Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự hiện diện của Biofilm ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn, đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn có và không có Biofilm vi khuẩn, đánh giá kết quả phẫu thuật sau 3 tháng. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Nơi thực hiện: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM. Phương pháp nghiên cứu: 69 bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang vì viêm mũi xoang mạn. Đánh giá thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi và thang điểm CT scan trước và sau mổ. Bệnh phẩm thu thập trong khi mổ đem xét nghiệm giải phẫu bệnh (nhuộm HE) và nuôi cấy vi khuẩn. Phân tích dữ liệu thống kê, p=0.05. Kết quả nghiên cứu: Biofilm tìm thấy ở 25/69 bệnh nhân (36,23%). Kết quả vi khuẩn học: Staphylococcus aureus, Staphylococcus coagulase negative và Pseudomonas aeruginosa là thường gặp nhất. Những bệnh nhân có Biofilm có thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi, thang điểm CTScan trước và sau mổ nặng hơn so với những bệnh nhân không có Biofilm. Một số bệnh nhân sau mổ vẫn còn Biofilm. Kết luận: Biofilm hiện diện ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn. Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng cải thiện có ý nghĩa thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi và thang điểm CTscan trước và sau mổ. Phẫu thuật nội soi có khả năng làm giảm tần suất của Biofilm nhưng không loại trừ chúng hoàn toàn.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biofilm trong viêm mũi xoang mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 184
BIOFILM TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN
Lâm Mộng Thu*, Võ Hiếu Bình**, Hứa Thị Ngọc Hà***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự hiện diện của Biofilm ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn, đặc
điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn có và không có Biofilm vi khuẩn, đánh giá kết quả phẫu thuật sau 3
tháng.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu.
Nơi thực hiện: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM.
Phương pháp nghiên cứu: 69 bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang vì viêm mũi xoang mạn. Đánh giá
thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi và thang điểm CT scan trước và sau mổ. Bệnh phẩm thu thập trong
khi mổ đem xét nghiệm giải phẫu bệnh (nhuộm HE) và nuôi cấy vi khuẩn. Phân tích dữ liệu thống kê, p=0.05.
Kết quả nghiên cứu: Biofilm tìm thấy ở 25/69 bệnh nhân (36,23%). Kết quả vi khuẩn học: Staphylococcus
aureus, Staphylococcus coagulase negative và Pseudomonas aeruginosa là thường gặp nhất. Những bệnh nhân có
Biofilm có thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi, thang điểm CTScan trước và sau mổ nặng hơn so với
những bệnh nhân không có Biofilm. Một số bệnh nhân sau mổ vẫn còn Biofilm.
Kết luận: Biofilm hiện diện ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn. Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức
năng cải thiện có ý nghĩa thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi và thang điểm CTscan trước và sau mổ.
Phẫu thuật nội soi có khả năng làm giảm tần suất của Biofilm nhưng không loại trừ chúng hoàn toàn.
Từ khóa: màng sinh học, viêm mũi xoang mạn.
ABSTRACT
BIOFILM IN CHRONIC RHINOSINUSITIS
Lam Mong Thu, Vo Hieu Binh, Hua Thi Ngoc Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 184 - 190
Objective: Evaluate the presence of biofilms in patient with chronic rhinosinusitis, clinical properties of
chronic rhinosinusitis with or without bacterial Biofilm and to determine the result of endoscopic sinus surgery
after three months of follow –up.
Study design: A prospective study
Setting: University Medical Center
Subjects and Method: The study group consists of 69 patients undergoing functional endoscopic sinus
surgery for chronic rhinosinusitis. Assessment of the symptoms score, endoscopic score and CT san score before
and after surgery. Samples were collected intraoperatively for anatopathology (HE: Hematoxylin eosinophil
staining) and bacterial culture. Statistical analysis was performed. For all statistical tests, P = 0.05 was considered
significant.
Results: Biofilm were found in 25 (36.23%) of the 69 patients with chronic rhinosinusitis. Staphylococcus
aureus, Staphylococcus coagulase negative and Pseudomonas aeruginosa are the most common bacteria. Patients
* Bác sĩ phòng khám đa khoa Nancy ** Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM
*** Bộ môn Gỉai Phẫu Bệnh ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BSCKII Lâm Mộng Thu ĐT: 0913107274 Email: bsthutmh@yahoo.com.vn,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 185
with biofilm had significantly worse preoperative Lund- Mackay score, Lund- Kennedy score, and symptom score,
had statistically worse post operative symptoms. Some of them, have Biofilm post operatively.
Conclusion: Biofilm were present in patient with chronic rhinosinusitis. Functional endoscopic sinus
surgery resulted in a statistically significant improvement in symptoms score, endoscopic score and CTscan score.
Endoscopic surgery was shown to be capable of reducing the prevalence of bacterial biofilm but did not eliminate
biofilm entirely.
Key word: Biofilm, chronic rhinosinusitis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang mạn tính là 1 trong những
bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng thường gặp(3,8).
Dù đã có những tiến bộ trong y học, giải quyết
viêm mũi xoang mạn tính vẫn là bài toán nan
giải, thường gặp tái phát và khó trị. Trong
những trường hợp thất bại với điều trị nội khoa,
phẫu thuật được đề cập đến như là 1 cứu cánh
cho bệnh nhân(1,4).
Các nguyên nhân gây tái phát bao gồm: dị
ứng, nấm, siêu kháng nguyên, Biofilm vi khuẩn.
Trong đó Biofilm còn gọi là màng sinh học của
vi khuẩn. Sự hiện diện của Biofilm gây ra nhiều
bất lợi như: làm giảm khả năng xâm nhập của
kháng sinh vào vi khuẩn, đại thực bào khó tiêu
diệt vi khuẩn trong Biofilm, vi khuẩn tăng sức
đề kháng với kháng sinh, các thuốc thông
thường như kháng sinh và thuốc sát khuẩn rất ít
tác dụng(5,7,9).
Do những đặc điểm bất lợi của Biofilm, tại 1
số nước trên thế giới đã có những công trình
nghiên cứu về Biofilm và viêm mũi xoang mạn
(1,2,4,6). Hiểu biết mối liên quan giữa nhiễm khuẩn
mạn và Biofilm là nền tảng cơ bản cho chiến
lược phát triển hợp lý trong vấn đề điều trị và
dự phòng. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có
công trình nào đi sâu vào vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
“Biofilm trong viêm mũi xoang mạn”.
Mục tiêu chuyên biệt
Nghiên cứu đặc điểm của viêm mũi xoang
mạn có và không có màng Biofilm vi khuẩn.
Phân tích đặc điểm vi khuẩn học của viêm
mũi xoang mạn có và không có màng Biofilm vi
khuẩn.
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi
mũi xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn
có và không có màng Biofilm vi khuẩn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có chỉ
định phẫu thuật tại Bệnh viện Đại Học Y Dược
trong khoảng thời gian từ 6/2010- 7/2011.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả có can thiệp lâm
sàng.
Cở mẫu: 60 bệnh nhân.
Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn dựa trên
tiêu chuẩn của hiệp hội Tai Mũi Họng và phẫu
thuật đầu cổ Hoa Kỳ với thời gian kéo dài các
triệu chứng > 12 tuần. Chỉ định phẫu thuật trong
những trường hợp không đáp ứng với điều trị
nội khoa. Lấy bệnh phẩm trong khi mổ gửi về
bộ môn giải phẫu bệnh ĐHYD TPHCM tìm sự
hiện diện của Biofilm qua phương pháp
nhuộm.HE. Các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm:
thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi,
thang điểm CTScan trước và sau mổ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tổng số: 69 bệnh nhân nằm trong mẫu
nghiên cứu (34 nam, 35 nữ). Nhóm viêm xoang
có Biofilm (+) là 25 bệnh nhân, nhóm có Biofilm
(-) là 44 bệnh nhân. Tỷ lệ nam nữ ở nhóm có
Biofilm (+) là nam: 52 %, nữ 48% (nam: nữ =
1.08:1). Tỷ lệ nam nữ ở nhóm không có Biofilm
là nam: 47,72%, nữ 52,27% (nam: nữ = 0.91:1).
Phép kiểm chi bình phương cho thấy: 2 = 3,84 >
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 186
Q = 0,118 không có sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ.
Tuổi trung bình của nhóm Biofilm (+) là 43,8 ±
12,57, của nhóm có Biofilm (-) là 41,36 ± 12,35.
Phép kiểm t cho thấy P > 0,05 không có sự khác
biệt về tuổi trung bình của 2 nhóm.
Đặc điểm lâm sàng
Thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh trung bình ở nhóm
Biofilm (+) là 3,76 ± 2,42 năm, ở nhóm Biofilm (-)
là 3,79 ± 3,06 năm. Không có sự khác biệt về thởi
gian mắc bệnh trung bình ở cả 2 nhóm (p > 0,05).
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Đặc điểm triệu chứng lâm sàng.
Triệu chứng Nhóm
Biofim (+)
Nhóm
Biofilm (-)
2
Nhức đầu /
nặng mặt
12/25
(48%)
23/44
(52,27%)
Q = 0,115< 2 =
3,84
Nghẹt mũi
14/25 (56
%)
20/44
(45,45%)
Q = 0,7< 2
= 3,84
Sổ mũi
20/25
(80%)
32/44
(72,72%)
Q = 0,45< 2 =
3,84
Chảy mũi
sau
18/25
(72%)
30/44
(68,18%)
Q = 0,104 < 2 =
3,84
Giảm / mất
khứu
4/25 (16 %) 5/44
(11,36%)
Q = 0,3< 2
= 3,84
Tổng số 25 (100%) 44 (100%) 69 (100%)
Nhận xét: Không có sự khác biệt vể triệu
chứng lâm sàng giữa nhóm có Biofilm (+) và
nhóm có Biofilm (-).
Viêm xoang và polyp mũi
Bảng 2: Viêm xoang và polyp mũi.
Bệnh lý
Nhóm Biofim
(+)
Nhóm Biofilm
(-)
2
Polyp mũi 12 (48%) 7(15,9%) Q = 8,82
> 2 = 3,84 Không polyp
mũi
13(52%) 37(84,09 %)
Tổng số 25 (100%) 44(100%)
Nhận xét: Nhóm có Biofilm (+) có tỷ lệ viêm
xoang polyp mũi cao hơn nhóm có Biofilm (-).
Phép kiểm chi bình phương cho thấy Q =
8,82 > 2 = 3,84 khác biệt này có ý nghĩa thống
kê.
Điểm triệu chứng của viêm xoang có và không
có Biofilm vi khuẩn
Bảng 3: So sánh điểm triệu chứng giừa 2 nhóm.
Thang điểm Biofilm (+) Biofilm (-) t- test
Điểm triệu
chứng
18,76± 3,39 18,81 ± 3,3 P = 0,945 > 0,05
Nhận xét: Điểm triệu chứng của 2 nhóm viêm
xoang có và không có Biofilm vi khuẩn là gần
bằng nhau. Phép kiểm t cho thấy: khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Tổn thương trên nội soi
Hình ảnh tổn thương trên nội soi
Bảng 4: Tổn thương trên nội soi.
Nội soi Nhóm Biofim
(+)
Nhóm Biofilm (-) 2
Mủ khe
mũi
21/25 (84%) 38/44 (86,38%) Q = 0,069<
2 = 3,84
Niêm mạc
phù nề
20 /25 (80%) 37/44(84,09%) Q = 0.018<
2 = 3,84
Polyp 12/25(48%) 7/44(15,95%) Q = 8,82> 2
= 3,84
Tổng số 25(100%) 44(100%)
Nhận xét: Có sự khác biệt về tần suất polyp
giữa nhóm có Biofilm (+) và nhóm Biofilm (-).
Phép kiểm chi bình phương cho thấy sự khác
biệt về tần suất polyp mũi là có ý nghĩa thống kê.
Độ nặng viêm xoang trên nội soi
Bảng 5: Điểm viêm xoang theo Lund- Kennedy.
Thang điểm Biofilm (+) Biofilm (-) t- test
(Lund -
Kennedy)
13 ± 4,19 9,23± 3,86 P = 0,0005 <
0,05
Nhận xét: Thang điểm viêm xoang có
Biofilm vi khuẩn có độ nặng của viêm xoang
cao hơn những trường hợp không có màng
Biofilm vi khuẩn. Khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p< 0,05).
Tổn thương trên CTScan
Điểm viêm xoang theo Lund- Mackay
Bảng 6: Điểm viêm xoang Lund- Mackay.
Tiêu chuẩn
đánh giá
Biofilm (+) Biofilm (-) t- test
(Lund - Mackay)
18,72 ± 7,09 13,13± 7,26
P = 0,003 <
0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 187
Nhận xét: Những trường hợp viêm xoang có
Biofilm vi khuẩn có độ nặng của viêm xoang cao
hơn những trường hợp không có Biofilm vi
khuẩn. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
KẾT QUẢ VỀ VI SINH HỌC
Đặc điểm vi khuẩn của mẫu nghiên cứu
Bảng 7: Vi khuẩn của mẫu nghiên cứu.
Tên vi khuẩn Nhóm có
Biofilm (+)
Nhóm có
Biofilm (-)
Staphylococcus
coagulase (-)
10/25(40%) 21/44(47,72 %)
Staphylococcus aureus 3/25(12%) 5/44(11,36 %)
Proteus 2/25(8%) 2/44 (4,5 %)
Klebsiella 2/25(8%) 5/44 (11, 36%)
Pseudomonas aeuginosa 4/25(16%) 3/44 (6,8%)
Streptococcus 0(0%) 2/44(4,5%)
Enterococcus 2/25(8%) 1/44 (2,2%)
Không mọc 2/25(8%) 5/44 (11,36%)
Tổng số 25(100%) 44(100%)
Nhận xét: Ở cả 2 nhóm vi khuẩn thường gặp
là tụ cầu Staphylococcus (Staphylococcus coagulase
và Staphylococcus aureus). Kế đến là vi khuẩn
Pseudomonas và Klebsiella, Proteus. Phép kiểm chi
bình phương 2, cho thấy Q = 4,54 < 2 =15,51
không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống
kê.
Hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang
Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng
So sánh điểm triệu chứng viêm xoang trước và sau
mổ
Bảng 8: Điểm triệu chứng trước và sau mổ.
Nhóm ĐTC Trước mổ
ĐTC Sau
mổ
p
Nhóm Biofilm (+) 18,76± 3,39 8,12 ±3,91
p= 0,000 <
0,05
Nhóm Biofilm (-) 18,81 ±3,3 6,45 ±3,58
p= 0,000 <
0,05
Nhận xét: Điểm triệu chứng trước mổ ở cả 2
nhóm là gần như nhau. Điểm triệu chứng giảm
rõ rệt ở cả 2 nhóm sau phẫu thuật nội soi, nhóm
không có Biofilm có sự cải thiện tốt hơn P < 0,05.
So sánh điểm triệu chứng viêm xoang sau mổ giữa 2
nhóm có Biofilm và không có Biofilm
Bảng 9: So sánh điểm triệu chứng sau mổ.
ĐTC Biofilm (+) Biofilm (-) p
Sau mổ 8,12 ±3,91 6,45 ± 3,58 p= 0,04 < 0,05
Nhận xét: Điểm triệu chứng sau mổ ở cả 2
nhóm là khác nhau. Nhóm không có Biofilm có
điểm triệu chứng sau mổ thấp hơn nhóm có
Biofilm. Phép kiểm t-test cho thấy P < 0,05. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Sự cải thiện triệu chứng trên nội soi
So sánh điểm viêm xoang Lund _Kennedy trước và
sau mổ
Bảng 10: So sánh điểm viêm xoang trên nội soi trước
và sau mổ.
Điểm Lund-
Kennedy
Trước mổ Sau mổ p
Nhóm Biofilm (+) 13 ± 4,19 5,72 ± 3,37
P = 0,000
< 0,05
Nhóm Biofilm (-) 9,22 ± 3,86 2,79 ± 2,33
P = 0,000
< 0,05
Nhận xét: Có sự khác biệt rõ rệt về điểm viêm
xoang trước mổ và sau mổ ở cả 2 nhóm có
Biofilm và không có Biofilm. Kiểm định t – test p
< 0,05. Khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.
So sánh điểm viêm xoang Lund –Kennedy sau mổ
Bảng 11: So sánh điểm viêm xoang Lund –Kennedy
sau mổ.
Điểm Lund- Kennedy Biofilm (+) Biofilm (-) p
Sau mổ 5,72± 3,37 2,79± 2,33
p= 0,000
<0,05
Nhận xét: Khác biệt có ý nghĩa thống kê về
điểm viêm xoang sau mổ giữa 2 nhóm (p<0,05).
Nhóm không có Biofilm có sự cải thiện điểm
Lund Kennedy tốt hơn nhóm có Biofilm.
Sự cải thiện qua CTScan
Bảng 12: Điểm Lund Mackay trước và sau mổ ở
nhóm Biofilm dương tính.
Điểm Lund- Mackay Trước mổ Sau mổ p
Biofilm (+)
18,72 ±
7,09
6,04± 3,79
P= 0,000<
0,05
Nhận xét: Sau phẫu thuật nội soi mũi xoang,
điểm viêm xoang trên phim CT Scan qua thang
điểm Lund _ Mackay giảm rõ rệt ở những bệnh
nhân viêm xoang có Biofilm. Phép kiểm t cho
thấy khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 188
Tỷ lệ hiện diện Biofilm sau mổ
Trong số các bệnh nhân có kết quả Biofilm
trước mổ dương tính, chúng tôi theo dõi trong
quá trình tái khám sinh thiết niêm mạc hố mổ
cho thấy có 2 bệnh nhân còn Biofilm sau khi mổ.
Bảng 13: Tỷ lệ hiện diện Biofilm sau mổ.
Trước mổ Sau mổ
Tần suất Biofilm 25/25 (100%) 2/25 (8%)
Nhận xét: Sau khi mổ còn 8% bệnh nhân có
Biofilm. Điều này cho thấy có sự khác biệt rõ rệt
về kết quả của phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Bàn về đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bàn về đặc điểm chung
Tỷ lệ nam nữ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
không có sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ.
Khi so sánh với các tác giả khác, chúng tôi
nhận thấy.
Bảng 14: Tỷ lệ nam nữ ở nhóm có Biofilm (+).
Tác giả Năm Tỷ lệ nam : nữ
Bendouah
Alkis Psaltis
Jacopo Galli
P.V.T. Hai
Zi Zhang
E. Dworniczer
Chúng tôi
2006
2007
2008
2009
2009
2009
2011
10:9
11:6
17:7
13:11
12:8
8:7
13:12
Nhận xét: Tỷ lệ nam: nữ trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như
nghiên cứu của các tác giả khác. Phép kiểm
chi bình phương cho thấy Q = 2,84 < 2 = 12,59.
Không có sự khác biệt.
Bảng 15: Tỷ lệ nam: nữ trong nhóm Biofilm (-).
Tác giả Năm Tỷ lệ nam:nữ
Alkis Psaltis
Zi Zhang
Chúng tôi
2007
2009
2011
14:7
5:2
21:23
Nhận xét: Trong hầu hết các nghiên cứu đều
cho thấy tỷ lệ nam nữ gần bằng 1:1. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới. Tỷ
lệ này cho thấy xác xuất mắc bệnh viêm xoang
cũng như viêm xoang có màng Biofilm vi khuẩn
đều xảy ra ở cả nam và nữ.
Tuổi của nhóm nghiên cứu
Bảng 16: Tuổi cúa nhóm nghiên cứu.
Tác giả Năm
Tuổi
Biofilm (+) Biofilm (-)
Bendouah
Alkis Psaltis
Jacopo Galli
P.V.T. Hai
Zi Zhang
E. Dworniczer
Chúng tôi
2006
2007
2008
2009
2009
2009
2011
52 (29-68)
53,7 ±16,7
24-70
49 (29-75)
44,8 ± 9,7
17-59
43,8 ± 12,57
50,6 ±16,2
41,6 ±11,0
41,36± 12,35
Nhận xét: Bảng trên cho thấy tuổi trung
bình của viêm xoang có Biofilm dương tính là
khoảng 40-50 tuổi. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả khác.
Bàn về điểm triệu chứng
Bảng 17: Điểm triệu chứng.
Tác giả Năm
Điểm triệu chứng
Biofilm (+) Biofilm (-)
Alkis Psaltis
Alkis Psaltis
Zi Zhang
Chúng tôi
2007
2008
2009
2011
16,1 ± 3,1
17(13,5-18,5)
16,2 ± 4,2
18,76 ±3,39
16 ± 3,6
16 (13,5-18)
13,4 ± 3,4
18,81 ± 3,3
Nhận xét: Bảng trên cho thấy: điểm triệu
chứng của viêm xoang của các tác giả giữa 2
nhóm có Biofilm và không có Biofilm là như
nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
cho thấy không có sự khác biệt về điểm triệu
chứng trên lâm sàng.
Bàn về điểm viêm xoang Lund MacKay đánh
giá trên phim CT Scan
Bảng 18: So sánh điểm viêm xoang Lund – Mackay.
Tác giả Năm
Điểm Lund Mackay
Biofilm (+) Biofilm (-)
Alkis Psaltis
Alkis Psaltis
P.V.T.Hai
Zi Zhang
Chúng tôi
2007
2008
2009
2009
2011
21
18,5 (17-22)
10,96 ± 0,93
18,6 ± 3,1
18,72 ± 6,04
15
14,5 (14-18)
12,4 ± 3,0
13,13 ± 7,26
Nhận xét: điểm viêm xoang trên phim
CTScan ở nhóm có Biofilm cao hơn nhóm
không Biofilm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 189
Vi sinh vật của Biofilm
Kết quả về vi khuẩn học
Thành phần vi khuẩn của Biofilm
Bảng 19: So sánh vi khuẩn trong Biofilm của chúng tôi và các tác giả khác.
Tác giả Năm Stap. aure Stap coag (-) Pseudo aerugi Haemo. influen Moraxell Strept
Bendouah 2006 32.25% 35.48 % 32.25%
Anthony 2008 34%
Jacopo 2008 7.14% 3.5% 42.85 % 21.42% 25.02 %
PVT Hai 2009 43.21% 30.86%
Zi Zhang 2009 30% 10%
Chúng tôi 2011 12% 40% 16%
Kết quả về vi khuẩn học: Vi khuẩn đa số là
Staphylococcus coagulase, Staphylococcus aureus và
Pseudomonas aeruginosa. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các
tác giả khác như: P.V.T.Hải, Bendouah(1,4)
nhưng khác với nghiên cứu của Jacopo vi khuẩn
chủ yếu là Hemophillus influenza, Moraxella
catarrhalis, Streptococcus.
Hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang
trên màng Biofilm vi khuẩn
Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng sau mổ
Tỷ lệ % triệu chứng sau mổ
Bảng 20: Bàn về tỷ lệ % triệu chứng sau mổ.
Tác giả Năm
Tỷ lệ còn triệu chứng sau mổ
Biofilm (+) Biofilm (-)
Alkis
Zi Zhang
Chúng tôi
2008
2009
2011
13/20 (65 %)
12/20 (60 %)
14/25(56%)
4/20 (20%)
2/7 (28,6 %)
12/44 (27,27%)
Qua bảng trên cho thấy cũng giống như
nghiên cứu của các tác giả khác, không phải tất
cả bệnh nhân sau mổ đều khỏi hoàn toàn các
triệu chứng. Một số bệnh nhân sau mổ vẫn còn
triệu chứng nhưng ở mức độ nhẹ hơn .Tuy
nhiên khi so sánh giữa 2 nhóm có Biofilm và
không có Biofilm thì nhóm có Biofilm có tỷ lệ
còn triệu chứng nhiều hơn ở nhóm không có
Biofilm.
Sự cải thiện triệu chứng sau mổ
Cả 2 nhóm đều có sự cải thiện triệu chứng
sau mổ. Tuy nhiên sự cải thiện về triệu chứng
lâm sàng ở nhóm không có Biofilm sau mổ tốt
hơn là ở nhóm có Biofilm.
Điểm nội soi Lund Kennedy sau mổ
Bảng 21: Điểm nội soi Lund- Kennedy sau mổ.
Tác giả Năm
Điểm nội soi Lund- Kennedy sau
mổ
Biofilm (+) Biofilm (-)
Zi Zhang
P. V. T. Hai
Chúng tôi
2009
2009
2011
5,5 ± 3,2
18 giảm còn 8
5,72 ± 3,37
2,6 ± 1,5
2,79 ± 2,33
Kết quả sau mổ trên nội soi cho thấy cải
thiện rõ rệt giữa 2 nhóm có và không có Biofilm.
Nhóm không có Biofilm có điểm nội soi sau mổ
cải thiện rõ rệt thấp hơn nhóm có Biofilm. Mức
cải thiện sau mổ của chúng tôi gần giống với
mức cải thiện của Zi Zhang.
Sự hiện diện của Biofilm sau mổ
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các
nghiên cứu tiến cứu trước đây cho thấy rằng
Biofilm tồn tại trên niêm mạc sau mổ ở những
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn mặc dù đã
được điều trị kháng sinh thường xuyên(8,9).
Tác giả Zi Zhang 2009(10), đã nghiên cứu
Biofilm và sự lành niêm mạc ở bệnh nhân sau
phẫu thuật viêm xoang mạn. Giả thuyết hiện
nay cho rằng Biofilm có thể góp phần vào tình
trạng nhiễm khuẩn kéo dài. Tuy nhiên, ít có
công trình nghiên cứu cho thấy Biofilm ở bệnh
nhân sau mổ. Nghiên cứu này được thiết kế để
xác nhận sự hiện diện của Biofilm trên niêm mạc
sau mổ. Chúng tôi nhận thấy: Biofilm tồn tại kéo
dài sau điều trị có thể gây những kết quả không
thuận lợi cho phẫu thuật điều trị viêm mũi
xoang mạn, niêm mạc có Biofilm có thể phục
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 190
hồi sau phẫu thuật. Các mảng vi khuẩn có thể
nhận dạng bằng phương pháp nhuộm HE.
Như vậy, với sự phát triển khôn