Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tự miễn tuyến giáp
nhập bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian từ 1/2005 đến 12/2010.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp bệnh.
Kết quả: 84 trẻ bệnh tự miễn tuyến giáp được khảo sát, trong đó 64% bệnh Basedow và 36% viêm giáp
Hashimoto. Tuổi trung bình là 9,9 ± 3,2 tuổi, đa số trẻ nữ (79%). Tiền sử gia đình bệnh lý tuyến giáp ghi nhận
trong 26% trường hợp. Nhập viện với lý do bướu cổ chiếm 2/3 trường hợp. Triệu chứng lâm sàng thường gặp
trong bệnh Basedow là bướu cổ (98%), mạch nhanh (52%), lồi mắt (52%). Triệu chứng được ghi nhận nhiều
trong viêm giáp Hashimoto là bướu cổ (100%), da khô lạnh (37%), táo bón (37%). Trong bệnh Basedow tất cả
trường hợp đều có cường giáp, trong khi viêm giáp Hashimoto 10% cường giáp, 30% bình giáp và 60% suy
giáp. Trong bệnh Basedow, kháng thể kháng thụ thể TSH tăng trong tất cả trường hợp, trong khi viêm giáp
Hashimoto tăng kháng thể kháng thyroglobulin và kháng thể kháng thyroid peroxidase (TPO) là chủ yếu. Trong
bệnh Basedow, 57% trường hợp nhập viện trong bệnh cảnh lâm sàng nặng và triệu chứng lâm sàng nặng
thường đi kèm với xét nghiệm cường giáp nặng.
Kết luận: Cần nghiên cứu để hiểu thêm bệnh tự miễn tuyến giáp ở trẻ em Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tự miễn tuyến giáp tại Bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 31
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
BỆNH TỰ MIỄN TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Phạm Thị Ngọc Quyên*, Lê Thị Ngọc Dung **, Trần Thị Mộng Hiệp***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tự miễn tuyến giáp
nhập bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian từ 1/2005 đến 12/2010.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp bệnh.
Kết quả: 84 trẻ bệnh tự miễn tuyến giáp được khảo sát, trong đó 64% bệnh Basedow và 36% viêm giáp
Hashimoto. Tuổi trung bình là 9,9 ± 3,2 tuổi, đa số trẻ nữ (79%). Tiền sử gia đình bệnh lý tuyến giáp ghi nhận
trong 26% trường hợp. Nhập viện với lý do bướu cổ chiếm 2/3 trường hợp. Triệu chứng lâm sàng thường gặp
trong bệnh Basedow là bướu cổ (98%), mạch nhanh (52%), lồi mắt (52%). Triệu chứng được ghi nhận nhiều
trong viêm giáp Hashimoto là bướu cổ (100%), da khô lạnh (37%), táo bón (37%). Trong bệnh Basedow tất cả
trường hợp đều có cường giáp, trong khi viêm giáp Hashimoto 10% cường giáp, 30% bình giáp và 60% suy
giáp. Trong bệnh Basedow, kháng thể kháng thụ thể TSH tăng trong tất cả trường hợp, trong khi viêm giáp
Hashimoto tăng kháng thể kháng thyroglobulin và kháng thể kháng thyroid peroxidase (TPO) là chủ yếu. Trong
bệnh Basedow, 57% trường hợp nhập viện trong bệnh cảnh lâm sàng nặng và triệu chứng lâm sàng nặng
thường đi kèm với xét nghiệm cường giáp nặng.
Kết luận: Cần nghiên cứu để hiểu thêm bệnh tự miễn tuyến giáp ở trẻ em Việt Nam.
Từ khóa: Basedow;Hashimoto;Kháng thể kháng TPO;Kháng thể kháng thụ thể TSH; Kháng thể kháng
Thyroglobulin.
ABSTRACT
CLINICAL SIGNS AND LABORATORY FINDINGS IN AUTOIMMUNE THYROID DISEASES
CHILDREN AT PEDIATRIC HOSPITAL N0 2
Pham Thi Ngoc Quyen, Le Thi Ngoc Dung, Tran Thi Mong Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 31 - 37
Objective: Describe clinical and laboratory findings in autoimmune thyroid diseases children hospitalized at
Pediatric hospital n0 2 from January 2005 to December 2010.
Methods: Retrospective descriptive study.
Results: Among the 84 children, the diagnosis was Basedow disease in 64% and Hashimoto thyroiditis in
36% cases. The average of age was 9.9 ± 3.2 years and 79% was girls. There were 26% patients with thyroid
dysfunction history in the family. Goiter was the main reason for hospitalization in 2/3 of the cases. In Basedow
disease, the most common signs were goiter (98%), high pulse rate (52%), exophtalmia (52%). The main signs in
Hashimoto thyroiditis were goiter (100%), dry and cold skin (37%), constipation (37%). Hyperthyroidism was
found in all of the Basedow children, but only in 10% of Hashimoto thyroiditis cases. Hypothyroidism was
present in 60% of Hashimoto disease. Positive thyrotropin receptor antibodies were found in all Basedow cases
*Bệnh viện Nhi Đồng 2, **Bộ môn Nhi Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh,
*** Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thận - Nội Tiết BV Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Ngọc Quyên ĐT: 0985888648, Email: pham_ngocquyen@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 32
whereas increased antithyroglobulin and thyroid peroxidase were the two main abnormalities in Hashimoto
thyroiditis. In Basedow children, severe clinical signs were present at admission in 57% cases. Severe clinical
signs were usually accompanied with serious biological hyperthyroidism.
Conclusion: Other studies are needed to know more about autoimmune thyroid disease in Vietnamese
children.
Keywords: Basedow;Hashimoto;Thyroperoxidase Autoantibody;Thyroid Stimulating Hormon Receptor
Autoantibody;Antithyroglobulin Antibody.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tự miễn tuyến giáp (Autoimmune
thyroid disease – AITD) là tình trạng rối loạn
miễn dịch đặc hiệu gây rối loạn chức năng
tuyến giáp. Bệnh ảnh hưởng đến 2% dân số.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường sau
6 tuổi, đỉnh cao ở tuổi thiếu niên, trẻ gái gấp
4-7 lần so với trẻ nam(3,11).
Trong nhóm bệnh tự miễn tuyến giáp, chỉ có
viêm giáp Hashimoto và bệnh Basedow là 2
bệnh thường gặp nhất ở trẻ em và có nhiều đặc
điểm miễn dịch nhất. Bệnh Basedow là nguyên
nhân phổ biến gây cường giáp ở trẻ em. Bệnh có
thể gây biến chứng tim mạch có nguy cơ đe doạ
cuộc sống (6). Viêm giáp Hashimoto là nguyên
nhân gây suy giáp thường gặp nhất. Khi bệnh
đến giai đoạn suy giáp sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển tâm thần vận động của trẻ(2). Vấn đề
chẩn đoán sớm bệnh lý tự miễn tuyến giáp luôn
là một thách thức đối với người thầy thuốc trên
lâm sàng. Làm thế nào để hạn chế những nhầm
lẫn, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời những
rối loạn do bệnh gây ra là điều rất quan trọng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hồi cứu các trường hợp bệnh.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2005 đến
31/12/2010, được chẩn đoán bệnh Basedow hoặc
viêm giáp Hashimoto.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi và lần đầu được
chẩn đoán bệnh tự miễn tuyến giáp với các tiêu
chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chẩn đoán Basedow
Bất thường trên sinh hóa máu: TSH giảm,
T3, T4 tăng và có 1 trong các dấu hiệu sau:
kháng thể kháng thụ thể TSH (+) hoặc lồi mắt
hoặc bướu giáp to, mềm, lan tỏa trên lâm sàng
và kháng thể kháng Thyroglobulin (+) hoặc
kháng thể kháng TPO (+)(2).
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm giáp Hashimoto
Khi có 2 triệu chứng sau: bướu giáp lan
tỏa, chắc, mặt láng; phân phối iode phóng xạ
không đều; TSH tăng; kháng thể kháng giáp (+)
(1).
Cỡ mẫu
Lấy trọn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Hồ sơ bệnh án ghi nhận không có xét
nghiệm chức năng tuyến giáp và kháng thể
kháng giáp.
Thu thập dữ liệu
Đặc điểm dịch tễ học và đặc điểm của
bệnh nhân: tuổi, giới, nơi cư trú, cân nặng,
tiền sử bệnh lý tuyến giáp và bệnh tự miễn
khác của bản thân và gia đình. Đặc điểm lâm
sàng gồm: lý do nhập viện, các dấu hiệu sinh
tồn, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
và chẩn đoán hình ảnh. Độ nặng lâm sàng
bệnh Basedow được xác định khi ≥ 2/4 đặc
điểm: nhịp tim nhanh theo tuổi, tăng huyết
áp, sụt cân ≥ 1 kg trong vòng 1 tháng, biểu
biện bất thường ở mắt. Cường giáp nặng được
định nghĩa khi: TSH 4,5
ng/dl hoặc T4 >30 µg/dl(4). Đánh giá phản ứng
viêm trên cận lâm sàng khi có tăng 1 trong 3
xét nghiệm: CRP tăng > 5 mg/l, VS giờ đầu
tăng > 10 mm, Gammaglobulin tăng theo tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 33
Xử lý thống kê
Dữ liệu được nhập vào máy tính và được xử
lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Các biến số
định lượng được trình bày dưới dạng trung bình
và độ lệch chuẩn, các biến số định tính được trình
bày dưới dạng tỷ lệ %. So sánh tỉ lệ giữa các
nhóm bằng phép kiểm 2, khi giá trị mong đợi <
5 thì sử dụng test Fisher’ exact để xử lý, ý nghĩa
thống kê được định nghĩa khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ 01/01/2005 đến
31/12/2010 có 84 trẻ bệnh tự miễn tuyến giáp
nhập khoa Thận – Nội tiết bệnh viện Nhi Đồng
2. Trong số đó, 54 ca (64%) là bệnh Basedow và
30 ca (36%) là bệnh viêm giáp Hashimoto.
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi trung bình là 9,9 ± 3,2 tuổi (3 tuổi đến 15
tuổi), trong đó 95% trẻ ≥ 5 tuổi, 57% trẻ ≥ 10 tuổi.
Tỉ lệ nữ/nam 3,7/1. Có 3/5 trường hợp đến từ
thành phố Hồ Chí Minh và 1/4 trường hợp ghi
nhận tiền sử gia đình có bệnh lý tuyến giáp.
Đặc điểm lâm sàng
Trong bệnh tự miễn tuyến giáp, 2/3 trường
hợp nhập viện với lý do bướu cổ (52/84 ca, 62%).
Trong bệnh Basedow chỉ có 1/2 trường hợp nhập
viện với lý do bướu cổ (26/54 ca, 48%), trong khi
viêm giáp Hashimoto nhập viện chủ yếu với lý
do bướu cổ 26/30 ca (87%) (bảng 1).
Bảng 1: Phân bố lý do nhập viện theo phân loại bệnh
Basedow (n =
54)
Viêm giáp
Hashimoto
(n = 30)
Bệnh tự miễn
tuyến giáp
(N =84)
Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%)
Bướu cổ 26 (48 %) 26 (87%) 52 (62%)
Sốt 7 (13%) 2 (7%) 9 (11%)
Sụt cân 6 (11%) - 6 (7%)
Hồi hộp 6 (11 %) - 6 (7%)
Run chi 2 (4%) 1 (3%) 3 (4%)
Nhức đầu 2 (4%) - 2 (2%)
Cao huyết
áp
2 (4%) - 2 (2%)
Lồi mắt 1 (2%) - 1 (1%)
Đau cổ - 1 (3%) 1 (1%)
Đa số trường hợp đều có bướu cổ trên lâm
sàng (99%), trong đó 1/2 trường hợp là bướu cổ
độ II (41/84 ca, 49%) (Bảng 2).
Bảng 2: Phân độ bướu cổ theo phân loại bệnh
Basedow
(n = 54)
Viêm giáp
Hashimoto
(n = 30)
Bệnh tự miễn
tuyến giáp
(N =84)
Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%)
Không 1 (2%) - 1 (1%)
Độ I 16 (30%) 11 (37%) 27 (32 %)
Độ II 25 (46%) 16 (53%) 41 (49%)
Độ III 12 (22%) 3 (10%) 15 (18%)
Triệu chứng lâm sàng thường gặp trong
bệnh Basedow là bướu cổ (98%), mạch nhanh
(52%), lồi mắt (52%), da nóng, toát mồ hôi (44%)
và sụt cân (44%). Triệu chứng được ghi nhận
nhiều nhất trong viêm giáp Hashimoto là bướu
cổ (100%), da khô lạnh (37%), táo bón (37%) và
nhịp tim chậm (20%) (Bảng 3, 4).
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng của bệnh Basedow
Tần số (%)
Bướu cổ
Mạch nhanh không do sốt
53 (98%)
28 (52%)
Lồi mắt 28 (52%)
Da nóng, toát mồ hôi 24 (44%)
Sụt cân 24 (44%)
Run chi 22 (41%)
Biểu hiện tim mạch 14 (26%)
Tiêu chảy 12 (22%)
Huyết áp cao 5 (9%)
Gầy 5 (9%)
Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm giáp
Hashimoto
Triệu chứng lâm sàng Tần số (%)
Bướu cổ 30 (100%)
Da khô, lạnh
Táo bón
Nhịp tim chậm
Tăng cân
Học kém, ít chơi
11 (37%)
11 (37%)
6 (20%)
3 (10%)
3 (10%)
Run chi
Mạch nhanh không do sốt
Da nóng, toát mồ hôi
Vọp bẻ
3 (10%)
3 (10%)
2 (7%)
2 (7%)
Đặc điểm cận lâm sàng
Hội chứng cường giáp được ghi nhận trong
tất cả các trường hợp bệnh Basedow (100%),
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 34
nhưng chỉ được ghi nhận trong 3/30 trường hợp
(10%) bệnh viêm giáp Hashimoto. Hội chứng
suy giáp được ghi nhận trong 18/30 ca (60%)
viêm giáp Hashimoto (bảng 5).
Bảng 5: Phân bố rối loạn chức năng tuyến giáp theo
phân loại bệnh
Trong bệnh Basedow, kháng thể kháng
thụ thể TSH tăng trong tất cả các trường hợp,
và trong viêm giáp Hashimoto, tăng kháng
thể kháng thyroglobulin (25/30 ca, 83%) và
kháng thể kháng TPO (26/30 ca, 90%) là chủ
yếu (bảng 6).
Bảng 6: Phân bố kháng thể kháng giáp theo phân loại
bệnh
Basedow
(n = 54)
Viêm giáp Hashimoto
(n = 30)
Thực
hiện
Tỉ lệ (+)
(%)
Thực
hiện
Tỉ lệ (+) (%)
TRAb (U/L) 34 34
(100%)
11 7 (6%)
Antithyroglobuli
n (UI/L)
39 29 (74%) 30 25 (83 %)
TPOAb
(UI/ml)
41 29 (71%) 29 26 (90%)
Trong bệnh Basedow, tăng Gammaglobulin
được ghi nhận nhiều nhất (7/9 ca, 78%); trong
viêm giáp Hashimoto, cả VS và Gammaglobulin
đều tăng (76% và 79%). Trong bệnh Basedow,
điện tâm đồ nhịp nhanh xoang trong 20/35
trường hợp (57%) và có 3/28 trường hợp (11%)
suy tim trên siêu âm tim. Trong bệnh Basedow
có 27/54 trường hợp (50%) có tăng sinh mạch
máu, trong khi viêm giáp Hashimoto chỉ có 5/30
trường hợp (17%) có tăng sinh mạch máu. Trong
bệnh Basedow, có 9/17 trường hợp (53%) có tăng
bắt xạ trên xạ hình tuyến giáp, trong khi bệnh
viêm giáp Hashimoto chỉ có 1/16 trường hợp
(6%). Trong viêm giáp Hashimoto có 6/16
trường hợp (38%) hấp thu phóng xạ không đều
(bảng 7).
Bảng 7: Phân bố xét nghiệm của hiện tượng viêm,
điện tâm đồ và các xét nghiệm hình ảnh theo phân
loại bệnh
Basedow (n
= 54)
Viêm giáp
Hashimoto (n
= 30)
Tần số (%) Tần số (%)
CRP thực hiện
CRP tăng
23 (43%)
6 (26%)
26 (87%)
8 (31%)
VS thực hiện
VS giờ đầu tăng
12 (22%)
7 (58%)
21 (70%)
16 (76%)
Điện di đạm thực hiện
Gammaglobulin tăng
9 (17%)
7 (78%)
14 (47%)
11 (79%)
Điện tâm đồ thực hiện
Nhịp nhanh xoang
Rung nhĩ
35 (65%)
20 (57%)
-
9 (30%)
1 (11%)
-
Siêu âm tim thực hiện
Suy tim
28 (52%)
3 (11%)
1 (3%)
0
Siêu âm tuyến giáp thực hiện
Tuyến giáp lớn
Tăng sinh mạch máu
54 (100%)
54 (100%)
27 (50%)
30 (100%)
30 (100%)
5 (17%)
Xạ hình tuyến giáp thực hiện
Tăng bắt xạ
Hấp thu phóng xạ không đều
17 (31%)
9 (53%)
1 (6%)
16 (53%)
1 (6%)
6 (38%)
Đặc điểm bệnh Basedow dạng nặng
Trong bệnh Basedow, 33/54 các trường
hợp (57%) nhập viện trong bệnh cảnh lâm
sàng nặng và 27/54 trường hợp (50%) nhập
viện với tình trạng cường giáp nặng trên cận
lâm sàng (bảng 8).
Bảng 8: Phân bố độ nặng bệnh Basedow (n=54)
Tần số (%)
Lâm sàng nặng
Lâm sàng không nặng
33 (57%)
21 (43%)
Cường giáp nặng
Cường giáp không nặng
27 (50%)
27 (50%)
Trong bệnh Basedow, các triệu chứng nặng
trên lâm sàng thường đi kèm với xét nghiệm
cường giáp nặng trên cận lâm sàng (bảng 9).
Bảng 9: Độ nặng lâm sàng và cận lâm sàng trong
bệnh Basedow
Độ nặng lâm sàng p*
Nặng Không nặng
Độ nặng cận Nặng 22 5 0,002
Basedow
(n = 54)
Viêm giáp Hashimoto
(n = 30)
Tần số (%) Tần số (%)
Cường giáp 54 (100%) 3 (10%)
Bình giáp - 9 (30%)
Suy giáp - 18 (60%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 35
lâm sàng Không nặng 11 16
*Chi - Square
Trong bệnh Basedow, phản ứng viêm
thường đi kèm với độ nặng của cường giáp trên
cận lâm sàng, nhưng lại không đi kèm với các
triệu chứng lâm sàng nặng (bảng 10).
Bảng 10: Phản ứng viêm và độ nặng trên lâm sàng
hoặc cận lâm sàng bệnh Basedow
Có phản
ứng
viêm
Không phản
ứng viêm
p*
Độ nặng lâm
sàng
Nặng 12 21 0,071
Không nặng 3 18
Độ nặng cận
lâm sàng
Nặng 12 15 0,007
Không nặng 3 24
*Fisher’exact
BÀN LUẬN
Tuổi mắc bệnh trung bình là 9,9 ± 3,2 tuổi,
tương tự kết quả nghiên cứu của Zeina,
Moinuddin (13),(4) tuổi mắc bệnh trung bình lần
lượt là 10,9 ± 3,3 tuổi, 9,3 ± 3,2 tuổi. Theo Brook(2)
bệnh tự miễn tuyến giáp có thể xảy ra ở bất kỳ
lứa tuổi nào nhưng ít gặp ở trẻ < 5 tuổi, phù hợp
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh < 5 tuổi chỉ
có 4,8% (4/84 ca). Trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi, trẻ từ 10 tuổi trở lên là 48/84 ca (57%),
phù hợp với y văn thế giới(2),(10), tỉ lệ mắc bệnh
cao nhất ở tuổi dậy thì. Điều này có thể do ở giai
đoạn dậy thì nhu cầu ngoại biên đối với hormon
giáp tích luỹ và tăng dần, trong một số trường
hợp sự phóng thích thyroxine vào máu không
đủ đưa đến cơ chế feedback làm gia tăng sự tiết
TSH tại tuyến yên, cuối cùng đưa đến sự tăng
sản phì đại bù trừ của tuyến giáp. Trong nghiên
cứu, bướu giáp gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ
3,7/1, phù hợp với các tác giả tại Ấn Độ, Pháp,
Mỹ(1,4,6) tỉ lệ lần lượt là 2,5/1, 3,3/1, 3-6/1. Tỉ lệ nữ
mắc bướu giáp nhiều hơn nam, có thể do nữ
dậy thì sớm hơn, tỉ lệ bướu giáp cao ở nữ có thể
do giai đoạn dậy thì có liên quan đến chuyển
hoá iode ở lứa tuổi này.
Trong bệnh Basedow chỉ có 1/2 trường
hợp nhập viện với lý do bướu cổ, còn lại nhập
viện không phải vì bướu cổ mà vì triệu chứng
toàn thân như: sốt, sụt cân, mệt, khó thở. Điều
này có thể do các biểu hiện toàn thân ban đầu
rầm rộ hơn triệu chứng bướu giáp nên gia
đình không chú ý. Trong khi viêm giáp
Hashimoto nhập viện chủ yếu với lý do bướu
cổ 26/30 ca (87%), chỉ một số ít nhập viện với
triệu chứng khác: sốt (7%), đau cổ (3%), run
chi (3%). Điều này là do viêm giáp Hashimoto
ở trẻ em hầu hết là bình giáp và không có
triệu chứng cho đến khi bướu giáp ngày càng
phát triển, quá trình rối loạn miễn dịch trong
tuyến giáp ngày càng tăng, các triệu chứng
suy chức năng tuyến giáp biểu hiện rõ(1).
Trong viêm giáp Hashimoto có 10% trẻ có
biểu hiện hội chứng cường giáp tương tự
nghiên cứu Robert (12%)(6). Hội chứng cường
giáp trên lâm sàng trong viêm giáp Hashimoto
thường thấy ở giai đoạn đầu của bệnh, sau đó
bệnh càng phát triển, một số trường hợp xuất
hiện triệu chứng suy chức năng tuyến giáp, còn
đa số là bình giáp, không có triệu chứng lâm
sàng(1,2). Trong nghiên cứu của Zeina(13), bệnh
viêm giáp Hahsimoto có tỷ lệ cường giáp, bình
giáp, suy giáp lần lượt là 12%, 17% và 71%
tương tự nghiên cứu của chúng tôi.
Trong nghiên cứu này, bệnh Basedow, nồng
độ kháng thể kháng thụ thể TSH tăng trong tất
cả trường hợp, kháng thể kháng TPO tăng trong
gần 3/4 trường hợp. Điều này phù hợp y văn thế
giới, trong Basedow, hầu hết tất cả đều có kháng
thể kháng thụ thể TSH dương tính vì kháng thể
kháng thụ thể TSH được coi là có vai trò chính
trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow và
cũng giúp tiên đoán diễn tiến của bệnh
Basedow(5,6). Theo Kaguelidouv(4), trong bệnh
Basedow, tỉ lệ TRAb dương tính là 88% thấp
hơn nghiên cứu của chúng tôi (100%), trong khi
TPOAb dương tính là 70% tương tự nghiên cứu
của chúng tôi (71%).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thy Khuê(5),
kháng thể kháng TPO tăng trong 68% trường
hợp và kháng thể kháng Thyroglobulin tăng
trong 69% các trường hợp tương tự kết quả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 36
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ lần lượt là 71% và
74%. Kháng thể kháng TPO và kháng thể kháng
Thyroglobulin là 2 kháng thể dùng để chẩn
đoán bệnh viêm giáp Hashimoto nhưng người
ta cũng thấy nó chiếm tần suất khá cao trong
bệnh Basedow, chúng là bằng chứng cho sự có
mặt của phản ứng tự miễn xảy ra trong bệnh
Basedow(5). Trong viêm giáp Hashimoto, có 90%
dương tính với TPOAb, và 83% tăng
Antithyroglobulin, trong khi kháng thể kháng
thụ thể TSH chỉ dương tính trong 6% ca, điều
này cũng rất phù hợp với y văn(2,6) vì kháng
kháng thể kháng Thyroglobuline và kháng thể
kháng TPO là 2 kháng thể đặc hiệu của bệnh
viêm giáp Hashimoto. Tỉ lệ TPOAb (+) là 79%
cao hơn trong nghiên cứu tại Phần Lan của Zakl
(65%)(12) và Marwaha (62%)(3). Trong chẩn đoán
bệnh viêm giáp Hashimoto, tăng nồng độ
TPOAb và tăng nồng độ Antithyroglobulin là
một xét nghiệm đặc hiệu của bệnh này. Do vậy,
có thể chẩn đoán loại trừ bệnh viêm giáp
Hashimoto nếu 2 xét nghiệm này bình thường.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tăng sinh
mạch máu tuyến giáp trên siêu âm thường thấy
trong bệnh Basedow nhiều hơn trong bệnh viêm
giáp Hashimoto phù hợp với tác giả Solbiati(8).
Trong bệnh Basedow, có hiện tượng tăng sinh
mạch máu toàn bộ tuyến giáp, mô giáp không
có vùng xơ trên màn hình, trong khi viêm giáp
Hashimoto, có sự phá huỷ các tế bào nang giáp
do phản ứng viêm miễn dịch nên chỉ có những
vùng viêm mới có tăng mạch máu và có thể
nhìn thấy vùng xơ trên màn hình. Trong bệnh
Basedow, có 1/2 các trường hợp có tăng bắt xạ
trên xạ hình tuyến giáp, trong khi bệnh viêm
giáp Hashimoto chỉ có 6%. Trong viêm giáp
Hashimoto có 2/5 trường hợp có hấp thu phóng
xạ không đều. Trong bệnh Basedow xạ hình
tuyến giáp thấy có nhân “nóng” hoặc tuyến
giáp tăng bắt xạ hơn bình thường. Trong bệnh
viêm giáp Hashimoto, xạ hình tuyến giáp là một
trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh,
đồng thời xạ hình để phát hiện nhân “lạnh”, là
một trong những yếu tố làm nghĩ nhiều đến
nguy cơ ác tính và cần chỉ định làm chọc hút
bằng kim nhỏ (FNA) để loại trừ bệnh ung thư
tuyến giáp(8).
Trong nghiên cứu này, hơn ½ trường hợp
bệnh Basedow có biểu hiện lâm sàng cường giáp
nặng. Theo Kaguelidouv(4), tỉ lệ bệnh Basedow
có biểu hiện lâm sàng nặng là 78% cao hơn
nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể do
giới hạn nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu
hồi cứu nên thu thập số liệu không đầy đủ.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong bệnh
Basedow, triệu chứng lâm sàng nặng thường đi
kèm với xét nghiệm cường giáp nặng trên cận
lâm sàng. Điều này phù hợp với y văn, do theo
tác giả Manji(7) điều trị bệnh Basedow tuỳ thuộc
vào độ nặng của hội chứng cường giáp trên lâm
sàng và trên cận lâm sàng. Trong bệnh Basedow,
phản ứng vi