children,Springer Berlin Heidelberg, 23-33.
7. Parks NA and Schroeppel TJ. (2011), "Update on imaging for
acute appendicitis",Surg Clin North Am. 91(1), 141-54.
8. Pinto LN, et al. (2005), "CT Evaluation of Appendicitis and Its
Complications: Imaging Techniques and Key Diagnostic
Findings",Am J Roentgenol. 185(2), 406-417.
9. Raja AS, et al. (2010), "Negative Appendectomy Rate in the
Era of CT: An 18-year Perspective",Radiology. 256(2), 460-465.
10. Rybkin AV and Thoeni RF (2007), "Current Concepts in
Imaging of Appendicitis",Radiol clin N Am. 45(3), 411-422.
11. Tsuboi M, Takase K, Kaneda I, Ishibashi T, Yamada T, Kitami
M, Higano S, Takahashi S. (2008), "Perforated and
Nonperforated Appendicitis: Defect in Enhancing
Appendiceal Wall—Depiction with Multi–Detector Row
CT",Radiology. 246(1), 142-147.
12. Yeung KW, Chang MS, and Hsiao CP (2004), "Evaluation of
perforated and nonperforated appendicitis with CT",Clin
Imaging. 28(6), 422-7.
Ngày nhận bài : 25/3/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo : 18/05/2013
Ngày bài báo được đăng : 27/09/2013