Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của gây tê tùng nách với lidocaine phối hợp bupivacaine trong phẫu thuật từ
khuỷu đến bàn tay.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả, thực nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. 117 bệnh nhân có
chỉ định phẫu thuật từ khuỷu đến bàn tay được gây tê tùng nách bằng 10 ml lidocaine 2% 10 mL bupivacaine
0,5% có pha adrenaline 1/200000. Bệnh nhân được gây tê tùng nách với tư thế cánh tay dạng 120o, khuỷu gập
vào cẳng tay 90-120o bằng kim gây tê plexufix 24G mặt vát 45o. Bệnh nhân được xác định độ tê, mức độ ức chế
vận động, thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng, tỉ lệ các tai biến, biến chứng do kỹ thuật gây tê cũng như do
thuốc tê. Các chỉ số mạch, huyết áp, SpO2, ECG được theo dõi mỗi 5 phút trong 30 phút đầu sau gây tê.
Kết quả: thời gian tiềm phục 24,3 ± 2,8 phút, thời gian tác dụng 273,5 ± 32,3 phút, mức độ tê hoàn toàn đạt
75,2%, tê không hoàn toàn đạt 15,4%, thất bại 9,4%, mức độ ức chế vận động độ 4: 90,6%, mức độ ức chế vận
động độ 1 và 2: 9,4%. Tỉ lệ chạm mạch 7,7%, không xảy ra các biến chứng nặng nề khác do thuốc tê cũng như
thuốc gây co mạch.
Kết luận: Lidocaine phối hợp bupivacaine có pha adrenaline trong gây tê tùng nách để phẫu thuật từ khuỷu
đến bàn tay cho tỉ lệ thành công cao, không xảy ra các biến chứng trầm trọng.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả gây tê tùng nách với lidocaine phối hợp Bupivacaine, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 290
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY TÊ TÙNG NÁCH VỚI LIDOCAINE
PHỐI HỢP BUPIVACAINE
Huỳnh Tuấn Hải*, Nguyễn Văn Chừng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của gây tê tùng nách với lidocaine phối hợp bupivacaine trong phẫu thuật từ
khuỷu đến bàn tay.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả, thực nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. 117 bệnh nhân có
chỉ định phẫu thuật từ khuỷu đến bàn tay được gây tê tùng nách bằng 10 ml lidocaine 2% 10 mL bupivacaine
0,5% có pha adrenaline 1/200000. Bệnh nhân được gây tê tùng nách với tư thế cánh tay dạng 120o, khuỷu gập
vào cẳng tay 90-120o bằng kim gây tê plexufix 24G mặt vát 45o. Bệnh nhân được xác định độ tê, mức độ ức chế
vận động, thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng, tỉ lệ các tai biến, biến chứng do kỹ thuật gây tê cũng như do
thuốc tê. Các chỉ số mạch, huyết áp, SpO2, ECG được theo dõi mỗi 5 phút trong 30 phút đầu sau gây tê.
Kết quả: thời gian tiềm phục 24,3 ± 2,8 phút, thời gian tác dụng 273,5 ± 32,3 phút, mức độ tê hoàn toàn đạt
75,2%, tê không hoàn toàn đạt 15,4%, thất bại 9,4%, mức độ ức chế vận động độ 4: 90,6%, mức độ ức chế vận
động độ 1 và 2: 9,4%. Tỉ lệ chạm mạch 7,7%, không xảy ra các biến chứng nặng nề khác do thuốc tê cũng như
thuốc gây co mạch.
Kết luận: Lidocaine phối hợp bupivacaine có pha adrenaline trong gây tê tùng nách để phẫu thuật từ khuỷu
đến bàn tay cho tỉ lệ thành công cao, không xảy ra các biến chứng trầm trọng.
Từ khóa: Gây tê tùng nách, mức độ ức chế cảm giác, vận động
ABSTRACT
EVALUATE EFFICACY AXILLARY BRACHIAL PLEXUS BLOCK WITH LIDOCAINE
COMBINED BUPIVACAINE
Huynh Tuan Hai, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 290 - 295
Purpose: To evaluate the effect of axillary brachial plexus block with lidocaine combined bupivacaine in
surgery from elbow to hand.
Methods: Prospective study, controlled clinical trial non-comparison. 117 patients undergoing sugery from
elbow to hand were blocked the axillary brachial plexus by plexufix needle 24G, 450 bevel with lidocaine 2%
combined bupivacaine and adrenaline 1/200000. These patients had arm abduction 1200 from the body, elbow flex
90-1200 while being blocked. They were determined: degree of sensory and motor block, the sensory onset time,
duration of sensory block, complications caused by drugs or technique. Rate of heart, blood pressure, SpO2 were
monitored every 5 minutes in the first 30 minutes after blockade.
Results: The mean sensory onset and sensory block time were in turn 24.3 ± 2.8 minutes and 273.5 ± 32.3
minutes. The rate of complete sensory block and incomplete one were in turn 75.2% and 15.4% while unsuccess
rate was 9.4%. The rate of motor block level 4 was 90.6% and the one of level 1 and 2 was 9.4%; vascular
puncture rate was 7.7%. No serious complications were observed.
Conclusion: Lidocaine combined bupivacaine and adrenaline in axillary brachial plexus block for surgery
Bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: Ths. Huỳnh Tuấn Hải, Đt:0946909274 email: haihuynhtuan@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 291
from elbow to hand has high successful rate. No serious complications were observed.
Keywords: Axillary brachial plexus block, sensory block, motor block.
MỞ ĐẦU
Gây tê tùng nách là phương pháp bơm
thuốc tê vào tùng thần kinh ngã nách để làm
mất cảm giác một vùng rộng lớn do dây thần
kinh điều khiển, thường gây mất cảm giác và
liệt vận động(16).
Bệnh lý 1/3 dưới cánh tay khá phổ biến, để
phẫu thuật vùng náy chúng ta có thể áp dụng
các phương pháp vô cảm như phong bế đám rối
thần kinh bằng các kỹ thuật gây tê ngã liên cơ
bậc thang, trên dưới xương đòn, ngã nách hoặc
gây mê toàn diện. Gây tê ngã nách là kỹ thuật dễ
thực hiện, an toàn và tránh được các biến chứng
như tiêm thuốc tê vào động mạch đốt sống,
khoang ngoài màng cứng, khoang dưới nhện
trong gây tê ngã liên cơ bậc thang; tê hạch sao,
chạm vào hệ thống động mạch trên dưới xương
đòn trong gây tê ngã trên, dưới xương đòn(7).
Các phương tiện hỗ trợ gây tê như máy kích
thích thần kinh (MKTTK), siêu âm Bloc S và cs(2)
nghiên cứu sự hài lòng và thoải mái của bệnh
nhân khi dùng siêu âm và MKTTK đã kết luận
rằng siêu âm ít đau và thoải mái hơn. Tuy nhiên
Admir H và cs(1) cho rằng những lỗi nhiều nhất
của việc dung siêu âm để gây tê là sự thất bại
của việc nhìn ra đầu kim gây tê, Gianesello L và
cs(10) kết luận rằng kỹ thuật “pop” khi kim qua
bao mạch máu thần kinh thì hiệu quả và được
bệnh nhân chấp nhận cao hơn so MKTTK ở
bệnh nhân chấn thương.
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiệu quả gây tê tùng nách với lidocaine phối hợp
bupivacaine”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả gây tê tùng nách với
lidocaine phối hợp bupivacaine trong phẫu
thuật từ khuỷu đến bàn tay.
Xác định tỉ lệ các tai biến, biên chứng của kỹ
thuật, thuốc tê
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu mô tà, thực nghiêm lâm
sàng không nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, có chỉ định
phẫu thuật từ khuỷu đến bàn tay, có chỉ định
gây tê, có ASA từ I-III.
Chúng tôi thực hiên trên 117 bệnh nhân từ
tháng 4/2010 đến tháng 3/2011 tại Bệnh viện đa
khoa Cần Thơ.
Phương thức tiến hành
Các bênh nhân được khám trước mổ: mạch,
huyết áp, hô hấp, tuần hoàn, vùng gây tê; làm
các xét nghiệm: công thức máu, đông máu, sinh
hóa máu, X. quang ngực thẳng, ECG; giải thích
cho bệnh nhân về phương pháp vô cảm sẽ áp
dụng để phẫu thuật.
Chuẩn bị thuốc tê
Lấy 50mcg adrenaline pha vào 10mL
lidocaine 2% (Cty dược Bình Định) và 50mcg
adrenaline pha vào 10mL bupivacaine 0,5%
(AstraZeneca)
Kỹ thuật gây tê
Bệnh nhân nằm ngữa, cánh tay dạng 1200,
khuỷu gập vào cánh tay 90-1200, tê tại chỗ nơi
chọc kim, chọc kim plexufix 24G qua da vào bao
mạch máu thần kinh, khi kim qua bao mạch
máu thần kinh sẽ có cảm giác mất sức cản, kim
nảy theo nhịp động mạch, hút kim không có
máu, tiến hành bơm thuốc tê lidocaine trước rồi
đến bupivacaine.
Đánh giá mức độ ức chế cảm giác, vận
động
Mức độ ức chế cảm giác: 4 mức độ theo
Hollmen (cảm giác so sánh với bên đối diện)(13)
Độ 1: kim châm có cảm giác bình thường
Độ 2: kim châm có cảm giác rõ tại một điểm
nhưng yếu hơn bên đối diện.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 292
Độ 3: kim châm có cảm giác như sờ.
Độ 4: kim châm không biết gì.
Độ 3 và 4 được xem là gây tê thành công, độ
1 và 2 được xem là gây tê thất bại.
Mức độ ức chế vận động: 4 mức độ theo
Hollmen (mức ức chế vận động dựa vào sự vận
động gấp ngữa cẳng tay)(13).
Độ 1: vận động cơ bình thường.
Độ 2: vận động cơ yếu nhẹ.
Độ 3: vận động cơ rất yếu.
Độ 4: vận động cơ mất.
Đánh giá chất lượng giảm đau
Căn cứ vào cảm giác chủ quan của bệnh
nhân qua từng thì phẫu thuật.
Tốt: tê hoàn toàn, bệnh nhân hoàn toàn
không đau qua các thì phẫu thuật.
Khá: tê không hoàn toàn, bệnh nhân có cảm
giác đau nhẹ ở một số thì phẫu thuật nhưng
chịu đựng được dễ dàng khi cho them liều nhỏ
thuốc giảm đau trung ương fentanyl từ 50-
100mcg.
Trung bình: tê không hoàn toàn, bệnh nhân
đau nhiều, không phẫu thuật được, phải chuyển
qua phương pháp vô cảm khác.
Kém: không tê, phải chuyển qua phương
pháp vô cảm khác.
Đánh giá thời gian
Thời gian tiêm phục: tính từ lúc bơm thuốc
tê đến khi đạt được tác dụng ức chế hoàn toàn
về cảm giác, vận động.
Thời gian tác dụng: tính từ lúc thuốc tê có
tác dụng đến khi phục hồi hoàn toàn về cảm
giác, vận động.
Thời gian phẫu thuật: tính từ lúc rạch da đến
khi khâu da xong.
Theo dõi lâm sàng: mạch, huyết áp,SpO2
Tại phòng mổ, sau gây tê (GT) 5 phút, sau
GT 10 phút, sau GT 15 phút, sau GT 20 phút, sau
GT 25 phút, sau GT 30 phút, sau GT 60 phút, sau
GT 90 phút, sau GT 120 phút, sau GT 180 phút,
sau GT 240 phút, sau GT 300 phút, sau GT 360
phút.
Theo dõi các tai biến, biến chứng
Các đối tượng nghiên cứu được theo dõi các
tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong mổ, sau
mổ và khi xuất viện.
Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án
nghiên cứu, kết quả được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS for Windows 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi
Trung bình 30,8 ± 12,5 tuổi; thấp nhất là 15
tuổi, cao nhất là 75 tuổi.
Giới
Nữ chiếm 18,2%, nam chiếm 81,8%.
Thời gian tiềm phục
Bảng 1: Thời gian tiềm phục
Thời gian tiềm phục (phút) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
≤ 15 0 0
16-20 16 15,1
21-25 62 58,5
25-30 28 26,4
Trung bình: 24,3 ± 2,8 phút; thấp nhất là 16
phút, cao nhất là 30 phút
Thời gian tác dụng
Bảng 2: Thời gian tác dụng
Thời gian tác dụng (phút) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
120 – 150 2 1,8
151 - 180 3 2,8
181 – 210 3 2,8
211 – 240 5 4,7
241 – 270 17 16,0
271 – 300 60 56,6
> 300 16 15,1
Trung bình: 272,5 ± 33,2 phút; ngắn nhất 145
phút, dài nhất là 330 phút
Thời gian phẫu thuật
Trung bình 52,7 ± 24,5 phút; ngắn nhất 25
phút, dài nhất 140 phút
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 293
Hiệu quả gây tê
Bảng 3: Hiệu quả gây tê
Hiệu quả gây tê Tổng
Tốt Khá TB, kém
Số BN 88 18 11 117
Tỉ lệ (%) 75,2 15,4 9,4 100
Mức độ ức chế vận động
Bảng 4: Mức độ ức chế vận động
Mức độ ức chế vận động Số BN Tỉ lệ (%)
1 6 5,1
2 5 4,3
3 0 0
4 106 90,6
Tai biến, biến chứng
Bảng 5: Tai biến, biến chứng
Tai biến, biến chứng Số BN Tỉ lệ (%)
Chạm mạch 9 7,7
Tụ máu 0 0
Ngộ độc 0 0
Tai biến tim mạch 0 0
Nhiễm khuẩn 0 0
Tổn thương thần kinh 0 0
Sự thay đổi mạch
72
74
76
78
80
82
84
86
PM 5
P
10
P
15
P
20
P
25
P
30
P
60
P
90
P
12
0P
18
0P
24
0P
30
0P
36
0P
Biểu đồ 1: Sự thay đổi mạch theo thời gian
Sự thay đổi huyết áp
0
20
40
60
80
100
120
140
PM 5
P
10
P
15
P
20
P
25
P
30
P
60
P
90
P
12
0P
18
0P
24
0P
30
0P
36
0P
HATT
HATTr
Biểu đồ 2: Sự thay đổi huyết áp theo thời gian
BÀN LUẬN
Các đặc diểm về tuổi, giới phù hợp với
bệnh lý chấn thương và tính chất đặc thù của
công việc.
Thời gian tiềm phục trong nghiên cứu của
chúng tôi trung bình 24,3 ± 2,8 phút, dài hơn có
ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của Hoàng
Văn Chương(11) là 12 ± 4,5 phút (p<0,0001), tương
đương nghiên cứu của Fuzier R và cs(8) là 22,2 ±
6,4 phút (p>0,05). Thời gian tiềm phục trong
nghiên cứu của chúng tôi dài hơn so nghiên cứu
của Hoàng Văn Chương vì nồng độ thuốc tê
lidocaine của chúng tôi là 1%, nồng độ lidocaine
của Hoàng Văn Chương là 1,5%.
Thời gian tác dụng trong nghiên cứu của
chúng tôi trung bình 275,5 ± 32,2 phút (ngắn
nhất là 145 phút, dài nhất là 330 phút), dài hơn
có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của
Hoàng Văn Chương(11) có thời gian tác dụng
trung bình là 122,4 ± 26,8 phút (p<0,0001). Do có
sử dụng 10mL bupivacaine, thời gian tác dụng
trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn khi so
sánh với Movafegh A và cs(15) nghiên cứu dùng
34mL lidocaine + 100ng naloxone có thời gian
tác dụng là 98,8 ± 10,5 phút, nhưng ngắn hơn
Duma A và cs(5) khi nghiên cứu dùng 40mL
bupivacaine 0,5% có thời gian tác dụng là 1060
phút (p<0,0001).
Hiệu quả gây tê trong nghiên cứu của chúng
tôi đạt độ tê khá, tốt (15,4% và 75,2%) thấp hơn
so với các tác giả Hoàng Văn Chương (10% và
88%), Conceicão D.B và cs(3) (p<0,05) là do có thể
cỡ mẫu của chúng tôi lớn hơn hoặc do chúng tôi
không dùng MKTTK, siêu âm hỗ trợ gây tê.
Những trường hợp tê không hoàn toản (mức độ
khá) theo một số tác giả Imasogie N và cs(12),
Zencirci B và cs(17) cho rằng có những khoang
trong bao mạch máu thần kinh đã làm cho chất
lượng tê không hoàn toàn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 106
trường hợp gây tê thành công, những trường
hợp này có mức ức chế vận động độ 4; 11
trường hợp thất bại có mức ức chế vận động độ
1 và 2.
Việc sử dụng thuốc tiền mê là cần thiết để
làm giảm lo lắng trước và trong phẫu thuật, vì
lo lắng sẽ làm tăng tỉ lệ thất bại(9). De Q.H và cs(4)
dùng 2mg midazolam kết hợp 50-100mcg
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 294
fentanyl khi cần thiết, Imasogie N và cs(12) tất cả
các trường hợp gây tê đều dùng 2mg mg
midazolam kêt hợp 50-100mcg fentanyl. Trong
nghiên cứu của chúng tôi dùng 1-2mg
midazolam trong tất cả các trường hợp gây tê
kết hợp với 50-100mcg fentanyl ở 30/117 trường
hợp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi dùng kim
plexufix 24G, mặt vát 450, vì là kim nhỏ và mặt
vát ngắn nên chỉ có 7,7% trường hợp chạm
mạch. Thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Văn
Chương có 14% trường hợp chạm mạch
(p<0,0001) vì tác giả dung kim 22G, mặt vát dài
(300), Conceicão D.B và cs(3) có 40% trường hợp
chạm mạch (n=20) khi dùng MKTTK; 10%
trường hợp chạm mạch khi dùng siêu âm
(p<0,005), cao hơn nghiên cứu của Felfernig M
và cs(6) dùng kim 24G mặt vát 450 gây tê nách
cho trẻ em không gặp trường hợp nào chạm
mạch (n=50), Luyet C và cs(14) có 12% (n=259)
trường hợp chạm mạch khi dùng siêu âm
(p<0,0001); 50% (n=374) trường hợp chạm mạch
khi dùng MKTTK (p<0,0001).
Trong nghiên cứu của chúng tôi không
ghi nhận trường hợp nào biểu hiện đau, tê,
yếu, rối loạn cảm giác vùng cẳng bàn tay
sau khi hết tác dụng của thuốc tê. Chứng tỏ
chúng tôi không có trường hợp nào tổn
thương thần kinh. Tác giả Hoàng văn Chương
cũng không ghi nhận trường hợp nào tổn
thương thần kinh. Imsogie N và cs dùng siêu
âm gây tê nách với kỹ thuật 4 mũi có 1 trường
hợp (n=58; 1,7%) dị cảm sau 2 năm.
Các tai biến trầm trọng như: ngộ độc, tai
biến tim mạchchúng tôi không ghi nhận
trường hợp nào.
Các chỉ số về mạch, huyết áp có xu hướng
tăng nhẹ trong 30 phút đầu sau gây tê nhưng
sự tăng này không có ý nghĩa thống kê so
trước khi gây tê (p>0,05). Kết quả của chúng
tôi giống với Hoàng văn Chương, Duma A và
cs, Imasogie N và cs(5,12)
KẾT LUẬN
Hỗn hợp thuốc tê 20mL lidocaine phối hợp
bupivacaine trong gây tê tùng nách bằng kim
plexufix cho tỉ lệ thành công cao. Mức độ ức chế
cảm giác hoàn toàn đạt 75,2%; ức chế cảm giác
không hoàn toàn đạt15,4%; thất bại 9,4%.
Không xảy ra các tai biến biến chứng trầm
trọng. Chạm mạch chiếm 7,7%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Admir H., Steven D., Kishor G., et al (2009), “Volume and dose
of local anesthetic necessary to block the Axillary Brachial plexus
using ultrasound guidance”. Anesthesiology, 111 (1): pp. 8 - 9.
2. Bloc S., Mercadal L., Garner T., et al (2010), “Comfort of the
patient during Axillary blocks placement: a randomized
comparison of the neurostimulation and the ultrasound
guidence techniques”. Eur J Anaesthesiol, 27 (7): pp. 628 – 633.
3. Conceicão D.B., Halayel P.E., Olivera Filho G.R. (2009), “The
comparative study between ultrasound and neurostimulation
guided Axillary brachial plexus block”. Rev Bras Anestesiol, 59
(5): pp. 585 - 591.
4. De Q.H. Tran, Clemente A., Don Q. Tran, et al (2008), “A
comparison between Ultrasound-Guided Infraclavicular block
using the “Double Bubble” Sign and Neurostimulation-Guided
Axillary block”. Anesth Analg, 107 (3): pp. 1075 - 1078.
5. Duma A., Urbanek B., Sitzwohl C., et al (2005), “Clonidine as an
adjuvant to local anaesthetic Axillary brachial plexus block: as a
randomized, controlled study”. Br J Anaesth, 94 (1): pp. 112 - 116.
6. Felfernig M., Marhofer P., Weintraud M., et al (2010), “Use of
ropivacaine and lidocaine for Axillary plexus blockade”. Afr J
Paediatr Surg, 7 (2): pp. 101 – 104.
7. Fiunance B.T., Tsui B.C.H. (2008), “Complications of brachial
plexus block”. Complication of Reg Anesth, Springer, 2nd ed, pp.
121 - 149.
8. Fuzier R., Fourcade O., Pianezza A., et al (2006), “A comparison
between double-injection Axillary and Midhumeral block for
emergency upper limb surgery”. Anesth Analg, 102 (6): pp. 1856
- 1858.
9. Fuzier R., Lavidale M., Bataille B., et al (2010), “Anxiety: an
independent factor of Axillary plexus block failure?”. Ann Fr
Anesth Reanim, 29 (11): pp. 776 - 781.
10. Gianesello L., Pavoni V., Coppini R., et al (2010), “Comfort and
satisfaction during Axillary brachial plexus block in trauma
patients: comparison of techniques”. J Clin Anesth, 22 (1): pp. 7 -
12.
11. Hoàng Văn Chương (2000), “Nghiên cứu gây tê đám rối thần
kinh cánh tay với kỹ thuật quanh mạch theo hướng nách-mỏm
quạ”, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, tr. 25 - 72.
12. Imasogie N., Ganapathy S., Singh S., et al (2010), “A prospective,
randomized, double-blind comparison of ultrasound – Guided
Axillary plexus block using 2 versus 4 injections”. Anesth Analg,
110 (4): pp. 1222 - 1226.
13. Jadon A., Panigrahi M.R., Parida S.S., et al (2008),
“Buprenorphine improves the efficacy of bupivacaine in nerve
plexus block: A double blind randomized evaluation in
subclavian perivascular brachial block”. The internet
Anesthesiology; 16 (2): pp. 9 - 16.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 295
14. Luyet C., Schupfer P., Wiply M., et al (2010), “Different learning
curves for Axillary brachial plexus block: ultrasound guidance
versus nerve stimulation”. Anesthesiol Res Pract, 30 (9): pp. 462 -
469.
15. Movafegh A., Nouranishasi B., Sadeghi M., t al (2009), “An
ultra–low dose of naloxone added to lidocaine or lidocaine–
fentanyl mixture prolongs Axillary brachial plexus block”.
Anesth Analg, 109 (5): pp. 1679 – 1683
16. Nguyễn Văn Chừng (2009), “Thuốc tê và các phương pháp gây
tê”. Gây Mê Hồi Sức Cơ Bản, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Y học; chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 119 - 133.
17. Zencirci B. (2011), “Comparison of nerve stimulator and
ultrasound as the technique applied for brachial plexus
anesthesia”. Int Arch Med, 4 (1): pp. 4 - 10.