Hẹp động mạch nội sọ là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu
não cục bộ, đặc biệt ở bệnh nhân châu Á. Chúng tôi chẩn đoán và truy tìm tần suất
hẹp động mạch nội sọ và các yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch nội sọ cũng như
xác định vai trò của siêu âm mã hóa màu xuyên sọ trong chẩn đoán mức độ hẹp
động mạch nội sọ ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Độ hẹp động mạch nội sọ bằng siêu âm màu xuyên sọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘ HẸP ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ BẰNG SIÊU ÂM MÀU XUYÊN SỌ
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hẹp động mạch nội sọ là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu
não cục bộ, đặc biệt ở bệnh nhân châu Á. Chúng tôi chẩn đoán và truy tìm tần suất
hẹp động mạch nội sọ và các yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch nội sọ cũng như
xác định vai trò của siêu âm mã hóa màu xuyên sọ trong chẩn đoán mức độ hẹp
động mạch nội sọ ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu, trên 196 bệnh nhân thiếu
máu não cục bộ cấp điều trị nội trú ở đơn vị đột quỵ Bệnh viện Nhân dân 115.
Kết quả: Hẹp động mạch nội sọ là nguyên nhân quan trọng, chiếm tỷ lệ đáng kể
(39,8%). Các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch nội sọ: tuổi trên 69, tiền sử có
cơn thoáng thiếu máu não hay TMNCB, tiền sử rối loạn Lipid máu, tiền sử hút
thuốc lá, huyết áp tâm trương lúc nhập viện (LNV) trên 88 mmHg, LDL
Cholesterol LNV trên 121 mg/dL, điểm NIHSS LNV trên 11. Siêu âm mã hóa
màu xuyên sọ có giá trị cao trong chẩn đoán mức độ hẹp bằng và trên 50% ở các
động mạch não giữa, động mạch cảnh trong đoạn trong sọ và động mạch thân nền.
Kết luận: Hẹp động mạch lớn nội sọ là nguyên nhân quan trọng trong gây thiếu
máu não cục bộ và siêu âm mã hóa màu xuyên sọ là một kỹ thuật không xâm lấn
có giá trị trong tầm soát nguyên nhân hẹp động mạch nội sọ này.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF INTRACRANIAL STENOSES ARTERY BY
TRANSCRANIAL COLOR-CODED SONOGRAPHY AT PATIENTS WITH
ACUTE ISCHEMIC STROKE
Truong Le Tuan Anh, Vu Anh Nhi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 411 - 418
Background and purpose: Intracranial stenoses is a considerable reason causing
ischemic stroke, especially at Asian patients. In this research, we diagnose and
track the frequency of intracranial stenoses and the risky factors causing
intracranial stenoses as well as define the role of transcranial color-coded
sonography (TCCS) in diagnosing the narrowing levels of intracranial stenoses at
patients with acute ischemic stroke.
Method: We prospectively studied 196 patients with acute ischemic stroke in
people hospital 115.
Results: Intracranial stenoses is a considerable cause, prevalent among 39.8% of
all stroke subtypes. Risky factors of atherosclerosis are age of over 69, prospection
of transient ischemic attack or intracranial stenoses, prospection of blood lipid
turbulence, prospection of smoke, dyastolic pressure at admission over 88 mmHg,
LDL Cholesterol at admission over 121 mg/dL, NIHSS score at admission over
11. TCCS has high value in diagnosing the steno level of 50% and over at midle
cerebral artery, intracranial internal carotid artery and basilar and basilar artery.
Conclusions: Intracranial stenoses is a considerable reason causing ischemic
stroke. TCCS is reliable in assessment of basal cerebral artery narrowing and
prove to be useful for noninvasive management of patients with acute ischemis
stroke.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp động mạch nội sọ là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu não cục bộ
(TMNCB), đặc biệt ở bệnh nhân châu Á, nó chiếm tỷ lệ đáng kể, 40 - 50%. Tỷ lệ tái
phát ở những bệnh nhân này rất cao, lên đến 15 - 25% trong năm đầu sau thiếu máu
não cục bộ. Do đó, việc chẩn đoán và tầm soát nhóm nguyên nhân này là rất cần thiết.
Để tầm soát hẹp động mạch (ĐM) nội sọ, siêu âm mã hóa màu xuyên sọ
(SAMHMXS) thường được chỉ định trên lâm sàng vì nhiều ưu điểm như chính xác so
với DSA, không xâm lấn, rẻ tiền, có thể lặp lại nhiều lần tại giường bệnh…(Error!
Reference source not found.)
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tỷ lệ tắc hẹp ĐM nội sọ trong mẫu nghiên cứu.
Khảo sát giá trị của SAMHMXS trong chẩn đoán mức độ hẹp ĐM nội sọ.
Tìm các yếu tố nguy cơ có liên quan đến hẹp ≥ 50% ĐM nội sọ ở bệnh nhân thiếu
máu não cục bộ cấp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát 196 bệnh nhân TMNCB cấp nhập viện điều trị nội trú tại đơn vị Đột quỵ -
BVND115 từ tháng 9/2006 đến tháng 8/2007 thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh và
tiêu chuẩn loại trừ sau.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Tất cả bệnh nhân TMNCB cấp, thuộc chi phối của tuần hoàn trước và sau, nhập khoa
Nội Thần kinh BVND 115 trong vòng 48 giờ từ lúc khởi phát TMNCB. Thỏa tiêu
chuẩn chẩn đoán đột quỵ của Tổ chức y tế thế giới.
Tiêu chuẩn loại ra
CTscan/MRI sọ não có hình ảnh xuất huyết não, tổn thương não do nguyên nhân
khác. Bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng.
Thu thập số liệu
Bệnh nhân TMNCB cấp nhập viện được hỏi tiền sử, bệnh sử, khám LS và chụp
CTscan / MRI sọ não, ghi nhận: tuổi, giới; tiền sử: tăng huyết áp, đái tháo
đường(Error! Reference source not found.), hút thuốc lá, rối loạn Lipid máu(Error! Reference source
not found.), cơn thoáng thiếu máu não cục bộ, rung nhĩ .
Đánh giá bằng thang điểm đột quỵ của Viện sức khỏe Hoa Kỳ (NIHSS)(Error! Reference
source not found.) LNV và chia nhóm theo Scott. E. Kasner: 5 điểm, 6-10 điểm, 11-15
điểm, 16-20 điểm, > 20 điểm(Error! Reference source not found.).
Chia các mức huyết áp theo tiêu chuẩn JNC VII(Error! Reference source not found.), và các mức
Lipid máu theo tiêu chuẩn ATP III(Error! Reference source not found.).
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm thường quy: CTM, chức năng đông máu toàn
bộ, chức năng gan thận, Lipid máu, X quang tim phổi ...
Tắc hẹp ĐM nội sọ đánh giá trên SAMHMXS theo tiêu chuẩn Baumgartner(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.) và Alexandrov(Error! Reference source not found.).
Chẩn đoán hẹp ĐM trên hình TOF-3D(Error! Reference source not found.) theo tiêu chuẩn
NASCET(Error! Reference source not found.) và WASID(Error! Reference source not found.).
Bệnh nhân sẽ được xếp vào các nhóm của phân loại theo TOAST dựa vào tiêu chuẩn
tiền sử, bệnh sử lâm sàng và cận lâm sàng(Error! Reference source not found.).
Xử lý dữ liệu
Thống kê bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 15.0. Tất cả các giá trị của xác
suất được phân tích bằng test 2-đuôi với mức ý nghĩa thống kê <0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Phân bố tắc hẹp ĐM trong và ngoài sọ.
Vị trí tắc hẹp ĐM Số lượng Tỷ lệ (%)
Không có cửa sổ xương 11 11,96
Tắc hẹp nội sọ đơn
thuần
58 63,04
Tắc hẹp nội sọ và ngoài
sọ
9 9,78
Tắc hẹp ngoài sọ đơn
thuần
14 15,22
Tổng số trường hợp 92 100
Biểu đồ 1: Phân bố các nguyên nhân của TMNCB (theo phân loại TOAST).
Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng qua phân tích đơn và đa biến:
Các đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Tuổi trung bình giữa hai nhóm có hẹp và không hẹp động mạch nội sọ.
Số
lượng
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Sai số
chuẩn
Hẹp ĐM
nội sọ
78 69,69 11,403 1,291
Không hẹp
ĐM nội sọ
118 61,53 13,201 1,215
Bảng 3: Giới tính trong hai nhóm có và không có tắc hẹp ĐM nội sọ trong mẫu
nghiên cứu.
Hẹp ĐM nội sọ
Không(%)Có (%)
Tổng số
(%)
Nữ 53 (44,91)
38
(48,72)
91 (46,43)
Giới
tính
Nam 65 (55,09)
40
(51,28)
105
(53,57)
Tổng số 118 (100) 78 (100) 196 (100)
Bảng 4. Đặc điểm chung của nhóm có hẹp ĐM nội sọ.
Các yếu tố
Đặc điểm
(tuổi)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
1. Tuổi: (Nhỏ
nhất: 37 t, lớn
nhất: 92 t,
trung bình:
69,69±11,40)
<40 t
40-59 t
60-79 t
≥ 80 t
1
14
49
14
1,28
17,95
62,82
17,95
2. Giới
Nam
Nữ
40
38
51,28
48,72
3. Tiền sử THA
Có
Không
55
23
70,51
29,49
4. Tiền sử ĐTĐ
Có
Không
22
56
28,21
71,79
5. Tiền sử hút
thuốc lá
Có
Không
26
52
33,33
66,67
Các yếu tố
Đặc điểm
(tuổi)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
6. Tiền sử rối
loạn Lipid
máu
Có
Không
44
34
56,41
43,59
7. Tiền sử TIA
hay TMNCB
Có
Không
13
65
16,67
83,33
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có điểm NIHSS LNV từ 6-10 điểm (27 bệnh
nhân) chiếm tỷ lệ cao nhất (34,61%), tiếp theo là lớp có điểm từ 11-15 điểm (24 bệnh
nhân) chiếm 30,77%. Điểm NIHSS LNV giữa các lớp trong nhóm TMNCB cấp do
nguyên nhân hẹp ĐM nội sọ khác nhau có ý nghĩa thống kê (p= 0,000).
Tiền sử tăng huyết áp: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ chiếm tỷ lệ (70,51%) cao hơn so
với nhóm không tắc hẹp ĐM nội sọ (51,69%) có ý nghĩa thống kê (p= 0,011).
Tiền sử đái tháo đường: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ chiếm tỷ lệ (28,21%) cao hơn so
với nhóm không tắc hẹp ĐM nội sọ (15,25%) có ý nghĩa thống kê (p= 0,031).
Tiền sử rối loạn Lipid máu: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ chiếm 56,41% cao hơn so với
nhóm không rối loạn Lipid máu (43,59%) có ý nghĩa thống kê (p= 0,000).
Tiền sử hút thuốc lá: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ chiếm 33,33% cao hơn so với nhóm
không tắc hẹp ĐM nội sọ (17,80%) có ý nghĩa thống kê (p= 0,017).
Tiền sử TIA hay TMNCB: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ chiếm 16,67% cao hơn so với
nhóm không tắc hẹp ĐM nội sọ (6,78%) có ý nghĩa thống kê (p= 0,02).
Huyết áp tâm thu LNV: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ là 150,00 ± 22,95 mmHg, cao hơn
so với nhóm không tắc hẹp ĐM nội sọ (134,36 ± 16,13 mmHg) có ý nghĩa thống kê
(p= 0,000).
Huyết áp tâm trương LNV: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ là 88,46 ± 11,52 mmHg, cao
hơn so với nhóm không tắc hẹp ĐM nội sọ (78,56 ± 11,48 mmHg) có ý nghĩa thống
kê (p= 0,000).
Điểm NIHSS LNV: nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ là 11,71 ± 4,93 cao hơn so với nhóm
không tắc hẹp ĐM nội sọ là 9,75 ± 5,85 có ý nghĩa thống kê (p= 0,016).
Các đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 5. Xét nghiệm máu LNV ở hai nhóm có và không có tắc hẹp ĐM nội sọ.
XN máu
(mg/dL)
Hẹp
ĐM
nội sọ
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Sai số
chuẩn
F P
Đường
huyết
Có
Không
110,17
106,53
33,75
32,96
3,82
3,04
0,2550,454
Cholesterol
Có
Không
222,97
198,42
45,65
50,43
5,17
4,65
0,0850,001
HDL-C
Có
Không
48,59
48,53
7,61
8,20
0,86
0,76
0,0390,956
LDL-C
Có
Không
121,64
101,31
36,28
33,29
4,11
3,07
1,2340,000
Triglycerid
Có
Không
168,79
194,33
99,32
141,33
11,25
13,01
1,9150,168
Nhận xét: Đường huyết, HDL-C, Triglycerid LNV trong hai nhóm có và không có
tắc hẹp ĐM nội sọ khác biệt không có ý nghĩa. Riêng lượng Cholesterol và LDL-C
LNV ở nhóm có tắc hẹp ĐM nội sọ cao hơn nhóm không tắc hẹp ĐM nội sọ có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05).
Tóm lại: Qua phân tích đơn biến, chúng tôi tìm được 11 biến có ý nghĩa thống kê, đó
là: tuổi, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử đái tháo đường, tiền sử rối loạn Lipid máu, tiền
sử hút thuốc lá, tiền sử TIA hay TMNCB, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, điểm
NIHSS, Cholesterol và LDL-C LNV.
Phân tích đa biến
Bảng 6. Phân tích đa biến.
Yếu tố
Hệ
số
Sai số
chuẩn
Wald P
Khoảng tin
cậy 95%
Tuổi 0,0580,018 10,6560,0011,0231,096
TS tăng
huyết áp
0,1460,421 0,120 0,7290,5072,638
TS đái tháo
đường
0,5590,524 1,138 0,2860,6264,882
TS hút
thuốc lá
1,2010,509 5,579 0,0181,2279,010
TS rối loạn
Lipid
1,4980,423 12,5310,0001,95110,249
TS TIA /
TMNCB
0,9690,644 2,263 0,0320,7469,322
LDL-C 0,0140,007 4,076 0,0431,0001,028
Cholesterol 0,0050,005 1,426 0,2320,9961,015
Yếu tố
Hệ
số
Sai số
chuẩn
Wald P
Khoảng tin
cậy 95%
HA tâm
thu
0,0030,015 0,039 0,8440,9731,034
HA tâm
trương
0,1100,032 11,5910,0011,0481,189
NIHSS 0,0940,035 7,251 0,0071,0261,177
Hằng số
-
18,68
3,146 35,2590,000
Nhận xét: Qua phân tích đa biến, chúng tôi nhận thấy các yếu tố: tuổi, tiền sử TIA hay
TMNCB, tiền sử hút thuốc lá, tiền sử rối loạn Lipid máu và huyết áp tâm trương,
LDL-Cholesterol, NIHSS LNV có liên quan đến hẹp ĐM nội sọ (p< 0,05).
Giá trị của SAMHMXS trong chẩn đoán độ hẹp ĐM nội sọ so sánh với chụp
mạch máu CHT (MRA):
Chúng tôi loại những trường hợp không có cửa sổ xương và tắc hẹp ĐM ngoài sọ đơn
thuần, còn 67 trường hợp hẹp ĐM nội sọ và ghi nhận như sau:
Bảng7. Phân bố tần số từng đoạn ĐM tắc hẹp được phát hiện bằng phương pháp
SAMHMXS và MRA.
SAMHMXS MRA
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
ĐM Tần
số
Tỷ lệ
(%)
3 4,17
Não trước đoạn
gần (A1)
5 6,34
24 33,34
Não giữa đoạn gần
(M1)
26 32,91
11 15,28
Não giữa đoạn xa
(M2)
12 15,19
5 6,94
Não sau đoạn gần
(P1)
7 8,86
16 22,22
Cảnh trong nội sọ
(ICA)
18 22,78
6 8,33 Thân nền (BA) 7 8,86
7 9,72 Đốt sống (VA) 4 5,06
72 100 Tổng số ĐM 79 100
Nhận xét: tỷ lệ phát hiện tắc hẹp ĐM nội sọ của SAMHMXS và MRA ở ĐMNG
đoạn M1/M2, ĐMCT và ĐMTN gần bằng nhau. Tỷ lệ phát hiện lệch nhau xảy ra
nhiều nhất ở ĐMĐS.
Khả năng phát hiện tắc hẹp ĐM nội sọ bằng MRA cao hơn SAMHMXS (79 ĐM
so với 72 ĐM).
So sánh giá trị hai phương pháp siêu âm SAMHMXS và MRA:
Bảng 8: Độ nhạy và độ đặc hiệu của SAMHMXS so với MRA.
Hẹp trên MRA
Có Không
Có
a (dương
thật)
b (dương
giả)
a+b
Hẹp trên
SAMHMXS
Không
c (âm
giả)
d (âm
thật)
c+d
a+c b+d
Độ nhạy: (Se)= a/(a+c)
Độ đặc hiệu: (Sp)= d/(b+d)
Giá trị tiên đoán dương tính: (PPV+)= a/(a+c)
Giá trị tiên đoán âm tính: (PPV-)= d/(c+d)
Chúng tôi áp dụng công thức tính độ nhạy và độ đặc hiệu(Error! Reference source not found.)
trên cho từng đoạn ĐM khảo sát bằng phương pháp SAMHMXS so với MRA.
Xác suất chẩn đoán (XSCĐ) tắc hẹp đoạn A1: độ đặc hiệu 99,22%, độ nhạy 40%,
PPV+ 66,67% và PPV- 97,71%.
XSCĐ tắc hẹp đoạn M1: có độ đặc hiệu 99,07%, độ nhạy 88,46%, PPV
+ 95,83% và
PPV- 97,27%.
XSCĐ tắc hẹp đoạn M2: có độ đặc hiệu 99,18%, độ nhạy 83,33%, PPV
+ 90,91% và
PPV- 98,37%.
XSCĐ tắc hẹp đoạn P1: có độ đặc hiệu 99,21%, độ nhạy 57,14%, PPV
+ 80% và PPV-
97,67%.
XSCĐ tắc hẹp ĐMCT đoạn trong sọ: có độ đặc hiệu 100%, độ nhạy 88,89%, PPV+
100% và PPV- 98,31%.
XSCĐ tắc hẹp đoạn ĐMTN: có độ đặc hiệu 98,33%, độ nhạy 71,43%, PPV+ 83,33%
và PPV- 96,72%.
XSCĐ tắc hẹp đoạn ĐMĐS: có độ đặc hiệu 96,15%, độ nhạy 50%, PPV+ 28,57% và
PPV- 98,43%.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ tắc hẹp đm nội sọ trong mẫu nghiên cứu
Chúng tôi có tỷ lệ bệnh lý hẹp mạch máu lớn (nội sọ) theo phân loại TOAST là
39,8% (78 trường hợp) và đây là nhóm bệnh nhân nằm trong mục tiêu nghiên cứu của
chúng tôi. Trong 78 trường hợp tắc hẹp ĐM lớn nội sọ, có 67 trường hợp được phát
hiện bằng siêu âm SAMHMXS, 11 trường hợp bệnh nhân được phát hiện tắc hẹp
bằng chụp MRA do không có cửa sổ xương thích hợp.
Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TMNCB do nguyên nhân hẹp ĐM nội
sọ chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nguyên nhân khác theo phân loại TOAST. So với
Lê Nguyễn Nhựt Tín tỷ lệ này cao hơn nhiều (39,8% so với 15,4%)(Error! Reference source
not found.). Điều này do chúng tôi phát hiện tắc hẹp mạch máu ≥ 50% dựa vào lâm sàng,
hình ảnh học nhu mô và mạch máu não (SAMHMXS, MRI/MRA não). Trong khi đó
tác giả này chỉ dựa vào lâm sàng và hình ảnh học nhu mô não (CTscan, MRI).
Nghiên cứu tìm nguyên nhân của TMNCB cấp ở bệnh nhân Nam Á sống tại
Singapore năm 2007, De Silva và cộng sự (cs) ghi nhận TMNCB cấp do bệnh lý
mạch máu lớn nội sọ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 41%)(Error! Reference source not
found.). Như vậy so với nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TMNCB cấp do nguyên nhân
mạch máu lớn (39,8%) cũng tương đương nhau.
Giá trị của SAMHMXS trong chẩn đoán mức độ hẹp ĐM nội sọ
So sánh giá trị của SAMHMXS và MRA trong chẩn đoán tắc hẹp ĐM nội sọ.
Chẩn đoán tắc hẹp ĐM não trước đoạn A1 bằng SAMHMXS tương đối chính xác
nhưng sẽ bỏ sót nhiều bệnh (do độ nhạy thấp, 40%).
Đối với tắc hẹp ĐM não giữa đoạn M1, so với tác giả Alexandrov A.V. và cs,
khảo sát tắc hẹp ĐM não giữa bằng SAMHMXS có độ nhạy 85-90%, độ đặc hiệu
90-95%, giá trị tiên đoán dương tính 85% và giá trị tiên đoán âm tính 98%. Các tỷ
lệ này tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy khả năng phát hiện tắc
hẹp ĐM não giữa (đoạn M1 và M2) của SAMHMXS tốt(Error! Reference source not found.).
Khả năng chẩn đoán tắc hẹp ĐM não sau bằng SAMHMXS ở ĐM não sau đoạn P1 là
cao. Tuy nhiên, có thể bỏ sót tổn thương do độ nhạy thấp (57,14%).
Khả năng chẩn đoán của SAMHMXS ở ĐM cảnh trong đoạn trong sọ rất tốt với độ
đặc hiệu 100%, độ nhạy 88,89%, giá trị tiên đoán dương tính 100% và âm tính
98,31%.
Khả năng chẩn đoán của SAMHMXS ở ĐM thân nền cũng tương đối chính xác độ
nhưng sẽ bỏ sót nhiều bệnh do độ nhạy 71,43%.
Khả năng chẩn đoán của SAMHMXS ở ĐM đốt sống thấp. Do khả năng phân biệt
giữa tắc hẹp và thiểu sản ĐM của SAMHMXS kém nên độ nhạy và giá trị tiên đoán
dương tính thấp.
Trong một số trường hợp hẹp nặng ĐM nội sọ, trên phim MRA có hiện tượng mất
dòng (flow-void). Trong khi đó SAMHMXS lại phát hiện được Doppler màu trên
hình B-mode và Doppler phổ cho vận tốc thấp hơn bình thường rất nhiều. Điều này
nói lên chúng ta cần thực hiện SAMHMXS kết hợp với MRA đối với những bệnh
nhân TMNCB cấp nghĩ do hẹp ĐM nội sọ để cho kết quả tốt nhất.
Các yếu tố liên quan đến hẹp ≥ 50% ĐM nội sọ trong nhóm nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng
Tuổi: là yếu tố nguy cơ liên quan bệnh lý hẹp ĐM nội sọ do xơ vữa đã được công
nhận trong nhiều nghiên cứu. Nhóm TMNCB cấp do hẹp ĐM nội sọ tuổi trung bình
là 69,69 ± 11,40 tương đương với nghiên cứu WASID (62,8 ± 11,3)(Error! Reference source
not found.). Tuổi trung bình ở nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ cao hơn nhóm không tắc hẹp ĐM
nội sọ có ý nghĩa thống kê.
Giới tính: ở nhóm hẹp ĐM nội sọ có tỷ lệ nam là 51,28% cao hơn nữ (48,72%);
tương tự với nghiên cứu WASID (nam là 63,0%)(Error! Reference source not found.); giới
tính giữa hai nhóm TMNCB cấp có hẹp và không hẹp ĐM nội sọ khác nhau không
có ý nghĩa thống kê, tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Anh Tài(Error! Reference
source not found.).
Điểm NIHSS LNV: ở nhóm tắc hẹp ĐM nội sọ là 11,71 ± 4,93. So với tác giả Scott
E. Kasner (9,7 ± 5,4)(Error! Reference source not found.) thì điểm NIHSS LNV của chúng tôi
cao hơn. Sở dĩ có sự khác biệt này là do tất cả các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
đều được đánh giá điểm NIHSS LNV (trong 48 giờ đầu), trong khi đó tác giả này chỉ
có gần 50% (39/76) số bệnh nhân được đánh giá điểm NIHSS LNV.
Huyết áp tâm thu LNV: đã được tác giả Reed D.M. chứng minh là yếu tố nguy cơ
của xơ vữa ĐM nội so(Error! Reference source not found.). Nhóm TMNCB cấp hẹp ĐM nội
sọ là 150 ± 22,95 mmHg cao hơn nhóm không có hẹp ĐM nội sọ (134,36 ± 16,13
mmHg) có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). So với nghiên cứu của KS Wong và cs thì
huyết áp tâm thu LNV (là 161,8 ± 27,3 mmHg)(Error! Reference source not found.) cao hơn
nghiên cứu của chúng tôi.
Huyết áp tâm trương LNV: Khi huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì cứ tăng mỗi 5
mmHg làm tăng tần suất TMNCB cấp 35-40%. Ở nghiên cứu của chúng tôi, huyết áp
tâm trương trung bình LNV ở nhóm bệnh nhân TMNCB cấp có hẹp ĐM nội sọ là
88,46 ± 11,518 mmHg; ở nhóm TMNCB cấp không hẹp ĐM nội sọ là 78,56 ± 11,48
mmHg. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của KS Wong và cs có
huyết áp tâm trương trung bình LNV là (88,2 ± 14,1 mmHg)(Error! Reference source not found.)
tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi.
Tiền sử tăng huyết áp: là yếu tố nguy cơ thường gặp của TMNCB cấp. Đây là yếu tố
nguy cơ có thể điều chỉnh được. Tác giả Baker D.M. (Error! Reference source not found.) cho
rằng giảm huyết áp trung bình 5 mmHg sẽ làm giảm 10% nguy cơ TMNCB. Do đó,
theo dõi phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ phần nào làm giảm nguy cơ TMNCB.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử tăng huyết áp ở nhóm TMNCB cấp có hẹp
ĐM nội sọ chiếm tỷ lệ 70,51% gần bằng với nghiên cứu GESICA (73,5%)(Error!
Reference source not found.) và cao hơn nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhựt Tín (chiếm
62,6%)(Error! Reference source not found.). Ở nhóm TMNCB cấp không có hẹp ĐM nội sọ, tiền
sử tăng huyết áp chiếm tỷ lệ là 51,69%. Như vậy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p< 0,05) về tiền sử tăng huyết áp giữa hai nhóm TMNCB cấp có và không có hẹp
ĐM nội sọ.
Tiền sử đái tháo đường: là yếu tố nguy cơ độc lập mạnh đối với TMNCB. Việc kiểm
soát đường huyết tốt có ích lợi làm giảm tần suất TMNCB do bệnh lý mạch máu nhỏ
đã được công nhận ở nhiều nghiên cứu trong 20 năm qua. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, một số nghiên cứu đã đề cập đến vai trò