Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bệnh nhân (BN) viêm phổi bệnh viện (VPBV) tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng. Phương pháp: NC cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 01/6/2011 đến 01/7/2012, có 86 BN VPBV tại khoa ICU, BVĐK Lâm Đồng, gồm 66 BN nam (76,74%). Tuổi trung bình là 60,19 ± 20,95 (từ 17 – 98 tuổi), 51,8% BN trên 60 tuổi. Có 29 BN VPBV tử vong (33,7%). BN có từ 2 bệnh mãn tính trở lên (OR = 6), bệnh phổi mãn (OR = 5,96), bệnh xơ gan có nguy cơ TV cao một cách có ý nghĩa (p<0,05). Những BN có biểu hiện sốc có nguy cơ TV cao gấp 12,4 lần (OR=12,4; 95%CI: 3,2‐57,3; p<0,0001). BN có suy thận nặng có nguy cơ TV cao gấp 17 lần (OR=17; 95%CI: 4,6‐68,8; p<0,0001). BN có tổn thương phổi hai bên có nguy cơ tử cao gấp 3 lần (OR=3; 95%CI: 0,99‐7,32; p=0,026). BN VPBV mắc Acinetobacter spp có nguy cơ TV cao gấp 3,7 lần (OR=3,7; 95%CI: 1,1‐11,8; p=0,012). BN hôn mê sâu khi Glassgow ≤ 7 điểm hoặc APACHE II  20 điểm hoặc thời gian thông khí cơ học kéo dài > 12 ngày có nguy cơ TV cao hơn một cách có ý nghĩa (p<0,05). BN điều trị kháng sinh (KS) ban đầu không phù hợp hoặc sử dụng KS trước đó có nguy cơ TV lần lượt gấp 10 lần (OR = 10,3; 95%CI: 2,87‐41,3; p < 0,0001); và gấp 4,6 lần (OR=4,6; 95%CI: 1,49‐15,6; p=0,003). Kết luận: Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở BN VPBV là có từ 2 bệnh mãn tính trở lên, bệnh phổi mãn, bệnh xơ gan, thời gian thông khí cơ học kéo dài > 12 ngày, có dùng KS trước đó, KS ban đầu không phù hợp, điểm Glasgow lúc viêm phổi ≤ 7 điểm, điểm APACHE II lúc VP, sốc, suy thận nặng, tổn thương phổi hai bên trên X‐quang phổi và mắc Acinetobacter spp.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  105 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG   Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA  LÂM ĐỒNG  Nguyễn Kỳ Sơn*, Ngô Thanh Bình**  TÓM TẮT  Mục  tiêu: Khảo  sát các yếu  tố nguy  cơ  liên quan  đến  tử vong  ở bệnh nhân  (BN) viêm phổi bệnh viện  (VPBV) tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng.  Phương pháp: NC cắt ngang phân tích.   Kết quả: Từ 01/6/2011 đến 01/7/2012, có 86 BN VPBV tại khoa ICU, BVĐK Lâm Đồng, gồm 66 BN nam  (76,74%). Tuổi trung bình là 60,19 ± 20,95 (từ 17 – 98 tuổi), 51,8% BN trên 60 tuổi. Có 29 BN VPBV tử vong  (33,7%). BN có từ 2 bệnh mãn tính trở lên (OR = 6), bệnh phổi mãn (OR = 5,96), bệnh xơ gan có nguy cơ TV  cao một cách có ý nghĩa (p<0,05). Những BN có biểu hiện sốc có nguy cơ TV cao gấp 12,4 lần (OR=12,4; 95%CI:  3,2‐57,3; p<0,0001). BN có suy thận nặng có nguy cơ TV cao gấp 17 lần (OR=17; 95%CI: 4,6‐68,8; p<0,0001).  BN có tổn thương phổi hai bên có nguy cơ tử cao gấp 3 lần (OR=3; 95%CI: 0,99‐7,32; p=0,026). BN VPBV mắc  Acinetobacter  spp  có nguy  cơ TV  cao gấp 3,7  lần  (OR=3,7; 95%CI: 1,1‐11,8; p=0,012). BN hôn mê  sâu khi  Glassgow ≤ 7 điểm hoặc APACHE II  20 điểm hoặc thời gian thông khí cơ học kéo dài > 12 ngày có nguy cơ TV  cao hơn một cách có ý nghĩa (p<0,05). BN điều trị kháng sinh (KS) ban đầu không phù hợp hoặc sử dụng KS  trước đó có nguy cơ TV lần lượt gấp 10 lần (OR = 10,3; 95%CI: 2,87‐41,3; p < 0,0001); và gấp 4,6 lần (OR=4,6;  95%CI: 1,49‐15,6; p=0,003).  Kết  luận: Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở BN VPBV là có từ 2 bệnh mãn tính trở lên,  bệnh phổi mãn, bệnh xơ gan, thời gian thông khí cơ học kéo dài > 12 ngày, có dùng KS trước đó, KS ban đầu  không phù hợp, điểm Glasgow lúc viêm phổi ≤ 7 điểm, điểm APACHE II lúc VP, sốc, suy thận nặng, tổn thương  phổi hai bên trên X‐quang phổi và mắc Acinetobacter spp.  Từ khóa: viêm phổi (VP), viêm phổi bệnh viện (VPBV), vi khuẩn (VK), khoa Hồi sức tích cực (ICU)  SUMMARY  THE SURVEY OF RISK FACTORS RELATED TO DEATH IN PATIENTS WITH HOSPITAL‐ ACQUIRED PNEUMONIA AT LAM DONG GENERAL HOSPITAL   Ngo Thanh Binh, Nguyen Ky Son   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2012: 105 ‐ 113  Objective: to survey risk factors related to death in patients (pts) with hospital‐acquired pneumonia (HAP)  at Lam Dong General hospital.  Method: Analytic cross‐sectional study.  Results: From 01/6/2011 to 01/7/2012, there were 86 pts with HAP at ICU of Lam Dong General hospital,  including 66 male (76.74%). The average age was 60.19 ± 20.95 (range, 17 to 98 years old) and 51.8% cases  were over 60 years old. There were 29 deaths in that time (76.74%). Pts with following underlying diseases such  as  at  least  two  chronic  diseases,  chronic  pulmonary  diseases,  cirrhotic  diseases  had  death  related  risk  higher  significantly (p<0.05). Pts with shock had death related risk at 12,4 times higher (OR=12.4; 95%CI: 3.2‐57.3;  *Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng   **Bộ môn Lao và Bệnh phổi – ĐHYD TP.HCM  Tác giả liên lạc: TS Ngô Thanh Bình  ĐT: 0908955945   Email: bsthanhbinh@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 106 p<0.0001). Pts with serious renal  failure had death related risk at 17  times higher  (OR=17; 95%CI: 4.6‐68.8;  p<0.0001); Pts with lesions in two lung sides on chest X‐rays had death related risk at 3 times higher (OR=3;  95%CI:  0.99‐7.32;  p=0.026). Pts with Acinetobacter  spp  infection  had  death  related  risk  at  3,7  times  higher  (OR=3.7; 95%CI: 1.1‐11.8; p=0.012). Pts with deep coma (when Glassgow score ≤ 7), or APACHE II score  20  or time for machine ventilation over 12 days had death related risk higher significantly (p<0.05). Pts treated with  using inappropriate initial antibiotic therapy or using previous antibiotic therapy had death related risk, in turn,  at 10.3 times (OR=10.3; 95%CI: 2.87‐41.3; p < 0.0001), and at 4.6 times (OR=4.6; 95%CI: 1.49‐15.6; p=0.003).  Conclusion: There were many death related risks  in pts with HAP such as at  least two chronic diseases,  chronic  pulmonary  diseases,  cirrhotic  diseases,  time  for  machine  ventilation  over  12  days,  using  previous  antibiotic therapy, using  inappropriate  initial antibiotic therapy, Glassgow score ≤ 7, APACHE II score  20,  sock, serious renal failure, lesions in two lung sides on chest X‐rays, and Acinetobacter spp infection.  Keyword: pneumonia, hospital‐acquired pneumonia (HAP), bacteria, intensive care unit (ICU).  ĐẶT VẤN ĐỀ  Viêm  phổi  bệnh  viện  (VPBV)  được  định  nghĩa là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, được  hình thành sau hơn 48 giờ nhập viện, mà trước  đó không có  thời kỳ nung bệnh hay viêm phổi  (VP)(2,25). VPBV là một trong những nhiễm trùng  bệnh viện  thường gặp  (10 – 42%) và có  tỉ  lệ  tử  vong  (TV)  chiếm  nhiều  nhất,  đặc  biệt  tại  các  khoa hồi sức tích cực, khoảng 24 – 50% trong số  BN VP liên quan đến thở máy(11,15). Nguy cơ TV  của VPBV  thường  tăng  ở  bệnh  nhân  (BN)  lớn  tuổi,  suy giảm miễn dịch,  suy dinh dưỡng,  rối  loạn ý  thức, mắc  các bệnh nặng khác như  suy  tim, nhồi máu cơ  tim, suy  thận, ngộ độc nặng,  bệnh  phổi mãn  tính,  tai  biến mạch máu  não,  chấn thương sọ não, các bệnh phẫu thuật ngực –  bụng  Đồng  thời,  việc  chẩn  đoán  chậm  trễ,  điều  trị muộn  hoặc  dùng  KS  ban  đầu  không  hiệu  quả  cùng  với  không  giải  quyết  được  các  bệnh  kèm  theo  làm  tăng  nguy  cơ  TV  ở  BN  VPBV(16,15,18).  Tuy  nhiên,  các  yếu  tố  nguy  cơ  (YTNC) gây TV này thay đổi rất khác nhau tùy  theo từng vùng, từng địa phương và còn tiếp tục  được NC để làm sáng tỏ hơn. Tại bệnh viện Đa  Khoa Lâm Đồng, tình trạng VPBV đang diễn ra  hết sức phức tạp với tỉ lệ TV khá nhiều. Chính vì  vậy,  chúng  tôi  tiến hành nghiên  cứu  (NC)  xác  định các YTNC liên quan đến TV ở BN VPBV tại  khoa hồi sức tích cực và chống độc (ICU), bệnh  viện  Đa Khoa Lâm  Đồng nhằm góp phần vào  việc  chẩn  đoán  sớm,  đưa  ra  hướng  điều  trị  đúng, thích hợp và giảm tỉ lệ TV ở BN VPBV.  Mục tiêu nghiên cứu  Mô  tả đặc điểm dân số,  lâm  sàng  (LS), cận  LS, bệnh  lý  cơ bản  (BLCB) và  tỉ  lệ TV  của BN  VPBV.  Xác định mối liên quan của các đặc điểm LS,  cận LS và BLCB với yếu tố TV trong VPBV.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế NC  NC tiền cứu, cắt ngang phân tích.  Đối tượng NC  Tất cả BN nằm viện tại khoa ICU có đủ tiêu  chuẩn  chẩn  đoán VPBV và  được  điều  trị,  theo  dõi cho đến khi hết VP hoặc TV trong thời gian  từ 01/06/2011 đến 01/07/2012.   Tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV (theo Hướng dẫn  của Hiệp  hội  Lồng  ngực Hoa Kỳ  (ATS)  và  Hiệp hội Bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ)(2)  Khi có  ít nhất một  trong những  tiêu  chuẩn  sau:  (1) Tối  thiểu có 2 phim X‐quang phổi xuất  hiện một  trong  các biểu hiện như  thâm nhiễm  mới, hình ảnh đông đặc phổi, hình ảnh tạo hang.  (2) BN  có biểu hiện một  trong  các  triệu  chứng  như sốt > 380C không rõ nguyên nhân (>1000F),  bạch cầu  12.000 tế bào/mm3, người  già > 70 tuổi thay đổi trạng thái tâm thần không  rõ  nguyên  nhân;  và  tối  thiểu  2  trong  các  biểu  hiện như đàm mủ mới xuất hiện, hoặc gia tăng,  hoặc  thay  đổi  tính  chất; khởi phát ho hoặc gia  tăng, khó thở, thở nhanh; nghe có ran phổi, ran  phế quản; trao đổi khí xấu đi (giảm bão hòa oxy  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  107 máu,  PaO2/  FiO2  <  240,  tăng  nhu  cầu  O2,  thở  máy).  Tiêu chuẩn loại trừ  VP  tại  các  khoa  LS  khác  chuyển  đến;  BN  VPBV  chuyển  lên  tuyến  trên;  BN  được  chẩn  đoán VP trong 48 giờ đầu nhập viện; BN VPBV  TV  trong vòng 48 giờ  sau khi nhập khoa  ICU;  hoặc BN từ chối NC.  Phương pháp tiến hành NC  Tất cả BN trong NC được thực hiện các bước  sau:  Hỏi bệnh  sử,  tiền  căn và ghi nhận về  tuổi,  giới, nơi cư  trú,  thói quen hút  thuốc  lá, nghiện  rượu;  BLCB  đi  kèm  (như  BPTNMT,  hen,  lao  phổi,  đái  tháo  đường,  tăng huyết  áp,  suy gan,  suy  thận,...);  tiền  căn  dùng  KS  trước  đó  một  tháng, tiền căn phẫu thuật, tiền căn nhập ICU,...   Ghi nhận lý do nhập khoa ICU, khám LS và  làm  các  xét  nghiệm  cận LS  cần  thiết  giúp  cho  chẩn  đoán  và  điều  trị  như  nhuộm Gram,  cấy  đàm định lượng, chụp X‐quang phổi, công thức  máu,  đường máu,  chức  năng  gan,  chức  năng  thận,  các  xét  nghiệm  sinh  hóa máu  cần  thiết  khác. Soi, cấy và làm KS đồ các mẫu nước tiểu,  máu, dịch vết mổ và dịch vết thương.  Thời gian xuất hiện VP là số ngày tính từ lúc  vào khoa ICU đến lúc phát hiện VP, gồm (1) VP  khởi phát sớm là VP xuất hiện trước 5 ngày; và  (2) VP khởi phát muộn là VP xuất hiện từ ngày  thứ 5 trở đi. VP liên quan thở máy là những BN  được  thở máy  và  xuất  hiện  VP  sau  48  giờ  ở  những BN này.  Tính  điểm APACHE  II và  điểm Glasgow.  Điểm APACHE  II dùng  để  đánh giá mức  độ  nặng của BN và được  tính dựa vào các  thông  số LS và cận LS. Điểm Glasgow gồm đánh giá  đáp ứng mắt (1–4 điểm), vận động (1–6 điểm),  Lời  nói  (1–5  điểm).  Hôn  mê  sâu  khi  điểm  Glasgow ≤ 7.  Thời gian điều trị là số ngày điều trị tính từ  lúc xuất hiện VP  đến khi BN  ra khỏi khoa. Số  lượng KS sử dụng  là số  lượng các KS sử dụng  cho BN từ lúc xuất hiện VP đến khi BN ra khỏi  khoa.  *  Phương  pháp  cấy  đàm  định  lượng: mẫu  đàm được  lấy qua ho khạc sâu, hoặc được hút  lấy qua ống nội khí quản hoặc ống nội soi phế  quản  (khi  có  chỉ  định). Mẫu  bệnh phẩm  được  cho vào lọ vô khuẩn có nắp đậy kín và gửi ngay  tới  khoa  vi  sinh  của  bệnh  viện. Mẫu  đàm  đạt  tiêu chuẩn khi phải có hiện diện  10 – 25 tế bào  bạch cầu đa nhân trung tính/1 quang trường 100  và  <  10  tế  bào  thượng  bì/1  quang  trường  100.  Tiến  hành  cấy  định  lượng  mẫu  đàm  đã  pha  loãng  1/20  trên  các  hộp  thạch máu  cừu  (BA),  thạch  nâu máu  ngựa  có  bacitracin  (CAHI)  và  thạch MC. KS  đồ được  thực hiện khi  cấy  định  lượng dương  tính, bằng phương pháp đĩa giấy  khuếch  tán KS  trên  thạch  của Kirby‐ Bauer và  được đánh giá bằng 3 mức độ: nhạy, trung gian,  kháng.  Đánh  giá  sự  phù  hợp KS  ban  đầu  với  từng VK.   Xử lý và phân tích thống kê  Thu thập dữ  liệu, nhập và xử  lý phân tích  thống kê các biến số bằng phần mềm SPSS 16.0  Các biến  số định  tính  sẽ được biểu diễn  theo  tần  suất,  tỉ  lệ  phần  trăm  và  kiểm  định  theo  phép kiểm 2. Các biến số định  lượng sẽ được  biểu  diễn  theo  trung  bình,  độ  lệch  chuẩn  và  kiểm  định  theo phép kiểm Fisher. Giá  trị p <  0,05 và các mối liên quan được tính bằng tỉ số  chênh  OR  (Odds  Ratio)  không  chứa  1  được  xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy  95% (95%CI).  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU   Đặc điểm BN VPBV trong NC  Đặc điểm dân số học, LS, cận LS, bệnh  lý cơ  bản của BN VPBV  Trong  thời  gian  NC  từ  01/06/2011  đến  01/07/2012,  thu  dung  86  BN  VPBV  tại  khoa  ICU,  bệnh  viện  đa  khoa  Lâm  Đồng,  có  tuổi  trung bình là 60,19 ± 20,95 (từ 17 – 98 tuổi) và  51,8% BN trên 60 tuổi. Có 66 BN nam (76,74%)  và 20 BN nữ. Có 69 BN dân tộc kinh (80,2%) và  17 BN dân tộc thiểu số.  Bảng 1: Đặc điểm LS, cận LS, bệnh lý cơ bản của BN  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 108 VPBV  Đặc điểm Phân bố Có Không Bệnh lý cơ bản Tai biến mạch máu não 30 (33,3%) 56 (66,7%) Bệnh phổi mãn 13 (14,4%) 73 (85,6%) Chấn thương sọ não 13 (14,4%) 73 (85,6%) Bệnh tim mạch 12 (13,3%) 74 (86,7%) Đa chấn thương 5 (5,6%) 81 (94,4%) Đái tháo đường 5 (5,6%) 81 (94,4%) Bệnh thận 3 (3,3%) 83 (96,7%) Xơ gan 3 (3,3%) 83 (96,7%) Ung thư 3 (3,3%) 83 (96,7%) Triệu chứng LS Sốt 74 (86%) 12 (4%) Nôn 24 (27,9%) 62 (72,1%) Sốc 18 (20,9%) 68 (79,1%) Ran ẩm, nổ 86 (100%) 0 (0%) Ran ngáy, rít 18 (20,9%) 68 (79,1%) Hội chứng đông đặc 0 (0%) 86 (100%) Suy hô hấp 59 (68,6%) 27 (31,4%) Đàm đục 86 (100%) 0 (0%) Các biểu hiện qua xét nghiệm sinh hóa và huyết học Suy thận nặng 23 (26,7%) 63 (73,3%) Thiểu dưỡng 14 (16,3%) 72 (83,7%) Thiếu máu 33 (38,4%) 53 (61,6%) Bạch cầu <4000 hoặc >12.000 69 (80,2%) 17 (19,8%) Nhận  xét:  BLCB  thường  gặp  nhất  bệnh  lý  não, kế đến bệnh lý phổi mãn và bệnh tim mạch.  Triệu chứng LS nổi bật  là ho đàm đục, sốt, suy  hô hấp, ran bệnh lý. Đa số có biểu hiện bạch cầu  tăng hoặc giảm. Một số trường hợp có biểu hiện  thiếu máu, suy thận và thiểu dưỡng.  Bảng 2: Hình ảnh X‐quang phổi.  Hình ảnh X-quang phổi N Một bên phổi Hai bên phổi Thâm nhiễm mới 86 (100%) 39 (45,35%) 47 (54,65%) Tràn dịch màng phổi 9 (10,5%) 7 (77,78%) 2 (22,22%) Nhận xét: Đa  số  là  tổn  thương dạng Thâm  nhiễm hai bên phổi.  Kết quả cấy đàm định lượng  Có  82  BN  cấy  đàm một  lần  và  4  BN  cấy  đàm hai  lần. Tổng cộng có 90 mẫu đàm được  thu  thập  theo  3 phương pháp,  kết  quả  có  75  mẫu cấy dương tính (77,32%).  Bảng 3: Tỉ lệ cấy đàm dương tính theo từng phương  pháp lấy bệnh phẩm  Phương pháp Số bệnh phẩm Số mẫu cấy dương tính Tỉ lệ (%) Hút qua nội khí quản 78 66 84,6% Nội soi phế quản 8 7 87,5% Khạc đàm 4 2 50% Nhận  xét:  bệnh  phẩm  lấy  qua  nội  soi  phế  quản  cho kết quả  cấy dương  tính  cao nhất, kế  đến  hút  qua  nội  khí  quản  và  thấp  nhất  là  lấy  đàm qua ho khạc.  Bảng 4: Các loại VK gây VPBV  VK Số trường hợp (n=75) Tỉ lệ (%) VK gram âm 64 85,3% Acinetobacter spp. 22 29,3% K.pneumonia 18 24% P.aeruginosa 11 14,7% E.coli 7 9,3% Enterobacter spp. 4 5,3% P. mirabilis 1 1,3% Herrella 1 1,3% VK gram dương 11 14,7% S.aureus 11 14,7% Nhận xét: Chủ yếu là nhiễm VK gram âm  (85,33%),  trong  đó,  Acinetobacter  chiếm  tỉ  lệ  cao nhất  (29,33%). VK gram dương  chỉ  có S.  aureus (14,67%).   Kết quả can thiệp điều trị và tỉ lệ TV  Bảng 5: Kết quả can thiệp điều trị và tỉ lệ TV  Đặc điểm Phân bố Có Không Những can thiệp điều trị Phẫu thuật 22 (25,6%) 64 (74,4%) Sử dụng KS trước VP 49 (57%) 37 (43%) KS ban đầu không phù hợp 34 (47,9%) 37 (52,1%) Thở máy trước VP 47 (54,7%) 39 (45,3%) Đặt nội khí quản trước VP 55 (64%) 31 (36%) Tử vong Tử vong 29 (33,7%) 57 (66,3%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  109 Nhận xét: những BN sử dụng KS trước đó,  KS ban đầu không  thích hợp, được  thông khí  cơ  học,  hoặc  được  đặt  nội  khí  quản  dễ   mắc VPBV.  Bảng 6: Các giá trị trung bình của một số biến số ở  BN VPBV  Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Nhịp tim (lần/ phút) 105 16,7 70 150 Điểm Glasgow 11,1 2,5 6 15 Điểm APACHE II 20,1 3,1 15 28 Thời gian khởi phát bệnh 6,3 3,1 3 17 Thời gian điều trị 15,1 7,3 7 50 Thời gian thở máy 7,6 9,3 0 52 Số KS sử dụng 3,5 1,0 2 9 Xác  định mối  liên  quan  giữa một  số  đặc  điểm dân số học, LS, cận LS và BLCB với  tình trạng TV trong VPBV  Bảng 7: Mối liên quan giữa đặc điểm dân số học với  tình trạng TV ở BN VPBV  Dân số học Không TV (n=57) TV (n=29) p OR Tuổi trung bình 59,63±21,09 61,28±20,98 0,732 - Tuổi ((> 60/≤60) 29/28 19/10 0,1031,952 Giới (nam/nữ) 46/11 20/9 0,2230,531 Dân tộc (kinh/thiểu số) 44/13 25/4 0,3211,846 Nhận xét: Không có sự khác biệt ý nghĩa về  tuổi, giới, dân  tộc giữa hai nhóm VPBV TV và  không TV.  Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm BLCB với tình  trạng TV ở BN VPBV  Đặc điểm BLCB Không TV TV p OR (95% CI) ≥ 2 bệnh mãn tính 6 (10,53%) 12 (41,38%) 0,001 6 (1,7 - 22,2) Đa chấn thương 4 (7,02%) 1 (3,45%) 0,659 0,46 (0,01-4,95) Chấn thương sọ não 10 (17,54%) 3 (10,34%) 0,529 0,54 (0,09- 2,4) Tai biến mạch máu não 24 (42,11%) 6 (20,69%) 0,058 0,36 (0,1- 1,1) Đái tháo đường 4 (7,02%) 1 (3,45%) 0,659 0,47 (0,01-5,13) Bệnh tim mạch 6 (10,53%) 6 (20,69%) 0,208 2,22 (0,53-9,2) Bệnh phổi mãn 4 (7,02%) 9 (31,03%) 0,008 5,96 (1,43-28,9) Bệnh thận 2 (3,51%) 1 (3,45%) 1 0,98 (0,02-19,6) Bệnh xơ gan 0 (0%) 3 (10,34%) 0,036 - Ung thư 2 (3,51%) 1 (3,45%) 1 0,98 (0,02-19,6) Ngộ độc 3 (5,26%) 0 (0%) 0,548 - Nhận xét: Số bệnh mãn tính ≥ 2 bệnh, bệnh  phổi mãn, bệnh xơ gan là các yếu tố nguy cơ gây  TV ở BN VPBV có ý nghĩa thống kê (p<0,05).  Bảng 9: Mối liên quan giữa đặc điểm LS, cận LS với  tình trạng TV ở BN VPBV  Đặc điểm Không TV TV p OR 95% CI Sốt 52 (91,22%) 22 (75,86%) 0,125 1,95 (0,77- 6,3) Nhịp tim 104±15,24 107±17,64 0,672 - Sốc 4 (7,02%) 14 (48,28%) <0,000 1 12,4 ((3,2- 57,3) Suy hô hấp 37 (64,91%) 22 (75,86%) 0,301 1,7 (0,6-5,5) Thiếu máu (Hct < 37%) 18 (31,58%) 15 (51,72%) 0,069 2,3 (0,84- 6,4) Suy thận nặng 5 (8,77%) 18 (62,07%) <0,000 1 17 (4,6- 68,8) Tăng hoặc giảm BC 41 (71,92%) 28 (96,55%) 0,071 2,1 (0,8-6,3) X quang tổn thương hai bên 25 (43,85%) 22 (75,86%) 0,026 2,98 (0,9±7,32) Nhận  xét:  sốc,  suy  thận  nặng,  tổn  thương  phổi hai bên có liên quan đến TV ở BN VPBV.  Bảng 10. Mối liên quan giữa VK học với tình trạng  TV ở BN VPBV  Tác nhân gây bệnh Không TV TV p OR 95% CI Acinetobacter spp. 9 (19,15%) 13 (46,43%) 0,012 3,7 (1,1- 11,8) K. pneumonia 10 (21,28%) 8 (28,57%) 0,057 1,5 (0,4- 4,9) S. aureus 9 (19,18%) 2 (7,14%) 0,193 0,3 (0,03- 1,8) P. aeruginosa 9 (19,15%) 2 (7,14%) 0,193 0,3 (0,03- 1,8) E. coli 5 (10,64%) 2 (7,14%) 0,706 0,6 (0,06- 4,3) Nhận xét: Chỉ có Acinetobacter spp là tác nhân  thường gặp  ở nhóm bệnh nhân VPBV TV hơn  nhóm VPBV không TV, sự khác biệt có ý nghĩa  (p=0,012).  Bảng 11. Mối liên quan giữa một số đặc điểm khi  phát hiện VP và trong quá trình nằm điều trị với tình  trạng TV ở BN VPBV.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 110 Đặc điểm Không TV(n=57) TV (n=29) p OR (95%CI) Điểm Apache II lúc VP 18,68±2,17 22,82±2,73 <0,000 1 - Điểm Glasgow (≤7 điểm) lúc VP 0 (0%) 4 (13,79%) 0,011 - TG khởi phát VPBV (>4 ngày) 21 (36,84%) 17 (58,62%) 0,055 2,43 (0,89-6,7) Thời gian điều trị 15,63±4,99 13,96±1,94 0,421 - Số KS sử dụng 3,40±0,86 3,75±1,21 0,167 - Thời gian thông khí cơ học 4,10±0,68 14,51±2,17 0,0001 - Dùng KS trước khi VP 26 (45,61%) 23 (79,31%) 0,003 4,6 (1,49- 15,6) KS ban đầu không phù hợp 13 (28,89%) 21 (80,77%) <0,000 1 10,3 (2,87- 41,3) Nhận  xét:  điểm  Glasgow  ≤7  điểm,  điểm  APACHE II cao lúc có VP, thời gian thông khí cơ  học kéo dài, dùng KS  trước khi viêm phổi, KS  ban  đầu  không  phù  hợp  là  các  yếu  tố  có  liên  quan đến TV ở BN VPBV.  BÀN LUẬN  Đặc điểm BN VPBV trong NC  Trong NC của chúng  tôi, BN VPBV có  tuổi  trung bình  là 60,19 ± 20,95  (từ 17 – 98  tuổi), và  nam gặp nhiều hơn nữ. Điều này cũng được ghi  nhận  tương  tự như  trong các NC khác(8,12,18,19,23).  Tỉ lệ BN là người dân tộc thiểu số chiếm 19,77%  cũng  tương đương với  tỉ  lệ dân số của dân  tộc  thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, theo bảng  1,  tỉ  lệ BLCB  thường gặp nhất bệnh  lý não, kế  đến bệnh  lý phổi mãn và bệnh  tim mạch. Tuy  nhiên, khi so sánh với các NC khác(1,15,23) về BLCB  cho  thấy không có sự giống nhau, điều này có  thể lý giải là do mô hình bệnh lý ở các bệnh viện  trong các NC này là khác nhau. Về biểu hiện LS  và  cận LS  của VPBV  trong NC  của  chúng  tôi,  theo kết quả bảng  1 và  2  cũng  được ghi nhận  tương  tự  như  trong  y  văn:  sốt  ≥  380C  hoặc  ≤  350C, tăng tiết hoặc thay đổi tính chất đàm, tăng  nhu cầu oxy, ran ở phổi, bạch cầu trong máu ≥  12.000/mm3 hoặc ≤ 4.000/mm3, thâm nhiễm 
Tài liệu liên quan