Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, AFB (+)/đàm và X quang phổi của bệnh nhân (BN) lao phổi (LP) tái
phát với phát đồ 2SHRZ/6HE tại tỉnh Đồng Tháp.
Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích.
Kết quả: Từ 8/2005 đến 5/2006, có 138 BN LP tái phát với phát đồ 2SHRZ/6HE và 138 LP mới đến
khám tại 3 bệnh viện (BV) tỉnh Đồng Tháp. Có 82,6% trường hợp LP tái phát trong vòng 24 tháng sau khi
ngưng điều trị lao trước đó. Thời gian lao phổi tái phát trung bình 22 21,67 tháng (2 – 120 tháng). Chủ
yếu gặp ở nam giới (81,2%), tuổi trên 65 tuổi (25,4%), kinh tế thiếu ăn (87,7%), sống ở vùng sâu, vùng xa
(69,6%), và đa số sống bằng nghề nông (73,3%). Có tiền căn chủng ngừa BCG thấp (3,6%), 57,3% BN có
thói quen hút thuốc lá, 10,1% BN nghiện rượu, 21% BN tiếp xúc nguồn lây lao, và 17,4% BN có tiền căn
bệnh lý nội khoa mạn tính phối hợp. Triệu chứng thường gặp là ho khạc đàm kéo dài (84,9%), đau ngực
(65,2%), khó thở (37%), ho ra máu (31,9%), sốt nhẹ về chiều (68,8%), biếng ăn (81,9%), sụt cân (77,5%).
Tổn thương lao trên X quang phổi ở mức độ nặng chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%), kế đến 20,3% mức độ trung
bình, và 10,1% mức độ nhẹ. Thường gặp tổn thương lao lan tỏa hai bên phổi (68,8%) và tập trung ở 1/3
trên phổi. 73,2% hình tạo hang. Đồng thời, có 66,4% trường hợp có di chứng lao trên X quang phổi của lần
điều trị trước. Có 41,3% AFB/đàm dương tính từ 2+ trở lên. BN LP tái phát có biểu hiện triệu chứng nặng
nề hơn so với BN LP mới một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05) như sụt cân gấp 2 lần (OR=2), biếng ăn
gấp 3,5 lần (OR=3,5), ho ra máu gấp 2,8 lần (OR=2,8), khó thở gấp 2,8 lần (OR=2,8), đau ngực gấp 1,6 lần
(OR=1,6), và ran bệnh lý ở phổi gấp 2,2 lần (OR=2,2). Tổn thương lao mức độ nặng trên X quang phổi ở
nhóm LP tái phát xảy ra nhiều gấp 2,8 lần so với ở nhóm LP mới (OR=2,8; p<0,0001). Mức độ AFB dương
tính trong đàm 3+ ở nhóm LP tái phát nhiều gấp 2,4 lần so nhóm LP mới (OR=2,4; p=0,0013).
Kết luận: Lao phổi tái phát với phác đồ 2SHRZ/6HE có biểu hiện lâm sàng, mức độ AFB(+)/đàm, tổn
thương trên X quang phổi nhiều, nặng nề và phức tạp hơn lao phổi mới.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đặc điểm lâm sàng, AFB (+)/đàm và X quang phổi của lao phổi tái phát với phát đồ 2SHRZ/6HE tại tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 60
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, AFB(+)/ĐÀM VÀ X QUANG PHỔI
CỦA LAO PHỔI TÁI PHÁT VỚI PHÁT ĐỒ 2SHRZ/6HE
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Ngô Thanh Bình*, Huỳnh Thị Nguyệt**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, AFB (+)/đàm và X quang phổi của bệnh nhân (BN) lao phổi (LP) tái
phát với phát đồ 2SHRZ/6HE tại tỉnh Đồng Tháp.
Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích.
Kết quả: Từ 8/2005 đến 5/2006, có 138 BN LP tái phát với phát đồ 2SHRZ/6HE và 138 LP mới đến
khám tại 3 bệnh viện (BV) tỉnh Đồng Tháp. Có 82,6% trường hợp LP tái phát trong vòng 24 tháng sau khi
ngưng điều trị lao trước đó. Thời gian lao phổi tái phát trung bình 22 21,67 tháng (2 – 120 tháng). Chủ
yếu gặp ở nam giới (81,2%), tuổi trên 65 tuổi (25,4%), kinh tế thiếu ăn (87,7%), sống ở vùng sâu, vùng xa
(69,6%), và đa số sống bằng nghề nông (73,3%). Có tiền căn chủng ngừa BCG thấp (3,6%), 57,3% BN có
thói quen hút thuốc lá, 10,1% BN nghiện rượu, 21% BN tiếp xúc nguồn lây lao, và 17,4% BN có tiền căn
bệnh lý nội khoa mạn tính phối hợp. Triệu chứng thường gặp là ho khạc đàm kéo dài (84,9%), đau ngực
(65,2%), khó thở (37%), ho ra máu (31,9%), sốt nhẹ về chiều (68,8%), biếng ăn (81,9%), sụt cân (77,5%).
Tổn thương lao trên X quang phổi ở mức độ nặng chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%), kế đến 20,3% mức độ trung
bình, và 10,1% mức độ nhẹ. Thường gặp tổn thương lao lan tỏa hai bên phổi (68,8%) và tập trung ở 1/3
trên phổi. 73,2% hình tạo hang. Đồng thời, có 66,4% trường hợp có di chứng lao trên X quang phổi của lần
điều trị trước. Có 41,3% AFB/đàm dương tính từ 2+ trở lên. BN LP tái phát có biểu hiện triệu chứng nặng
nề hơn so với BN LP mới một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05) như sụt cân gấp 2 lần (OR=2), biếng ăn
gấp 3,5 lần (OR=3,5), ho ra máu gấp 2,8 lần (OR=2,8), khó thở gấp 2,8 lần (OR=2,8), đau ngực gấp 1,6 lần
(OR=1,6), và ran bệnh lý ở phổi gấp 2,2 lần (OR=2,2). Tổn thương lao mức độ nặng trên X quang phổi ở
nhóm LP tái phát xảy ra nhiều gấp 2,8 lần so với ở nhóm LP mới (OR=2,8; p<0,0001). Mức độ AFB dương
tính trong đàm 3+ ở nhóm LP tái phát nhiều gấp 2,4 lần so nhóm LP mới (OR=2,4; p=0,0013).
Kết luận: Lao phổi tái phát với phác đồ 2SHRZ/6HE có biểu hiện lâm sàng, mức độ AFB(+)/đàm, tổn
thương trên X quang phổi nhiều, nặng nề và phức tạp hơn lao phổi mới.
Từ khóa: Bệnh lao, lao phổi, lao phổi tái phát, AFB
ABSTRACT
EVALUATION OF CLINICAL FEATURES, POSITIVE SPUTUM SMEAR AND CHEST X-RAYS OF
RECURRENT PULMONARY TUBERCULOSIS WITH 2SHRZ/6HE IN ĐONG THAP PROVINCE
Huynh Thi Nguyet, Ngo Thanh Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 60 - 68
Objective: To evaluate clinical features, positive sputum smear and chest x-rays in patients with recurrent
pulmonary tuberculosis (PTB) with 2SHRZ/6HE in Đong Thap Province.
Method: Analytic cross-sectional study.
* Bộ môn Lao và bệnh Phổi - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Phổi Đồng Tháp
Tác giả liên lạc: TS.BS Ngô Thanh Bình,ĐT: 0908955945, Email: bsthanhbinh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 61
Results: From 8/2005 to 5/2006, there were 138 patients with recurrent PTB with 2SHRZ/6HE and
138 patients with new PTB admitted at 3 hospitals in Đong Thap Province. 82.6% cases were suffered from
recurrent PTB in 24 months after cured by previous anti-TB therapy. The average recurrent PTB time was
22 21.67 months (range, 2 – 120 months). Most of them were male (81.2%), had over 65 years old
(25.4%), had underfed living (87.7%), lived in countrysides (69.6%), and were farmers (73.3%). 3.6%
cases had previous BCG vaccination, 57.3% cases liked cigarette smoking, 10.1% cases were drunk, 21%
cases exposed TB resource, and 17.4% cases combined with chronic internal diseases. The common
symptoms were prolonging productive cough (84.9%), chest pain (65.2%), dyspnea (37%), hemoptysis
(31.9%), light fever in the afternoon (68.8%), anorexia (81.9%), weight losing (77.5%). There were 69.6%
cases with severe TB lesions, 20.3% cases with average TB lesions, and 10.1% cases with light TB lesions on
chest X-rays. TB lesions on chest X-rays were occurred in both lungs (68.8%) and focused on 1/3 upper
lung. 73.2% cases were cavity TB lesions. Besides, there were 66.4% cases with PTB sequelae on chest X-
rays in previous anti-TB therapy. There were 41.3% positive sputum smears at level 2+ and more. The
symptoms of patients with recurrent PTB showed more severe than those of patients with new PTB with
significantly statistics (p<0.05) such as weight losing was 2 times (OR=2), anorexia was 3.5 times
(OR=3.5), hemoptysis was 2.8 times (OR=2.8), dyspnea was 2.8 times (OR=2.8), chest pain was 1.6 times
(OR=1.6), and rale in lung was 2.2 times (OR=2.2). The severe TB lesions on chest x-rays in patients with
recurrent PTB were 2.8 times more than in patients with new PTB (OR=2.8; p<0.0001). The positive
sputum smear at level 3+ in patients with recurrent PTB were 2.4 times more than in patients with new
PTB (OR=2.4; p=0.0013).
Conclusion: Clinical features, positive sputum smear and chest x-rays were showed more severe and
complicative in patients with recurrent PTB with 2SHRZ/6HE than in patients with new PTB.
Keyword: Pulmonary tuberculosis, recurrent pulmonary tuberculosis, AFB
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao đang gia tăng trở lại tại nhiều
nơi trên thế giới. Hóa trị liệu ngắn ngày được áp
dụng phổ biến tại Việt Nam trong hơn một thập
kỷ qua, nhất là công thức 2SHRZ/6HE với đạt
kết quả điều trị khỏi bệnh chiếm đến 90%(12). Tuy
nhiên, tỉ lệ thất bại điều trị lao cũng như lao phổi
(LP) tái phát ngày càng có chiều hướng gia tăng
trong những năm từ 1999 đến 2005 (từ 6,1 –
6,7%)(1). Đã có nhiều công trình nghiên cứu (NC)
về kháng thuốc và kết quả điều trị LP ở Việt
Nam cũng như nước ngoài nhưng hầu như rất ít
có tác giả đề cập về vấn đến LP tái phát, cũng
như về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang
phổi. Hơn nữa, việc điều trị cho những BN LP
tái phát thường có kết quả rất hạn chế, di chứng
và tỉ lệ tử vong cao hơn so với mắc lao mới lần
đầu. LP tái phát là vấn nạn lớn cho bản thân BN
gây nhiều di chứng, điều trị khó khăn, tỉ lệ tử
vong cao và cũng là nguồn lây nhiễm lao nguy
hiểm với nguy cơ kháng thuốc cao cho cộng
đồng, xã hội. Đồng Tháp là một trong những
tỉnh của miền tây nam bộ, nằm giáp biên giới với
Campuchia, hiện nay, có tình hình mắc lao
tương đối cao, đứng hàng thứ hai so với nhiều
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ tư
sau An Giang, TP. HCM, và Tây Ninh với tỉ lệ
nguy cơ mắc lao là (3%), và tỉ lệ LP tái phát
chiếm 6,73%(8). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
NC: “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của lao
phối tái phát với phát đồ 2SHRZ/6HE tại tỉnh
Đồng Tháp” với các mục tiêu cụ thể sau:
Mô tả đặc điểm lâm sàng, mức độ
AFB(+)/đàm và X quang phổi của BN LP AFB(+)
tái phát với phát đồ 2SHRZ/6HE.
- Xác định thời gian tái phát của BN LP
AFB(+) tái phát với phát đồ 2SHRZ/6HE.
- So sánh đặc điểm lâm sàng, mức độ
AFB(+)/đàm và X quang phổi giữa LP AFB(+) tái
phát và LP AFB(+) mới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 62
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế NC
NC cắt ngang phân tích.
Đối tượng NC
Tất cả BN được chẩn đoán LP AFB (+) tái
phát với phát đồ 2SHRZ/6HE được thu dung tái
trị trong chương trình chống lao (CTCL) quốc
gia từ 8/2005 đến 5/2006 tại các phòng khám
chuyên khoa lao, khoa Lao của 3 BV lớn của tỉnh
Đồng Tháp như BV đa khoa tỉnh Đồng Tháp, 2
BV đa khoa khu vực thị xã Sa Đéc và thị xã Hồng
Ngự. Đây là những BN mắc LP AFB(+) mới đã
được điều trị khỏi với phác đồ 2SHRZ/6HE
trước đây, nay phát hiện mắc LP tái phát qua
nhuộm soi trực tiếp AFB/đàm (+) và đều được
chẩn đoán xác định qua hội chẩn tại một trong 3
BV trên. Đồng thời, các BN này đồng ý tham gia
vào NC bằng văn bản.
Tiêu chuẩn chẩn đoán LP AFB (+) mới
Có triệu chứng lâm sàng gợi ý đến lao; và có
bất thường trên X quang phổi gợi ý đến nguyên
nhân do lao; và có 2 trong 3 hoặc ít nhất 1 trong
6 mẫu đàm (+) qua soi AFB trực tiếp; và chưa
điều trị bằng thuốc kháng lao hoặc chỉ mới điều
trị < 1 tháng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán LP tái phát
Là một BN đã được điều trị lao trước đó
(hoàn tất phác đồ điều trị lao) và được xác định
là khỏi bệnh, nhưng hiện tại mắc LP trở lại với
bằng chứng vi khuẩn học là AFB(+)/đàm qua soi
trực tiếp hoặc cấy dương tính với vi khuẩn lao
trong đàm.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN có hồ sơ bệnh án NC không đầy đủ; mắc
LP tái phát ở những BN không được điều trị lao
bằng phác đồ 2SHRZ/6HE trước đây; mắc LP
mạn, LP thất bại điều trị, lao ngoài phổi, lao đa
cơ quan; BN mắc bệnh tâm thần kinh phối hợp
với lao hoặc bị câm điếc.
Phương pháp tiến hành NC
BN được khai thác về hành chính, tiền căn,
bệnh sử bao gồm các biến số cần phải thu thập
như: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
nơi cư trú, tiền căn hút thuốc lá, nghiện rượu,
nguồn lây lao, tiền căn chủng ngừa BCG, tiền
căn điều trị lao với phác đồ 2SHRZ/6HE (thời
gian kết thúc điều trị), tiền căn bệnh lý nội khoa
mạn tính khác, .
Khai thác các triệu chứng lâm sàng, đo dấu
hiệu sinh tồn, khám phổi (phát hiện các ran bệnh
lý ở phổi, hội chứng đông đặc) và khám các cơ
quan khác một cách toàn diện.
Phân tích các dạng tổn thương lao, vị trí tổn
thương lao (bên phải, bên trái, hai bên phổi);
phân chia theo vùng phổi mỗi bên (1/3 trên, 1/3
giữa, 1/3 dưới và cả phổi); và đánh giá mức độ
tổn thương lao trên X quang phổi theo Hiệp hội
lồng ngực Hoa kỳ (ATS) (1990), gồm 3 mức độ:
nhẹ (I), trung bình (II) và nặng (III).
Phân loại mức độ AFB dương tính trong
đàm thành 4 mức độ như sau: dưới 1+, 1+, 2+
và 3+.
Trong NC này, bao gồm có 2 nhóm NC được
bắt cặp cùng giới và cùng nhóm tuổi tương
đương với tỉ lệ là 1:1 nhằm so sánh, phân tích các
đặc điểm về lâm sàng, mức độ AFB(+)/đàm và X
quang phổi của LP giữa hai nhóm NC:
(1) Nhóm bệnh: là những BN mắc LP AFB(+)
tái phát.
(2) Nhóm chứng: là những BN mắc LP
AFB(+) mới (dùng làm nhóm so sánh).
Xử lý và phân tích thống kê
Thu thập dữ liệu vào mẫu bệnh án chung,
ghi nhận tất cả các biến số và xử lý phân tích
thống kê bằng phần mềm STATA phiên bản 8.0.
Các biến số định tính sẽ được biểu diễn theo tần
suất, tỉ lệ phần trăm và kiểm định theo phép
kiểm 2. Các biến số định lượng sẽ được biểu
diễn theo trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm
định theo phép kiểm Fisher. Giá trị p<0,05 và các
mối liên quan được tính bằng tỉ số chênh (OR:
Odds ratio) không chứa 1 được xem là có ý
nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% (95%
Confident Interval, 95%CI).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 63
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian NC từ 8/2005 đến 5/2006, thu
dung được 276 trường hợp, trong đó:
Nhóm bệnh: gồm 138 BN LP AFB(+) tái phát
với phát đồ 2SHRZ/6HE.
Nhóm chứng: gồm 138 BN LP AFB(+) mới
dùng làm nhóm so sánh.
Đặc điểm lâm sàng, mức độ AFB(+)/đàm và
X quang phổi của BN LP AFB(+) tái phát
với phát đồ 2SHRZ/6HE
Phân bố theo giới tính
Trong 138 BN LP AFB(+) tái phát với phát đồ
2SHRZ/6HE có 112 BN nam (81,16%) và 26 BN
nữ (18,84%) với tỉ số nam:nữ là 4,3:1. Điều này
cũng phù hợp với nhận định của Tổ chức Y tế
thế giới(12), hơn 2/3 nam giới có tỉ lệ mắc lao cao
và tỉ lệ lao tái phát cũng cao.
Phân bố theo tuổi
Xem biểu đồ 1, tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi và
cao nhất là 82 tuổi, tuổi trung bình là 50,716,7.
Trong đó, nhóm tuổi có tỉ lệ LP tái phát cao là
nhóm tuổi > 65 tuổi chiếm 25,4%.
6.52
14.49
18.12
18.84
16.67
25.36
0
5
10
15
20
25
30
15-24 25-34 35-44 45-54 55-65 >65
tỉ lệ (%)
Biểu đồ 1: Phân bố theo tuổi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với nhận định trong y văn(2,4,7,8,10) những BN
trên 65 tuổi, thường có đáp ứng miễn dịch kém,
khả năng lao tái phát rất cao.
Phân bố vùng định cư và hoàn cảnh kinh tế
Tỉ lệ LP tái phát xảy ra nhiều ở những BN
sống vùng sâu vùng xa (69,6%) so với số BN
sống ở thị xã, thành phố (30,4%) (p<0,001). Điều
này cũng hợp lý do tính chất địa dư của tỉnh
Đồng Tháp là một trong những tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long với đa số BN là nông dân, định
cư vùng nông thôn là chủ yếu. Những BN có
kinh tế ở mức đủ sống đến thiếu ăn chiếm tới
87,7%, trong đó có 41,30% số hộ nghèo. Do kinh
tế khó khăn, cuộc sống nghèo nàn là điều kiện
thuận lợi cho bệnh lao bùng phát cũng như mắc
lao tái phát cao.
Phân bố theo nghề nghiệp
Nhóm BN lao động nặng chiếm tỉ lệ cao nhất
(64,5%), nhóm BN lao động trí óc chiếm tỉ lệ thấp
nhất (4,35%), và các nhóm nghề khác chiếm
31,2%. Kết quả NC cho thấy tỉ lệ LP tái phát xảy
ra nhiều ở nhóm BN làm ruộng chiếm 62% là
phù hợp với địa dư Đồng Tháp, phần lớn BN
làm nghề nông. Kết quả NC của chúng tôi cũng
tương đương với NC khác của Đinh Quang
Đông(3) (BV lao Thái Bình) cũng cho thấy LP tái
phát xảy ra nhiều ở nhóm BN làm ruộng (73,3%)
(p=0,097). Theo Trần Văn Sáng(11), LP tái phát xảy
ra ở nhóm nghề tự do, lao động nặng nhọc (60%)
(p=0,77). Do lao động nghề nông vất vả, cực
nhọc cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lao tái
phát cao.
Tiền căn của BN
Gồm 5 BN có tiền căn chủng ngừa BCG
(3,6%), 79 BN có thói quen hút thuốc lá (57,3%),
14 BN nghiện rượu (10,1%), 29 BN tiếp xúc
nguồn lây lao (21%), 24 BN có tiền căn bệnh lý
nội khoa mạn tính phối hợp (17,4%). Kết quả này
cũng được ghi nhận trong y văn(2,3,5,9), đây là
những yếu tố nguy cơ làm tăng mắc lao mới và
lao tái phát.
Đặc điểm lâm sàng của LP AFB(+) tái phát
Lý do khám bệnh
Những lý do thường làm cho BN cảm thấy
khó chịu mới đi khám thường gặp là ho khạc kéo
dài (34, 8%), ho ra máu (20,3%) và mệt khó thở
(14,5%). Đây cũng là những lý do đến khám
thường gặp trong nhóm BN LP nói chung. Các lý
do ít gặp hơn là sốt và đau ngực (10,8%), tình cờ
phát hiện (2,2%) và suy kiệt (7,3%). Điều này
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác(6,11). Ngoài
ra, những trường hợp tình cờ phát hiện hoặc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 64
triệu chứng mơ hồ giống như những bệnh khác
làm cho BN đến khám các chuyên khoa khác
thường do BN chủ quan không nghĩ mình mắc
bệnh trở lại.
48
28
20
15 14
10
3
0
10
20
30
40
50
1
Ho khạc kéo dài
Ho ra máu
Mệt ,Khó thở
Sốt
Đau ngực
Suy kiệt
Tình cờ phát hiện
Biểu đồ 2: Lý do khám bệnh
Các triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Triệu chứng cơ năng và thực thể
Triệu chứng N (%)
Triệu chứng
cơ năng
Khó thở 51 (37%)
Ho khạc kéo dài 116 (84,1%)
Ho ra máu 44 (31,9%)
Đau ngực 90 (65,2%)
Sốt nhẹ về chiều 95 (68,8%)
Sốt cao 15 (10,9%)
Sụt cân 107 (77,5%)
Đổ mồ hôi trộm 51 (37%)
Biếng ăn 113 (81,9%)
Thể trạng
Gầy 92 (66,7%)
Trung bình 35 (25,4%)
Tốt 11 (8%)
Khám phổi
Ran bệnh lý ở phổi 70 (50,7%)
Bình thường 68 (49,3%)
Triệu chứng ho khạc đàm kéo dài là biểu
hiện thường gặp nhất (chiếm 84,9%). Đây là triệu
chứng tiêu biểu cho nhiễm trùng đường hô hấp
và là nguyên nhân chính đưa đến nguy cơ lan
tràn bệnh lao, là nguồn lây nguy hiểm cho cộng
đồng (9). Các triệu chứng hô hấp khác cũng
thường xuất hiện như đau ngực (65,2%), khó thở
(37%) và ho ra máu (31,88%), gợi ý một tổn
thương nặng nề và lý do thường khiến cho BN lo
sợ đến khám. Các triệu chứng nhiễm lao chung
như biếng ăn (81,9%), sụt cân (77,5%), sốt nhẹ về
chiều (68,8%), đổ mồ hôi trộm (36,96%). NC của
chúng tôi phù hợp với NC của các tác giả Lê thị
Tỉnh(6), Trần Văn Sáng (11). Khám phổi: có ran
bệnh lý ở phổi chiếm tỉ lệ cao (50.72%).
Hình ảnh X quang phổi của LP AFB(+) tái phát
Mức độ tổn thương lao trên X quang phổi (ATS-
1990)
Bảng 2: Mức độ tổn thương lao trên X quang phổi
(ATS-1990)
Mức độ tổn thương lao N (%)
Nhẹ (I) 14 (10,1%)
Trung bình (II) 28 (20,3%)
Nặng (III) 96 (69,6%)
Tổn thương lao mức độ nặng trên X quang
phổi chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%), mức độ tổn
thương trung bình thấp hơn chiếm 20,3%, mức
độ tổn thương nhẹ chiếm tỉ lệ thấp nhất (10,1%).
So sánh với các tác giả khác:
Bảng 3: So sánh với các tác giả khác về mức độ tổn
thương lao trên X quang phổi
Tác giả
Nguyễn
Việt Cồ
(9)
Trần Văn
Sáng
(11)
Lê Thị
Tỉnh
(6)
Chúng
tôi
P
Mức
độ tổn
thươn
g
Nhẹ 14% 10% 16% 10,1% 0,008
Vừa 56% 52% 60% 20,3% 0,000
Nặng 30% 38% 24% 69,6% 0,000
Mức độ tổn thương nặng và vừa chiếm tỉ
lệ cao trong NC của chúng tôi so với kết quả
của các tác giả ở bảng trên Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với mức p<0,05. Điều này có
thể lý giải theo sinh bệnh học của bệnh LP(2)
khi mà tổn thương biểu hiện trên X quang
phổi lan rộng thì bệnh đã diễn tiến một thời
gian dài và số lượng vi khuẩn lao gia tăng và
đã đến giai đoạn trễ của bệnh.
Vị trí tổn thương lao trên X quang phổi
Biểu đồ vị trí tổn thương
trên x quang
68.84%
13.04%
18.12%
Bên phải Bên trái Cả 2 bên
Biểu đồ 3: Vị trí tổn thương lao trên X quang phổi
Thường gặp tổn thương lao lan tỏa hai bên
phổi (68,8%), kế đến tổn thương bên phải nhiều
hơn bên trái (18,1% so với 13%). Điều này cũng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 65
phù hợp với các nghiên cứu trong y văn(2,4,6,8,10).
Phân chia tổn thương lao theo vùng phổi mỗi bên trên
X quang phổi
Bảng 4: Phân chia tổn thương lao theo vùng phổi mỗi
bên trên X quang phổi
Vùng tổn thương Bên Phải (n=120) Bên Trái (n=114)
1/3 trên phổi 85 (70,8%) 86 (75,4%)
1/3 giữa phổi 4 (3,3%) 1 (0,9%)
1/3 dưới phổi 5 (4,2%) 5 (4,4%)
Cả một bên phổi 26 (21,7%) 22 (19,3%)
Tỉ lệ BN có tổn thương ở 1/3 trên phổi phải là
70,8% và phổi trái là 75,84%. Đây là vị trí thường
gặp của tổn thương lao trên x quang phổi, điều
này phù hợp với trong y văn(7,9,10) là do vi khuẩn
lao là vi khuẩn có tính hiếu khí tuyệt đối, đồng
thời với có sự liên quan nồng độ O2 cao thường
tập trung ở 1/3 trên phổi. Vị trí tổn thương lao ở
1/3 dưới phổi (4,2% và 4,4%) và 1/3 giữa phổi
(3,3% và 0,9%) có tỉ lệ ít hơn nhiều. Ngoài ra, tổn
thương lao xảy ra ở cả phổi có tỉ lệ thấp hơn so
với 1/3 trên phổi ở cả hai bên, thường là do tổn
thương lao xảy ra đầu tiên ở 1/3 trên phổi, sau đó
vi khuẩn lao lan tràn đến vùng phổi lân cận và
cuối cùng là cả phổi trong những trường hợp lao
phổi nặng và được phát hiện muộn.
Các dạng tổn thương lao trên X quang phổi
Bảng 5: Các dạng tổn thương lao trên X quang phổi
Hình ảnh tổn thương N (%)
Đám mờ đều 15 (10,9%)
Dạng nốt 59 (42,8%)
Hình ảnh hang 101 (73,2%)
Đặc điểm Đám mờ đều có hang 23 (16,7%)
Nốt có hang 40 (29%)
Xơ hang 57 (41,3%)
Hạt kê 2 (1,5%)
Kết quả NC của chúng tôi cũng phù hợp
với nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ(9), và Trần
Văn Sáng(11) về các dạng tổn thương lao trên X
quang phổi.
Di chứng do lao phổi lần điều trị trước
Nhóm bệnh có di chứng của lần điều trị
trước chiếm tỉ lệ cao (66,4%), đa số loại di chứng
xơ phổi (28,6%), xẹp phổi (28,6%) chiếm nhiều
nhất, ít gặp nhất là giãn phế quản và kén khí.
Các dạng di chứng do lao phổi trong NC của
chúng tôi cũng được ghi nhận trong y văn(2,7,10), là
do tình trạng hủy nhu mô phổi, hoặc xẹp một
phần phổi, xơ hóa phổi, là giảm thể tích phổi,
gây nên bệnh phổi hạn chế. Đồng thời, điều này
sẽ kéo theo tình trạng tăng thông khí bù trừ, gây
khí phế thũng gây rối loạn thông khí – tưới máu.
Đây cũng là yếu tố nguy cơ làm bùng phát mắc
lao phổi trở lại.
Bảng 6: Di chứng do lao phổi lần điều trị trước
Di chứng N(%)
Có 91 (65,9%)
Không 47 (34,1%)
Loại di chứng Hang tồn lưu 22 (24,2%)
Xơ phổi 26 (28,6%)
Xẹp phổi 26 (28,6%)
Hủy mô phổi 12 (13,2%)
Giãn