Mục tiêu: Để đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng và phương pháp chẩn đoán khối u ependymoma của tủy
sống với kích thước lớn và chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho khối u này.
Phương pháp: MRI cột sống có đối quang từ là một phương pháp chẩn đoán khá tốt hiện nay đối với
ependymomas tủy sống. Vi phẫu thuật là một phương pháp tối ưu hiện nay và cũng là phương pháp xâm lấn tối
thiểu, ít gây tổn thương các mô xung quanh và khả năng phục hồi thần kinh sau mổ cao. Tập vật lý trị liệu sau
mổ lâu dài là cần thiết.
Kết quả: Với 14 trường hợp được phẫu thuật có kích thước khổng lồ, chiều dài dài nhất là 12 đốt sống ngực,
trong đó có 1 khối u ependymomas tủy cổ xâm lấn hành não. Tất cả 14 u ependymomas đã được lấy toàn bộ u.
Riêng có 1 trường hợp u ependymoma tủy ngực dài từ D1 đến D12 đã liệt hoàn toàn chân phải và yếu nặng
chân trái trên 10 tháng trước khi mổ, sau mổ không hồi phục chân phải và chân trái có cải thiện một phần nhỏ.
Một trường hợp u ependymoma tủy cổ có xâm lấn hành não, được mổ lấy toàn bộ u với triệu chứng thần kinh
vẫn không thay đổi so với trước mổ, bệnh nhân vẫn đi lại được và hồi phục vận động, cảm giác ngày càng tốt hơn
6 tháng sau đó. Một trường hợp u ependymoma cổ - ngực từ C4 đến D6 đã được phẫu thuật lấy toàn bộ u, sau
mổ chân và tay yếu hơn so với trước mổ. 3 ngày sau mổ đã hồi phục dần cả hai tay, một tuần sau hai chân cũng
bắt đầu hồi phục, 3 tháng sau bệnh nhân đã tự đi lại được tốt hơn và trở lại công việc gần bình thường sau 9
tháng. Một trường hợp u ependymoma khác từ đốt sống D5 đến D12 được phẫu thẫu thuật lấy toàn bộ u và đã
hồi phục tốt sau mổ. Hai trường hợp u ependymomas từ D4 đến D12 và trường hợp còn lại u ependymoma từ
D7 đến D9 cũng đã được lấy toàn bộ u và hồi phục khá tốt sau mổ. Một bệnh nhân nữ, trẻ với ependymoma từ
D12 đến S2 đã được lấy toàn bộ u và cải thiện tốt sau mổ. Các trường hợp khác cũng được lấy toàn bộ u và đang
cải thiện ngày càng tốt hơn
Kết luận: U ependymoma khổng lồ trong tủy sống là một loại thương tổn khá phức tạp và nhiều thách thức
đối với các nhà ngoại khoa thần kinh. Điều trị vi phẫu thuật là một biện pháp tối ưu hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi phẫu thuật u ependymoma khổng lồ trong tủy sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 438
VI PHẪU THUẬT U EPENDYMOMA KHỔNG LỒ TRONG TỦY SỐNG
Võ Văn Nho*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Để đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng và phương pháp chẩn đoán khối u ependymoma của tủy
sống với kích thước lớn và chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho khối u này.
Phương pháp: MRI cột sống có đối quang từ là một phương pháp chẩn đoán khá tốt hiện nay đối với
ependymomas tủy sống. Vi phẫu thuật là một phương pháp tối ưu hiện nay và cũng là phương pháp xâm lấn tối
thiểu, ít gây tổn thương các mô xung quanh và khả năng phục hồi thần kinh sau mổ cao. Tập vật lý trị liệu sau
mổ lâu dài là cần thiết.
Kết quả: Với 14 trường hợp được phẫu thuật có kích thước khổng lồ, chiều dài dài nhất là 12 đốt sống ngực,
trong đó có 1 khối u ependymomas tủy cổ xâm lấn hành não. Tất cả 14 u ependymomas đã được lấy toàn bộ u.
Riêng có 1 trường hợp u ependymoma tủy ngực dài từ D1 đến D12 đã liệt hoàn toàn chân phải và yếu nặng
chân trái trên 10 tháng trước khi mổ, sau mổ không hồi phục chân phải và chân trái có cải thiện một phần nhỏ.
Một trường hợp u ependymoma tủy cổ có xâm lấn hành não, được mổ lấy toàn bộ u với triệu chứng thần kinh
vẫn không thay đổi so với trước mổ, bệnh nhân vẫn đi lại được và hồi phục vận động, cảm giác ngày càng tốt hơn
6 tháng sau đó. Một trường hợp u ependymoma cổ - ngực từ C4 đến D6 đã được phẫu thuật lấy toàn bộ u, sau
mổ chân và tay yếu hơn so với trước mổ. 3 ngày sau mổ đã hồi phục dần cả hai tay, một tuần sau hai chân cũng
bắt đầu hồi phục, 3 tháng sau bệnh nhân đã tự đi lại được tốt hơn và trở lại công việc gần bình thường sau 9
tháng. Một trường hợp u ependymoma khác từ đốt sống D5 đến D12 được phẫu thẫu thuật lấy toàn bộ u và đã
hồi phục tốt sau mổ. Hai trường hợp u ependymomas từ D4 đến D12 và trường hợp còn lại u ependymoma từ
D7 đến D9 cũng đã được lấy toàn bộ u và hồi phục khá tốt sau mổ. Một bệnh nhân nữ, trẻ với ependymoma từ
D12 đến S2 đã được lấy toàn bộ u và cải thiện tốt sau mổ. Các trường hợp khác cũng được lấy toàn bộ u và đang
cải thiện ngày càng tốt hơn
Kết luận: U ependymoma khổng lồ trong tủy sống là một loại thương tổn khá phức tạp và nhiều thách thức
đối với các nhà ngoại khoa thần kinh. Điều trị vi phẫu thuật là một biện pháp tối ưu hiện nay.
Từ khóa: ependymoma, nội tủy
ABSTRACT
MICROSURGERY IN LARGE INTRAMEDULLARY EPENDYMOMAS
Vo Van Nho* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 438 - 443
Objectives: In order to evaluate the clinical sympmatologies and the diagnostic measure of the
intramedullary ependymomas with large sizes and choose the best procedure for these tumors.
Method: Spinal MRI with gadolinium as the best procedure to diagnose the intramedullary ependymomas .
Until now, microsurgery is the best procedure as minimally invasive surgery in order to be able to remove these
tumors
Results: With 14 surgical cases having large sizes, 12 dorsal spines were the longest size and the
shortest one was 3 , including cervical, thoracic and lumbo-sacral region. There was a case extending to the
medulla oblongata was operated on to remove tumor totally but eventually not changed the neurologic
* Bệnh viện Chợ Rẫy – Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Võ Văn Nho ĐT: 0903958522
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 439
symptoms. After 6 months, this patient has improved better day by day. Besides, another patient had
intramedullary ependymomas from D1 to D12 has paralyzed the right leg, the weakness of left leg over 10
months. After removing tumor totally, the right leg was still not changed but the left one has improved
partly. In addition, one more patient with an intramedullary ependymomas from C4 to D6 was operated on
to remove tumor completely. As result, limbs was weaker than comparing to before surgery. However, they
have improved better 5 days after. Splendidly, this patient could walk and returned to daily works as usual
after 9 months. Another patient had an ependymoma from D5 đến D12 that was removed tumor totally and
she has improved better after operation. Two cases of ependymomas from D4 to D11 and from D7 to D9 also
resected tumors totally and have improved better after operation. A young female patient with ependymoma
from D12 to S2 removed tumor totally and has improved good function after surgery. Other cases also
resected tumors completely and have been improving better and better.
Conclusion: Large intramedullary ependymomas were a surgical challenge. Spinal MRI is necessary and
very important to make exact diagnosis. At present, microsurgery as optimal procedure resecting the tumors
completely and bringing very favourable results for patients.
Từ khóa: Ependymoma, intramedullary
TỔNG QUAN
U ependymoma nội tủy là u xuất phát từ tế
bào màng não thất, đặc biệt vùng chóp cùng tủy
sống ( filum terminale ) thường gặp hơn, ngoài
vùng này thỉnh thoảng vẫn xuất hiện khối u ở
các vị trí khác như: tủy cổ - hành não, cổ - ngực
và vùng ngực. Ở người lớn loại mixopapillary
ependymomas chiếm tỉ lệ 40-50% của u ống nội
tủy, loại mixopapillary xuất phát từ khối tế bào
màng não thất trong não thất IV và trong vùng
chóp cùng tủy sống. Ở người lớn, u này thường
có dự hậu tốt khi phẩu thuật cắt bỏ toàn bộ khối
u. Riêng ở trẻ em, u có dư hậu kém hơn mặc dù
cũng được cắt bỏ toàn bộ u như người lớn và có
khả năng bùng phát nhanh hơn.
Mixopapillary ependymomas phát triển
chậm trong đa số các trường hợp, ở lứa tuổi 30-
40 chiểm tỉ lệ cao. Đau lưng là dấu hiệu không
thường gặp trong đa số các bệnh nhân với
ependymomas, triệu chứng đau vùng đốt sống
thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với triệu
chứng đau thông thường do thoái hóa cột sống
hay do bệnh lý của các khớp đốt sống hoặc
nhầm lẫn với những thương tổn khác. Đa số
những u này phát triển kéo dài nằm trong nhu
mô tủy sống, phần lớn tại đầu trên của u thường
có nang giống như hình người đội mũ hay nút
chai. Khi u phát triển chèn ép tủy sống sẽ ảnh
hưởng đến tổn thương bó tháp của chân hoặc
cả tay lẫn chân tùy theo vị trí khối u. Phần lớn
các trường hợp khối u ependymomas to có
ảnh hưởng đến cảm giác và nếu chèn ép tủy
lâu ngày sẽ gây teo cơ ở tay hoặc chân. Cũng
có những trường hợp làm ảnh hưởng đến rối
loạn cơ vòng hậu môn và bàng quang gây rối
loạn đi tiểu và tiêu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng MRI có đối quang từ để chẩn đoán
khối u trong tủy sống là một phương pháp rất
tốt để xác định chiều dài và kích thước khối u.
Đánh giá đầy đủ các dấu hiệu thần kinh liên
quan đến vị trí khối u trước và sau mổ để so
sánh kết quả phẫu thuật.
Vi phẫu thuật là một biện pháp tối ưu
nhằm lấy đi toàn bộ khối u, tránh gây ra
nhiều tổn thương các mô xung quanh nhất là
những vi mạch nuôi dưỡng chất xám tủy
sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục
hồi sau mổ nhanh hơn.
Đánh giá kết quả hồi phục thần kinh sau mổ
là một quá trình cần phải theo dõi lâu dài, ít
nhất là trên một năm.
KẾT QUẢ
Trong 14 trường hợp ependymomas
khổng lồ trong tủy sống thuộc khu vực tủy
cổ, tủy ngực và thắt lung-cùng. Có một
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 440
trường hợp u tủy cổ từ C1 đến C7, có nang
lan đến hành tủy, trước mổ có yếu nhẹ 2 tay
và 2 chân, bệnh nhân vẫn đi lại được. Sau khi
phẫu thuật lấy toàn bô u, tình trạng lâm sàng
không thay đổi. Trên 6 tháng tình trạng thần
kinh cải thiện tốt hơn, bệnh nhân này đã trở
lại công việc hầu như hoàn toàn bình thường.
Một trường hợp khác với ependymoma
vùng tủy cổ-ngực từ C4 đến D6, tình trạng lâm
sàng khá nặng, hai tay và hai chân đã có dấu
hiệu teo cơ, rối loạn cảm giác, đi lại phải có sự
hỗ trợ. Khi phẫu thuật lấy toàn bộ u với chiều
dài khối u trên 18cm, sau mổ 2 tay và 2 chân yếu
hơn, nhưng 3 ngày sau mổ bắt đầu có dấu hiệu
cải thiện vận động cả tay lẫn chân nhưng ở mức
độ chậm. 3 tháng sau mổ, bệnh nhân này đã đi
lại một mình, và 6 tháng sau đó cải thiện vận
động và cảm giác tốt hơn rất nhiều. Đến nay,
bệnh nhân đã trở lại công việc gần bình thường.
Một trường hợp ependymomas vùng ngực có
chiều dài từ D1 đến D12 , liệt chân phải và yếu
chân trái nặng trên 10 tháng đã được mổ lấy
toàn bộ u. Sau mổ không hồi phục chân phải,
chân trái có cải thiện rất ít. Một trường hợp
khác, u ependymoma vùng tủy ngực từ D7 đến
D9 đã được lấy toàn bộ u và đã cải thiện 2 chân
khá tốt sau mổ.
Một trường hợp khác với u ependymomas
tủy ngực từ D5 đến D12 đã được phẫu thuật lấy
toàn bộ u. Kết quả sau mổ, hai chân yếu hơn
trước mổ rồi 4 ngày sau đó bắt đầu cải thiện trở
lại vận động và cảm giác hai chân. Ba tuần sau
mổ, bệnh nhân tự đi lại được và cải thiện thần
kinh ngày càng tốt hơn. Đến tháng thứ 6 bệnh
nhân tự đi lại khá vững vàng và làm được công
việc nhà. Cũng một trường hợp gần tương tự
ependymoma từ D4 đến D12 đã được lấy toàn
bộ u và đã cải thiện khá tốt sau mổ 3 tháng,
trường hợp nầy trước mổ vẫn còn đi lại được
không cần sự trợ giúp
Hai trường hợp khác được phẫu thuật vào
tháng 5, 2011, một ependymoma từ đoạn thấp
hành tủy đến C5 đã được phẫu thuật lấy toàn bộ
u, sau mổ phải được thở máy hỗ trợ trên một
tháng; trường hợp thứ hai ependymoma từ D8
đến D12 tái phát và cũng được mổ lấy toàn bộ u,
sau mổ tình trạng lâm sàng vẫn như trước mổ
và đã cải thiện vận động và cảm giác khá tốt sau
phẫu thuật. Các trường hợp còn lại đang cải
thiện lâm sàng ngày càng tốt hơn sau mổ
Bảng 1: Kết quả phẫu thuật ependymomas
STT Bệnh nhân Giới Tuổi Vị trí Triệu chứng thần kinh Lấy toàn bộ u Kết quả
1 Từ Thi Mỹ V Nữ 56 C1-C7
Yếu nhẹ tay & chân
Rối loạn cảm giác
+ Phục hồi tốt
2 Trần Mỹ Tr Nữ 34 D5-D12
Yếu chân phải
Rối loạn cảm giác
+ Phục hồi tốt
3 Lê Thanh V Nam 36 C4-D6
Yếu tay & chân
Rối loạn cảm giác
+ Phục hồi tốt
4 Trần Văn Th Nam 46 D1-D12
Liệt chân trái, yếu chân phải.
Rối loạn cảm giác
+ Không phục hồi
5 Nguyễn Thị H Nữ 30 D4-D12
Yếu cả 2 chân
Rối loạn cảm giác
+ Phục hồi tốt
6 Nguyễn Thị Th Nữ 58 D7-D9
Yếu cả 2 chân
Rối loạn cảm giác
+ Phục hồi tốt
7 Mey Sok L Nữ 28 C1 – C5
Yếu tứ chi nặng
Rối loạn cảm giác
+ Chưa phục hồi
8 Huỳnh Thanh B Nam 37 D8 – D12 Yếu 2 chi dưới + Đang phục hồi
9 Nguyễn Thị Nh Nữ 56 C1 – C4 Tê 2 chi trên + Phục hồi tốt
10 Samuk Nam 30 D12 – L2 Yếu và tê 2 chi dưới + Đang phục hồi
11 Đoan Bao Th Nữ 37 D12 – S2 Yếu 2 chân + Phục hồi tốt
12 Tran Van V Nam 43 D4 – D8 Yếu nhẹ 2 chân + Phục hồi chậm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 441
STT Bệnh nhân Giới Tuổi Vị trí Triệu chứng thần kinh Lấy toàn bộ u Kết quả
13 Nguyễn Van N Nam 34 D5 – D9 yếu nặng 2 chân + Phục hồi nhanh
14 Nguyễn Hoàng M Nam 60 D7 – D11 Yếu nặng 2 chân + Phục hồi nhanh
Ependymoma C1 – C7 (trước mổ) Ependymoma C1 – C7 (sau mổ lấy toàn bộ u)
Epenymoma D4 –D12 (trước mổ) Epenymoma D4 –D12 (sau mổ lấy toàn bộ u)
BÀN LUẬN
Ependymomas trong tủy sống là một loại
thương tổn thường gặp ở người lớn như
những loại u khác như: astrocytomas,
haemangiomas. Các u ependymomas thường
xuất hiện vùng chóp cùng, đa số vùng tủy
ngực lan đến vùng chóp cùng; ngoài ra cũng
có thể gặp những u nầy tại vùng tủy cổ hoặc
tại chùm đuôi ngựa. Trong 14 trường hợp của
chúng tôi, có một trường hợp ependymoma
từ C1 đến C7 với một nang to nằm ngay trên
C1 xâm lấn vào hành não như người đội nón
mà Ken C New đã đề cập(12); chúng tôi gọi
hình ảnh trên như là nón của người đầu bếp.
Đây là một u chiếm toàn bộ chiều dài tủy
sống cổ và cũng là một thách thức không nhỏ
đối với các phẫu thuật viên thần kinh, bởi vì,
bệnh nhân nầy trước mổ vẫn đi lại được với
hai tay còn hoạt động gần như bình thường,
chỉ có rối loạn cảm giác nông. Cộng hưởng từ
(MRI) có đối quang từ (Gadolinium) giữ vai
trò quan trọng giúp khảo sát hình thái và thiết
lập một chẩn đoán u ependymomas trong tủy
sống. Ngoài ra, các dấu hiệu lâm sàng cần
phải được đánh giá đầy đủ và chính xác để
theo dõi sự phục hồi thần kinh sau mổ. Nếu
khối u chèn ép trong thời gian dài gây liệt
hoàn toàn chân hoặc tay, dù khối u đó đã
được loại bỏ nhưng khả năng hồi phục cũng
rất hạn chế, đôi khi không hồi phục. Theo
kinh nghiệm riêng của chúng tôi, nếu những
khối u ependymomas trong tủy sống có dấu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 442
hiệu thần kinh còn khá tốt nên được mổ lấy u
sớm và nếu lấy toàn bộ u thì tốt hơn, dù ngay
sau mổ dấu thần kinh có kém hơn trước mổ
nhưng khả năng hồi phục vẫn rất cao như
trong 14 trường hợp của chúng tôi, kinh
nghiệm của chúng tôi cũng phù hợp với nhận
định của Brotchi(2,3), McCormick(10) và
Cooper(5). Đối với trường hợp khối u
ependymoma từ C1 đến C7 đã xâm lấn vào
hành não đã được lấy đi toàn bộ qua kính vi
phẫu thuật, đã hạn chế tối đa tổn thương các
mạch máu nhỏ, nhất là các vi tuần hoàn nuôi
dưỡng các mô chất trắng và chất xám. Cho
nên, sau mổ chức năng thần kinh vẫn như
trước mổ và tiếp tục cải thiện tốt hơn sau 6
tháng.
Đối với những u có kích thước lớn và dài
khi bóc tách những u này ra khỏi vùng tủy bình
thường phải tránh không va chạm nhiều đến mô
lành làm ảnh hưởng đến kết quả hồi phục sau
mổ. Trong 14 trường hợp ependymomas khổng
lồ, có một trường hợp khối u vùng tủy ngực dài
từ D1 đến D12 với liệt hoàn toàn một chân bên
trái và yếu chân phải trên 10 tháng. Sau mổ chân
trái không hồi phục do khối u chèn ép lâu gây
hủy hoại dẫn truyền thần kinh của bó tháp
thẳng nên không còn khả năng hồi phục, mặc
dù khối u đã được loại bỏ hoàn toàn (1,2,3,5). Do
đó, những khối u ependymomas cần phải được
phẫu thuật sớm khi dấu hiệu thần kinh chưa
quá nặng, khả năng hồi phục sẽ có nhiều triển
vọng hơn, với kinh nghiệm riêng của chúng tôi
cũng phù hợp với nhận định của Cooper and
Epstein(4), Brotchi(2,3). Đối với một trường hợp
khác phức tạp hơn, một u ependymoma từ C4
đến D6 với yếu hai tay và hai chân ở mức độ
nặng, rối loạn cảm giác nông, teo cơ mô cái hai
bàn tay nhưng chưa rối loạn cơ vòng trước mổ.
Trường hợp nầy được phẫu thuật lấy toàn bộ
khối u, sau mổ hai chân và hai tay yếu hơn
nhiều so với trước mổ, nhưng 3 ngày sau mổ hai
tay đã cải thiện tốt hơn, rồi một tuần sau đó hai
chân tiếp tục phục hồi dần. Ba tháng sau bệnh
nhân tự đi lại được, sau chín tháng đã cải thiện
tốt hơn rõ rệt, rồi tiếp tục làm việc lại gần bình
thường. Vi phẫu thuật là một phương pháp tối
ưu hiện nay để loại bỏ những ependymomas
khổng lồ trong tủy sống. Điều cần lưu ý khi
phẫu thuật những khối u trong tủy sống không
nên sử dụng đốt điện lưỡng cực để cầm máu,
nếu quá cần thiết nên sử dụng đốt điện lưỡng
cực với nhiệt độ rất thấp để tránh gây tổn
thương mô tủy. Phần lớn chảy máu từ những vi
mạch, chỉ sử dụng Gelfoam tạm thời sẽ cầm
được máu dễ dàng mà không làm tổn thương
đến mô tủy, giúp khả năng cải thiện chức năng
sau mổ nhanh hơn. Vi phẫu thuật với độ phóng
đại lớn nhằm bảo tồn bền vững những mạch
máu cực nhỏ, vừa không gây tổn thương đến
những vi mạch vừa không làm tổn thương mô
tủy trắng và xám là một thuận lợi vô cùng quan
trọng, giúp phục hồi chức năng thần kinh
nhanh chóng sau mổ mà còn có thể đạt đến mức
độ hồi phục cao .
Như trường hợp u ependymoma từ D4
đến D12 với yếu nhẹ chân phải và rối loạn
cảm giác nông hai chân, không rối loạn cơ
vòng, đã được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u.
Sau mổ, liệt hai chân, rối loạn cơ vòng, một
tuần sau mổ hồi phục nhẹ 2 chân. Ba tuần sau
đó, bệnh nhân tự đi lại một mình, cơ vòng
phục hồi tốt. Sau 6 tháng tự làm được các
công việc trong gia đình. Tuy là một khối u
khổng lồ, nếu được phẫu thuật sớm với kính
vi phẫu thuật có thể làm hạn chế các tổn
thương thần kinh, mạch máu và những mô
lành xung quanh, giúp khả năng hồi phục
nhanh, đạt kết quả khá tốt như mong đợi.
Điều nầy cũng phù hợp với kinh nghiệm của
Aryes(1), Ferrante(6), Fourney(7), Hanbali(8), Lee(9)
và Tubbs(13)
Đối với những u ependymomas thường
các triệu chứng ban đầu rất nghèo nàn, đôi
khi không tìm thấy dấu hiệu đau tương ứng ở
đốt sống, thời gian sau đó mới ảnh hưởng đến
cảm giác và vận động. Nếu bắt đầu có dấu
hiệu rối loạn cảm giác nhẹ ở tay hoặc chân thì
MRI là một phương pháp rất hữu ích để tầm
soát những khối u trong tủy sống, trong đó có
u ependymomas. Nếu chẩn đoán sớm, khối u
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 443
được phẫu thuật lấy đi toàn bộ thì khả năng
hồi phục với nhiều triển vọng hơn như trong
lô phẫu thuật của chúng tôi và điều nầy cũng
phù hợp với những kinh nghiệm 81 trường
hợp của tác giả Brotchi(3) cũng như của
Cooper & Epstein(4)
Sự sống sót của các khối u ependymomas
thường tùy thuộc vào loại mô học, trong đó
Myxopapillary ependymoma là một loại có
dự hậu tốt nhất. Thời gian theo dõi trong lô
nghiên cứu của chúng tôi còn ngắn, vì vậy,
chúng tôi muốn minh họa lô nghiên cứu của
Brotchi (3) với 51 trường hợp đã được theo dõi
trên 5 năm như sau:
Theo dõi trên 5 năm sau cắt bỏ khối u của 51 bệnh
nhân
Thời gian theo dõi Số bệnh nhân
5 – 10 năm
11 – 15 năm
16 – 20 năm
21 – 25 năm
>26 năm
10
21
9
3
8
Khi đề cập đến sự sống sót của
ependymoma trong sọ và tủy sống thì ở tủy
sống có dự hậu lâu dài nhất, thời gian sống sót
ngắn nhất là những ependymomas hố sau; Còn
ependymomas trên lều thường có dự hậu trung
bình nhưng tốt hơn dưới lều và kém hơn ở tủy
sống(7,8)
KẾT LUẬN
Ependymomas trong tủy sống thường gặp ở
người lớn, khối u nầy thường có nang ở phía
đầu trên của u; vã lại, u nầy có xu hướng kéo dài
ra trong tủy sống. Đối với khối u ependymomas
trong tủy sống thường phát hiện chậm do triệu
chứng đau ít xuất hiện. MRI cột sống có đối
quang từ rất dễ dàng tìm thấy khối u. Vi phẫu
thuật là phương pháp tốt nhất hiện nay để loại
bỏ toàn bộ khối u, giúp khả năng hồi phục đến
mức độ cao nhất như mong muốn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ayres WW (1958): Ependymoma of the cauda equina. A report of
the clinicopathologic aspects ad follow-up studies of eighteen
cases. Mild Med 122: 10 – 35
2. Brotchi J, Dewitte O, Levivier M, et al (1991): A survey of 65
tumors within the spinal cord: sursical results and the importance
of preoperative magnetic resonance imaging. Neurosurgery 29:
652 – 657
3. Brotchi J, Georges F (1998): Spinal cord ependymomas.
Neurosurgery Focus 4 (5): Article 2.
4. Cooper PR, Epstein FJ (1985): Radical resection of intramedullary
spinal cord tumors in adults. Recent experience in 29 patients. J
neurosurgery 63: 492 – 499
5. Cooper PR (1989): Outcome after operative treatment of
medullary spinal cord tumors in adults: intermediate and long-
term results in 51 patients. Neurosurgery 25: 855 – 859
6. Ferrante L, Mastronardi L, Celli P, et al (1992): Intramedullary
spinal cord ependymoma – a study of 45 cases with log-term
follow-up. Acta Neurochir 119: 74 – 79
7. Fourney DR, Siadati A, Bruner JM, et al (2004): Gian cell
ependymoma of the spinal cord. J Neurosurgery 100: 75 – 79
8. Hanbali F, Fourney DR, Marmor E, et al (2002): Spinal cord
ependymoma: radical surgical resection and outcome.
Neurosurgery 51: 1162 – 1174
9. Lee T, Gromelski EB, Green BA (1998): Surgical treatment of
spinal ependymoma and post-operative therapy. Acta Neurochir
(Wien) 140: 309 – 313
10. McCormick PC, Toires R, Post KD, et al (1990): Itramedullary
ependymoma of the spinal cord. J Neurosurgery 12: 523 – 532
11. McCormick PC (1978): Spinal ependymoma. Neurosurgery 25:
51