Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật làm tắc động mạch phế quản trong điều trị ho ra máu nặng hoặc tái phát tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Cơ sở thực hiện nghiên cứu: Trong các biện pháp điều trị ho ra máu (HRM) nặng hoặc tái phát thì tắc động mạch (ĐM) phế quản (bronchial artery embolisation: BAE) là biện pháp cầm máu an toàn và hữu hiệu, đã được thực hiện nhiều nơi. Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (BV NDGĐ) đã thành lập đơn vị DSA nhưng cho đến nay chưa có tổng kết nào để đánh giá ưu nhược điểm cũng như vai trò điều trị của phương pháp này. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp làm tắc ĐM phế quản trong điều trị HRM nặng hoặc tái phát tại BV NDGĐ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu và hồi cứu ở tất cả bệnh nhân HRM có chỉ định can thiệp làm tắc ĐM phế quản. Kết quả: 48 BN được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) với hình ảnh tăng sinh mạch máu (62,5%) và dãn mạch (25%). Hiệu quả cầm máu tức thời khá cao 93,8% và tỉ lệ tái phát chấp nhận được(24,4%).Biến chứng thường gặp sau thủ thuật là sốt nhưng tự giới hạn. Hai trường hợp tử vong do viêm phổi và 1 trường hợp tử vong do HRM nặng không can thiệp được. Kết luận: BAE kiểm soát cầm máu tức thời và lâu dài ở những trường hợp HRM nặng hoặc tái phát, ngày càng được lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả cao

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật làm tắc động mạch phế quản trong điều trị ho ra máu nặng hoặc tái phát tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  88 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT LÀM TẮC ĐỘNG MẠCH   PHẾ QUẢN TRONG ĐIỀU TRỊ HO RA MÁU NẶNG HOẶC TÁI PHÁT   TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH  Dương Anh Phượng*, Lê Thị Kim Chi*, Hà Thị Bạch Tuyết*, Nguyễn Bảo Trung*, Lê Thị Thu Hương*  TÓM TẮT  Cơ sở thực hiện nghiên cứu: Trong các biện pháp điều trị ho ra máu (HRM) nặng hoặc tái phát thì tắc  động mạch (ĐM) phế quản (bronchial artery embolisation: BAE) là biện pháp cầm máu an toàn và hữu hiệu, đã  được thực hiện nhiều nơi. Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (BV NDGĐ) đã thành lập đơn vị DSA nhưng cho đến  nay chưa có tổng kết nào để đánh giá ưu nhược điểm cũng như vai trò điều trị của phương pháp này.  Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp làm tắc ĐM phế quản trong điều trị HRM nặng hoặc tái  phát tại BV NDGĐ.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu và hồi cứu ở tất cả bệnh nhân HRM có chỉ định can thiệp làm  tắc ĐM phế quản.  Kết quả: 48 BN được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) với hình ảnh tăng sinh mạch máu (62,5%) và dãn  mạch (25%). Hiệu quả cầm máu tức thời khá cao 93,8% và tỉ lệ tái phát chấp nhận được(24,4%).Biến chứng  thường gặp sau thủ thuật là sốt nhưng tự giới hạn. Hai trường hợp tử vong do viêm phổi và 1 trường hợp tử  vong do HRM nặng không can thiệp được.  Kết luận: BAE kiểm soát cầm máu tức thời và lâu dài ở những trường hợp HRM nặng hoặc tái phát, ngày  càng được lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả cao.  Từ khóa: Ho ra máu, tắc động mạch phế quản.  ABSTRACT  EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF BRONCHIAL ARTERY EMBOLIZATION   IN THE TREATMENT OF SEVERE OR RECURRENT HEMOPTYSIS   AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL  Dương Anh Phuong, Le Thi Kim Chi, Ha Thi Bach Tuyet, Nguyen Bao Trung, Le Thi Thu Huong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 88 ‐ 93  Background: Bronchial artery embolization (BAE) is one of the most effective and least complicated method  in control of severe or recurrent hemoptysis. At Nhân Dân Gia Dinh Hospital, the DSA unit has been established  since 2009. However, so far no research has been performed to evaluate advantages, disadvantages and the role of  this method of treatment.  Objectives: Evaluate the effectiveness of BAE in treatment of severe or recurrent hemoptysis in Nhan Dan  Gia Dinh Hospital.  Method: Descriptive study, pro and retrospective; all patients with hemoptysis admitted to Nhan Dan Gia  Dinh Hospital and indicated intervention BAE .  Results: a total of 48 patients with severe or recurrent hemoptysis admitted to Nhân Dân Gia Định Hospital  and  indicated  intervention BAE were  recruited. Angiographic  findings  indicating  embolization of  the affected  * Khoa Nội hô hấp - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: BS. Dương Anh Phượng, ĐT : 0908.146.744 Email :anhphuongchihung@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   89 vessel include: hypervascularity (62.5%) and enlarged bronchial arteries (25%). Immediately success rate of BAE  was  93.8%  and  recurrent  rate was  24.4%.  The most  common  complication  is  fever  for  1‐8  days  after  the  procedure and regress. Two of them died from massive hemoptysis.  Conclusion: BAE may result in long‐term as well as immediate control of sever or recurrent hemoptysis.  This method is a safe, simple procedure and not exposed to any significant complication.  Key words: Hemoptysis, bronchial artery embolization  ĐẶT VẤN ĐỀ   Ho ra máu (HRM) là một trong những lý do  nhập  viện  thường  gặp  ở  khoa  Nội  Hô  Hấp.  Nguyên  nhân  thường  gặp  nhất  là do  lao, dãn  phế quản. Tử vong trong đa số các trường hợp  là  thứ phát vì ngạt do hít  sặc nhiều hơn  là do  xuất huyết. Hướng xử trí thông  thường  là điều  trị bảo tồn hoặc điều trị ngoại khoa. Trong phần  lớn  các  trường hợp HRM,  điều  trị nội khoa  là  bước xử trí ban đầu. Tuy nhiên điều trị nội khoa  chỉ  là giải pháp  tình  thế và  các  thuốc  co mạch  không đủ tác dụng đối với các trường hợp HRM  nặng, các ĐM phế quản dãn không hồi phục. Đa  phần các BN ho ra máu lượng nhiều không phải  là  đối  tượng  tốt  cho  phẫu  thuật  vì  dung  tích  phổi kém và có nhiều bệnh đi kèm(9,8), trong khi  thực  tế  những  trường  hợp HRM  nặng  và  tái  phát cần  được cầm máu nhanh nhằm  tránh  tử  vong, sau đó sẽ có thời gian để điều trị nguyên  nhân.  Các BN ho ra máu điều trị bảo tồn có tỉ lệ tử  vong cao ngoài khả năng dự đoán, dao động từ  50  ‐100%(11). Tỉ  lệ  tử vong  ở nhóm HRM  lượng  nhiều được can thiệp phẫu thuật là 7,1– 40%(4),và  tỉ lệ càng cao khi tiến hành phẫu thuật cấp cứu(3).  Làm  tắc  ĐM  phế  quản  (bronchial  artery  embolisation:  BAE)  điều  trị HRM  được mô  tả  đầu tiên vào năm 1973(9,8,10). Tiếp theo sau đó có  nhiều nghiên cứu nữa nhấn mạnh  tính an  toàn  và  hiệu  quả  của  thủ  thuật  này(7,14,4). Kể  từ  khi  được mô tả lần đầu, BAE đã trở thành can thiệp  nội mạch được chấp nhận rộng rãi trong điều trị  và chuẩn bị tiền phẫu cho các trường hợp HRM  lượng  nhiều(15,10,14,4).Thủ  thuật  tắc mạch  có  thể  cứu mạng  BN,  có  thể  trì  hoãn  hoặc  thay  thế  phẫu  thuật, và  trong nhiều  trường hợp  là điều  trị  lựa  chọn  hàng  đầu.  BAE  có  thể  kiểm  soát  HRM  lượng nhiều tức thời (77%) cũng như  lâu  dài nhưng biến chứng này cũng không  thường  gặp(7).. Do  đó  BAE  tỏ  ra  là  lựa  chọn  tốt  trong  trường hợp HRM lượng nhiều.  Đơn  vị  Can  thiệp mạch máu  ngoài mạch  vành  tại  BV NDGĐ  được  thành  lập  từ  tháng  8/2009  đã  can  thiệp  nhiều  trường  hợp  HRM  nặng bằng phương pháp  tắc  ĐM phế quản  có  chọn  lọc,  tuy nhiên hiện nay  chưa  có  tổng kết  nào để đánh giá ưu nhược điểm cũng như vai  trò điều trị của phương pháp này.  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát  Đánh giá hiệu quả của phương pháp làm tắc  ĐM phế quản trong điều trị HRM nặng hoặc tái  phát tại BV NDGĐ.  Mục tiêu cụ thể  Mô  tả đặc  điểm  lâm  sàng và  cận  lâm  sàng  của bệnh nhân HRM.  Thống kê  các biến  chứng và  tỉ  lệ  cầm máu  sau can thiệp trong thời gian BN còn nằm viện.  Thống kê  các biến  chứng và  tỉ  lệ  cầm máu  sau can thiệp ở các thời điểm 1,3 và 6 tháng.  ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP N GHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Tất cả bệnh nhân HRM nặng hoặc  tái phát  nhập BV NDGĐ từ đầu tháng 01/ 2011 đến cuối  tháng 06/2013 và có chỉ định can  thiệp  làm  tắc  ĐM phế quản để cầm máu.  Phương pháp nghiên cứu  Mô tả, tiến cứu và hồi cứu  Tiêu chuẩn chọn bệnh  Tất cả bệnh nhân HRM nhập BV NDGĐ và  có chỉ định can  thiệp  làm  tắc ĐM phế quản để  cầm máu.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  90 Tiêu chuẩn loại trừ  Những  bệnh  nhân HRM  và  không  có  chỉ  định can  thiệp BAE hay có chống chỉ định can  thiệp BAE  (dị  ứng  thuốc  cản quang,  suy  thận,  hẹp ĐM phổi bẩm sinh).  Các định nghĩa  Không có định nghĩa chính xác về HRM nhẹ  và trung bình (minor & moderate hemoptysis)   HRM lượng nhiều: chiếm 5% các trường hợp  HRM  HRM trên 300 ml/24 giờ hay  HRM trên 100 ml/24 giờ / 3 ngày   hoặc HRM với bất kì  thể  tích nào gây  ảnh  hưởng huyết động.   Can  thiệp  thành  công:  khạc  ra  máu  ít  hơn  100ml trong 24 giờ sau can thiệp(2). .  Can thiệp thất bại: còn khạc nhiều hơn 100ml  trong 24 giờ sau can thiệp.  Các bước tiến hành:  Thu thập số liệu về lâm sàng dựa trên hồ sơ  bệnh án lưu trữ tại BV.  Thực  hiện  các  cận  lâm  sàng  cần  thiết:  xét  nghiệm  cơ  bản,  đông  máu  toàn  bộ,  ECG,  Xquang  phổi  thẳng, MSCT  ngực,  nội  soi  phế  quản  Điều trị nội khoa tích cực.  Tiến hành can thiệp BAE‐ghi nhận đặc điểm  tổn  thương  mạch  máu  trên  DSA:  Chích  động  mạch  đùi  phải  theo  phương  pháp  Seldinger.Sheath:  5F. Pigtail 5.0F, Cobra 5.0F, Progreat 2.7F. Khảo sát  động mạch chủ ngực. Chọn  lọc động mạch ghi hình  chẩn đoán. Chọn lọc nhánh tăng sinh độngmạch bơm  PVA 550 – 710 micron.  Ghi nhận  các biến  chứng và hiệu quả  cầm  máu tại các thời điểm: ngay sau can thiệp.   Ghi nhận  các biến  chứng và hiệu quả  cầm  máu tại các thời điểm: sau can thiệp 1,3,6 tháng  bằng cách điện thoại cho BN hay thân nhân BN  và dựa vào bệnh án điện tử của BV.  Các số liệu sẽ được nhập vào máy tính dựa  trên phần mềm SPSS, phiên bản 16.  KẾT QUẢ  Tuổi và giới  Dân số nghiên cứu của chúng tôi có tuổi từ  16 – 95 (trung bình 57,06 ± 19,45 ), tỉ lệ nam/nữ =  4,8/1.  Tình trạng bệnh trước khi can thiệp BAE  Trong số 48 BN được khảo sát có 4 BN suy  hô hấp cần phải đặt nội khí quản trước khi tiến  hành  thủ  thuật  chiếm  tỉ  lệ  8,3 %. Ngoại  trừ  6  trường hợp không thu được mẫu do bác sĩ nhận  bệnh không đánh giá mức độ HRM trong bệnh  án,  trong dân  số nghiên  cứu  còn  lại  tình  trạng  HRM  lượng  ít  dai  dẳng  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  52,4% (n = 22),  HRM lượng trung bình và lượng  nhiều lần lượt là 19 %( n= 8) và 28,6 % ( n = 12).  Nội soi phế quản (NSPQ)trước can thiệp  Bảng 1: Đặc điểm tổn thương ghi nhận qua NSPQ  NSPQ trước can thiệp BAE Tỉ lệ ( n = 48) Không thưc hiện 39 (81,2%) Xuất huyết thùy trên P 1 (2,1%) Xuất huyết thùy giữa P 3 (6,2%) Xuất huyết thùy dưới P 1 (2,1%) Xuất huyết thùy trên T 1 (2,1%) Xuất huyết thùy lưỡi 1 (2,1%) Xuất huyết thùy dưới T 1 (2,1%) Tổn thương khác 2 (4,2%) Trong  48  trường  hợp  khảo  sát  thì  có  đến  81,2% (n = 39) không có NSPQ   trước can thiệp  BAE, chỉ có 8 trường hợp được NSPQ trước can  thiệp chiếm 8,8 %. Khi NSPQ  có 1  trường hợp  không thấy được nguồn gốc chảy máu, 1 trường  hợp phát hiện u sùi, có 1 trường hợp chảy máu ở  2 vị trí (thùy trên P và thùy lưỡi T).  Đặc  điểm  tổn  thương  trên  phim  MSCT  ngực  Một BN  có  thể  có nhiều  tổn  thương khác  nhau  trên MSCT  ngực.  Trong  dân  số  nghiên  cứu  có  đến  43,8 %  (  n  =  21)  BN  có  dãn  phế  quản khu trú.  Bảng 2: Đặc điểm tổn thương ghi nhận qua CT ngực  Đặc điểm trên MSCT ngực Tỉ lệ ( n = 48) Không thực hiện 4 ( 8,3 %) Xơ vôi 13 (27,1%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   91 Đặc điểm trên MSCT ngực Tỉ lệ ( n = 48) Lao tiến triển 12 ( 25%) Dãn phế quản khu trú 21 ( 43,8%) Dãn phế quản lan tỏa 1 bên 4 ( 8,3%) Dãn phế quản lan tỏa 2 bên 6 ( 12,5%) Khác: viêm tiểu PQ, đông đặc, kính mờ, khí phế thủng, u nấm ( 43,8%) Điều trị nội khoa trước can thiệp BAE  Bảng 3: Điều trị nội khoa trước can thiệp mạch máu  Điều trị nội khoa Tỉ lệ ( n=45) Thở oxy 23 (47,9%) Điều trị cầm máu 47 (97,9%) Điều trị ức chế ho 42 (87,5%) Điều trị an thần 35 (72,9%) Nội soi cầm máu 8 ( 18,8%) Đặc điểm tổn thương mạch máu trên DSA  Bảng 4: Đặc điểm tổn thương mạch máu trên DSA  Đặc điểm mạch máu trên DSA Tỉ lệ ( n = 44) Bình thường 3 ( 6,2%) Dãn động mạch 12 ( 25%) Tăng sinh động mạch 39 ( 62,5%) Khác 3 ( 6,2%) Khi khảo sát mạch máu  trên DSA cho  thấy  đa  số  BN  có  tăng  sinh mạch máu  chiếm  tỉ  lệ  62,5% (n = 39), trong đó có 18,8% (n = 9) BN có cả  2 đặc điểm vừa tăng sinh mạch máu vừa có dãn  ĐM. Có  1  trường  hợp  dị  dạng  ĐM  phế  quản  phổi trái, 1 trường hợp dò động tĩnh mạch phổi  phải, 1 trường hợp ĐM phế quản trái co thắt có  dấu thoát mạch.  Tình trạng HRM sau can thiệp BAE  Bảng 5: Tình trạng HRM sau can thiệp  Trình trạng ho ra máu Tỉ lệ ( n= 45) Trên 100ml/24h 1 (2,2%) Đàm vướng máu 22 (48,9%) Trong tổng số 45 trường hợp được can thiệp  BAE  chỉ  có  1  trường  hợp  có HRM  hơn  100ml  chiếm tỉ lệ 2,2%. Có 22 trường hợp còn ho đàm  vướng máu sau can thiệp chiếm tỉ lệ 48,9%. Thời  gian ho đàm vướng máu trung bình là 3,68 ±1,89   ngày, ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 8 ngày.  Biến chứng sau can thiệp  Bảng 6: các biến chứng sau khi can thiệp  Các biến chứng Tỉ lệ ( n=45) Thuyên tắc phổi 0 Các biến chứng Tỉ lệ ( n=45) Máu tụ 0 Đau chân 4 (8,9%) Đau ngực 2 (4,4%) Sốt 10 (22,2%) Trong 45 BN được can thiệp BAE không có  BN nào có thuyên tắc phổi hay biến chứng máu  tụ. Sốt chiếm tỉ lệ cao nhất 22,2% ( n = 10).  Tỉ lệ can thiệp thành công và  tử vong sau  can thiệp BAE  Bảng 7: Kết quả sau can thiệp  Kết quả sau BAE Tỉ lệ ( n = 45) Tái phát 11 ( 24,4%) Tử vong 3 ( 6,67%) Thành công 31 ( 68,93%) Trong  tổng  số 45 BN  được  can  thiệp  có 11  trường hợp  tái phát chiếm  tỉ  lệ 24,4%. Trong 3  trường hợp  tử vong  sau  can  thiệp  có 2  trường  hợp  do  suy  hô  hấp  và  viêm  phổi  chiếm  tỉ  lệ  6,67%,  1  trường hợp ngưng hô hấp  tuần hoàn  ngay tại phòng can thiệp DSA.  Tái phát sau can thiệp  Bảng 8: Tái phát sau can thiệp  Thời gian tái phát Tỉ lệ ( n = 11) Trong vòng 1 tháng 4 ( 36,3%) Trong vòng 3 tháng 2 ( 18,2%) Trong vòng 6 tháng 3 ( 27,3%) Hơn 6 tháng 2 ( 18,2%) BÀN LUẬN  Dân  số nghiên  cứu  của  chúng  tôi  đa  số  là  nam  (83,3%)  với  độ  tuổi  trung  bình  là  57,06  ±  19,45,  dao  động  từ  16  đến  95,  tỉ  lệ  nam/nữ  =  4,8/1,  tương  đương  với  tác  giả  trong  và  ngoài  nước (1,2,6)  Tại  thời  điểm  nhập  viện  có  6  trường  hợp  không  thu  thập được dữ  liệu về mức độ HRM  (do không ghi nhận trong bệnh án), trong số 42  BN  còn  lại  có  52,4%  (n=22) HRM  lượng  ít  và  28,6%(n=12) HRM  lượng  nhiều.  Tỉ  lệ  này  cao  hơn tác giả Sidhu và cộng sự(11) (chỉ có 5% HRM  lượng nhiều) có thể do nguyên nhân gây HRM  chủ yếu là lao phổi và di chứng lao, mà xuất độ  bệnh lý này khá cao ở Việt Nam. Tuy vậy ở thời  điểm  ngay  trước  can  thiệp  BAE  thì  có  4  BN  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  92 (8,3%) suy hô hấp phải  đặt nội khí quản  trước  thủ thuật.  Xquang tim phổi thẳng, CT ngực và nội soi  phế  quản  (NSPQ)  thường  được  dùng  nhất  để  xác  định  vị  trí  chảy máu(15).NSPQ  là một  thủ  thuật xâm lấn và kích thích BN nên dễ dẫn đến  nguy  cơ HRM nhiều hơn và  suy hô hấp nặng  hơn, ngoài  ra  để  tiến  hành NSPQ  cần phải  có  máy móc  và  nhân  sự mà  không  phải  lúc  nào  cũng sẵn có. Sang thương thường gặp nhất khi  chụp CT ngực  là dãn phế quản khu  trú  chiếm  43,8%  (n=21),  tổn  thương  lao  tiến  triển  25%  (n=12)  ,tương  đương  với  bài  viết  của  tác  giả  David. R. Sopko(12) cũng như nhiều y văn khác.  Phần lớn BN đều được điều trị nội khoa tích  cực với  cầm máu,  thuốc  ức  chế ho và  an  thần  trước  hoặc  trong  khi  chờ  tiến  hành  BAE,  phù  hợp  với  y  văn  về  hướng  xử  trí  phối  hợp  nội  khoa tích cực.  Khảo sát DSA  ở đơn vị chúng  tôi cho  thấy   hình ảnh tăng sinh ĐM chiếm 62,5%(n= 39)   và  dãn  ĐM  25%(n=12)  thấp hơn  tác  giả  Sidhu  và  cộng sự(4) với tỉ lệ lần lượt là 83% và 31%, có thể  do dân số mẫu không nhiều nên chưa ghi nhận  được  nhiều  sang  thương.  Có  9  trường  hợp  (18,8%)  có  cả  hai  loại  sang  thương  trên. Hình  ảnh thoát mạch rất có ích và chuyên biệt nhưng  theo  tác  giả  David  R.  Sopko  ghi  nhận  chỉ  có  10,7%(12)  còn nghiên cứu chúng tôi chỉ ghi nhận  được 1 trường hợp nhưng cũng không  thể tiến  hành can thiệp được vì BN suy hô hấp tại phòng  can  thiệp.  Chúng  tôi  cũng  ghi  nhận  được  1  trường hợp dị dạng mạch máu não hồi cạnh hải  mã  đi  kèm dò  động  tĩnh mạch phổi phải  (hội  chứng  HHT:  hereditary  hemorrhagic  telangiectasia)  là  rối  loạn  di  truyền  hiếm  gặp  1/5000 dân, còn gọi là bệnh hay hội chứng Osler‐ Weber‐Rendu.  Trong 45 BN  được  can  thiệp  làm  tắc mạch  chỉ có 1 trường hợp HRM trên 100ml trong vòng  24 giờ sau thủ thuật và đã được can thiệp lần hai  ngay trong thời gian còn nằm viện, 97,8% (n=44)  được xem  là  thành  công  theo  định nghĩa  trên.  48,9% (n=22) ho đàm vướng máu sau can thiệp  từ 1 – 8 ngày ( trung bình 3,68 ± 1,89). Tỉ lệ thành  công  khi  can  thiệp  BAE  ở  đơn  vị  chúng  tôi  tương  đương  với  các  tác  giả  trong  và  ngoài  nước(4,7,8).  Theo y văn, biến chứng thường gặp nhất sau  can thiệp là đau ngực 24‐91%(15,7,8,9) và tự hết mà  không thấy đề cặp đến vấn đề sốt sau can thiệp.  Trong khi  đó qua khảo  sát  chúng  tôi ghi nhận  sốt  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  22,2%(n=10)  trong  khi  đau ngực chỉ xảy ra ở 2 bệnh nhân (4,4%). Ở VN  tỉ  lệ  bệnh  nhiễm  cao,  do  đó  vấn  đề  sốt  cũng  không  loại  trừ do  tình  trạng bội nhiễm đi kèm  trước hoặc sau khi can thiệp  Tỉ lệ tái phát chung sau can thiệp chúng tôi  ghi nhận được  là 24,4%(n=11)  tương đương  tác  giả David  R.Sopko(15)  (10  –  33%).Thời  điểm  tái  phát  trong  vòng  1,3,6  và  sau  6  tháng  sau  can  thiệp  lần  lượt  là  36,3%(n=4),  18,2%(n=2),  27,3%(n=3) và 18,2%(n=2). Do thời gian theo dõi  không dài như  các  đồng nghiệp  ở nước ngoài  nên  tạm  thời  chúng  tôi  chưa  so  sánh  tỉ  lệ  cầm  máu lâu dài.  Tử  vong  sau  can  thiệp  BAE  là  biến  cố  nghiêm  trọng. Trong nghiên cứu chúng  tôi ghi  nhận 3  trường hợp  tử vong,  trong đó 2  trường  hợp tử vong do suy hô hấp viêm phổi sau thời  gian  thở máy  tại  ICU, không  có HRM  tái phát  sau  BAE.  Trường  hợp  tử  vong  còn  lại  là  do  HRM lượng lớn, BN trở nặng ngay trên bàn can  thiệp, hồi sức không hiệu quả và chưa tiến hành  can thiệp được.  KẾT LUẬN  BAE có thể kiểm soát HRM lượng nhiều tức  thời cũng như 6 tháng sau can thiệp với tỉ lệ cầm  máu tức thời thành công trên 97,8% mà ít có biến  chứng, tỉ  lệ  tái phát  tương đối chấp nhận được  24,4% sau 6 tháng .  Đây là thủ thuật tuy không  phức tạp nhưng có thể cứu mạng BN, chuẩn bị  tiền phẫu hoặc thay thế phẫu thuật hay có thể là  điều trị lựa chọn trong một số trường hợp.  ĐỀ XUẤT  Thực hiện nghiên cứu với thời gian theo dõi  dài hơn với số lượng bệnh nhân lớn hơn, và có  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   93 so sánh với nhóm bệnh nhân không can thiệp sẽ  có tính thuyết phục cao hơn trong đánh giá tỉ lệ  thành công và tái phát xa sau BAE.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Abal AT, Nair  BC, Cherian  J  (2001). Heamoptysis:  aetiology,  evaluation and outcome – a prospective study in a third‐word  country. Respir Med. Jul; 95(7): 548‐552.  2. Dwivedi MK, Pal RK, Borkar PB (1999). Management of severe  hemoptysis  due  to  tuberculosis  by  bronchial  artery  embolisation. Chest Radiology , Vol 9, fouth edition, page 165 –  168.  3. Fernando  HC,  Stein M,  Benfield  JR(1998),  Link  DP.  Role  of  bronchial  artery  embolization  in  the  management  of  hemoptysis. Arch Surg; 133:862‐866.  4. Hayakawa K, Tanak F,Torizuka T, et al (1992). Bronchial artery  embolization for hemoptysis immediate and  long‐term results.  Cardiovasc Intervent Radiol; 15:154‐159.  5. Lopez JK, and Lee HY (2006). Bronchial artery embolization for  treatment  of  life‐threatening  hemoptysis.  Serminar  in  interventional radiology , Vol 23 no 3, page 223‐229.  6. Mal H, Rullon I, Mellot F, Brugie’re O, Sleiman C, Menu Y, and  Fournier  M,  (1999).  Immediate  and  long‐term  results  of  bronchial  artery  embolization  for  life‐threatening  hemoptysis.  Chest; 115:996 – 1001.  7. Mal H, Rullon I, Mellot F, et al (1999). Immediate and long‐term  results  of  bronchial  artery  embolization  for  life‐threatening  hemoptysis. Chest; 115:996‐1001.  8. Marshall  TJ,  Jackson  JE  (1997).  Vascular  intervention  in  the  thorax:  bronchial  artery  embolization  for  hemoptysis.  Eur  Radiol 1997;7: 1221‐1227.  9. Najarian  KE, Morris  CS  (1998).  Arterial  embolization  in  the  chest. J Thorac Imaging; 13:93‐104.  10. Remy J, Voisin C, Ribet M, et al (1973). Treatment by bronchial  artery  embolization  of  sever  e  or  repeated  hemoptysis  associated  with  systemic  hypervascularization.  Nouv  Presse  Med;2:2060‐2068.  11. Sidhu M, Wieseler  K,  Burdick  TR,  and  Shaw DWW, 
Tài liệu liên quan