Biến chứng phổi hậu phẫu ở bệnh nhân phẫu thuật bụng

Đặt vấn đề: Biến chứng phổi sau phẫu thuật bụng là thường thấy và thường liên quan đến bệnh tật và tử vong và kéo dài ngày nằm viện. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét những biến chứng phổi nào thường xảy ra sau phẫu thuật bụng, những yếu tố nguy cơ tiên lượng biến chứng phổi sau phẫu thuật bụng. Đối tượng – phương pháp: Tất cả bệnh nhân phẫu thuật bụng, nhập săn sóc đặc biệt tại bệnh viện Bình Dân, trong thời gian từ 6/2009- 5/2010.Nghiên cứu tiền cứu. Kết quả/bàn luận: Trong thời gian một năm, có 170 bệnh nhân phẫu thuật bụng phải nằm lại săn sóc đặc biệt, trong đó có 48 bệnh nhân có biến chứng phổi hậu phẫu chiếm tỉ lệ 28,24%, tử vong 52,8%. Đa số biến chứng phổi gặp ở bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu. Những biến chứng phổi thường gặp sau phẫu thuật bụng là suy hô hấp phải thở máy, viêm phổi suy hô hấp, viêm phổi, tổn thương phổi cấp, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, tỉ lệ tử vong cao ở bệnh nhân tổn thương phổi cấp và suy hô hấp phải thở máy kéo dài. Những yếu tố nguy cơ được xác định là tình trạng sức khỏe bệnh nhân, phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật kéo dài và phẫu thuật nhiều lần. Kết luận: Những yếu tố nguy cơ liên quan đến phẫu thuật và bệnh nhân đã được xác định, là yếu tố góp phần tăng biến chứng phổi hậu phẫu, suy hô hấp sau phẫu thuật bụng là biến chứng phổi gây tử vong cao. Để giảm tần xuất biến chứng phổi hậu phẫu cần điều chỉnh tích cực các yếu tố liên quan đến bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật cũng như cần bác sĩ gây mê và phẫu thuật có kinh nghiệm để phẫu thuật cho những bệnh nhân có nguy cơ cao biến chứng phổi sau phẫu thuật.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến chứng phổi hậu phẫu ở bệnh nhân phẫu thuật bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 310 BIẾN CHỨNG PHỔI HẬU PHẪU Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BỤNG Lê Thị Hồng*, Phạm Thị Nga*, Nguyễn Cao Thúy Hằng*, Hồ Thị Hòa Bình*, Nguyễn Thanh Phương*, Nguyễn Mạnh Tiến* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Biến chứng phổi sau phẫu thuật bụng là thường thấy và thường liên quan đến bệnh tật và tử vong và kéo dài ngày nằm viện. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét những biến chứng phổi nào thường xảy ra sau phẫu thuật bụng, những yếu tố nguy cơ tiên lượng biến chứng phổi sau phẫu thuật bụng. Đối tượng – phương pháp: Tất cả bệnh nhân phẫu thuật bụng, nhập săn sóc đặc biệt tại bệnh viện Bình Dân, trong thời gian từ 6/2009- 5/2010.Nghiên cứu tiền cứu. Kết quả/bàn luận: Trong thời gian một năm, có 170 bệnh nhân phẫu thuật bụng phải nằm lại săn sóc đặc biệt, trong đó có 48 bệnh nhân có biến chứng phổi hậu phẫu chiếm tỉ lệ 28,24%, tử vong 52,8%. Đa số biến chứng phổi gặp ở bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu. Những biến chứng phổi thường gặp sau phẫu thuật bụng là suy hô hấp phải thở máy, viêm phổi suy hô hấp, viêm phổi, tổn thương phổi cấp, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, tỉ lệ tử vong cao ở bệnh nhân tổn thương phổi cấp và suy hô hấp phải thở máy kéo dài. Những yếu tố nguy cơ được xác định là tình trạng sức khỏe bệnh nhân, phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật kéo dài và phẫu thuật nhiều lần. Kết luận: Những yếu tố nguy cơ liên quan đến phẫu thuật và bệnh nhân đã được xác định, là yếu tố góp phần tăng biến chứng phổi hậu phẫu, suy hô hấp sau phẫu thuật bụng là biến chứng phổi gây tử vong cao. Để giảm tần xuất biến chứng phổi hậu phẫu cần điều chỉnh tích cực các yếu tố liên quan đến bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật cũng như cần bác sĩ gây mê và phẫu thuật có kinh nghiệm để phẫu thuật cho những bệnh nhân có nguy cơ cao biến chứng phổi sau phẫu thuật. Từ khóa: biến chứng phổi, phẫu thuật bụng, suy hô hấp, sau phẫu thuật. ABSTRACT PULMONARY COMPLICATION AFTER ABDOMINAL SURGERY Le Thi Hong, Pham Thi Nga, Nguyen Cao Thuy Hang, Ho Thi Hoa Binh, Nguyen Thanh Phuong, Nguyen Manh Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 310 – 319 Background: Pulmonary complications after abdominal surgery is common and often associated with morbidity and mortality and prolonged hospital day. Objective: The objective of this study was to examine the pulmonary complications that occur after abdominal surgery and the risk factors of lung complications after abdominal surgery. Method: Prospective study. Results: During the period 6/2009- 5 / 2010, at Binh Dan hospital has 170 patients have abdominal surgery ICU stay, including 48 patients with postoperative pulmonary complications account for rate of 28.24%, mortality 52.8%. Most pulmonary complications in patients having emergency surgery. Common pulmonary complications after abdominal surgery is respiratory ventilation, pneumonia, respiratory failure, pneumonia,  Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: BS.Nguyễn Mạnh Tiến ĐT: 0909313168 Email: tien902003@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 311 pulmonary lesions, pleural effusion, atelectasis, high mortality in patients with respiratory failure and prolonged ventilation. These risk factors were identified as the health status of patients, emergency surgery, prolonged surgery and reoperative. Conclusions: The risk factors related to surgery and patients were identified as factors contributing to increase postoperative pulmonary complications, respiratory failure after abdominal surgery is pulmonary complications had fatal high. To decrease postoperative pulmonary complications need to adjust the positive factors related to patients before, during and after surgery as well as the need anesthesiologist and surgical experience for surgical patients at high risk for pulmonary complications after abdominal surgery. Key words: Pulmonary complication, abdominal surgery, respiratory failure, postoperative. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự tiến bộ của phẫu thuật, gây mê và chăm sóc chu phẫu cộng với tuổi thọ ngày càng tăng của dân số làm gia tăng can thiệp phẫu thuật ở những bệnh nhân có bệnh đi kèm. Phẫu thuật bụng và gây mê toàn thân có ảnh hưởng đến hệ hô hấp do giảm hoạt động cơ hoành và giảm đáp ứng thông khí làm gia tăng nguy cơ tương đối biến chứng phổi sau phẫu thuật như viêm phổi, suy hô hấp xẹp phổi Những biến chứng này làm tăng bệnh tật và tử vong liên quan đến phẫu thuật làm kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị. Thực tế tại bệnh viện Bình Dân, những biến chứng phổi nào thường xảy ra sau phẫu thuật bụng, có những yếu tố thuận lợi và những yếu tố nguy cơ nào làm tăng biến chứng này hay không chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này nên mục đích của nghiên cứu là nhận xét những biến chứng phổi nào thường xảy ra sau phẫu thuật bụng làm kéo dài thời gian điều trị và tử vong, có những yếu tố thuận lợi nào góp phần và những yếu tố nguy cơ đó có thể điều chỉnh được hay không để từ đó có tiếp cận điều trị phù hợp nhằm mục đích giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến biến chứng này. Tổng quan tài liệu Những yếu tố liên quan đến biến chứng phổi hậu phẫu bao gồm: những yếu tố liên quan đến đến tình trạng sức khỏe bệnh nhân trước phẫu thuật, những yếu tố liên quan đến phẫu thuật và gây mê sự chăm sóc sau phẫu thuật, và sự cộng hưởng những yếu tố này quyết định các nguy cơ. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân ảnh hưởng rất lớn trên sự phát triển các biến chứng phổi sau phẫu thuật, những yếu tố liên quan đến bệnh nhân bao gồm bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính, tuổi lớn, tình trạng khả năng chức năng, tình trạng dinh dưỡng, hút thuốc lá nhiều, điểm ASA cao,thời gian nằm viện trước mỗ dài(7,9,18). Những yếu tố liên quan đến phẫu thuật bao gồm phẫu thuật bụng trên, phẫu thuật ngực, phẫu thuật cấp cứu, truyền máu trong lúc phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, số lượng máu mất(6,7,9,10,13). Đáp ứng miễn dịch sau phẫu thuật cực kỳ phức tạp và có tổn thương tiền đông máu và hậu quả ức chế miễn dịch. Những cytokine tiền viêm đặc biệt là yếu tố hoại tử bướu TNF α, interleukin-6 đóng vai trò chính bởi vì vai trò của chúng trong hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và rối loạn chức năng đa cơ quan sau chấn thương, phẫu thuật. Tất cả điều này có thể gia tăng nhiễm khuẩn phổi và các biến chứng khác sau phẫu thuật. Đa số biến chứng phổi hậu phẫu phát triển do kết quả của thay đổi thể tích phổi mà xảy ra do do đáp ứng tới rối loạn chức năng của cơ hô hấp và những thay đổi khác thuộc cơ học thành ngực liên quan đến gây mê và phẫu thuật(6). Thuốc gây mê hít hay gây mê qua đường tĩnh mạch thường gây giảm trương lực cơ hô hấp và giảm thể tích cặn chức năng (giảm 20%) kết quả là xẹp phổi xảy ra cả 2 thở tự nhiên và thông khí cơ học. Gây mê toàn thân có những hậu quả sinh học lên hệ thống hô hấp, những hậu quả này tác động suốt quá trình dẫn mê và kéo dài đến thời kỳ hậu phẫu. Gây mê toàn thân giảm thể tích cặn chức năng với xẹp phổi tùy thuộc vùng trên phổi thông Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 312 qua 3 cơ chế: đè ép mô phổi, sự hấp thu của khí phế nang, và suy chức năng surfactant, kết quả là mất cân bằng sự tưới máu và thông khí dẫn đến gia tăng shunt, thông khí khoảng chết và giảm oxy máu. Ngoài ra thuốc giảm đau và các thuốc khác dùng quanh phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến trung khu điều hòa hô hấp làm thay hoạt động đường thở trên và cơ thành ngực, góp phần tăng biến chứng hô hấp và sự truyền máu trong lúc phẫu thuật cũng góp phần kết quả kém sau phẫu thuật. Phẫu thuật bụng và ngực gây giảm lớn dung tích phổi và giảm ít nhưng quan trọng thể tích cặn chức năng mang yếu tố nguy cơ cao nhất cho biến chứng phổi hậu phẫu(4,7). Tần suất biến chứng phổi sau phẫu thuật bụng khoảng 2-40%(7,13), biến chứng phổi xảy ra khoảng 25-50% bệnh nhân sau cắt thực quản, tần suất khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào loại phẫu thuật được hoàn tất và định nghĩa những biến chứng phổi hậu phẫu. Xẹp phổi là biến chứng thường thấy nhưng nó không bao gồm trong nhiều nghiên cứu. Phẫu thuật bụng là phẫu thuật gần cơ hoành, phẫu thuật bụng trên liên quan đến rối loạn chức năng cơ hoành hơn là bụng dưới(18) đầu tiên là sự gián đoạn thuộc chức năng của cử động cơ hô hấp gây ra bởi sự cắt,thứ hai là hậu quả của đau sau phẫu thuật làm giới hạn cử động hô hấp, thứ ba là sự ức chế phản xạ thần kinh hoành và những sợi thần kinh khác mà cài răng lược với cơ hô hấp, hậu quả là hoạt động cơ hoành bị hạn chế. Theo sau phẫu thuật bụng dung tích sống giảm 25% và quay trở về bình thường vào ngày hậu phẫu thứ 3(6). Áp lực xuyên cơ hoành giảm gần 70% trong ngày đầu hậu phẫu và quay trở về bình thường ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật. Giảm đau đủ sau phẫu thuật không giảm sự suy giảm này(4,7). Những định nghĩa: những biến chứng phổi hậu phẫu được định nghĩa như: viêm phế quản cấp, co thắt phế quản, xẹp phổi, viêm phổi, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, thở máy kéo dài, tử vong liên quan đến hô hấp(2,11,14). Viêm phế quản cấp được xác định khi có sốt > 38oC; ho khạc đàm; không có tổn thương trên x quang phổi ngoại trừ có ran phế quản hay gia tăng số lượng đàm và thay đổi màu sắc đàm đối với bệnh nhân có ho trước phẫu thuật. Co thắt phế quản được chần đoán khi có ran rít khi nghe phổi. Xẹp phổi được định nghĩa có tìm thấy hình ảnh trên X quang hay nghe giảm âm phế bào với nhiệt độ > 38oC. Suy hô hấp là biến chứng phổi thường thấy,đa số xảy ra gay sau phẫu thuật. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô hấp phải thở máy trên 24h ngay sau phẫu thuật hay sự cần thiết phải đặt nội khí quản và thở và thở máy 01h sau phẫu thuật(7,10). Viêm phổi: sự hiện diện của thâm nhiễm mới trên phim x quang, cộng với 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: sốt > 380 C, bạch cầu tăng,ho khạc đàm hay tìm thấy vi sinh vật trong đàm bằng nhuộm gram và cấy mà cần phải dùng kháng sinh tĩnh mạch(2,11). Ức chế hô hấp bao gồm ngừng hô hấp, PaCO2 > 60mmHg và cần phải đặt nội khí quản(11). Thiết kết nghiên cứu Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật có biến chứng phổi hậu phẫu như: xẹp phổi, viêm phổi sau phẫu thuật, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, suy hô hấp sau phẫu thuật nhập săn sóc đặc biệt trong thời gian 1năm từ tháng năm từ tháng 6-2009 đến 5-2010.Tiêu chuẩn loại trừ khó thở do suy tim, khó thở do hội chứng khoang bụng. Những yếu tố được ghi nhận: Tuổi. Giới Loại phẫu thuật (cấp cứu, chương trình, phương pháp phẫu thuật, PT nội soi, mổ mở). Thời gian phẫu thuật. Phương pháp vô cảm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 313 Bệnh đi kèm. Tiền sử hút thuốc lá. Sự hiện diện của ống thông mũi dạ dày ngay sau gây mê. Biến chứng phổi xảy ra vào ngày hậu phẫu? Thời gian nằm viện trước phẫu thuật. Kết quả điều trị. KẾT QUẢ Từ tháng 6-2009 đến tháng 5-2010, khoa săn sóc đặc biệt bệnh viện Bình Dân nhận 170 bệnh nhân phẫu thuật bụng phải nằm lại săn sóc đặc biệt, trong đó có 48 bệnh nhân có biến chứng phổi hậu, chiếm tỉ lệ 28,24%. Trong 48 ca phẫu thuật bụng có biến chứng phổi nhậu phẫu bao gồm: phẫu thuật tiêu hóa 25 ca (tắc ruột, thủng dạ dày, viêm phúc mạc hậu phẫu do dò tiêu hóa, thủng đại tràng), phẫu thuật gan mật tụy 13ca (sạn đường mật, tắc mật, viêm tụy hoại tử), phẫu thuật mạch máu 05 (phình động mạch chủ bụng), phẫu thuật niệu có biến chứng liên quan đến phổi phải nằm lại khoa 04 (chảy máu sau phẫu thuật:sạn san hô,bướu thận) phẫu thuật do áp xe cơ thăng 01.Trong 48 bệnh nhân đó phẫu thuật chương trình 11ca, phẫu thuật cấp cứu 37 ca, có tuổi thấp nhất là 42 tuổi, cao nhất là 89 tuổi, nữ 21 ca nam 27 ca, tử vong và nguy tử xin về 25/48 chiếm tỉ lệ 52,08%. Yếu tố liên quan đến bệnh nhân: trong 48 ca, có 08 ca có COPD trước phẫu thuật, có 3 trong số đó nặng xin về; tuổi < 60 chỉ có 09 ca, nặng xin về 04.Tuổi 60-90 có 39 ca nặng xin về 21 ca. Điểm ASA II 28 ca, ASA III 20 ca. Xét nghiệm máu lúc bệnh nhân có biến chứng phổi nằm lại săn sóc đặc biệt có albumin máu giảm <30g ở 38 bệnh nhân. Yếu tố liên quan đến phẫu thuật và gây mê, đa số có thời gian phẫu thuật từ 1-2giờ, chỉ có 09 ca có thời gian phẫu thuật > 3 giờ. Về số lần phẫu thuật trong 48 ca, có 19 ca phẫu thuật 2 lần (xin về 10), có 05 ca phẫu thuật > 2 lần (xin về 04). Về vị trí phẫu thuật có 16 ca phẫu thuật bụng trên và dưới rốn, 02 ca phẫu thuật bụng trên và phẫu thuật nội soi lồng ngực, 03 ca phẫu thuật nội soi ổ bụng, 01 ca đường mỗ dưới sườn phải, 22 ca phẫu thuật bụng trên. Truyền máu trong lúc phẫu thuật có: 11 ca, 11 ca đều có suy hô hấp sau phẫu thuật và phải thở máy, có 05 ca có viêm phổi và suy hô hấp, xin về 05 ca. Sốc trong lúc phẫu thuật 05 ca (xin về 04). Sốc sau phẫu thuật phải dùng thuốc vận mạch là 14 ca (xin về 09). Những biến chứng phổi sau phẫu thuật của 48 ca gặp tại săn sóc đặc biệt là suy hô hấp phải thở máy: 43 ca, suy hô hấp và viêm phổi 17, viêm phổi không suy hô hấp 02 ca, tràn dịch màng phổi 05 ca (04 ca phẫu thuật tiêu hóa, 01 ca phẫu thuật gan mật, xin về 2), tổn thương phổi cấp 03 (01 ca bị trong lúc đang phẫu thuật, 01 có liên quan đến mất máu và truyền máu, 01 ca do viêm phúc mạc hậu phẫu, xin về 03), thuyên tắc mạch phổi 01, xẹp phổi 01, thở máy kéo dài phải khai khí đạo 04ca (xin về 02). Thời gian thở máy ngắn nhất 1 ngày (10 ca) dài nhất 45 ngày, hầu hết thở máy ngay sau phẫu thuật, có 04 trường hợp thở máy ngày hậu phẫu 3. Ống thông mũi dạ dày: hầu hết được đặt lúc bệnh nhân nằm săn sóc đặc biệt vì bệnh nhân đang thở máy nên phải nuôi ăn bằng ống, ngay khi bệnh nhân được cai máy thường 24 h sau bệnh nhân ăn được bằng miệng thì ống thông mũi dạ dày được rút sớm. Thời gian nằm viện trước phẫu thuật (tính từ lúc nhập viện đến lúc phẫu thuật có biến chứng phổi), ngắn nhất 1giờ, cao nhất 43 ngày. Bảng 1: Tổng số ca phẫu thuật bụng có biến chứng phổi và kết quả Loại bệnh Phẫu thuật Cc xin về Ctrình xin về Pt tiêu hóa 25 19 10 06 03 Pt gan mật tụy 13 11 07 02 01 Pt mạch máu 05 03 01 02 01 Pt niệu 04 01 01 03 01 Pt khác 01 01 00 00 00 Tổng số 48 37 19 11 06 Bảng 2: Phân bố theo tuổi và giới tính Giới NAM NỮ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 314 Tuổi Tổng số ca xin về Tổng số ca xin về Xin về chung 40-49 02 01 00 00 01 (4%) 50-59 05 02 02 01 03 (12%) 60-69 08 03 03 02 05 (20%) 70-79 06 05 09 06 11 (44%) 80-89 06 01 07 04 05 (20%) TC 27 12 21 13 25/48 Bảng 3: Biến chứng phổi hậu phẫu. B.chứng phổi Số ca Xin về Thuyên tắc phổi 01 00 Tổn thương phổi cấp, suy hô hấp 03 03 Viêm phổi, suy hô hấp 21 09 Viêm phổi kg thở máy 01 00 COPD, suy hô hấp 05 01 COPD, suy hô hấp khai khí đạo 03 02 Tràn dịch màng phổi, suy hô hấp 02 02 Tràn dịch màng phổi 03 00 Suy hô hấp 08 08 Xẹp phổi 01 00 NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN Mặc dù sự tiến bộ của khoa học về phẫu thuật, gây mê, hồi sức, biến chứng phổi sau phẫu thuật bụng vẫn là vấn đề sức khỏe quan trọng cho bệnh nhân trải qua phẫu thuật bụng tần suất 20-69% trong nhiều nghiên cứu. Sự khác nhau về tần suất này chủ yếu do định nghĩa biến chứng phổi hậu phẫu được nghiên cứu, tiêu chuẩn lâm sàng được dùng và dân số phẫu thuật khác nhau(1,9,12). Do đó gần đây, một số nghiên cứu chỉ tính những biến chứng phổi nào có nguy cơ tử vong hay kéo dài thời gian nằm viện như: viêm phổi, suy hô hấp phải thở máy, đợt cấp của bệnh phổi phế quản tắc nghẽn. Trong nghiên cứu của chúng tôi tần suất biến chứng phổi nặng (phải nằm săn sóc đặc biệt) sau phẫu thuật cho cả 2 cấp cứu và chương trình là 28,24%. Nghiên cứu của chúng tôi có nhiều giới hạn: thứ nhất không xem xét toàn bộ bệnh nhân cho riêng phẫu thuật chương trình và phẫu thuật cấp cứu cho mỗi loại bệnh trong 01 năm,thí dụ như bệnh phẫu thuật sạn túi mật, cắt dạ dày, cắt đại tràng, viêm phúc mạc mật, viêm phúc mạc do thủng tạng rổng, phẫu thuật phình động mạch chủ mỗi một năm được thực hiện bao nhiêu ca và có biến chứng phổi là bao nhiêu phần trăm; thứ hai là trong nghiên cứu này chỉ ghi nhận những bệnh nhân có biến chứng phổi nặng phải nhập và điều trị tại săn sóc đặc biệt do đó không đánh giá được những biến chứng phổi có thể có như xẹp phổi, viêm phế quản, viêm phổi nhẹ điều trị tại khoa sở tại không cần nhập săn sóc đặc biệt. Tuy nhiên qua nghiên cứu trên có một số nhận xét như sau: tần suất biến chứng phổi khá cao so với biến chứng tim mạch, tần suất này gặp ở bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu nhiều hơn ở bệnh nhân phẫu thuật chương trình, liên quan đến tử vong là do quá trình bệnh của bệnh nhân, không liên quan nhiều đến tuổi. Nhận xét về những yếu tố liên quan đến bệnh nhân: Những yếu tố nguy cơ biến chứng phổi liên quan đến bệnh nhân: - Thuốc lá: là yếu tố nguy cơ biến chứng phổi hậu phẫu, thuốc lá gia tăng nguy cơ ngay cả không có bệnh phổi mạn, không may thay, nguy cơ này chỉ giảm khi dừng thuốc lá 8 tuần trước phẫu thuật, những người dừng ít hơn 8 tuần, nguy cơ cao như đang hút. Điều này chúng ta không thể điều chỉnh được vì bệnh nhân cần phẫu thuật cấp cứu, nếu phẫu thuật chương trình thì không bệnh nhân nào nhập viện trước 2 tháng để cai thuốc trước phẫu thuật. - Tình trạng sức khỏe bệnh nhân: khả năng chức năng kém là yếu tố quan trọng biến chứng phổi, xếp loại ASA được thiết kế để ước lượng nguy cơ tử vong khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó cũng tiên lượng biến chứng phổi và tim mạch, bệnh nhân có ASA >II nguy cơ biến chứng phổi tăng 2-3 lần(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số có ASA >II, và khả năng chức năng kém, có 14 bệnh nhân phải phẫu thuật lại, do phẫu thuật nhiều lần, nằm viện dinh dưỡng chưa đủ tất cả làm tăng nguy cơ biến chứng phổi sau phẫu thuật. - Tuổi: > 60t gia tăng biến chứng phổi hậu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 315 phẫu? Vai trò của tuổi như là yếu tố nguy cơ biến chứng phổi hậu phẫu còn nhiều tranh cãi. Mặc dù tuổi lớn liên quan đến gia tăng nguy cơ biến chứng này, hoặc là sự gia tăng nguy cơ này do quá trình tích tuổi hay do những bệnh đi kèm với tuổi không rõ(9). Nhận xét về tử vong liên quan đến tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi 40-59 tuổi chỉ có 09 ca chiếm tỉ lệ 18,75%, tử vong 03 ca (03 ca trong nhóm tuổi này 01 ca bị suy hô hấp và ngưng hô hấp tuần hoàn trong lúc đang phẫu thuật, 02 ca còn lại do hậu quả của sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ quan, không do biến chứng riêng của phổi) chiếm tỉ lệ 33,33% cho nhóm tuổi này và 16% cho tử vong chung; nhóm tuổi 60-89 chiếm tỉ lệ 81,25%, tỉ lệ tử vong chung 84%, tử vong riêng cho nhóm tuổi này là 56,41%, nhóm tuổi 80-89 có 13 bệnh nhân, tử vong 5/13 so với nhóm tuổi 60-79 có 26 bệnh nhân có biến chứng phổi xin về 17/26, điều đó nói lên do bệnh đi kèm và khả năng chức năng của bệnh nhân hơn là một mình tuổi như vậy nguy cơ biến chứng phổi sau phẫu thuật thường liên quan đến những bệnh cùng tồn tại hơn là tuổi vì vậy một mình tuổi lớn không là lý do từ chối phẫu thuật. - Suyễn không phải là yếu tố nguy cơ biến chứng phổi hậu phẫu và không làm không gia tăng nguy cơ nếu suyễn điều trị ổn(1,4,9). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 02 bệnh nhân suyễn, không có tử vong. - Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tín
Tài liệu liên quan