Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng theo tuổi xương bàn - cổ tay trong giai đoạn 7-18 tuổi

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC) trong giai đoạn 7-18 tuổi dựa theo chuẩn tuổi xương bàn-cổ tay (BCT). Phương pháp: Các phim sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu hình thái và nhóm bệnh nhân đến khám và điều trị Chỉnh hình răng mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt trong giai đoạn từ tháng 8/2001 đến 12/2012. Mẫu nghiên cứu gồm 180 cá thể (91 nam và 89 nữ) trong độ tuổi từ 7-18 có phim sọ nghiêng và phim X quang bàn-cổ tay được chụp cùng một thời điểm. Mười một đặc điểm trưởng thành xương bàn-cổ tay theo Fishman được chia thành 5 giai đoạn tuổi xương bàn-cổ tay tương ứng với 5 giai đoạn tăng trưởng thời kỳ dậy thì (giai đoạn khởi đầu và tăng tốc; giai đoạn chuyển tiếp; giai đoạn giảm tốc; giai đoạn trưởng thành và giai đoạn hoàn tất). Tìm phương trình hồi quy đa biến thiết lập mối tương quan giữa 5 giai đoạn tuổi xương bàn-cổ tay với các số đo hình thái đốt sống cổ C2, C3 và C4. Kết quả: Công thức tuổi xương đốt sống cổ trong giai đoạn 7-18 tuổi được thiết lập: TXĐSC = 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4 (với TXĐSC I: TXĐSC < 2,55;TXĐSC II:2,55 ≤ TXĐSC < 3,33; TXĐSC III:3,33≤TXĐSC<4,36;TXĐSC IV: 4,36 ≤ TXĐSC < 5,39; TXĐSC V: TXĐSC ≥ 5,39 và α2:góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2; α4: góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4; AB3/BC3: tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước của thân đốt sống cổ C3; h4/w4: tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân đốt sống cổ C4). Kết luận:Công thức tính tuổi xương đốt sống cổ dựa trên phim sọ nghiêng có thể giúp các bác sĩ CHRM xác định tuổi xương của bệnh nhân trong các điều trị chỉnh hình răng mặt mà không cần phải chụp thêm phim bàn-cổ tay như vậy sẽ giảm nhiễm tia cho bệnh nhân.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng theo tuổi xương bàn - cổ tay trong giai đoạn 7-18 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 46 XÁC LẬP CÔNG THỨC TUỔI XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG THEO TUỔI XƯƠNG BÀN-CỔ TAY TRONG GIAI ĐOẠN 7-18 TUỔI Hồ Thị Thuỳ Trang* TÓM TẮT Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC) trong giai đoạn 7-18 tuổi dựa theo chuẩn tuổi xương bàn-cổ tay (BCT). Phương pháp: Các phim sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu hình thái và nhóm bệnh nhân đến khám và điều trị Chỉnh hình răng mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt trong giai đoạn từ tháng 8/2001 đến 12/2012. Mẫu nghiên cứu gồm 180 cá thể (91 nam và 89 nữ) trong độ tuổi từ 7-18 có phim sọ nghiêng và phim X quang bàn-cổ tay được chụp cùng một thời điểm. Mười một đặc điểm trưởng thành xương bàn-cổ tay theo Fishman được chia thành 5 giai đoạn tuổi xương bàn-cổ tay tương ứng với 5 giai đoạn tăng trưởng thời kỳ dậy thì (giai đoạn khởi đầu và tăng tốc; giai đoạn chuyển tiếp; giai đoạn giảm tốc; giai đoạn trưởng thành và giai đoạn hoàn tất). Tìm phương trình hồi quy đa biến thiết lập mối tương quan giữa 5 giai đoạn tuổi xương bàn-cổ tay với các số đo hình thái đốt sống cổ C2, C3 và C4. Kết quả: Công thức tuổi xương đốt sống cổ trong giai đoạn 7-18 tuổi được thiết lập: TXĐSC = 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4 (với TXĐSC I: TXĐSC < 2,55;TXĐSC II:2,55 ≤ TXĐSC < 3,33; TXĐSC III:3,33≤TXĐSC<4,36;TXĐSC IV: 4,36 ≤ TXĐSC < 5,39; TXĐSC V: TXĐSC ≥ 5,39 và α2:góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2; α4: góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4; AB3/BC3: tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước của thân đốt sống cổ C3; h4/w4: tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân đốt sống cổ C4). Kết luận:Công thức tính tuổi xương đốt sống cổ dựa trên phim sọ nghiêng có thể giúp các bác sĩ CHRM xác định tuổi xương của bệnh nhân trong các điều trị chỉnh hình răng mặt mà không cần phải chụp thêm phim bàn-cổ tay như vậy sẽ giảm nhiễm tia cho bệnh nhân. Từ khóa: tuổi xương đốt sống cổ, phim sọ nghiêng, phim bàn-cổ tay. ABSTRACT A FORMULA OF CERVICAL VERTEBRAL BONE AGE ON CEPHALOMETRIC RADIOGRAPHY FROM 7 TO 18 YEARS OLD BASED ON HAND-WRIST BONE AGE Ho Thi Thuy Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 46 - 52 Objectives:The purpose of this study was to establish a formula of cervical vertebral bone age (CVBA) on cephalometric radiograph from 7 to 18 years old based on hand-wrist bone age. Method: The subjects included 180 children and adolescents (91 boys and 89 girls) from 7-18 years-old, selected from study group of craniofacial morphology and patients at the Faculty of Odonto-Stomatology at Ho Chi Minh city. The cephalometric and hand-wrist radiographs of each subject were taken at the same time. Eleven hand-wrist skeletal maturity indicators of Fishman were grouped into 5 hand-wrist bone age stages (equivalent to 5 stages in purberty growth: initiation and acceleration stage, transition stage, deceleration stage and completion stage). A multi-variable regression was established for the correlation amongts 5 stages of hand-wrist bone age and the morphologic characteristics of the second, third and fourth cervical vertebrae. Results: A formula of cervical vertebral bone age: CVBA= 1.92+ 0.04 * α2 + 0.03 * α4 –1.12*AB3/CB3 + 3.17 * h4/w4 (CVBA I: CVBA < 2.55; CVBA II:2.55 ≤ CVBA < 3.33; CVBA III:3.33≤ CVBA <4.36; CVBA IV: * Bộ môn Chỉnh hình răng mặt- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Hồ Thị Thùy Trang ĐT: 0978297206 Email: thuytranghothi@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 47 4.36 ≤ CVBA < 5.39; CVBA: CVBA ≥ 5.39 and α2: Anterior concavity angle of inferior border of C2; α4: Anterior concavity angle of inferior border of C4; AB3/BC3: Ratio of inferior and anterior length of C3; h4/w4: Ratio of the middle height and width of C4). Conclusion: The formula of cervical vertebral bone age on cephalometric radiograph can help orthodontists determine the patient skeletal age in orthodontic treatment without hand-wrist radiograph. Keywords: cervical vertebral bone age, cephalometric radiograph, hand-wrist radiograph. MỞ ĐẦU Điều trị CHRM không chỉ đơn thuần sắp xếp các răng đều đặn trên cung hàm và sắp xếp các răng trên hai cung hàm gài khớp với nhau, mà còn có thể can thiệp vào những trường hợp bất hài hòa xương hàm (như xương hàm trên hoặc xương hàm dưới kém phát triển hoặc phát triển quá mức). Xác định tuổi xương là cần thiết đối với Bác sĩ CHRM đặc biệt khi cần tác động điều trị những trường hợp có bất hài hòa xương hàm. Xác định tuổi xương dựa vào phim X quang bàn- cổ tay đã được xem là chuẩn vàng để xác định mức độ trưởng thành xương của mỗi cá thể. Phim sọ nghiêng là phim thường quy đối với bệnh nhân CHRM. Một bệnh nhân điều trị CHRM cần chụp nhiều phim sọ nghiêng để chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị, theo dõi tăng trưởng và theo dõi điều trị. Vì vậy, nếu có thể đưa ra được một phương pháp xác định tuổi xương trên cùng một phim sọ nghiêng thì thuận lợi và tránh nhiễm thêm tia X cho bệnh nhân. Đốt sống cổ trải qua những thay đổi hình thái trong giai đoạn dậy thì, có thể quan sát được trên phim X quang sọ nghiêng CHRM. Đã có nhiều nghiên cứu so sánh phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì với phương pháp xác định tuổi xương bàn-cổ tay. Hầu hết các nghiên cứu (Hassel và Farman, 1995; Garcia- Fernandez, 1998; Mito, San Roman, 2002; Gandini và Flores- Mir, 2006; Akhal, 2008; Chen, 2010) đều kết luận phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì có tương quan cao và có độ tin cậy như phương pháp xác định tuổi xương bàn-cổ tay (1,5,7,8,9,). Có hai phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ: phương pháp định tính, so sánh hình ảnh thân đốt sống cổ theo các tiêu chuẩn định tính (cong lõm bờ dưới thân đốt sống cổ, hình dạng thân đốt sống cổ: dạng hình thang, hình chữ nhật ngang, hình vuông hay hình chữ nhật đứng) và phương pháp định lượng (đo đạc kích thước, góc độ hoặc tỉ lệ các kích thước của thân đốt sống cổ). Tuy nhiên, tại Việt nam chưa có phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ nào được xác lập để định tuổi xương cho lứa tuổi vị thành niên. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ giai đoạn 7-18 tuổi dựa theo chuẩn tuổi xương bàn-cổ tay. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm các phim sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay của 180 cá thể (91 nam và 89 nữ) trong độ tuổi từ 7-18, được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu hình thái và nhóm bệnh nhân đến khám và điều trị Chỉnh hình răng mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt trong giai đoạn từ tháng 8/2001 đến 12/2012 tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các phim sọ nghiêng và phim X quang bàn-cổ tay được chụp cùng một thời điểm. Mẫu được chọn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây: - Cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt nam, dân tộc Kinh - Không có những bất thường vùng hàm mặt - Có đầy đủ thông tin cá nhân: tên họ, giới tính, năm sinh, ngày chụp phim Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 48 - Các phim sọ nghiêng chất lượng tốt với các răng ở tư thế lồng múi tối đa. Các phim sọ nghiêng phải thấy rõ hình ảnh của mô cứng và hình ảnh các thân đốt sống cổ C2, C3 và C4. - Các phim bàn-cổ tay chất lượng tốt, thấy rõ các vị trí để đánh giá trưởng thành xương theo Fishman Phương pháp nghiên cứu Mười một đặc điểm trưởng thành xương bàn-cổ tay (SMI) của Fishman được chia thành 5 nhóm (tương ứng với 5 giai đoạn tăng trưởng trong thời kỳ dậy thì): nhóm I (SMI 1-4) gồm 46 cá thể, nhóm II (SMI 5-6) gồm 27, nhóm III (SMI 7-9) gồm 24, nhóm IV (SMI 8-10) gồm 18 và nhóm V (SMI 11) gồm 65 cá thể. 39 đặc điểm hình thái đốt sống cổ trong năm giai đoạn này được đo lường và phân tích và tìm phương trình tương quan giữa 39 số đo hình thái đốt sống cổ với 5 giai đoạn tuổi xương (hình 1, bảng 1). Bảng 1: Mô tả các đặc điểm hình thái đốt sống cổ trên phim X quang sọ nghiêng: STT Biến số Mô tả 1 α2 Góc lõm phía trước bờ dưới thân C2 2 α3 Góc lõm phía trước bờ dưới thân C3 3 α4 Góc lõm phía trước bờ dưới thân C4 4 α2’ Góc lõm phía sau bờ dưới thân C2 5 α3’ Góc lõm phía sau bờ dưới thân C3 6 α4’ Góc lõm phía sau bờ dưới thân C4 7 h3 Chiều cao thân C3 8 w3 Chiều rộng thân C3 9 ah3 Chiều cao phía trước thân C3 10 ph3 Chiều cao phía sau thân C3 11 h4 Chiều cao thân C4 12 w4 Chiều rộng thân C4 13 ah4 Chiều cao phía trước thân C4 14 ph4 Chiều cao phía sau thân C4 15 AB3 Chiều dài bờ dưới thân C3 16 BC3 Chiều dài bờ trước thân C3 17 CD3 Chiều dài bờ trên thân C3 18 DA3 Chiều dài bờ sau thân C3 19 AB4 Chiều dài bờ dưới thân C4 20 BC4 Chiều dài bờ trước thân C4 21 CD4 Chiều dài bờ trên thân C4 22 DA4 Chiều dài bờ sau thân C4 23 d1 Khoảng gian đốt sống phía trước giữa C2 và C3 24 d2 Khoảng gian đốt sống phía sau giữa C2 và C3 STT Biến số Mô tả 25 d3 Khoảng gian đốt sống phía trước giữa C3 và C4 26 d4 Khoảng gian đốt sống phía sau giữa C3 và C4 27 AB2 Chiều dài bờ dưới thân C2 28 h3/w3 Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân C3 29 h4/w4 Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân C4 30 ah3/ph3 Tỉ lệ chiều cao trước, sau của thân C3 31 ah4/ph4 Tỉ lệ chiều cao trước, sau của thân C4 32 AB3/BC3 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trước của thân C3 33 AB3/CD3 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trên của thân C3 34 DA3/BC3 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ trước của thân C3 35 DA3/AB3 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ dưới của thân C3 36 AB4/BC4 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trước của thân C4 37 AB4/CD4 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trên của thân C4 38 DA4/BC4 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ trước của thân C3 39 DA4/AB4 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ dưới của thân C4 Thu thập số liệu Kỹ thuật chụp phim: được chuẩn hóa để có thể so sánh các phim ở những thời điểm khác nhau. Phim được chụp tại Bộ Môn Tia X, Khoa RHM, ĐHYDtpHCM. Vẽ nét và định điểm chuẩn: Tất cả các phim đều do nhà nghiên cứu- giảng viên Bộ Môn CHRM, Khoa RHM, ĐHYDtpHCM, vẽ nét và xác định điểm chuẩn. Đo đạc: Các phim được vẽ và scan vào máy vi tính với tỉ lệ 1:1. Dùng phần mềm Autocad để đo các khoảng cách và góc độ. Với mỗi phim đo đốt sống cổ, 39 giá trị được đo đạc. Xử lý số liệu Số liệu, dữ kiện được nhập vào máy tính. Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 11.5. Phân tích thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) được tính cho tất cả các biến. Tính hệ số tương quan giữa các biến kỳ vọng, phân tích ANOVA, phân tích hồi quy đa biến và cộng tuyến (Co-linearity diagnostics) giữa các biến độc lập. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 49 KẾT QUẢ Công thức tuổi xương đốt sống cổ Phân tích sự tương quan giữa 39 biến, chúng tôi xác định có 27 biến có tương quan dương với TXĐSC, 8 biến tương quan âm với CVM và 4 biến không có tương quan (Bảng 2). Bảng 2: Tương quan của 42 biến độc lập với SMI Tương quan Biến độc lập Dương α2’, α3’, α4’, α2, α3, α4, h3, ah3, ph3, h4, w4, ah4, ph4, AB3, BC3, CD3, DA3, AB4, BC4, CD4, DA4, AB2, h3/w3, h4/w4, ah4/ph4, DA4/AB4, DA3/AB3 Âm d1, d3, d4, AB3/BC3, DA3/BC3, AB3/CD3, DA4/BC4, AB4/BC4 Không w3, d1, ah3/ph3, AB4/CD4 Phân tích tương quan giữa 39 biến và TXĐSC và hệ số tương quan R được xếp theo thứ tự giảm dần (Bảng 3). Bảng 3: Hệ số tương quan R giữa 38 biến và TXĐSC Biến số r Biến số r Biến số r α2 0,861 ph4 0,903 AB2 0,445 α3 0,848 AB3 0,317 h3/w3 0,812 α4 0,847 BC3 0,918 h4/w4 0,898 α2’ 0,757 CD3 0,149 ah3/ph3 - α3’ 0,740 DA3 0,906 ah4/ph4 0,664 α4’ 0,739 AB4 0,426 AB3/BC3 -0,898 h3 0,917 BC4 0,904 AB3/CD3 -0,121 w3 - CD4 0,445 DA3/BC3 -0,749 ah3 0,545 DA4 0,905 DA3/AB3 0,882 ph3 0,904 d1 -0,748 AB4/BC4 -0,884 h4 0,925 d2 - AB4/CD4 - w4 0,608 d4 -0,578 DA4/BC4 -0,662 ah4 0,910 d3 -0,794 DA4/AB4 0,884 Sử dụng phương pháp đưa vào/ rút ra bằng phần mềm SPSS trong phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi xác định được 2 nhóm biến có tương quan rất ý nghĩa với CVM gồm: (1) Nhóm 1: ah4/ph4, AB3/BC3, h4/w4 và (2) Nhóm 2: α2, α4, AB3/BC3, h4/w4, ah4/ph4. Tuy nhiên, khi phân tích cộng tuyến giữa các biến nhóm 2, chúng tôi thấy không có hiện tượng cộng tuyến ở cả 2 nhóm. Chúng tôi chọn những biến có hệ số tương quan cao trên 0,85 và loại bỏ nhóm biến có chứa biến có hệ số tương quan nhỏ dưới 0,85 là ah4/ph4 (r=0,664). Một phương trình ước lượng mức độ tương quan giữa các giai đoạn trưởng thành của đốt sống cổ và các biến độc lập như sau: TXĐSC = 1,92 – 1,12*AB3/BC3 + 0,04*α2 + 0,03*α4 + 3,17*h4/w4 Với r = 0,957, r2 = 0,916 và r2 hiệu chỉnh = 0,914. Từ phương trình trên ta có thể xác định từng giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ: TXĐSC I: TXĐSC < 2,55;TXĐSC II:2,55 ≤ TXĐSC < 3,33; TXĐSC III:3,33≤TXĐSC<4,36;TXĐSC IV: 4,36 ≤ TXĐSC < 5,39; TXĐSC V: TXĐSC ≥ 5,39 BÀN LUẬN Đánh giá tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt theo tuổi xương đốt cổ Giai đoạn 8-18 tuổi có sự tăng tốc tăng trưởng của cơ thể để đạt đến đỉnh tăng trưởng dậy thì. Đỉnh tăng trưởng dậy thì không diễn ra ở một thời điểm nhất định, luôn thay đổi ở mỗi cá thể. Khảo sát quá trình tăng trưởng theo tuổi năm sinh thường không phản ánh chính xác tình trạng tăng trưởng của từng cá thể. Trong giai đoạn này sử dụng tuổi xương tương đối chính xác hơn vì tuổi xương đánh giá tình trạng tăng trưởng hệ xương của cơ thể (3,4,14) - Xác định tuổi xương là cần thiết đối với Bác sĩ CHRM đặc biệt khi cần tác động những điều trị bất hài hòa xương hàm trong giai đoạn vị thành niên. Một công cụ chẩn đoán xác định tuổi xương là dựa vào phim X quang bàn-cổ tay như phương pháp Greulich và Pyle, phương pháp TW2, TW3, phương pháp của Bjork, Fishman Phương pháp xác định tuổi xương trên phim X quang bàn-cổ tay là một phương pháp kinh điển, khoa học và được xem là chuẩn vàng để xác định tuổi xương của mỗi cá thể (6,7,10) - Tuy nhiên, gần đây trong CHRM, phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ được nhiều tác giả quan tâm. Đốt sống cổ cũng trải qua những thay đổi hình thái trong giai đoạn tăng trưởng dậy thì và trên phim X quang sọ nghiêng CHRM có thể thấy rõ hình ảnh đốt sống Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 50 cổ (phim sọ nghiêng là phim thường quy đối với bệnh nhân CHRM). Nhiều nghiên cứu kết luận phương pháp xác định TXĐSC có tương quan cao và có độ tin cậy như phương pháp bàn-cổ tay trong giai đoạn vị thành niên. Vì vậy, nếu có thể sử dụng phương pháp TXĐSC thay cho phương pháp tuổi xương bàn-cổ tay sẽ tránh nhiễm thêm tia X và giảm chi phí cho bệnh nhân(2,7,9,12,16,17) Phương pháp xác định TXĐSC Phương pháp định tính, so sánh hình ảnh sự thay đổi thân đốt sống cổ của đối tượng nghiên cứu với hình ảnh chuẩn định tính như độ cong lõm bờ dưới thân đốt sống cổ, hình dạng thân đốt sống cổ (hình thang, hình chữ nhật ngang, hình vuông hay hình chữ nhật đứng). Điển hình là phương pháp của Lamparski (1972), Hassel và Farman (1995), Franchi (2000), Bacetti (2005)(3,7,10,11). Phương pháp định lượng: đo đạc kích thước, góc độ hoặc tỉ lệ các kích thước của đốt sống cổ. Điển hình là phương pháp của San Roman (2002), Mito (2002), Fudalej và Bollen (2010), Chen (2010) (5,13,15). Phương pháp định tính giúp xác định nhanh các giai đoạn tuổi xương vì không cần phải vẽ nét và đo đạc. Tuy nhiên phương pháp định tính có tính chất chủ quan hơn vì thường khó phân biệt hình ảnh chuyển tiếp giữa hai giai đoạn tăng trưởng kế cận nhau hoặc các hình ảnh đốt sống cổ của đối tượng nghiên cứu vừa ở giai đoạn trước vừa ở giai đoạn sau. Sử dụng phương pháp định tính cần có nhiều kinh nghiệm. Phương pháp định lượng xác định các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ một cách khách quan hơn. - Theo Mito(13), TXĐSC chỉ phụ thuộc vào chiều cao (AH3, AH4, PH4) và chiều trước sau (AP3, AP4) của thân C3 và C4 chứ không phụ thuộc vào độ cong lõm của bờ dưới thân đốt sống cổ. (Công thức định lượng của Mito: TXĐSC= -0,2 + 6,2 x AH3/AP3 + 5,9 x AH4/ AP4 + 4,74 x AH4/ PH4). Thật sự trong quá trình tăng trưởng của đốt sống cổ giai đoạn dậy thì, không chỉ kích thước thân đốt sống cổ tăng mà độ cong lõm của bờ dưới thân đốt sống cũng lõm rõ. Mito không đưa ra những đặc trưng tăng trưởng của từng giai đoạn và chủ yếu dự đoán tăng trưởng của xương hàm dưới, không đánh giá mức độ tăng trưởng của các thành phần khác của hệ thống sọ mặt. - Phương pháp định lượng theo Fudalej & Bollen, San Roman(15), dựa vào các đặc điểm định lượng về hình dạng thân các đốt sống cổ để đưa ra được đặc trưng tăng trưởng của từng giai đoạn tuổi xương. Tuy nhiên khó xác định chính xác giai đoạn trưởng thành xương của một cá thể khi cá thể đó không hội đủ tất cả các tiêu chí của một giai đoạn hoặc các tiêu chí đánh giá kéo dài qua cả hai giai đoạn. - Công thức định lượng của Chen (2010) phụ thuộc vào chiều cao và chiều rộng của thân C3, C4 và độ cong lõm của bờ dưới thân C2(5). Theo phân loại của Chen chỉ có 4 giai đoạn TXĐSC và nếu phân loại ít giai đoạn, khó có thể thấy được đỉnh tăng trưởng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã áp dụng công thức xác định tuổi xương theo Chen (2010) trên một nhóm nghiên cứu nhỏ nhưng sai số khá cao. Có lẽ có sự khác biệt chủng tộc khi áp dụng công thức của Chen. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra công thức định lượng TXĐSC để có thể bước đầu áp dụng cho đối tượng người Việt. Chúng tôi chọn phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay theo Fishman làm chuẩn vàng để tham chiếu. Ưu điểm của phương này là đơn giản, dễ áp dụng và các tiêu chuẩn rõ ràng. Công thức tuổi xương đốt sống cổ cho nhóm người Việt Để xác định phương trình tương quan giữa những đặc điểm hình thái đốt sống cổ với các giai đoạn tuổi xương, tất cả các biến số liên quan với đốt sống cổ C2, C3 và C4 đều được phân tích bao gồm 39 biến số. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong số 39 biến số, có 27 biến có tương quan dương với TXĐSC, 8 biến có tương quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 51 âm và 4 biến số không có tương quan. Có nhiều biến có hệ số tương quan tương đối cao, cao nhất là 0,918 và 17 biến có hệ số tương quan R > 0,812. Các biến số theo chiều ngang không tương quan hoặc ít tương quan với TXĐSC trong khi các biến số theo chiều đứng có tương quan cao với TXĐSC. Điều này cho thấy sự tăng trưởng đốt sống cổ theo chiều ngang hoàn tất ở giai đoạn sớm, sự tăng trưởng trong giai đoạn vị thành niên xảy ra chủ yếu theo chiều đứng. Các góc giữa bờ dưới đốt sống cổ với mặt phẳng ngang cũng tăng dần tương quan với các giai đoạn TXĐSC. Sau đó, bằng phương pháp đưa vào/ rút ra trong phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi đã xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và các giai đoạn TXĐSC bằng phương trình như sau: TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 – 1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4 (α2: Góc lõm phía trước bờ dưới thân C2; α4: Góc lõm phía trước bờ dưới thân C4; AB3/BC3: Tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước thân C3; h4/w4: Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân C4). - Biến số α2, α4, AB3/CB3, h4/w4 có tương quan rất cao với các giai đoạn TXĐSC. Những số đo góc (α2, α4) và tỉ lệ (AB3/CB3, h4/w4) bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hình dạng, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kích thước thân đốt sống cổ. Như vậy hạn chế được sai lầm do độ phóng đại c
Tài liệu liên quan