Đặc điểm u trung thất ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 từ 01/01/2006 đến 31/12/2010

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhi u trung thất tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ 01/01/2006 đến 31/12/2010. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả các bệnh nhi dưới 15 tuổi được chẩn đoán u trung thất tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 trong thời gian trên. Kết quả: Trong thời gian từ 01/2006 đến 12/2010 có tổng cộng 139 bệnh nhi được chẩn đoán u trung thất tại 2 bệnh viện Nhi đồng 1 và 2. Tuổi trung bình 4 tuổi, nhiều nhất ở nhóm tuổi 2 tháng-5 tuổi (56%), nam/nữ: 1,5/1, phần lớn cư trú ở tỉnh (75,5%). Lý do nhập viện chủ yếu là sốt (23,7%), ho (21,6%), khó thở (20,9%) và đau ngực (13,7%). Tỉ lệ phát hiện u trung thất trên X quang ngực là 78,4%, trên siêu âm là 67,4%. Trên CT scan ngực u nằm ở trung thất trước trên 50,4%, giữa 12,9% và sau 36,7%, kích thước trung bình 6,5 ± 2 cm, đường kính u > 5cm chiếm 59,7%, chèn ép mạch máu và cây khí phế quản 25,2%, tổn thương nhu mô phổi và tràn dịch màng phổi đi kèm 38%. U ác chiếm 62% trong đó chủ yếu là u nguyên bào thần kinh (24,5%) và lymphoma (18%). U lành chiếm 38% chủ yếu là u quái trưởng thành (21%). U nguyên bào thần kinh gặp ở trẻ 3 tuổi, nam/nữ: 1,4/1, có triệu chứng yếu chi dưới và nằm ở trung thất sau. Lymphoma gặp ở 7,5 tuổi, nam/nữ: 4/1, có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên và nằm ở trung thất trước trên. U quái trưởng thành gặp ở trẻ 6 tuổi, nam/nữ: 1,4/1, có ngực gồ và nằm ở trung thất trước trên. Kết luận: Cần chú ý các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng liên quan đến từng loại u trung thất để chẩn đoán sớm bệnh lý này.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm u trung thất ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 từ 01/01/2006 đến 31/12/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 57 ĐẶC ĐIỂM U TRUNG THẤT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 VÀ NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/01/2006 ĐẾN 31/12/2010 Trịnh Minh Châu*, Phạm Thị Minh Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhi u trung thất tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ 01/01/2006 đến 31/12/2010. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả các bệnh nhi dưới 15 tuổi được chẩn đoán u trung thất tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 trong thời gian trên. Kết quả: Trong thời gian từ 01/2006 đến 12/2010 có tổng cộng 139 bệnh nhi được chẩn đoán u trung thất tại 2 bệnh viện Nhi đồng 1 và 2. Tuổi trung bình 4 tuổi, nhiều nhất ở nhóm tuổi 2 tháng-5 tuổi (56%), nam/nữ: 1,5/1, phần lớn cư trú ở tỉnh (75,5%). Lý do nhập viện chủ yếu là sốt (23,7%), ho (21,6%), khó thở (20,9%) và đau ngực (13,7%). Tỉ lệ phát hiện u trung thất trên X quang ngực là 78,4%, trên siêu âm là 67,4%. Trên CT scan ngực u nằm ở trung thất trước trên 50,4%, giữa 12,9% và sau 36,7%, kích thước trung bình 6,5 ± 2 cm, đường kính u > 5cm chiếm 59,7%, chèn ép mạch máu và cây khí phế quản 25,2%, tổn thương nhu mô phổi và tràn dịch màng phổi đi kèm 38%. U ác chiếm 62% trong đó chủ yếu là u nguyên bào thần kinh (24,5%) và lymphoma (18%). U lành chiếm 38% chủ yếu là u quái trưởng thành (21%). U nguyên bào thần kinh gặp ở trẻ 3 tuổi, nam/nữ: 1,4/1, có triệu chứng yếu chi dưới và nằm ở trung thất sau. Lymphoma gặp ở 7,5 tuổi, nam/nữ: 4/1, có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên và nằm ở trung thất trước trên. U quái trưởng thành gặp ở trẻ 6 tuổi, nam/nữ: 1,4/1, có ngực gồ và nằm ở trung thất trước trên. Kết luận: Cần chú ý các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng liên quan đến từng loại u trung thất để chẩn đoán sớm bệnh lý này. Từ khóa: U trung thất, trẻ em ABSTRACT CHARACTERISTICS OF MEDIASTINAL TUMOR AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 AND 2 FROM 01/01/2006 TO 31/12/2010 Trinh Minh Chau, Pham Thi Minh Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 57 - 62 Objective: To determine epidemiological, clinical and paraclinical characteristics of patients diagnosed mediastinal tumors at Children’s Hospital 1 and 2 from January 2006 to December 2010. Patients and method: case series on all patients diagnosed mediastinal tumors at Children’s Hospital 1 and 2 in the period of time mentioned above. Results: There were 139 patients diagnosed mediastinal tumors at Children’s Hospital 1 and 2 from January 2006 to December 2010. The mean age was 4 years, mostly in the age group 2 months-5 years (56%). The male/female ratio was 1.5. Most of patients lived in provinces (75.5%). The chief complains were fever (23.7%), cough (21.6%), dyspnea (20.9%), and chest pain (13.7%). Mediastinal tumors were discovered on chest X ray and echography 78.4% and 67.4%, respectively. The tumors located on the anteriosuperior mediastinum (50.4%), * Phòng Khám Nhi khoa Nancy TP,HCM ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP,HCM, Tác giả liên lạc: BS Trịnh Minh Châu ĐT: 0908860161, email: dr.trinhminhchau@gmail.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 58 the middle (12.9%), and the posterior (36.7%) on CT scan. The mean diameter of tumors was 6.5 ± 2 cm, mostly in the tumor size larger than 5 cm (59.7%). Signs of vascular and tracheobronchial tree compression were seen (25,2%). Lung parenchymal lesions and pleural effusion were associated with tumors (38%). Malignant tumors were 62%, mainly neuroblastoma (24.5%), and lymphoma (18%). Benign tumors were 38%, mostly mature teratoma (21%). Characteristics of neuroblastoma were at 3 year old child, male/female: 1,4, weakness of lower limbs, and posterior mediastinum; of lymphoma at 7.5 year old child, male/female: 4, superior cava vena syndrome, and anteriosuperior mediastinum; of mature teratoma at 6 year old child, male/female: 1.4, protruding chest wall, and anteriosuperior mediastinum. Conclusion: Epidemiological and clinical characteristics related to every type of mediastinal tumors should be noticed to early diagnose this disease. Keywords: Mediastinal tumors, children ĐẶT VẤN ĐỀ U trung thất là bệnh tương đối hiếm gặp. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh hàng năm đối với lymphoma là 0,03‰. Ở các nước phương Tây, tỉ lệ này cao hơn (0,11‰)(3). Vì thế, lúc đầu chúng ta ít khi nghĩ đến bệnh này. Thông thường u trung thất không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, khi có triệu chứng thì u đã phát triển lớn gây chèn ép cơ quan xung quanh hoặc đã di căn xa. Các triệu chứng nếu có lại không đặc hiệu, gây khó khăn cho chẩn đoán. Giải phẫu bệnh để xác định bản chất của u là chẩn đoán xác định cuối cùng, nhưng đây là phương pháp xâm lấn, thường chỉ làm sau khi bệnh nhân được phẫu thuật. Do đó chúng tôi làm đề tài này với mong muốn góp phần chẩn đoán sớm u trung thất bằng những phương pháp ít xâm lấn nhất. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán là u trung thất dưới 15 tuổi đã có kết quả giải phẫu bệnh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2010. Phương pháp nghiên cứu Mô tả loạt ca KẾT QUẢ Trong 5 năm từ tháng 01/2006 đến 12/2010, có 139 bệnh nhi bị u trung thất với các đặc điểm sau: Đặc điểm dịch tễ Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ Đặc điểm Tần số (n=139) Tỷ lệ (%) Tuổi 2–60 61–120 121–180 78 31 30 56,1 22,3 21,6 Giới Nam 83 59,7 Nữ 56 40,3 Dân tộc Kinh 130 93,5 Khác 9 6,5 Nơi cư ngụ Tỉnh 105 75,5 Tp, HCM 34 24,5 Tuổi: trung bình là 48 tháng, nhỏ nhất là 2 tháng và lớn nhất là 180 tháng. Giới: 83 trường hợp là nam, 56 trường hợp là nữ, Tỉ lệ nam: nữ =1,5:1. Dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 93,5%, các dân tộc khác chiếm 6,5%. Nơi cư ngụ: bệnh nhi ở tỉnh chiếm 75,5%, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 24,5%. Đặc điểm lâm sàng Lý do nhập viện Sốt 23,7%, ho 21,6%, khó thở 20,9% và đau ngực 13,7%. Triệu chứng lâm sàng Trong 139 trường hợp được chẩn đoán, chỉ có 3 trường hợp được phát hiện tình cờ. Các trường hợp còn lại đều có biểu hiện triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện, chiếm 97,8%. Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 59 Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng Tần số (n=139) Tỷ lệ (%) Ho 91 65,5 Khó thở 77 55,4 Sốt 70 50,3 Đau ngực 39 28,1 Khò khè 24 17,3 Da xanh 15 10,8 Hội chứng tĩnh mạch chủ trên 11 8 Hạch cổ 10 7,2 Ngực gồ 10 7,2 Bụng to 4 2,9 Sụt cân 4 2,9 Đau lưng 3 2,2 Hạch nách 4 2,2 Yếu chi dưới 3 2,2 Nuốt khó 3 2,2 Không triệu chứng 3 2,2 Hạch thượng đòn 2 1,4 Khàn tiếng 2 1,4 Ngón tay dùi trống 1 0,7 Tím môi 1 0,7 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho (65,5%), khó thở (55,4%), sốt (50,3%), đau ngực (28,1%) và khò khè (17,3%). Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm Tần số (n=139) Tỷ lệ (%) X-quang ngực Phát hiện được u 109 78,4 Không phát hiện được u 30 21,6 Siêu âm ngực Phát hiện được u 91 67,4 Không phát hiện được u 44 32,6 Chụp CT ngực Vị trí Trước trên 70 50,4 Giữa 18 12,9 Sau 51 36,7 Kích thước ≤ 5cm 56 40,3 > 5cm 83 59,7 X-quang ngực Có 109 trong tổng số 139 trường hợp phát hiện được u trên X quang ngực, chiếm 78,4%; 30 trường hợp không phát hiện được u, chiếm 21,6%. Siêu âm ngực Có 91 trong tổng số 135 trường hợp phát hiện u trên siêu âm ngực, chiếm 67,4%; 44 trường hợp không phát hiện được u, chiếm 32,6%. Chụp CT ngực Vị trí: u trung thất trước trên chiếm 50,4%, trung thất sau chiếm 36,7%, trung thất giữa chiếm 12,9%,. Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng với vị trí u trung thất U trung thất trước trên thường gặp ở nhóm bệnh nhân trên 4 tuổi, u trung thất sau thường gặp ở nhóm bệnh nhân dưới 4 tuổi (p=0,023), Đa số hội chứng tĩnh mạch chủ trên gặp ở nhóm u trung thất trước trên (p=0,028). Triệu chứng yếu chi dưới gặp ở nhóm u trung thất sau (p=0,032). Kích thước u: trung bình là 6,5 ± 2 (cm). Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng với kích thước u trung thất Các triệu chứng sốt và hội chứng tĩnh mạch chủ trên gặp ở nhóm u có kích thước >5cm nhiều hơn u có kích thước ≤ 5cm (p=0,038 và p=0,046), Chèn ép các cấu trúc xung quanh: chèn ép mạch máu (12,2%) gặp nhiều hơn chèn ép khí phế quản (6,5%). Các tổn thương đi kèm trên chụp CT ngực: tràn dịch màng phổi kết hợp tổn thương nhu mô phổi (23,7%) gặp nhiều hơn tràn dịch màng phổi đơn thuần (5%) hoặc tổn thương nhu mô phổi đơn thuần (9,4%). Giải phẫu bệnh Phân loại theo tính chất ác tính và lành tính Bảng 4: Các loại giải phẫu bệnh Tổn thương giải phẫu bệnh Tần số (n=139) Tỷ lệ (%) U ác 86 61,9 U nguyên bào thần kinh 34 24,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 60 Tổn thương giải phẫu bệnh Tần số (n=139) Tỷ lệ (%) Lymphoma 25 18 U tế bào mầm 7 5 U quái chưa trưởng thành 5 3,6 Sarcoma cơ vân dạng phôi 4 2,9 Sarcoma mô mềm 3 2,2 U ác có nguồn gốc thần kinh 3 2,2 U xoang nội bì phôi 2 1,4 U nguyên bào hạch thần kinh 2 1,4 U tuyến nhầy ác tính 1 0,7 U lành 53 38,1 U quái trưởng thành 29 20,9 U lành mạch bạch huyết dạng hang 6 4,3 U tuyến ức lành tính 5 3,6 Nang phế quản 3 2,2 U lành hạch thần kinh 3 2,2 U lành sợi thần kinh 2 1,4 U lành mạch máu 2 1,4 U nang 1 0,7 U mỡ lành tính 1 0,7 U sợi mô bào lành tính 1 0,7 U ác tính gồm 86 trường hợp chiếm 61,9%, trong đó gặp nhiều nhất là u nguyên bào thần kinh (24,5%) và lymphoma (18%). U lành tính gồm 53 trường hợp chiếm 38,1%, gặp nhiều nhất là u quái trưởng thành (21%). Phân loại theo vị trí của u Phần lớn u quái trưởng thành và lymphoma được định vị ở trung thất trước trên, ngược lại đa số u nguyên bào thần kinh được định vị ở trung thất sau (p=0,023). Liên quan giữa tuổi và các loại u ác, lành tính Phần lớn u nguyên bào thần kinh và u lành mạch bạch huyết dạng hang gặp ở trẻ ≤4 tuổi, lymphoma và u tế bào mầm gặp ở trẻ >4 tuổi (< 0,05). Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng với tính chất lành, ác của u Hạch ngoại biên, yếu chi dưới, đặc biệt hội chứng tĩnh mạch chủ trên gặp ở nhóm u ác nhiều hơn u lành (với p = 0,007). U ác định vị ở trung thất sau nhiều hơn u lành (với p =0,007). Đặc điểm các loại u trung thất thường gặp Bảng 5: Đặc điểm của ba loại u trung thất thường gặp Đặc điểm U ác U lành U nguyên bào thần kinh 34 (%) Lymphoma 25 (%) U quái trưởng thành 29 (%) Tuổi (tháng) 36 ± 30 90 ± 54 72 ± 60 Giới Nam/Nữ 1,4: 1 4: 1 1,4: 1 Lâm sang: Ho 19 (55,9) 15 (60) 21 (72,4) Khó thở 17 (50) 13 (52) 20 (70) Sốt 16 (47,1) 9 (36) 12 (41,4) Khò khè 8 (23,5) 2 (8) 11 (38) Đau ngực 6 (17,6) 7 (28) 5 (17,2) Hạch ngoại biên 5 (14,7) 7 (28) 2 (6,9) Yếu chi dưới 3 (8,8) 0 (0) 0 (0) Da xanh 3 (8,8) 1 (4) 4 (13,8) Sụt cân 1 (2,9) 0 (0) 1 (3,4) Hội chứng tĩnh mạch chủ trên 0 (0) 8 (32) 0 (0) Ngực gồ 0 (0) 1 (4) 5 (17,2) Cận lâm sàng X-quang phát hiện u 21 (61,8) 21 (84) 24 (82,8) Siêu âm phát hiện u 19 (55,9) 19 (76) 19 (65,5) CT scan: Vị trí u:: TT trước 3 (8,8) 21 (84) 21 (72,4) TT giữa 0 (0) 4 (16) 4 (13,8) TT sau 31 (91,2) 0 (0) 4 (13,8) Kích thước u (cm) 6 ± 2 6,5 ± 2 6,5 ± 2 Chèn ép:: Mạch máu 2 (5,9) 3 (12) 2 (6,9) Khí phế quản 1(2,9) 2 (8) 2 (6,9) Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 61 Đặc điểm U ác U lành U nguyên bào thần kinh 34 (%) Lymphoma 25 (%) U quái trưởng thành 29 (%) Mạch máu & khí PQ 1 (2,9) 4 (16) 1 (3,4) Các tổn thương khác:Tràn dịch màng phổi 1 (2,9) 2 (8) 3 (10,3) Tổn thương nhu mô phổi 2 (5,9) 2 (8) 4 (13,8) Kết hợp 2 tổn thương trên 5 (14,7) 4 (16) 8 (27,6) U nguyên bào thần kinh Tuổi trung bình là 36±30 tháng, với tỉ lệ nam:nữ =1,4:1. Lâm sàng: tất cả các trường hợp có triệu chứng yếu chi dưới trong nghiên cứu của chúng tôi đều gặp trong u nguyên bào thần kinh. Lymphoma Tuổi trung bình là 90 ± 54 tháng, với tỉ lệ nam:nữ = 4:1. Lâm sàng: hội chứng tĩnh mạch chủ trên và hạch ngoại biên gặp nhiều nhất so với u nguyên bào thần kinh và u quái trưởng thành. Cận lâm sàng: khả năng phát hiện u trên X- quang cao (84%), Chèn ép mạch máu, khí phế quản gặp nhiều nhất. U quái trưởng thành: Tuổi trung bình là 72 ± 60 tháng, với tỉ lệ nam:nữ =1,4:1. Lâm sàng: triệu chứng khó thở, khò khè và ngực gồ gặp nhiều nhất. Cận lâm sàng: khả năng phát hiện u trên X- quang cao (82,8%). BÀN LUẬN Các triệu chứng của u trung thất rất đa dạng, trong đó chiếm phần lớn là các rối loạn hô hấp: ho, khó thở, sốt, đau ngực và khò khè. Chính vì các triệu chứng không đặc hiệu này mà u trung thất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác: suyễn, viêm phổi, lao, dị vật, nấm Năm 1997, Phan Hữu Nguyệt Diễm mô tả một trường hợp bé trai 3 tháng ở Đồng Tháp nhập viện với hội chứng tràn dịch màng phổi, bé được chẩn đoán là viêm phổi, chẩn đoán phân biệt với lao phổi. Nhưng do tràn dịch đáp ứng kém với điều trị, bệnh nhân được chụp CT scan ngực và phát hiện u trung thất. Kết quả giải phẫu bệnh sau đó là u quái trưởng thành(5). Tháng 3/2010, Ben Rajavi S, và cs báo cáo một trường hợp bé gái 4 tuổi được chấn đoán và điều trị như suyễn nặng từ lúc 8 tháng. Do tình trạng bệnh tái đi tái lại, bệnh nhân được làm các xét nghiệm hình ảnh và đã phát hiện ra nang phế quản(2). Mampilly T, Kurian R, Shenai A(4) tháng 04/2005 báo cáo một trường hợp bé gái 18 tháng ở Ấn Độ với tình trạng khò khè tái đi tái lại sau khi bị hít sặc hạt đậu phộng, bệnh nhi được nội soi phế quản và lấy ra hạt đậu phộng. Tuy nhiên khò khè vẫn còn, sau đó bé được làm thêm một số các phương pháp cận lâm sàng và được chẩn đoán là nang phế quản. Do đó đối với những trường hợp bệnh nhi bị khò khè kéo dài phải chú ý đến nguyên nhân bẩm sinh. Các triệu chứng khác ít gặp hơn: hội chứng tĩnh mạch chủ trên, da xanh, hạch ngoại biên, ngực gồ, sụt cân, yếu chi dưới, khàn tiếng Đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng biểu hiện chính và đầu tiên là các rối loạn hô hấp; trong khi đó đối với trẻ lớn và người lớn, triệu chứng đầu tiên lại là đau ngực. Do đó, ở trẻ lớn và người lớn, nhờ triệu chứng đau ngực sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm u trung thất trước khi có các biểu hiện rối loạn hô hấp(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, khò khè và ngực gồ gặp nhiều trong u quái trưởng thành hơn các loại u khác. Đặc biệt, đối với các u trung thất có hội chứng tĩnh mạch chủ trên, theo nghiên cứu của chúng tôi, sẽ gợi ý cho chúng ta biết một số các đặc điểm sau: đa số u định vị ở vùng Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 62 trước trên, u có kích thước >5cm, u ác tính, và thường gặp trong lymphoma. Triệu chứng yếu chi dưới kèm với các rối loạn hô hấp, gợi ý cho chúng ta biết u nằm ở trung thất sau và phần lớn là u nguyên bào thần kinh. Đa số u trung thất được phát hiện trên X- quang và siêu âm ngực, nhất là đối với u ở trung thất trước trên. Qua phân tích các trường hợp không được phát trên X-quang ngực, ta thấy những bệnh nhân với các triệu chứng sau gợi ý nghi ngờ u trung thất cho dù X-quang bình thường: sốt, đau ngực, khó thở kéo dài (trên một tháng), hạch ngoại biên, hội chứng tĩnh mạch chủ trên. Về cận lâm sàng: X-quang ngực có một hoặc kết hợp các hình ảnh sau: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, xẹp phổi. Siêu âm phát hiện u trung thất thấp hơn X-quang ngực. Nhưng nếu chúng ta kết hợp hai phương pháp này thì khả năng phát hiện u sẽ tốt hơn. Trên CT ngực có cản quang sẽ giúp phát hiện u trung thất đối với các trường hợp X- quang và siêu âm ngực không phát hiện ra, CT ngực cho biết phần lớn u định vị ở trung thất trước trên (thường gặp nhất là lymphoma và u quái trưởng thành), kế đến là trung thất sau (đa số là u nguyên bào thần kinh); u trung thất giữa ít gặp nhất. Về phương diện giải phẫu bệnh, u trung thất có rất nhiều loại. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có đến 20 loại u trung thất, trong đó u ác tính chiếm nhiều hơn u lành tính. Đối với các trường hợp u quái, tỉ lệ ác tính là 5/34 (14,7%); u thần kinh, tỉ lệ ác tính là 39/44 (88,6%); u tuyến ức, tỉ lệ ác tính là 0/5 (0%). Như vậy, các u có nguồn gốc thần kinh đa phần là u ác tính; còn các u quái và u tuyến ức đa phần là u lành tính. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác(3,5). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 139 trường hợp bệnh nhi u trung thất trong thời gian 5 năm tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, chúng tôi nhận thấy: Triệu chứng lâm sàng của u trung thất rất đa dạng, đa số là các triệu chứng: ho, khó thở, sốt, đau ngực và khò khè. Hội chứng tĩnh mạch chủ trên và yếu chi dưới ít gặp hơn nhưng đây là các triệu chứng quan trọng gợi ý cho chúng ta biết được loại u trung thất khi chưa có kết quả giải phẫu bệnh. X-quang và siêu âm ngực là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh ban đầu có thể giúp chúng ta phát hiện được phần lớn các trường hợp u trung thất khi chưa có kết quả CT ngực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bailey C, Don E, Eslin MD (2008), “Mediastinal Mass: Excerpt from the 5-Minute Pediatric Consult”, Mediasti al Mass, pp. 1-6. 2. Ben S, Bemanian MH, Taghipoor S (2010), “Bronchogenic cyst in a patient with difficult asthma”, Iran J Allergy Asthma Immunol, 9(1), pp. 49-52. 3. Hồ Trần Bản (2008), “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng u trung thất ở trẻ em”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, chuyên ngành Ngoại khoa, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 4. Mampilly T, Kurian R, Shenai A (2005), “Bronchogenic cyst- cause of refractory wheezing in infancy”, Indian J Pediatr, 72(4), pp. 363-4. 5. Phạm Văn Hùng, Nguyễn Đình Kim (1998), “So sánh u trung thất trẻ em với u trung thất người lớn về đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học”, Ngoại khoa số 3/1998, tr. 9-11. 6. Phan Hữu Nguyệt Diễm (2002), “Tràn dịch màng phổi hay là u trung thất”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 1, số 4, tr.193-196.
Tài liệu liên quan