Viêm gan cấp do nhiễm Cytomegalovirus trên bệnh nhân sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân

Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) có tỉ lệ mắc bệnh cao trên thế giới, bệnh thường gặp trên các đối tượng suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân tử vong ở những bệnh nhân này. Nhiễm CMV có thể gây biến chứng nặng nề như tổn thương đa cơ quan nhưng hiếm khi xảy ra ở người có hệ miễn dịch bình thường. Chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nữ trẻ 17 tuổi với tình trạng sốt cao kèm lạnh run liên tục một tháng, mệt, hồng ban ở mặt và tay chân, đau khớp. Sau 10 ngày điều trị với kháng sinh, tình trạng sốt khộng giảm, vàng da và men gan ngày càng tăng. Với kết quả PCR CMV dương tính, bệnh nhân sau đó được chẩn đoán là viêm gan cấp do nhiễm CMV và được điều trị với ganciclovir 5mg/kg x 2 /ngày trong 21 ngày. Quá trình điều trị không ghi nhận tác dụng phụ của thuốc. Kết quả lâm sàng cải thiện, hết sốt, công thức máu, chức năng gan và các xét nghiệm khác trở về bình thường, bệnh nhân được xuất viện.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm gan cấp do nhiễm Cytomegalovirus trên bệnh nhân sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 103 VIÊM GAN CẤP DO NHIỄM CYTOMEGALOVIRUS TRÊN BỆNH NHÂN SỐT KÉO DÀI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN Trần Quang Bính*, Nguyễn Thị Thúy An * TÓM TẮT Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) có tỉ lệ mắc bệnh cao trên thế giới, bệnh thường gặp trên các đối tượng suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân tử vong ở những bệnh nhân này. Nhiễm CMV có thể gây biến chứng nặng nề như tổn thương đa cơ quan nhưng hiếm khi xảy ra ở người có hệ miễn dịch bình thường. Chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nữ trẻ 17 tuổi với tình trạng sốt cao kèm lạnh run liên tục một tháng, mệt, hồng ban ở mặt và tay chân, đau khớp. Sau 10 ngày điều trị với kháng sinh, tình trạng sốt khộng giảm, vàng da và men gan ngày càng tăng. Với kết quả PCR CMV dương tính, bệnh nhân sau đó được chẩn đoán là viêm gan cấp do nhiễm CMV và được điều trị với ganciclovir 5mg/kg x 2 /ngày trong 21 ngày. Quá trình điều trị không ghi nhận tác dụng phụ của thuốc. Kết quả lâm sàng cải thiện, hết sốt, công thức máu, chức năng gan và các xét nghiệm khác trở về bình thường, bệnh nhân được xuất viện. Từ khóa: Cytomegalovirus, đối tượng suy giảm miễn dịch, hệ miễn dịch bình thường, PCR: Polymerase chain reaction, ganciclovir. ABSTRACT ACUTE HEPATITIS CAUSED BY CYTOMEGALOVIRUS INFECTION IN PATIENT WITH FEVER OF UNKNOWN ORIGIN Tran Quang Binh, Nguyen Thi Thuy An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 103 - 108 Cytomegalovirus infection has high prevalence worldwide. Cytomegalovirus infection is usually seen and caused mortality in immunocompromised patients. Severe cytomegalovirus infection can complicate to multi- organ dysfunction, but rarely occurs in immunocompetent patients. We report a 17 years old female presented with prolonged fever, rigor, fatigue, facial and peripheral rash, joint pain for one month. Despite of antibiotherapy for 10 days after admission, disease is not improved and deterioration of clinical status with high fever, deep jaundice and raised of liver enzymes. With the positive result of PCR CMV, diagnosis of acute hepatitis due to CMV infection is established. Patient was treated with gangiclovir 5mg/kg IV bid for 21 days. No side effects were noted during treatment. Clinical status is improved with no fever, cell blood counts, liver function and other laboratory findings return to normal values. Patient was discharged. Keywords: Cytomegalovirus, immunocompromised patients, immunocompetent patients, PCR: Polymerase chain reaction, ganciclovir. ĐẶT VẤN ĐỀ Cytomegalovirus (CMV) là virus thuộc họ Herpesviridae hoặc Herpesviruses. Một vài loại cytomegalovirus đã được xác định và phân loại trên các động vật có vú khác nhau. Các loại nhiễm trên người thường được biết là HCMV (Human CMV) hay herpesvirus-5 (HHV-5), và là loại virus được nghiên cứu nhiều nhất trong các loại CMV. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường miệng và đường hô hấp. CMV có thể lây truyền từ người sang người qua dịch tiết (gồm có nước bọt, sữa, nước tiểu, tinh dịch, dịch tiết của tử cung âm * Khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Quang Bính. ĐT: 0903841479. Email: binhtq@hcm.vnn.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 104 đạo), truyền máu, ghép tạng và các cơ quan, và qua quan hệ tình dục với người nhiễm CMV. Nhiễm CMV gặp trên các đối tượng người có miễn dịch bình thường, người suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, cấy ghép tạng, điều trị corticod lâu ngày.) và trẻ sơ sinh. Nhiễm CMV có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan trên cơ thể con người. Nhiễm CMV thường gặp trên thế giới, có 40%-100% người trưởng thành bị nhiễm(4). Theo y văn cho thấy khoảng 80-100% dân số châu Phi, 60-70% dân số Mỹ và Tây Âu, 90-100% trẻ em các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế thấp có huyết thanh chẩn đoán CMV dương tính(9). Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào nói về tỷ lệ nhiễm CMV. Nhiễm CMV ở người có miễn dịch bình thường hiếm khi dẫn đến biến chứng nặng ở các cơ quan. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nữ 17 tuổi với chẩn đoán “Nhiễm Cytomegalovirus gây viêm gan cấp” trên bệnh nhân sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân được điều trị thành công với thuốc đặc hiệu ganciclovir trong 21 ngày TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG Nguyễn Thị Ngọc A, sinh năm 1994, giới tính nữ. Nghề nghiệp học sinh. Địa chỉ: Tân Lập, Krong Búc, Đaklak. Nhập viện: 31/08/2011. Lý do nhập viện: sốt. Tiền sử: Nổi hồng ban vùng mặt tay chân vào mùa đông. Không tiền căn dị ứng thuốc hay thức ăn. Bệnh sử: Bệnh một tháng, sốt cao, lạnh run, nổi hồng ban mặt tay chân, đau nhức khớp cổ tay, cổ chân. Bệnh nhân không ho, không đau họng, không tiêu chảy, không tiểu gắt, không sụt cân và chỉ mệt khi sốt. Bệnh nhân có mua thuốc dị ứng và thuốc hạ sốt uống có giảm nhưng không hết nên nhập viện Đaklak vào ngày 19/08/2011 trong tình trạng tỉnh, mệt, sốt cao, lạnh run, và đau đầu, với lượng bạch cầu máu tăng 30000/mm3 và tỉ lệ neutrophil chiếm ưu thế 82%, ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) âm tính, cấy máu âm tính. Bệnh nhân được chẩn đoán “Nhiễm trùng huyết” và điều trị với kháng sinh Imipenem 2g/ ngày trong 11 ngày nhưng tình trạng sốt vẫn còn nên được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy do quá khả năng điều trị. Bệnh nhân nhập viện khoa Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng tỉnh, thể trạng trung bình, không vàng mắt, vàng da, không sờ thấy hạch ngoại biên, nổi hồng ban 2 má, không lở loét miệng, tim phổi bình thường, bụng mềm, gan lách không to. Sinh hiệu: mạch (M) 80lần/phút, huyết áp (HA) 110/60mmHg, nhiệt độ (To) 39o C, nhịp thở (NT) 18 lần/phút. Kết quả xét nghiệm công thức máu(CTM): hồng cầu (HC) 5,34 T/L. Hemoglobin (Hb) 14g/dL. Hhematocrite (Hct) 42,9%, bạch cầu (BC) 32,91 G/L (N 86,9%. L 9,2%. E 0,9%), tiểu cầu (TC) 390 G/L; đường huyết: 78 mg%; BUN 11 mg%; Creatinin 0,66 mg%; Ion đồ: Na+ 132. K+ 3,4. Cl - 100,5 mmol/L; ALT 152; AST 71 U/L; bilirubin TP 0,73; bilirubin TT 0,26; bilirubin GT 0,47 mg%; CRP 100.5 mg%; Procalcitonin (PCT) 2 ng/ml. Tổng phân tích nước tiểu bình thường, Cặn addis: HC 2222, BC 2222/phút. XQ tim phổi thẳng bình thường, ECG nhịp xoang 85l/ph. Chẩn đoán: “Nhiễm trùng huyết chưa rõ tiêu điểm” và chẩn đoán phân biệt với “Lupus ban đỏ hệ thống”. Điều trị: Cefoperazone – sulbactam 1g 1 lọ x 2 (TMC), và kháng histamin (uống). Sau khi tiêm Cefoperazone- sulbactam thì bệnh nhân mệt, ngứa da và nghi ngờ dị ứng với thuốc nên được xử trí ngưng kháng sinh, và tiêm tĩnh mạch hydrocortisone. 01-03/09/2011: Bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục (39-400C), ngứa da khi tiếp xúc ánh sáng và gió, còn hồng ban trên mặt, đau khớp, ăn uống kém, tim đều, phổi trong, bụng mềm, gan lách không to. Điều trị Levofloxacin uống 750mg/ngày. Các xét nghiệm tầm soát bệnh lý tự miễn ANA, antids DNA, antiSm, ENA cho kết quả âm tính. 04-08/09/2011: Bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, hồng ban trên mặt, đau khớp, ăn uống kém. Xét nghiệm: CTM: HC 4,03T/L. Hb 10,3g/dL. Hct Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 105 32%. BC 9,26 G/L (N 62,8%. L 9,2%. E 0,7%). TC 103 G/L. PCT 1,33ng/ml. Tủy đồ: tăng bạch cầu phản ứng, giảm 2 dòng HC, TC, tủy đáp ứng kém, kết quả cấy tủy xương và cấy máu âm tính, KSTSR âm tính, Widal âm tính, test nhanh HIV âm tính, CPK 77, LDH 4025 U/L, RF(-), điện cơ bình thường. Kết quả siêu âm bụng nghĩ đến viêm gan. Bệnh nhân được điều trị phối hợp Doxycyclin uống 100mg x 2/ngày phối hợp với Levofloxacin uống 750mg/ngày và kháng histammin. 09/09/2011: Bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, mệt và ăn uống ít khi sốt, mặt còn hồng ban nhưng sang thương nhạt màu, kết mạc mắt vàng, đồng tử 2 bên đều, vàng da nhẹ, tim đều, phổi trong, bụng mềm, gan lách không to. Chẩn đoán lâm sàng chưa loại trừ bệnh Still, và bệnh lý ác tính. 10/09/2011: Bệnh nhân vẫn còn sốt cao liên tục, vàng da. Xét nghiệm: ALT 1660U/L AST 3520 U/L, bilirubin TP 7,58, bilirubin TT 6, bilirubin GT 1,58mg%, triglycerid 440 mg%, ferritin 1112 ng/ml. G6PD 189. Kết quả các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý ác tính CEA 3,83 ng/ml. CA12.5 69,98 IU/ml, CA19.9 7,78 IU/ml, NSE 29,82 ng/ml, Cyfra 21.1 2,097 ng/ml. Ngưng điều trị kháng sinh, điều trị thêm Solumedrol 40mg 1 lọ x 2 (TMC), thuốc ức chế bơm proton, kháng histamin. 10-15/09/2011: Bệnh nhân hết sốt, ăn uống khá hơn, nhưng kết mạc mắt vàng, vàng da càng ngày càng tăng, mặt không còn hồng ban, tim đều, phổi trong, bụng mềm, gan lách không to. Kết quả các xét nghiệm lấn 2 chẩn đoán bệnh tự miễn ANA, antidsDNA, anti phospholipid, anti Sm và kháng ty lạp thể: KLM, AMA, ASM đều âm tính. Huyết thanh chẩn đoán Leptospira và xét nghiệm chẩn đoán viêm gan anti HAV, anti HCV, HBsAg đều âm tính. Siêu âm bụng: tràn dịch màng bụng lượng ít, tràn dịch màng phổi 2 bên lượng ít, gan lách to đồng dạng. 16-21/09/2011: Bệnh nhân bắt đầu sốt trở lại sau 5 ngày điều trị corticosteroid, mệt, tình trạng vàng da ngày càng tăng, tim đều, phổi trong, bụng mềm, gan lách không sờ chạm. Kết quả xét nghiệm PCR CMV dương tính, PCR EBV âm tính. Công thức máu: HC 3,88 T/L, Hb 10,1g/dL, Hct 29,8%, BC 11,42 G/L (N 82,5%), TC 236 G/L, BUN 19 mg%, Creatinin 0,5 mg%, Ion đồ: Na+ 131, K+ 3,8 mmol/L, ALT 487 U/L, AST 1489 U/L, bilirubin TP 14,59, bilirubin TT 10,67, bilirubin GT 0,92 mg%. Chẩn đoán lâm sàng hiện tại loại trừ bệnh lý tự miễn và theo dõi hội chứng thực bào máu do nhiễm cytomegalovirus, chẩn đoán phân biệt với nhiễm cytomegalovirus biến chứng viêm gan cấp. Điều trị: giảm liều corticosteroid, bắt đầu điều trị Ganciclovir liều 5mg/kg pha trong Glucose 5% 250ml TTM x 2 / ngày. 22-30/9/2011: Bệnh nhân hết sốt 7 ngày, ăn uống được, thể trạng khá hơn, vẫn còn vàng da, vàng mắt. Xét nghiệm CTM: HC 3,87 T/L. Hb 9,8g/dL. Hct 30,2%. BC 9,52G/L (N 79,5%). TC 196 G/L. Kết quả tủy đồ lần 2 và xét nghiệm dịch não tủy bình thường. ALT 446 U/L. AST 685 U/L, bilirubin TP 16,01, bilirubin TT 11,69, bilirubin GT 4,32 mg%. ferritin: 29957ng/mL. Bệnh nhân được loại trừ hội chứng thực bào máu do không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán và tiếp tục điều trị với Ganciclovir, giảm liều và ngưng corticosteroid, trợ gan. 01/10-11/10/2011: Bệnh nhân hoàn toàn hết sốt, ăn uống sinh hoạt bình thường, thể trạng tốt hơn, vàng da vàng mắt giảm rõ. Xét nghiệm CTM bình thường, ALT 136U/L, AST 74 U/L, bilirubin TP 4,63, bilirubin TT 3,51, bilirubin GT 1,12 mg%, ferritin: 2661ng/ml, Kết quả xét nghiệm PCR CMV lần 2 âm tính. Điều trị tiếp tục ganciclovir đủ 21 ngày. Bệnh nhân xuất viện với chẩn đoán: Viêm gan cấp - nhiễm cytomegalovirus. BÀN LUẬN Nhiễm CMV có tỉ lệ mắc bệnh cao trên thế giới khoảng 30-90% (4), đặc biệt xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán CMV dương tính ở trẻ em, có thể đến 90-100% ở một số nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế thấp(9). Tỉ lệ nhiễm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 106 CMV ở các nước phát triển dao động và tăng dần theo tuổi(10). Bệnh có thể gặp trên những người có miễn dịch bình thường, trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, cấy ghép tạng, điều trị corticod lâu ngày.), và là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở những người suy giảm miễn dịch. Theo nghiên cứu của Manisha tại Ấn Độ quan sát thấy nhiễm CMV ở những bệnh nhân có tình trạng nguy kịch (chấn thương nặng, sốc, nhiễm trùng, phỏng) nhập khoa chăm sóc tích cực từ 0-30%(7). Nhiễm CMV thường không có triệu chứng lâm sàng ở những người có miễn dịch bình thường hay những triệu chứng không đặc hiệu ban đầu như sốt, mệt mỏi, hạch cổ to, đau họng, đau cơ, hồng ban, biếng ăn và nhạy cảm ánh sáng(6) và có một số trường hợp chỉ đơn thuần là sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân(5), và khi bệnh diễn tiến nặng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như phổi, gan, đại tràng và hệ thần kinh trung ương. Bệnh nhân nữ 17 tuổi trong báo cáo này có tình trạng sốt kéo dài trong một tháng, với đặc điểm của sốt, kèm lạnh run, nổi hồng ban ở mặt và tay chân, đau nhức khớp cổ tay, cổ chân. Bệnh nhân sống ở vùng dịch tễ sốt rét (Daklak) đã được loại trừ bệnh sốt rét và chẩn đoán nhiễm trùng huyết được điều trị kháng sinh Imipenem 2g/ ngày.Tình trạng lâm sàng không cải thiện sau 11 ngày điều trị tại địa phương. Tại khoa Bệnh Nhiệt Đới BVCR, tiếp cận bệnh nhân ban đầu với những triệu chứng trên đã hướng đến một trường hợp với đủ tiêu chuẩn của “Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân”. Chẩn đoán nguyên nhân của sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân thường khó khăn và thường được chia thành 4 nhóm theo thứ tự thường gặp gồm có bệnh nhiễm trùng (53%), bệnh ung thư (17%), bệnh mô liên kết (11%) và nguyên nhân khác. Với tình trạng sốt cao, hồng ban 2 má, đau khớp, ngứa da khi tiếp xúc với gió và ánh sáng, lượng BC máu tăng cao và tỉ lệ neutrophil chiếm ưu thế 32,91 G/L (N 86,9%. L 9,2%), procalcitonin 2 ng/ml, tổng phân tích nước tiểu bình thường, cặn addis HC 2222, BC 2222/phút, X quang tim phổi thẳng bình thường nên bệnh nhân được khu trú vào 2 nhóm bệnh là nhiễm trùng và bệnh tự miễn để tìm nguyên nhân. Về điều trị, bệnh nhân được điều trị ban đầu với kháng sinh Cefoperazone + Sulbactam, sau đó đổi sang Levofloxacine do có tình trạng dị ứng với Cefoperazone, nhưng sau 10 ngày điều trị kháng sinh bệnh không cải thiện vẫn sốt cao liên tục, mệt và ăn uống kém, hồng ban trên mặt nhạt màu, kết mạc mắt vàng, vàng da nhẹ, cơ quan phủ tạng chưa phát hiện gì bất thường khi thăm khám. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tự miễn cho kết quả âm tính chưa loại trừ được bệnh Still. Bệnh nhân này có 3 tiêu chuẩn chính (T0 >39°C trên 1 tuần, BC > 10000/mm3, đau khớp trên 2 tuần) và 3 tiêu chuẩn phụ (lách to, tăng men gan, ANA và RF âm tính) của tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Still ở người lớn của Amaguchi(11) nên bệnh nhân được điều trị thêm với solumedrol (methyl prednisolone) liều cao. Ngoài vấn đề sốt cao, tình trạng vàng da ngày càng tăng nên về lâm sàng việc tầm soát các nguyên nhân vàng da do viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi A, B, C, CMV, EBV cũng được đặt ra nhưng các nguyên nhân viêm gan do virus A, B, C, EBV được loại trừ vì kết quả xét nghiệm âm tính, viêm gan tự miễn cũng ít nghĩ đến do tỉ lệ bệnh trong cộng đồng tương đối thấp. Bệnh nhân có giai đoạn hết sốt tạm thời sau 5 ngày điều trị corticosteroid, nhưng tình trạng vàng da ngày càng tăng, sốt trở lại, thể trạng chung mệt nhiều hơn. Chẩn đoán bệnh tự miễn đã được loại trừ do không đáp ứng với corticosteroid và các xét nghiệm chẩn đoán đều âm tính, bệnh nhân được giảm dần liều và ngưng corticosteroid, lúc này với. kết quả xét nghiệm PCR CMV (+), chẩn đoán “Hội chứng thực bào máu” do nhiễm CMV và “Nhiễm Cytomegalovirus biến chứng viêm gan cấp”. được đặt ra. Tuy bệnh nhân này có các yếu tố nghi ngờ hội chứng thực bào máu gồm có sốt >38,50C kéo dài trên 7 ngày, lách to trên siêu âm, tăng triglyceride, ferritin tăng cao trên 3000ng/dl tủy đồ giảm 2 dòng tế bào máu (nhưng các tiêu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 107 chuẩn về hemoglobin, tiểu cầu <100G/L, bạch cầu đa nhân trung tính không đủ)(8). Vì vậy hội chứng thực bào máu sau đó cũng được loại trừ vì bệnh nhân không thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán theo HLH(8) (Up-to-date 2011). Bệnh nhân bắt đầu điều trị với Ganciclovir, tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cải thiện rõ rệt, giảm và hết sốt sau hơn một ngày điều trị với ganciclovir, được tiếp tục điều trị và theo dõi trong 21 ngày sau đó, hết sốt hoàn toàn, ăn uống sinh hoạt bình thường, thể trạng tốt hơn, giảm vàng da vàng mắt, các xét nghiệm men gan, bilirubin trở về bình thýờng và xét nghiệm PCR CMV lần thứ 2 âm tính. Eddleston M. và cộng sự báo cáo 34 trường hợp nhiễm CMV nặng ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường với biến chứng suy đa cơ quan ở nhiều lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ tử vong cao ở 44,1%(5). Trong báo cáo của tác giả đa số tổn thương từ 2 cơ quan trở lên. Báo cáo ca bệnh của chúng tôi có điểm tương đồng với tác giả trong 3 trường hợp nhiễm CMV chỉ có tổn thương ở gan, cả ba trường hợp này trong báo cáo của Eddleston M. đều tử vong sau hơn 2 tuần điều trị và không được điều trị với thuốc đặc hiệu kháng virus, điểm khác biệt là bệnh nhân của chúng tôi được điều trị với ganciclovir sau khi phát hiện bệnh và kết quả lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Kỹ thuật PCR là một xét nghiệm chẩn đoán sinh học phân tử có độ nhạy, độ đặc hiệu cao và có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm bệnh nhiễm CMV(3). Trường hợp thành công của chúng tôi trong báo cáo này ngoài việc theo dõi đánh giá về lâm sàng, có góp phần của xét nghiệm của PCR trong chẩn đoán bệnh. Về điều trị, hiện nay ganciclovir và foscanet được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân nhiễm CMV nặng có hệ miễn dịch bình thường tại Mỹ và Anh(1,2). Những thuốc này có thể có các tác dụng phụ như nhức đầu, ảo giác, động kinh, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, nôn và buồn nôn, kích thích đường tiêu hóa, suy thận cần phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình trị liệu, nhưng tác giả cũng ghi nhận trong báo cáo những bệnh nhân được điều trị với ganciclovir có tỷ lệ sống còn cao. KẾT LUẬN Nhiễm CMV chiếm tỷ lệ cao trên thế giới, bệnh thường gặp trên các đối tượng suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân tử vong ở những bệnh nhân này. Nhiễm CMV nặng hiếm khi xảy ra ở người có hệ miễn dịch bình thường. Trên người miễn dịch bình thường nhiễm CMV thường không có triệu chứng hay có thể có những triệu chứng không đặc hiệu dễ chẩn đoán trễ và nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh có thể diễn tiến nặng, có biến chứng, tổn thương đa cơ quan, vì vậy chẩn đoán xác định nên được thực hiện sớm. Xét nghiệm PCR có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm bệnh. Về điều trị, hiện nay ganciclovir và foscanet được khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân nhiễm CMV nặng có hệ miễn dịch bình thường, đặc biệt ganciclovir là thuốc có sẵn trên thị trường Việt Nam, nhưng khi sử dụng cần lưu ý những tác dụng phụ của thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Hospital Formulary Service (1995). Drug Information 95. Bethesda, MD: American Society of Health-System Pharmacists, 1995. 2. British National Formulary, Number 32 (September 1996). London: British Medical Association and Royal Pharmaceutical Society of Great Britain, 1995. 3. Brytting M, Xu W, Wahren B, Sundqvist VA. (1992) Cytomegalovirus DNA detection in sera from patients with active Cytomegalovirus Infection. J Clin Microbiol 1992; 30: 1937-41. 4. Crough T and Khanna R (2009). Immunobiology of human Cytomegalovirus: from bench to beside. Clin Microbiol Rev 22; 76-98. 5. Eddleson M., Peacock S., Juniper M., Warrel D.A. (1997). Severe cytomegalovirus infection in immunocompetent patients. Clinical Infectious Diseases. Vol. 24, No.1, Jan., 1997. 6. Health Guide (2011). Acute cytomegalovirus infection. The New Work Times. Saturday, Feb. 11, 2011. 7. Jain M, Duggal S, Chugh TD (2011). Cytomegalovirus Infection in non-immunosuppressed critically ill patients. J. Infect Dev Ctries; 5 (8): 571-579. 8. McClain KL, Berliner N, Landaw SA (2011). Hemophagocytic lymphohistiocytosis. Last literature review version 19.1: January 2011. This topic last updated: Feb. 9, 2011. Nghiê
Tài liệu liên quan