Khảo sát nồng độ β₂ Microglobulin máu ở các bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ sử dụng màng lọc High-Flux (HF) và Low-Flux (LF)

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ β2 microglobulin máu ở các bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ sử dụng màng lọc High-Flux (HF) và Low-Flux (LF). Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân tại BV ĐKKV Củ Chi (sử dụng màng lọc High-Flux) và 56 bệnh nhân tại BV Bình Dân (sử dụng màng lọc Low-Flux) từ ngày 01/01/2010 đến 30/06/2010. Kết quả: Nồng độ β2 microglobulin máu trong cả hai nhóm BN đều cao hơn bình thường với giá trị trong nhóm bệnh nhân dùng màng HF thấp hơn nhóm dùng màng LF (26631,460 ± 7511,38 µg/L và 51580,11 ± 18811,09 µg/L, P < 0,01). Nồng độ Ure máu trước và sau lọc trong hai nhóm BN đều cao hơn bình thường, các giá trị trong nhóm HF đều thấp hơn nhóm LF (21,77 ± 6,67 mmol/L so với 26,54 ± 7,64 mmol/L, P < 0,05 trước lọc và 7,06 ± 2,54 mmol/L so với 9,41 ± 3,26 mmol/L, P < 0,01 sau lọc). Giá trị Kt/V đều thấp ở cả 2 nhóm (1,14 ± 0,23 ở nhóm HF và 1,07 ± 0,46 ở nhóm LF, p > 0,05). Tỉ lệ BN có URR > 65% ở nhóm dùng màng HF cao hơn LF (63,12 ± 12,13 % so với 67,05 ± 7,65 %, p < 0,05). Chúng tôi ghi nhận được mối tương quan thuận giữa nồng độ β2m máu với nồng độ Ure máu trước lọc ở nhóm sử dụng màng LF (r = 0,264; p > 0,05). Kết luận: Nên sử dụng màng lọc High-Flux để tăng hiệu quả lọc các chất có TLPT trung bình nhằm hạn chế các biến chứng do CTNT lâu dài.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nồng độ β₂ Microglobulin máu ở các bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ sử dụng màng lọc High-Flux (HF) và Low-Flux (LF), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 75 KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ β2 MICROGLOBULIN MÁU Ở CÁC BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ SỬ DỤNG MÀNG LỌC HIGH-FLUX (HF) VÀ LOW-FLUX (LF) Phạm Văn Bùi* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát nồng độ β2 microglobulin máu ở các bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ sử dụng màng lọc High-Flux (HF) và Low-Flux (LF). Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân tại BV ĐKKV Củ Chi (sử dụng màng lọc High-Flux) và 56 bệnh nhân tại BV Bình Dân (sử dụng màng lọc Low-Flux) từ ngày 01/01/2010 đến 30/06/2010. Kết quả: Nồng độ β2 microglobulin máu trong cả hai nhóm BN đều cao hơn bình thường với giá trị trong nhóm bệnh nhân dùng màng HF thấp hơn nhóm dùng màng LF (26631,460 ± 7511,38 µg/L và 51580,11 ± 18811,09 µg/L, P < 0,01). Nồng độ Ure máu trước và sau lọc trong hai nhóm BN đều cao hơn bình thường, các giá trị trong nhóm HF đều thấp hơn nhóm LF (21,77 ± 6,67 mmol/L so với 26,54 ± 7,64 mmol/L, P < 0,05 trước lọc và 7,06 ± 2,54 mmol/L so với 9,41 ± 3,26 mmol/L, P < 0,01 sau lọc). Giá trị Kt/V đều thấp ở cả 2 nhóm (1,14 ± 0,23 ở nhóm HF và 1,07 ± 0,46 ở nhóm LF, p > 0,05). Tỉ lệ BN có URR > 65% ở nhóm dùng màng HF cao hơn LF (63,12 ± 12,13 % so với 67,05 ± 7,65 %, p < 0,05). Chúng tôi ghi nhận được mối tương quan thuận giữa nồng độ β2m máu với nồng độ Ure máu trước lọc ở nhóm sử dụng màng LF (r = 0,264; p > 0,05). Kết luận: Nên sử dụng màng lọc High-Flux để tăng hiệu quả lọc các chất có TLPT trung bình nhằm hạn chế các biến chứng do CTNT lâu dài. Từ khóa: suy thận mạn, chạy thận nhân tạo định kỳ, ABSTRACT STUDY OF BLOOD 2 MICROGLOBULIN LEVEL IN PATIENTS WITH END RENAL DISEASE ON HEMODIALYSIS WITH EITHER HIGH FLUX MEMBRANE Pham Van Bui * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 75 - 81 Objectives: To study blood β2 microglobulin level in patients with end stage renal disease on hemodialysis with either High Flux or Low Flux membrane. Methods and Patients: A cross – sectional study was conducted on 30 patients in Cu Chi Hospital (where High Flux membrane were used) and 56 patients in Binh Dan Hospital (where Low Flux membrane were used) from January 1st to June 30th, 2010. The β2 microglobulin (β2m) value in blood of these two arms were compared with each other to see whether the high flux membrane was better than the low flux regarding the elimination of this globulin Results: The level of blood β2m in both groups were higher than normal with lower value in the HF group compared with the LF group (26631.460 ± 7511.38 µg/L vs 51580.11 ± 18811.09 µg/L, P < 0.01). Also, the level of blood urea was higher than normal in both group with lower value in the HF group compared with the LF group (pre-dialysis: 21.77 ± 6.67 mmol/L vs 26.54 ± 7.64 mmol/L, P < 0.05, and post-dialysis: 7.06 ± 2.54 mmol/L vs 9.41 ± 3.26 mmol/L, P < 0.01, respectively). The Kt/V value was low in both groups (1.14 ± 0.23 in * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: BS: Phạm Văn Bùi ĐT: 0913670965 Email: buimy55@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 76 HF group and 1.07 ± 0.46 in LF group, P > 0.05). There was a lineaire correlation between the level of blood 2m and the level of pre-dialysis blood urea (r = 0.264, P < 0.05). Conclusions: HF dialyzer appears to be better than LF dialyzer in elimination of middle molecular weight substances. Key words: β2 microglobulin, hemodialysis, High Flux membrane, Low Flux membrane ĐẶT VẤN ĐỀ Chạy thận nhân tạo (CTNT) kéo dài có thể gây ra các biến chứng mạn tính, một trong những biến chứng đó là tích tụ 2 microglobulin (2m) trong máu gây nên bệnh thoái hóa dạng tinh bột(10), ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân CTNT lâu dài. Sự tích tụ 2m trong bệnh thoái hóa dạng tinh bột tại xương, các khớp ngoại biên và cột sống, gân với biểu hiện lâm sàng là hội chứng ống cổ tay, viêm khớp ngoại biên, co rút gân gây đau khớp, khó khăn trong di chuyển, thậm chí gây liệt và tử vong cho bệnh nhân sau thời gian dài lọc máu. Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh thoái hóa dạng tinh bột ngoài ghép thận, do đó việc đưa ra một qui trình lọc máu phù hợp cho bệnh nhân STM CTNT lâu dài để hạn chế sự tích tụ của 2m là cần thiết(8). Tại Việt Nam, các trung tâm CTNT chủ yếu sử dụng màng lọc có hệ số siêu lọc thấp (Low Flux-LF), ít có khả năng lọc được các chất có trọng lượng phân tử (TLPT) trung bình như 2m. Vài năm trở lại đây, màng lọc High Flux đã được sử dụng ở một vài trung tâm. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu (NC) này nhằm mục đích “Khảo sát nồng độ 2m máu ở bệnh nhân STM CTNT định kỳ sử dụng màng High- Flux tại Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực (ĐKKV) Củ Chi và Low-Flux tại Bệnh viện Bình Dân”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm tất cả BN STM giai đoạn cuối đang CTNT tại BV Bình Dân, BV ĐKKV Củ Chi trong thời gian từ 01/01/2010 đến 30/06/2010. Bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, có thời gian chạy thận ≥1 tháng tính từ lúc bắt đầu chạy thận. Tại BV Bình Dân tất cả bệnh nhân hoàn toàn được CTNT với màng lọc Low Flux(NIPRO 130TGA), trong khi tại BV ĐKKV Củ Chi, bệnh nhân hoàn toàn CTNT với màng lọc High Flux(NIPRO 150UGA). Các bệnh nhân được CTNT 4 giờ/ lần x 3 lần/ tuần, tốc độ lọc máu 200 ml/phút. Trong khi tiến hành nghiên cứu bệnh nhân không truyền máu, truyền đạm để tránh làm tắc màng lọc ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Xét nghiệm 2m bằng máy AxSYM. Nồng độ 2m máu bình thường < 2000 µg/L(5), tuy nhiên ở BN CTNT nồng độ 2m máu thường cao hơn và tăng gấp 15-20 lần so với bình thường(1). Theo đó, biến số nồng độ 2m máu được phân lớp thành ≤ 40000 µg/L và > 40000 µg/L. Ngoài ra còn lấy máu trước và sau CTNT để xét nghiệm các thông số khác như urea, hemoglobin, Kt/V Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0. Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,00. KẾT QUẢ Giới Bảng 1: Đặc điểm về độ tuổi Tuổi (Năm) Màng lọc LF (N = 56) Màng lọc HF (N = 30) P Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % 15 - 20 0 0,00 1 3,3 21 - 30 1 1,78 5 16,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 77 Tuổi (Năm) Màng lọc LF (N = 56) Màng lọc HF (N = 30) P Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % 31 - 40 10 17,86 2 6,7 41 - 50 10 17,86 12 40,0 51 - 60 18 32,14 8 26,7 61 - 70 12 21,43 2 6,7 >70 5 8,93 0 0,0 Trung bình 52,52 ± 13,39 42,66 ± 12,22 0,010 Bảng 2: Đặc điểm về nguyên nhân suy thận mạn Nguyên nhân STM Màng lọc LF (N = 56) Màng lọc HF (N = 30) Số BN Tỉ lệ (%) Số BN Tỉ lệ (%) Không rõ NN 17 30,4 15 50,0 Bệnh cầu thận 3 5,3 1 3,3 THA 9 16,1 7 23,4 ĐTĐ 2 3,6 1 3,3 Lupus 0 0,0 1 3,3 Viêm khớp dạng thấp 1 1,8 0 0,0 Sỏi niệu 18 32,1 5 16,7 Bệnh thận đa nang 2 3,6 0 0,0 Dị dạng đường niệu 4 7,1 0 0,0 Bảng 3: Đặc điểm về thời gian chạy thận nhân tạo Thời gian CTNT (Tháng) Màng lọc LF (N = 56) Màng lọc HF (N = 30) P Số BN Tỉ lệ (%) Số BN Tỉ lệ (%) < 12 4 7,1 2 6,7 12 - 23 16 28,6 13 43,3 24 - 35 15 26,8 5 16,7 36 - 47 8 14,3 3 10,0 ≥ 48 13 23,2 7 23,3 Trung bình 35,52 ± 33,85 32,97 ± 27,99 0,725 Biểu đồ 2: Giá trị trung bình nồng độ Ure máu trước và sau buổi lọc Nhận xét: Trung bình nồng độ Ure máu trước lọc (26,54 ± 7,64 mmol/L) và sau lọc (9,41 ± 3,26 mmol/L) ở BN sử dụng màng LF đều cao hơn nồng độ Ure máu trước lọc (21,77 ± 6,67 mmol/L) và sau lọc (6,7,06 ± 2,54 mmol/L) ở BN sử dụng màng HF. Giá trị trung bình nồng độ Ure máu trước lọc ở BN CTNT sử dụng màng LF và HF khác biệt có ý nghĩa thống kê (P= 0,005). Giá trị trung bình nồng độ Ure sau lọc ở BN CTNT sử dụng màng LF và HF khác biệt có ý nghĩa thống kê (P= 0,001). Bảng 4: Độ thanh thải từng phần Ure (Kt/V) Kt/V Ure Màng lọc LF (N = 56) Màng lọc HF (N = 30) P Số BN Tỉ lệ (%) Số BN Tỉ lệ (%) ≤ 1,2 40 71,4 17 56,7 > 1,2 16 28,6 23 43,4 Trung bình 1,07 ± 0,46 1,14 ± 0,23 0,503 Nhận xét: Hơn 2/3 (71,4%) nhóm bệnh nhân dùng màng LF có Kt/V Ure ≤ 1,2. Hơn 1/2 (56,7%) nhóm bệnh nhân dùng màng HF có Kt/V Ure ≤ 1,2. Giá trị trung bình chỉ số Kt/V Ure ở BN CTNT sử dụng màng LF và HF không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Tỉ lệ giảm Ure trong máu sau buổi lọc (URR) URR (%) Màng lọc LF (N = 56) Màng lọc HF (N = 30) P Số BN Tỉ lệ (%) Số BN Tỉ lệ (%) ≤ 65 32 57,1 9 30,0 > 65 24 42,9 21 70,0 Trung bình 63,12 ± 12,13 67,05 ± 7,65 0,070 Nhận xét: Tỉ lệ BN có URR > 65% ở màng HF hơn gần gấp đôi màng LF (70% so với 42,9%) Giá trị trung bình chỉ số URR ở BN CTNT sử dụng màng LF và HF không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 6: Nồng độ β 2m 2m (µg/L) Màng lọc LF (N = 56) Màng lọc HF (N = 30) P Số BN Tỉ lệ (%) Số BN Tỉ lệ (%) ≤ 40000 11 19,6 29 96,7 > 40000 45 80,4 1 3,3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 78 Trung bình 51580,11 ± 18811,09 26631,46 ± 7511,38 0,0001 Nhận xét: Hơn 4/5 (80,3%) nhóm bệnh nhân dùng màng LF có nồng độ β2m trong máu > 40000 µg/L. Hầu hết (96,6%) nhóm bệnh nhân dùng màng HF có nồng độ β2-m trong máu ≤ 40000 µg/L. Giá trị trung bình nồng độ β2m ở BN CTNT sử dụng màng LF và HF khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Biểu đồ 3: Tương quan giữa nồng độ 2m máu với TGCT ở bệnh nhân dùng màng LF và HF. Nhận xét: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với TGCT ở BN sử dụng màng lọc LF là tương quan không chặt với r = -0,060; p = 0,658 và sử dụng màng lọc HF là tương quan không chặt với r = 0,207; p = 0,271. Biểu đồ 4: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Hb ở bệnh nhân dùng màng LF và HF Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Hb ở BN sử dụng màng lọc LF là tương quan không chặt với r = -0,070; p = 0,899 và sử dụng màng lọc HF là tương quan nghịch có ý nghĩa với r = - 0,362; p = 0,049. Biểu đồ 5: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Ure máu trước lọc ở bệnh nhân dùng màng LF và HF Nhận xét: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Ure máu trước lọc ở BN sử dụng màng lọc LF là tương quan thuận với r = 0,264; p = 0,050 và màng lọc HF là tương không chặt với r = 0,054; p = 0,776. Biểu đồ 6:Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Ure máu sau lọc ở bệnh nhân dùng màng LF và HF Nhận xét: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Ure máu sau lọc ở BN sử dụng màng lọc LF là tương quan không chặt với r = 0,240; p = 0,074 và sử dụng màng lọc HF là tương quan không chặt với r = 0,244; p = 0,193. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 79 Biểu đồ 7: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với URR ở bệnh nhân dùng màng LF và HF Nhận xét: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với URR ở BN sử dụng màng lọc LF là tương quan không chặt với r = -0,063; p = 0,647 và sử dụng màng lọc HF là tương quan không chặt với r = -0,318; p = 0,087. Biểu đồ 8: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Kt/V Ure ở bệnh nhân dùng màng LF và HF Nhận xét: Tương quan giữa nồng độ β2m máu với Kt/V Ure ở BN sử dụng màng lọc LF là tương quan không chặt với r = -0,001; p = 0,992 và sử dụng màng lọc HF là tương quan không chặt với r = -0,305; p = 0,101. BÀN LUẬN Hơn 2/3 BN trong nghiên cứu của chúng tôi dưới 60 tuổi (69,64 % ở nhóm LF và 93,3% ở nhóm HF) chỉ có 30,36% BN ở nhóm LF và 6,7% BN ở nhóm HF trên 60 tuổi, khác với báo cáo của USRDS (2005) BN trên 60 tuổi chiếm gần 50%(7). Tuổi cũng là một yếu tố nguy cơ của STM giai đoạn cuối. Ở các nước phát triển (như Mỹ) suy thận do ĐTĐ tăng rõ theo tuổi, trên 66% xảy ra trước 64 tuổi. ĐTĐ và THA là nguyên nhân gây STM ngày càng tăng ở người > 75tuổi, và khi diễn tiến tới STM giai đoạn cuối họ thường bị các bệnh kết hợp do hậu quả của bệnh nguyên (thiếu máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại biên, suy tim). Ngược lại, ở các nước đang phát triển các nguyên nhân dẫn đến suy thận theo độ tuổi khác so với các nước phát triển, do có một số bệnh đặc trưng ở các nước đang phát triển dẫn đến suy thận nhanh hơn ở lứa tuổi trẻ. Ở Việt Nam, các nguyên nhân như bệnh viêm cầu thận, viêm thận mô kẽ, sỏi niệu chiếm tỷ lệ khá cao và gây ra suy thận tập trung nhiều ở lứa tuổi 30-60. Do đó độ tuổi trung bình của BN STM giai đoạn cuối ở các nước đang phát triển cũng thấp hơn so với các nghiên cứu, các thống kê của các nước phát triển. Thời gian chạy thận nhân tạo trung bình trong NC của chúng tôi là 35,52 ± 33,85 tháng ở nhóm dùng màng LF, và 32,97 ± 27,99 tháng ở nhóm dùng màng HF, và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (P > 0,05). TGCT trung bình ở hai nhóm trong NC của chúng tôi không có chênh lệch đáng kể và thấp hơn so với NC của Alfred K.Cheung và cộng sự (2005) là 44,4 ± 51,6 tháng(4). Điều này có thể giải thích một phần do kỹ thuật lọc máu ở các trung tâm CTNT tại Việt Nam chưa tốt bằng các nước phát triển, thêm vào đó điều kiện kinh tế thấp của người bệnh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của buổi lọc máu cũng như khả năng duy trì thời gian CTNT về sau. Kết quả NC cho thấy giá trị trung bình của Ure máu sau lọc ở màng HF là 7,06 ± 2,54 mmol/L, trong khi đó giá trị này sau khi lọc bằng màng LF là 9,41 ± 3,26 mmol/L, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p = 0,01). Tuy nhiên, nồng độ Ure máu sau lọc chỉ là giá trị đánh giá hiệu quả lọc Ure cũng như các chất có TLPT thấp một cách khách quan. Hiện nay trên thế giới tỷ số Kt/V Ure và URR được các nhà thận học chấp nhận để đánh giá hiệu quả lọc máu và hiệu quả loại bỏ các chất có TLPT thấp(9). Kt/V là hệ số phản ánh sự loại bỏ các chất có TLPT thấp ra khỏi cơ thể như Ure, Creatinin, Phospho, PTH. Theo tiêu chuẩn của lọc máu tối ưu được thận Hội thận học quốc gia Mỹ (NKF-DOQI) khuyến cáo các buổi lọc cần đạt mức URR tối thiểu là 65% và Kt/V Ure tối thiểu là 1,2(3). Kết quả thu được trong NC của chúng tôi cho thấy giá trị trung bình của Kt/V Ure ở cả 2 nhóm dùng màng HF và LF đều không đạt được mục tiêu yêu cầu. Tuy nhiên, ở nhóm BN sử dụng màng HF thì giá trị trung Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 80 bình của Kt/V Ure có cao hơn ở nhóm LF (1,14 ± 0,23 so với 1,07 ± 0,46), nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Đối với URR, nhóm BN sử dụng màng HF đã đạt được mục tiêu URR > 65% cao hơn LF (67,05 ± 7,65% ở nhóm HF so với 63,12 ± 12,13% ở nhóm LF). Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm (P > 0,05). Để đánh giá hiệu quả lọc đối với β2m, các NC trước đây dựa vào kết quả xét nghiệm nồng độ β2m máu trước và sau lọc. Nhưng do những khó khăn trong vấn đề kinh phí bệnh nhân phải tự chi trả, nên chúng tôi chỉ lấy máu xét nghiệm β2m tại một thời điểm. Kết quả này cũng có thể đánh giá được phần nào những khác biệt nếu có về nồng độ β2m nói chung và các chất có TLPT trung bình nói riêng giữa 2 nhóm sử dụng màng HF và LF. Trong NC của chúng tôi, nồng độ 2m máu ở cả 2 nhóm đều cao hơn rất nhiều so với giá trị bình thường (< 2000 µg/L). Kết quả NC cho thấy, nhóm BN sử dụng màng HF, phần lớn BN có nồng độ β2m máu ≤ 40000 µg/L (chiếm tỉ lệ 96,7%), ngược lại, nhóm BN sử dụng màng LF phần lớn có nồng độ 2m máu > 40000 µg/L (chiếm tỉ lệ 80,4%). Giá trị trung bình của nồng độ β2m máu giữa 2 nhóm cũng chênh lệch khá cao (26631,46 ± 7511,38 µg/L ở nhóm sử dụng màng HF so với 51580,11 ± 18811,09 µg/L ở nhóm sử dụng màng LF, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê P < 0,001). Kết quả này cho thấy khi sử dụng màng có hệ số siêu lọc cao HF thì khả năng lọc các chất có TLPT trung bình (ở NC này là β2m) tốt hơn khi sử dụng màng có hệ số siêu lọc thấp LF. Trong NC của Asim M và cộng sự (2010) thì giá trị trung bình của nồng độ β2m sau lọc với màng LF là 92600 ± 17100 µg/L(2). Còn NC của Mario T và cộng sự thì giá trị trung bình của nồng độ 2m sau lọc với màng LF là 42140 ± 14000 µg/L, màng HF là 21000 ± 10800 µg/L và sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)(11). Alfred K Cheung và cộng sự cũng nhận thấy giá trị trung bình của nồng độ β 2m khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa màng HF và LF (33600 µg/L so với 41500 µg/L, P < 0,05)(3). Lý giải về nguyên nhân gây ra tăng nồng độ 2m, Asim M và cộng sự đưa ra kết luận việc sử dụng màng LF là nguyên nhân chính gây nên việc tăng nồng độ β2m ở BN STM giai đoạn cuối. Chất liệu màng lọc, dịch lọc Bicarbonate và thời gian của buổi lọc không liên quan đến nguyên nhân này(2). Trong NC khác của Willy Lorny và cộng sự cũng cho thấy màng HF loại bỏ 2m tốt hơn LF: với cùng tốc độ dịch là 100ml/ph thì độ thanh thải 2m của HF là 116,8ml/phút so với LF là 63,8 ml/phút (P < 0,01)(6). Trong NC của chúng tôi, giữa 2 nhóm ngoài sự khác nhau giữa loại màng HF và LF thì đều giống nhau về chất liệu màng lọc (cellulose), dịch lọc Bicarbonate và thời gian của mỗi buổi lọc (240 phút). So sánh về 2 màng lọc, chúng tôi thấy rằng màng lọc HF có hệ số siêu lọc (Kuf = 29,8 ml/giờ/mmHg) cao hơn hẳn hệ số siêu lọc của LF (Kuf = 12,8 ml/giờ/mmHg). Ngoài ra, màng lọc HF còn có hệ số lọc β2m (0,88) cao hơn của LF (0,36). Các đặc tính trội hơn của màng HF so với LF là do sự khác biệt về kích thước của lỗ lọc, đối với HF là 70 và LF là 50. Như vậy cũng có thể nói hệ số siêu lọc của màng lọc cũng như kích thước của lỗ lọc là yếu tố chính của quá trình lọc máu ảnh hưởng đến nồng độ β2m máu, gây ứ đọng β2m và dẫn đến bệnh thoái hóa tinh bột trên BN STM CNTN định kỳ. Chúng tôi nhận thấy, để loại thải các chất có TLPT trung bình trở lên cần sử dụng màng lọc HF. Ngoài ra, những BN sử dụng màng LF dù có Kt/V Ure đạt yêu cầu thì cũng cần kiểm tra định kỳ nồng độ các chất có TLPT trung bình trở lên xem có ứ đọng các chất này không nếu có điều kiện vì có thể gây nên biến chứng lâu dài về sau. Về mối tương quan giữa nồng độ β2m máu với các giá trị thu thập trong NC, chúng tôi không ghi nhận mối tương quan giữa nồng độ 2m máu với TGCT, Hb ở nhóm LF, Ure máu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 81 trước lọc ở nhóm HF, Ure máu sau lọc, Kt/V Ure và URR. Ngoại trừ, mối tương quan nghịch giữa nồng độ β2m máu với Hb ở nhóm HF và mối tương quan thuận giữa nồng độ β2m máu với Ure máu trước lọc ở nhóm LF. Nghiên cứu có những hạn chế: vì là NC mô tả cắt ngang, chỉ ghi nhận số liệu tại một thời điểm, chúng tôi không thể theo dõi được sự thay đổi của nồng độ β2m máu theo thời gian ở 2 nhóm BN sử dụng màng HF và LF. Mẫu NC còn khá nhỏ nên hạn chế mức độ mạnh của NC. Chúng tôi chưa ghi nhận được mối tương quan giữa nồng độ β2m máu và các biểu hiện lâm sàng của các biến chứng do ứ đọng β2m. Sau cùng, do hạn chế về kinh phí cũng như mục tiêu của NC là chỉ khảo sát nồng độ β2m máu giữa 2 nhóm HF và LF nên chúng tôi chỉ lấy xét nghiệm β2m máu một lần mà không đánh giá hiệu quả lọc β2m giữa 2 loại màng này trước và sau chạy thận. Cám ơn: Chúng tôi xin chân thành cám ơn các sinh viên Y6 và các BS Lưu Thị Thủy Tiên, Lâm Hoàng Thy Vân, Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa lọc máu các Bệnh viện Bình dân, Đa khoa khu vực Củ chi đã giúp chúng tôi thực hiện công trình này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Kidney Foundation (2003). β2-microglobulin amylodosis American kidney foundation - NKF/DOQI Guideline. 2. Asim M., Anees M. (2010), β2m levels in Heamodialysis. Saudi J Kidne
Tài liệu liên quan