Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả tái tạo thực quản bằng ống dạ dày trong ung thư hạ họng thanh‐thực
quản.
Đối tượng và phương pháp: Trong 1 năm có 10 trường hợp bị ung thư hạ họng thanh thực quản được
phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy
Kết quả: Tuổi bệnh nhân trung bình 63, bệnh nhân đến khám vì khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng và khó thở.
Thời gian nằm viện trung bình 11,4, thời gian bệnh nhân ăn qua đường tự nhiên 7,8 ngày. Biến chứng gồm hẹp
lỗ mở khí quản, rách khí quản, trào ngược, hội chứng dumping, hạ Canxi máu
Kết luận: Đây là phương pháp hiệu quả và nên được áp dụng trong những trường hợp cắt hạ họng – thực
quản toàn phần.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá tái tạo thực quản bằng ống dạ dày trong ung thư họng thanh quản xâm lấn thực quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 54
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁI TẠO THỰC QUẢN BẰNG ỐNG DẠ DÀY
TRONG UNG THƯ HỌNG THANH QUẢN XÂM LẤN THỰC QUẢN
Trần Anh Bích*, Trần Minh Trường**, Lâm Việt Trung***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả tái tạo thực quản bằng ống dạ dày trong ung thư hạ họng thanh‐thực
quản.
Đối tượng và phương pháp: Trong 1 năm có 10 trường hợp bị ung thư hạ họng thanh thực quản được
phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy
Kết quả: Tuổi bệnh nhân trung bình 63, bệnh nhân đến khám vì khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng và khó thở.
Thời gian nằm viện trung bình 11,4, thời gian bệnh nhân ăn qua đường tự nhiên 7,8 ngày. Biến chứng gồm hẹp
lỗ mở khí quản, rách khí quản, trào ngược, hội chứng dumping, hạ Canxi máu
Kết luận: Đây là phương pháp hiệu quả và nên được áp dụng trong những trường hợp cắt hạ họng – thực
quản toàn phần.
Từ khóa: ung thư hạ họng thanh‐thực quản, cắt hạ họng‐thanh quản‐thực quản toàn phần có tái tạo, kỹ
thuật tái tạo bằng ống dạ dày.
ABSTRACT
PHARYNGOLARYNGOESOPHAGECTOMY WITH GASTRIC PULL‐UP RECONSTRUCTION FOR
INVASIVE HYPOPHARYNX SQUAMOUS CELL CARCINOMA
Tran Anh Bich, Tran Minh Truong, Lam Viet Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 54 ‐ 58
Objective: To determine the results of gastric pull‐up reconstruction for pharyngolaryngoesophagectomy
for hypopharynx and cervical esophageal carcinoma
Methods: Ten patients with carcinoma of hypopharynx and cervical esophagus underwent total
laryngopharyngo‐esophagectomy with gastric pull‐up procedure in 1 year at Cho Ray ENT department.
Results: The mean age was 63. Reasons for consulting a doctor are dysphagia, some pain with swallowing,
hoarse voice. Mean hospital stay was 11.4, mean of day when patient can return to successful feeding was 7.8.
Postoperative complications were regurgitation, dumping syndrome, hypocalcemia, stenosis at the anastomosing
site, tracheal rupture.
Conclusion: This method is effective and should be regard as a method of choice in reconstructive surgery
after pharyngo‐laryngo‐esophagectomy.
Keywords: hypopharynx and cervical esophageal carcinoma, pharyngolaryngoesophagectomy, gastric pull‐
up reconstruction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền y học thế
giới, công tác điều trị cho những bệnh nhân ung
thư thanh quản giai đoạn muộn đã có những
bước tiến đáng kể. Khoa Tai Mũi Họng bệnh
viện Chợ Rẫy là một trong những cơ sở đã thực
hiện phẫu thuật điều trị ung thư thanh quản từ
* Khoa TMH, BVChợ Rẫy ** Bộ môn TMH ‐ ĐHYD TpHCM *** Khoa Ngoại Tiêu Hóa, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BSCKII. Trần Anh Bích ĐT: 0913954972 Email: anhbich2005@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 55
nhiều năm. Trong đó có một số các kỹ thuật,
phẫu thuật mới được áp dụng và đạt kết quả tốt
trong điều trị ung thư thanh quản. Những năm
gần đây, hiệu quả công tác điều trị không chỉ để
kéo dài cuộc sống cho người bệnh mà còn phục
hồi chức năng giúp người bệnh sớm tái hòa
nhập xã hội cũng như nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân ung thư thanh quản. Tuy
nhiên, với những trường hợp ung thư họng–
thanh quản khi khối u xâm lấn đến miệng thực
quản thì khả năng phẫu thuật cắt hạ họng thanh
thực quản toàn phần và đóng họng trong một
thì vừa đảm bảo kín đường tiêu hóa vừa đảm
bảo lưu thông tốt của đường tiêu hóa là một vấn
đề rất khó khăn(3,5).
Việc phát triển kỹ thuật cắt hạ họng‐thanh
quản‐thực quản toàn phần kết hợp tái tạo thực
quản đánh dấu một bước phát triển mới vượt
bậc cho tới ngày nay. Để tái tạo sự lưu thông của
đường tiêu hóa thì dạ dày hoặc một đoạn đại
tràng được tái tạo và kéo lên thay thế thực quản.
Với những trường hợp đầu tiên được báo cáo tại
bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2006 cho đến nay,
chúng tôi đã đúc kết và rút ra một số kinh
nghiệm nhằm đảm bảo kết quả phẫu thuật tốt
nhất cho người bệnh.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
10 bệnh nhân bị ung thư hạ họng thanh‐
thực quản được tiến hành phẫu thuật cắt hạ
họng thanh‐thực quản toàn phần tái tạo thực
quản bằng ống dạ dày, trong thời gian 1 năm
từ 2012 – 2013 tại khoa Tai Mũi Họng bệnh
viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm
chứng
Cách tiến hành
‐ Nội soi họng thanh khí quản, thực quản xác
định vị trí, đánh giá mức độ tổn thương và lan
rộng của khối u, sinh thiết xác định chẩn đoán
‐ Chụp MRI vùng cổ ngực có chất tương
phản, CT Scan vùng cổ ngực có cản quang, siêu
âm bụng.
‐ Chụp thực quản dạ dày có uống baryt.
‐ Các xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho
phẫu thuật, đặc biệt chú ý đến ion đồ, đạm máu
và trọng lượng trước và sau mổ
Phương pháp phẫu thuật
‐ Rạch da cổ hình chữ U.
‐ Nạo vét hạch cổ 2 bên.
‐ Cắt toàn bộ hạ họng thanh quản thực quản.
‐ Chuẩn bị miệng nối ở họng.
‐ Sinh thiết tức thì rìa hố mổ.
Nhóm phẫu thuật Ngoại tiêu hóa: Rạch da
theo đường trắng giữa trên rốn bóc tách lấy bỏ
toàn bộ thực quản, tái tạo dạ dày thành hình
ống luồn qua khe hoành qua trung thất sau lên
vùng cổ.
‐ Nối họng với ống dạ dày bằng chỉ PDS 4.0
‐ Khâu lỗ mở khí quản vĩnh viễn
‐ Đặt tube Levin và mở hỗng tràng nuôi ăn
‐ Khâu da cổ, đóng bụng,đặt ống dẫn lưu
Chăm sóc hậu phẫu
‐ Trong 2 ngày đầu bệnh nhân được nuôi
dưỡng bằng đường tĩnh mạch với năng lượng
khoảng 3000‐3500calo mỗi ngày
‐ Bệnh nhân được bơm qua ống dạ dày khi
bệnh nhân có trung tiện.
‐ Bệnh nhân được rút ống dẫn lưu ở cổ và
bụng ngày thứ 2.
‐ Sau 7 ngày bệnh nhân ăn qua đường tự
nhiên.
‐ Nội soi họng thực quản và chụp họng thực
quản có uống barryt kiểm tra
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Tuổi bệnh nhân: từ 50 – 72 (trung bình 63)
Giới: Nữ/Nam ¼
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 56
Biểu hiện lâm sàng của khối u
Bệnh sử Khàn tiếng Khó nuốt Đau Khó thở
Số trường hợp 5 10 9 4
Vị trí tổn thương và phân giai đoạn bệnh
Giai đoạn
bệnh/vị trí u
Xoang lê Thanh
quản
U hạ họng thanh
quản, thực quản cổ
T4N1M0 4 1 2
T4N2M0 2 1
Số bệnh nhân 6 1 3
(a)
(b)
Hình 1: (a) U hạ họng xâm lấn thực quản (b) Miệng
nối họng‐ống dạ dày
Hậu phẫu
Thời gian nằm viện trung bình 11,4 (10‐20
ngày).
Thời gian rút ống nuôi ăn sau mổ trung bình
7,8 (7‐12 ngày).
Biến chứng
Biến chứng Số trường hợp
Dò miệng nối họng- dạ dày 0
Hẹp miệng nối họng-dạ dày 0
Hẹp lỗ mở khí quản 1
Rách khí quản 1
Chảy máu sau mổ 0
Trào ngược, hội chứng dumping 2
Hạ Canxi máu 1
BÀN LUẬN
Trước đây, xạ trị là phương pháp điều trị
duy nhất trong những trường hợp ung thư thực
quản đoạn cao. Thế nhưng khi theo dõi bệnh
nhân trong một thời gian sau đó cho thấy tỷ lệ
tái phát còn khá cao cũng như chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân lại thấp. Những bệnh nhân
này cần có những phương pháp phẫu thuật tốt
hơn để giảm thiểu những biến chứng của hóa trị
và xạ trị(2).
Ung thư hạ họng và thực quản đoạn cổ hiện
nay vẫn gây nhiều khó khăn trong việc kiểm
soát. Nhiều phẫu thuật kết hợp tái tạo khác
nhau (như sử dụng vạt da cơ, sử dụng chuyển
ống tiêu hóa như dạ dày, hỗng tràng hay ruột
già) cho nhiều kết quả khác nhau. Một phẫu
thuật kết hợp tái tạo cho kết quả tốt khi giảm
thiểu thấp nhất tỷ lệ tái phát, tử vong, giảm số
ngày nằm viện, bệnh nhân có thể ăn sớm. Cho
đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào đưa
ra chứng minh cho kết quả tốt hơn đối với phẫu
thuật cắt hạ họng‐thanh quản‐thực quản toàn
phần trong các trường hợp ung thư xâm lấn
miệng thực quản. Trong tái tạo, việc sử dụng vạt
da có 2 bất lợi chính: tái phát bệnh trước khi việc
tái tạo hoàn thành, tỷ lệ dò và chít hẹp cao. Hơn
70 năm, phẫu thuật tái tạo thực quản bằng ống
dạ dày đã được chứng minh với tỷ lệ tái phát
thấp, lượng máu cung cấp cho đoạn nối dạ dày
dồi dào, tốc độ lành thương nhanh, bệnh nhân
có thể ăn sớm(4,2).
Trong những năm 1980 khoa Phẫu thuật
Lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy đã sử dụng dạ
dày tái tạo thực quản. Hiện nay phẫu thuật này
cũng đươc thực hiện thường xuyên ở khoa
Ngoại tiêu hóa của bệnh viện Chợ Rẫy như một
phẫu thuật thường qui. Tuy nhiên phẫu thuật
này chỉ thực hiện ở những trường hợp ung thư
thực quản đoạn thấp (2/3 dưới thực quản).
Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện nối
cao, nối dạ dày vào họng. Dạ dày có khả năng
thay thế thực quản tốt là do có mạch máu nuôi
dồi dào tỏa rộng cùng hình dạng uốn cong của
nó cho phép có thể nối tới những nơi xa như
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 57
họng đáy lưỡi do đó làm giảm tỉ lệ xì dò miệng
nối sau mổ(4).
Độ tuổi trung bình, đặc điểm nam chiếm tỷ
lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Triệu chứng
chính của bệnh nhân đa số là khó nuốt vì xâm
lấn miệng thực quản, kế tiếp là nuốt đau. Vì
nhiều trường hợp khối u ở xoang lê nên triệu
chứng khàn tiếng và khó thở không xuất hiện
thường xuyên.
Vị trí u thường gặp ở xoang lê chiếm 60%.
Theo nghiên cứu của Saeed A. u xoang lê chiếm
40%, với giai đoạn III chiếm đa số 67%(3). Vì đa
phần u xuất phát từ xoang lê cho thấy phù hợp
với triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân
không phải đều có khàn tiếng và khó thở.
Việc đánh giá bệnh nhân trước mổ rất
quan trọng để có kế hoạch nâng cao tổng trạng
như bồi hoàn nước điện giải, đạm trước và sau
khi phẫu thuật, mặc dù đã có những tiến bộ
trong kỹ thuật hồi sức cũng như sự đa dạng
của những loại dịch truyền nuôi dưỡng đường
tĩnh mạch. Những bệnh nhân bị ung thư hạ
họng có thể giảm đến 1/3 trọng lượng cơ thể.
Chúng tôi chọn những bệnh nhân có thể trạng
còn ở mức trung bình, sụt giảm không quá
8kg, những chỉ số xét nghiệm về máu và
protein không thay đổi nhiều(4).
Biến chứng và xử trí
Có 3 trường hợp chúng tôi cắt cao đến sát
amidan và đáy lưỡi, do đó miệng nối họng‐ ống
dạ dày sẽ căng, khả năng xì dò miệng nối cao.
Chúng tôi giải quyết tình trạng này bằng 2 cách:
‐ Sử dụng vạt cơ niêm mạc đáy lưỡi
‐ Khâu cằm ngực để tránh bệnh nhân ngửa
cổ trong thời gian hậu phẫu có thể gây bung chỉ
miệng nối, chúng tôi sẽ cắt chỉ sau khi bệnh
nhân ăn qua đường tự nhiên
Bệnh nhân được khâu miệng nối bằng mũi
khâu Gambee và dùng chỉ PDS 4.0 cho kết quả
tốt và đáng tin cậy. Qua 10 trường hợp chúng
tôi thực hiện chưa có trường hợp nào bị dò
miệng nối hay tử vong lúc mổ và trong thời
gian hậu phẫu.
Một trường hợp hẹp lỗ mở khí quản. Bệnh
nhân này đang trong thời gian xạ trị nên chúng
tôi chỉ nong và đặt canule tạm thời, sẽ rút canule
khi bệnh nhân xạ trị xong. Một bệnh nhân bị
rách khí quản 1 đoạn 3cm gần carina trong lúc
bóc tách thực quản. Trường hợp này chúng tôi
khâu lại khí quản qua nội soi bằng optic 00 qua
lỗ mở khí quản, hậu phẫu bệnh nhân ổn định,
bệnh nhân này có mở khí quản trước mổ. Qua
10 trường hợp trên chúng tôi nhận thấy rằng
những bệnh nhân đã mở khí quản trước mổ,
việc bóc tách thực quản ra khỏi mô mềm xung
quanh khó khăn do sự viêm dính của mô mềm
xung quanh vào khí thực quản. Vì vậy bóc tách
khí thực quản khó khăn dễ rách khí quản. Sau
mổ bệnh nhân bi hội chứng dumping, hội chứng
này thường gặp trong 2 trường hợp và triệu
chứng giảm dần sau 1 tháng. Bệnh nhân được
chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. 1 trường hợp
hạ calci máu trên bệnh nhân ung thư hạ họng
thanh thực quản xâm lấn tuyến giáp 2 bên,
chúng tôi cắt toàn bộ hạ họng thanh thực quản
và tuyến giáp 2 bên. Sau mổ bệnh nhân dùng
calci kéo dài.
Đánh giá tình trạng lưu thông thức ăn qua
đoạn nối bằng nội soi thực quản và chụp
Xquang thực quản có uống Baryt, cho thấy tất cả
các trường hợp thuốc lưu thông tốt, phù hợp
trên lâm sàng bệnh nhân có thể ăn được bằng
đường tự nhiên và tăng cân tốt sau phẫu
thuật.Qua 10 trường hợp phẫu thuật tái tạo thực
quản bằng ống dạ dày trong thời gian một năm
có 1 trường hợp tái phát
Biến chứng J Rezaie(2) Saeed A. Al
Ghamdi(3)
Chúng tôi
Dò miệng nối 4/50 6/15 0/10
Hẹp miệng nối 6/50 2/15 0/10
H/c dumping 3/50 3/15 2/10
Tiên lượng chất lượng cuộc sống: Với thời
gian nằm viện trung bình 11,4 ngày, thời gian
rút ống nuôi ăn sau mổ trung bình 7,8 ngày, thời
gian bệnh nhân ăn qua đường tự nhiên 7,8 ngày,
cho thấy kỹ thuật cắt hạ họng‐thực quản toàn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 58
phần tái tạo bằng dạ dày giúp bệnh nhân rút
ngắn số ngày điều trị cũng như có thể ăn qua
đường tự nhiên sớm. Đây là một phẫu thuật
mang tính nâng đỡ giúp bệnh nhân giảm đau
đớn vì khối u, đồng thời sớm có cuộc sống hòa
nhập với xã hội, bệnh nhân ăn qua đường tự
nhiên, có thể giao tiếp với mọi người bằng thanh
quản điện tử.
KẾT LUẬN
Ống dạ dày tạo hình tỏ ra hữu ích trong
việc phục hồi lưu thông tiêu hóa sau cắt bỏ
ung thư hạ họng thanh quản xâm lấn thực
quản là phương pháp hiệu quả, ít biến chứng,
cho kết quả khả quan về giải quyết bệnh tích
cũng như phục hồi chứng năng giúp cho
người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Nghiên cứu này phản ánh sự kết hợp một cách
có hệ thống giữa việc đánh giá trước phẫu
thuật, dinh dưỡng đầy đủ, tình trạng bệnh
nhân cho phép cũng như sự phối hợp giữa
khoa Tai Mũi Họng và Ngoại Tiêu Hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Keereweer S, de Wilt JHW, Sewnaik A, Meeuwis CA, Tilanus
HW, Kerrebijn JDF (2009). Early and long‐term morbidity
after laryngopharyngectomy. Eur Arch Otorhinilaryngol, 267:
1437‐1444.
2. Rezaie J., Peyvandi H., Hallaj‐Mofrad H.R., Khaji A.and
Shakiba B. (2007). Gastric pull‐up reconstructive for
pharyngolaryngo‐esophagectomy in head and neck cancer
and cervical esophageal squamous cell carcinoma. Acta
Medica Iranica, 45(6): 473‐476
3. SaeedA. Al Ghamdi (1998). Pharyngolaryngo‐esophagectomy
with immediate gastric pull‐up. Ann Saudi Med; 18(2): 132 –
134
4. Trần Minh Trường, Nguyễn Minh Hải (2006). Nhân hai ca
phẫu thuật nối hạ họng dạ dày. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 10
(1): 92 – 95
5. Triboulet JP, Mariette C, Chevalier D, Amrouni H (2001).
Surgical management of carcinoma of the hypopharynx and
cervical esophagus. Arch Surg. 136: 1164‐1170
Ngày nhận bài báo: 18/04/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/05/2013
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013