Mục tiêu: Khảo sát sự liên quan giữa tế bào Haller và viêm xoang mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. Kết quả: Qua 500 trường hợp CT scan (250 bệnh nhân) khảo sát chúng tôi nhận thấy: Tế bào Haller chiếm 33,2% trong nhóm nghiên cứu. Trong đó kích thước trung bình 8,1mm, đa số xuất hiện 1 tế bào chiếm tỉ lệ 87,9%. Tế bào có kích thước > 6mm ở vị trí 1/3 trong và 1/3 giữa so với ổ mắt chiếm tỷ lệ cao so với vị trí 1/3 ngoài (p<0.01). Tỷ lệ viêm xoang sàng trước ở bệnh nhân có tế bào Haller chiếm 80%, và tỉ lệ viêm xoang hàm ở bệnh nhân có tế bào haller chiếm 47%. Tế bào Haller nằm ở vị trí 1/3 trong và kích thước > 6mm có khả năng gây viêm xoang hàm sàng trước mạn tính cao gấp 1,59 – 1,2 lần so với tế bào Haller nằm ở vị trí khác trong xoang hoặc không có tế bào (p<0,05 ). Mặt khác tế bào Haller bị viêm cũng có khả năng gây viêm xoang hàm sàng trước mãn tính cao gấp 1,8 lần so với không có tế bào Haller hoặc tế bào không bị viêm (p<0,05). Kết luận: Các trường hợp có tế bào Haller ở vị trí 1/3 trong và có kích thước > 6mm hoặc tế bào Haller bị viêm thì có tương quan với viêm xoang hàm sàng mạn tính.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự liên quan giữa tế bào Haller và viêm xoang mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 191
KHẢO SÁT SỰ LIÊN QUAN GIỮA TẾ BÀO HALLER
VÀ VIÊM XOANG MẠN TÍNH
Cao Thị Hoàng Vân*, Lâm Huyền Trân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự liên quan giữa tế bào Haller và viêm xoang mạn tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích.
Kết quả: Qua 500 trường hợp CT scan (250 bệnh nhân) khảo sát chúng tôi nhận thấy: Tế bào Haller chiếm
33,2% trong nhóm nghiên cứu. Trong đó kích thước trung bình 8,1mm, đa số xuất hiện 1 tế bào chiếm tỉ lệ
87,9%. Tế bào có kích thước > 6mm ở vị trí 1/3 trong và 1/3 giữa so với ổ mắt chiếm tỷ lệ cao so với vị trí 1/3
ngoài (p<0.01). Tỷ lệ viêm xoang sàng trước ở bệnh nhân có tế bào Haller chiếm 80%, và tỉ lệ viêm xoang hàm ở
bệnh nhân có tế bào haller chiếm 47%. Tế bào Haller nằm ở vị trí 1/3 trong và kích thước > 6mm có khả năng gây
viêm xoang hàm sàng trước mạn tính cao gấp 1,59 – 1,2 lần so với tế bào Haller nằm ở vị trí khác trong xoang
hoặc không có tế bào (p<0,05 ). Mặt khác tế bào Haller bị viêm cũng có khả năng gây viêm xoang hàm sàng trước
mãn tính cao gấp 1,8 lần so với không có tế bào Haller hoặc tế bào không bị viêm (p<0,05).
Kết luận: Các trường hợp có tế bào Haller ở vị trí 1/3 trong và có kích thước > 6mm hoặc tế bào Haller bị
viêm thì có tương quan với viêm xoang hàm sàng mạn tính.
Từ khóa: Tế bào Haller, viêm xoang mạn.
ASBTRACT
THE ANATOMIC RELEVANCE OF THE HALLER CELL IN SINUSITIS
Cao Thi Hoang Van, Lam Huyen Tran
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 191 - 196
Objectives: The characteristics of Haller’s cells and chronic rhinosinusitis.
Materials & methods: Cross-sectional study & description.
Results: Through 500 cases of CT Scan (250 patients) about characteristics of Haller’s cell. We discovered as
following: Haller’s cell occupied 32.2% of this sample. Average diameter of Haller’s cells was the 8.1 mm. Most of
this sample had one Haller’s cell in present 87.9%. Diameter of Haller cell is over 6 mm in a third position of the
interior as well as the middle orbital occupies higher rate a third position of exterior (p<0.01). The diameter of
Haller cell is over 6 mm in position third interior and third middle compared to the orbital high percentage
compared to position 1/3 exterior (p <0.01). Haller cells are located at third of the interior and the size over 6 mm
may cause chronic ethmoid maxillary sinusitis screening functions higher than 1.59 - 1.2 times that of Haller
cells other located in the sinus or not cells (p <0.05). On the other hand Haller inflammatory cells can also cause
chronic ethmoid maxillary sinusitis high content screening 1.8 times compared with non- Haller cells or
inflammatory cells (p <0.05).
Conclusion: The case of Haller cell in position a third of the interior orbit the size and >6mm or Haller cells
are inflamed then correlated with chronic sinusitis screening function.
Key word: Haller cell, chronic rhinosinusitis
* Phòng khám đa khoa VietSin ** Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Cao Thị Hoàng Vân ĐT: 0988889122 Email: hoangvan2209@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 192
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là một bệnh rất phổ biến,
có tác động to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Viêm mũi xoang mạn tính chiếm
nhiều phí tổn do những lần đi khám bệnh, mất
ngày công và nghỉ học. Xoang hàm, xoang sàng
trước là những xoang thường bị viêm nhất.
Theo các giả thuyết hiện tại giải thích cơ chế
viêm xoang, sự bít tắc phức hợp lỗ thông, sự
thay đổi cấu trúc giải phẫu trong hốc mũi ở vị
trí phức hợp lỗ thông.
Tế bào Haller là sự khí hóa quá mức của tế
bào sàng dọc theo trần của xoang hàm. Sự phát
triển quá mức của tế bào Haller là một trong
những thay đổi giải phẫu ở vùng phức hợp lỗ
thông xoang và có thể là nguyên nhân của viêm
xoang mạn tính. Vì thế tế bào Haller được gợi ý
là nguyên nhân gây viêm xoang hàm và xoang
sàng trước bởi vì nó có khả năng làm hẹp phễu
sàng dẫn đến tắc nghẽn phức hợp lỗ thông
xoang ở khe giữa.
Mối liên hệ giữa sự phát triển quá mức
của tế bào Haller và viêm xoang mạn tính đã
được nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế
giới nhưng tại Việt Nam thì chưa được nghiên
cứu. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này để
khảo sát sự liên quan giữa tế bào Haller và
viêm xoang mạn tính đặc biệt viêm xoang
hàm và viêm xoang sàng trước ở người Việt
Nam như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát sự liên quan giữa tế bào Haller và
viêm hàm sàng mạn tính.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám
Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đại học Y Dược
TPHCM.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Từ 18 tuổi trở lên, khơng mắc các bệnh ung
thư vùng Tai Mũi Họng và cổ mặt, không polyp
vùng mũi xoang, không có tiền sử phẫu thuật
vùng hốc mũi và các xoang cạnh mũi.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp
mô tả có phân tích gồm 500 trường hợp CT Scan
trên 250 bệnh nhân (2 bên) được chẩn đoán viêm
đa xoang mạn tính và được phẫu thuật nội soi
mũi xoang. Bệnh nhân được thăm khám lâm
sàng, nội soi mũi xoang và chụp CT Scan.
Chúng tôi ghi nhận các dữ kiện sau đây: Có
hoặc không có tế bào Haller; So sánh số lượng tế
bào Haller giữa hai bên trên cùng một bệnh
nhân; Đo kích thước (đường kính ngang lớn
nhất) của tế bào Haller đồng thời xác định vị trí
của tế bào Haller.
Phương pháp đánh giá
Phân loại tế bào Haller qua CT-scan: Chúng
tôi đo kích thước lớn nhất theo phương ngang
và chia thành 3 mức độ: Tế bào Haller có kích
thước nhỏ hơn 3 mm (độ 1); Tế bào Haller có
kích thước từ 3 mm đến 6 mm (độ 2); Tế bào
Haller có kích thước lớn hơn 6 mm (độ 3). Về vị
trí của tế bào Haller so với ổ mắt: chúng tôi so
sánh theo 3 mức độ: Vị trí tế bào Haller ở 1/3
trong ổ mắt; Vị trí tế bào Haller đến 1/3 giữa ổ
mắt; Vị trí tế bào Haller đến 1/3 ngoài ổ mắt.
KẾT QỦA
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ mắc bệnh ở nam
và nữ gần như nhau với tỉ lệ nam chiếm 48,8%
(122 bệnh nhân) và nữ chiếm 51,2% (128 bệnh
nhân), với độ tuổi thường gặp từ 29 – 45 tuổi và
lý do vào viện thường gặp nhất là nhức đầu
51,5%, nhảy mũi 33,7%.
Đặc điểm tế bào Haller
Trên 500 trường hợp (tức 250 bệnh nhân): có
334 trường hợp không có tế bào Haller chiếm
68,8% và 166 trường hợp có tế bào Haller chiếm
33,2%: Trong đó tế bào Haller bị viêm có 47
trường hợp chiếm 28,3% và kích thước trung
bình trong nghiên cứu này 8,10mm.
Về số lượng của tế bào Haller: Thường có
một tế bào Haller với 146 trường hợp chiếm
87,9%, hai tế bào Haller có 17 trường hợp chiếm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 193
10,2%, chỉ có 3 trường hợp có ba tế bào Haller
chiếm 0,02%. Như vậy chỉ có một tế bào Haller
chiếm tỉ lệ cao.
Về vị trí và kích thước: Chúng tôi nhận thấy
tế bào Haller độ III (kích thước tế bào > 6mm) ở
vị trí 1/3 trong và 1/3 giữa chiếm tỉ lệ cao hơn so
với vị trí 1/3 ngoài. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (2=37.93, p<0,01).
Đặc điểm lâm sàng và bệnh học của viêm
xoang sàng trước, viêm xoang hàm có và
không có tế bào Haller
Chúng tôi nhận thấy trên 166 trường hợp có
tế bào Haller thì viêm xoang sàng trước chiếm tỉ
lệ khá cao chiếm 80%, viêm xoang hàm chiếm
47%. Trong khi đó, tỉ lệ không viêm xoang sàng
chỉ chiếm 20% và không viêm xoang hàm chỉ
chiếm 53%.
Mặc khác trong 334 trường hợp không có tế
bào Haller thì viêm xoang sàng trước chiếm tỉ lệ
khá cao chiếm 74%, không viêm xoang sàng chỉ
chiếm 26%. Viêm xoang hàm chiếm 46,7% và
không viêm xoang hàm chiếm 53,3%.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
XST+ XST- XH+ XH -
80%
20%
47%
53%
74%
26%
46.70%
53.30%
TB HALLER +
TB HALLER -
Biểu đồ 1. Tỉ lệ viêm xoang hàm sàng có và không có tế bào Haller.
Mối liên quan giữa tế bào Haller với viêm
xoang
Bảng 1. Phân bố tần số vị trí tế bào Haller theo tắc lỗ
thông khe.
Tắc lỗ thông khe
Tế bào
Haller
Có Không PR KTC
95%
p
Vị trí 1/3
trong
66(80) 17(20) 1
Vị trí 1/3
giữa
37(70) 16(30) 0,88 (0,71-
1,08)
0,22
Vị trí 1/3
ngoài
13(43) 17(57) 0,55 (0,36-
0,83)
<0,01
Trên những xoang có tắc lỗ thông khe thì tỉ
lệ xuất hiện của tế bào Haller ở vị 1/3 ngoài chỉ
bằng 0,55 (0,36-0,83) so với vị trí 1/3 trong sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01)
nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa tế bào Haller ở vị trí 1/3 giữa và vị trí 1/3
trong.
Mối liên quan giữa tần số xuất hiện tế bào
Haller với tắc lỗ thông khe
Bảng 2. Phân hoá tần số xuất hiện tế bào Haller và
tắc lỗ thông khe.
Tắc lỗ thông khe
Tế bào
Haller
Có không PR (KTC 95%) p
Có 116 (70) 50 (30)
0.95(0.72-1.24) 0.7
Không 239 (72) 95 (28)
Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy: Trên những
xoang xuất hiện tế bào Haller thì tắc lỗ thông
khe chỉ bằng 0,95 (0,72-1,24) lần so với không có
tế bào Haller và sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p= 0,7).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 194
Bảng 3. Liên quan giữa vị trí, kích thước, tình trạng
tế bào Haller đến viêm xoang sàng trước.
Các đặc điểm
Viêm xoang sàng trước
Có Không
PR (KTC
95%)
p
Tế bào Haller
ở vị trí 1/3
trong và kích
thước >6mm
Có 29(91) 3(9) 1,2 (1,07-
1,27)
0,04
không 350(75) 118(25)
Tế bào Haller
viêm
có 44(94) 3(6) 1,27
(1,15-
1,39)
<0,01
không 335(74) 118(26)
Tế bào Haller nằm ở vị trí 1 và kích thước
6mm thì có khả năng bị viêm xoang sàng
trước cao gấp 1,2 (1,07-1,27) so với tế bào
Haller nằm ở các vị trí khác trong xoang hoặc
không có tế bào, mặt khác tế bào Haller bị
viêm cũng có khả năng bị viêm xoang cao gấp
1,27(1,15-1,39) so với không có tế bào Haller
hoặc tế bào Haller không bị viêm. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Mối liên quan viêm xoang hàm với sự xuất
hiện tế bào Haller
Bảng 4. Liên quan giữa vị trí, kích thước, tình trạng
tế bào Haller đến viêm xoang hàm.
Caùc ñaëc ñieåm
Vieâm xoang haøm
Coù Khoâng
PR (KTC
95%)
p
Teá baøo
Haller ôû
vò trí 1 vaø
kích thöôùc
> 6mm
Coù 23(72) 9(28)
1.59(1.26-
2.02)
<0.01
khoâng 211(45) 257(55)
Teá baøo
Haller
vieâm
coù 37(79) 10(21)
1.81(1.51-
2.17)
<0.01
khoâng 197(43) 256(57)
Tế bào Haller nằm ở vị trí 1 và kích thước
lớn hơn 6mm thì có khả năng bị viêm xoang
hàm cao gấp 1,59 (1,26-2,02) so với tế bào
Haller nằm ở các vị trí khác trong xoang hoặc
không có tế bào, mặt khác tế bào Haller bị
viêm cũng có khả năng bị viêm xoang cao gấp
1,81 (1,51-2,17) so với không có tế bào Haller
hoặc tế bào Haller không bị viêm. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Như trong phần kết quả ở trên chúng tôi
nhận thấy tỉ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân nam và
nữ gần như nhau . Và kết quả của chúng tôi phù
hợp với nghiên cứu của Stackpole (6).
Bảng 5. So sánh tỉ lệ nam nữ.
Tác giả Năm Tỉ lệ nam Tỉ lệ nữ
Stackpole 1997 48,7% 51,3%
Chúng tôi 2011 48,8% 51,2%
Về tỉ lệ xuất hiện tế bào Haller kết quả của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Stackpole(6), tuy nhiên kết quả này thấp hơn so
với kết quả của Võ Hiếu Bình (2).
Bảng 6. So sánh tỉ lệ tế bào Haller.
Tác giả Năm N Tỉ lệ tế bào Haller
Stackpole 1997 154 34,4%
Võ Hiếu Bình 200 56%
Chúng tôi 2011 250 33,2%
Về kích thước của tế bào Haller: Kích
thước trung bình trong nghiên cứu này 8,10
mm, kích thước trung bình của tế bào Haller
bị viêm là 7,96mm. Điều này có nghĩa là nếu
hiện diện tế bào Haller thì tế bào Haller có
kích thước thuộc nhóm 3 hay gặp ở người
Việt. Kết quả của chúng tôi tương đồng với
kết quả của Võ Hiếu Bình (2) cũng đánh giá
trên người Việt. Tác giả Stackpole thì không
cho kích thước cụ thể nhưng chúng tôi nghĩ
rằng nó vẫn nhỏ hơn so với kết quả của chúng
tôi bởi vì đa số các tế bào Haller trong nghiên
cứu này thuộc nhóm có kích thước <3mm.
Về số lượng của tế bào Haller: kết quả trên
cho thấy đa số có một tế bào Haller chiếm 87,9%.
Điều này có nghĩa là nếu có thì một tế bào
Haller chiếm tỉ lệ cao.
Về vị trí chúng tôi cũng gặp nhiều nhất là ở
1/3 trong với 83 trường hợp. Điều này phù hợp
với kết quả của Võ Hiếu Bình(2).
Tỉ lệ viêm xoang sàng trước ở bệnh nhân có
tế bào Haller: Kết quả của chúng tôi nhận thấy
trên 166 trường hợp có tế bào Haller thì viêm
xoang sàng trước chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 80%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 195
Trong khi đó tỉ lệ không viêm xoang sàng chỉ
chiếm 20%. Kết quả của chúng tôi cao hơn so
với nghiên cứu của Stackpole(6). Nghiên cứu của
Stackpole thì tế bào Haller loại 1 (kích thước < 3
mm) chiếm đa số trong khi nghiên cứu của
chúng tôi thì phần lớn là tế bào Haller loại 3
(kích thước > 6 mm).
Tỉ lệ viêm xoang hàm ở bệnh nhân có tế bào
Haller: Chúng tôi nhận thấy trên 166 trường hợp
có tế bào Haller thì viêm xoang hàm chiếm 47%.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên
cứu của Stackpole(6). là 47,4%.
Mối liên quan giữa tế bào Haller với viêm
xoang
Mối liên quan giữa vị trí tế bào Haller với tắc
lỗ thông khe
Trên những xoang có tắc lỗ thông khe thì tỉ
lệ xuất hiện của tế bào Haller ở vị 1/3 ngoài chỉ
bằng 0,55 (0,36-0,83) so với vị trí 1/3 trong và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Trên
phương diện khác chúng tôi dùng phép kiểm
chi bình phương để khảo sát mối tương quan
giữa sự bít tắc phức hợp lổ thông khe với các vị
trí của tế bào Haller thì nhóm tế bào Haller ở vị
trí 1/3 trong có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p = 0,004 < 0,05) trong khi các vị trí khác thì
không có sự khác biệt.
Với những kết quả nêu trên, chúng ta thấy
rằng về tổng thể thì tế bào Haller có vẻ như
không ảnh hưởng gì đến phức hợp lổ thông khe
nhưng chúng ta cũng lưu ý rằng tế bào Haller ở
vị trí 1/3 trong thì sự khác này biệt rất có ý
nghĩa.
Mối liên quan viêm xoang sàng trước với sự
xuất hiện tế bào Haller
Về xoang sàng trước, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ
viêm xoang giữa nhóm có tế bào Haller và
nhóm không có tế bào Haller gần bằng nhau
(80% so với 74%) và sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, tế bào Haller nằm ở 1/3 trong (vị
trí 1) và nhóm 3 (kích thước > 6mm) thì có khả
năng bị viêm xoang sàng trước cao gấp 1,2 (1,07-
1,27) so với tế bào Haller nằm ở các vị trí khác
trong xoang hoặc không có tế bào. Mặt khác, tế
bào Haller bị viêm cũng có khả năng bị viêm
xoang cao gấp 1,27 (1,15-1,39) so với không có tế
bào Haller hoặc tế bào Haller không bị viêm. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Mối liên quan viêm xoang hàm sàng với sự
xuất hiện tế bào Haller
Về viêm xoang đặc biệt là các xoang thuộc
nhóm xoang trước như xoang sàng trước và
xoang hàm, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ viêm xoang
giữa nhóm có tế bào Haller và nhóm không có tế
bào Haller gần bằng nhau.
Tuy nhiên, tế bào Haller nằm ở 1/3 trong (vị
trí 1) và nhóm 3 (kích thước > 6mm) thì có khả
năng bị viêm xoang hàm, xoang sàng trước cao
hơn so với tế bào Haller nằm ở các vị trí khác
trong xoang hoặc không có tế bào Haller. Mặt
khác, tế bào Haller bị viêm cũng có khả năng bị
viêm xoang cao hơn so với không có tế bào
Haller hoặc tế bào Haller không bị viêm.
Từ sự khác biệt này chúng tôi đang suy nghĩ
rằng tế bào Haller ở vị trí 1/3 trong (vị trí 1) và
kích thước thuộc nhóm 3 (kích thước > 6mm) có
gây nên tình trạng bít tắc phức hợp lổ thông khe
làm hạn chế sự dẫn lưu của các xoang trước.
Tiếc rằng nghiên cứu của Võ Hiếu Bình (8) không
đề cặp đến sự ảnh hưởng của tế bào Haller đến
viêm xoang. Nếu có thì kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với giả thuyết về cơ chế bệnh
học của Stammberger (1990) (7) và
Calhoun(1991). Ông cho rằng sự bít tắc phức
hợp lỗ thông xoang làm suy giảm thanh thải
nhầy gây nên tình trạng ứ đọng các chất ngoại
sinh và mầm mống sinh bệnh. Khởi đầu là tình
trạng viêm tại chỗ, triệu chứng lâm sàng im
lặng, các dấu hiệu lâm sàng tăng dần khi nhiễm
khuẩn xa hơn. Quá trình viêm xoang bắt nguồn
từ hiện tượng hẹp phức hợp lỗ thông xoang và
thậm chí ức chế sự thanh thải của các vi nhung
mao bởi sự tiếp xúc chất nhầy với nhau làm tắc
nghẽn sự dẫn lưu ở phức hợp lỗ thông xoang và
gây nên tình trạng nhiễm khuẩn mãi mãi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 196
KẾT LUẬN
Qua công trình này, chúng tôi đã nghiên
cứu tất cả các đặc điểm về lâm sàng, nội soi và
CT-scan để tìm mối tương quan giữa tế bào
Haller và viêm hàm sàng mạn tính. Từ các kết
qủa có được chúng tôi có các kết luận sau:
Về lâm sàng và nội soi mũi xoang chúng ta
không thể đánh giá được tế bào Haller. CT-scan
giúp chúng ta đánh giá chính xác sự hiện diện
của tế bào Haller cũng như vị trí, kích thước, số
lượng và tình trạng viêm của tế bào này.
Không có mối tương quan giữa tế bào Haller
và viêm hàm sàng mạn tính.
Các trường hợp tế bào Haller loại I (ở vị trí
1/3 trong) và có kích thước loại 3 (>6mm) hoặc tế
bào Haller bị viêm thì có tương quan với viêm
hàm sàng mạn tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Halle M (1914). "Die intranasalen operationene bei eitrigen
erkrankungen der nebenhohlen der nase". Arch f Laryng u Rhin
(29), p. 73.
2. Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Ngọc Minh
and Trần Cao Khoát (2006). Cập nhật Chẩn đoán và Điều trị Bệnh
lý mũi xoang. Nxb Y học. Tp HCM, tr.98 -105, 169 -192, 239 -243,
332 - 347.
3. Nguyễn Hữu Khôi, Phạm Kiên Hữu and Nguyễn Hoàng Nam
(2005). Phẫu thuật nội soi mũi xoang kèm Atlas minh họa. Nxb Đại
Học Quốc Gia. Tp HCM, tr.6, 35 - 50.
4. Phạm Kiên Hữu (2000). Phẫu thuật nội soi mũi xoang. Luận án
tiến sĩ y học. Đại Học Y Dược TPHCM, tr 10-, 20-35.
5. Senior BA and Kennedy DW (1996). Management of sinusitis in
the asthmatic patient. Ann Allergy Asthma Immunol(77), pp.6-19.
6. Stackpole S and et al (1997). "The anatomic relevance of the
Haller cell in sinusitis". Am J Rhinol, 11, pp. 219-223.
7. Stammberger H and Posawetz W (1990). Functional endoscopic
sinus surgery: Concept, indications and results of the Messerklinger
technique. Otorhinolaryngol(247), pp.63-76.
8. Võ Hiếu Bình ("Hình dạng- vị trí- kích thước tế bào Haller và
xương giấytrong phẫu thuật nội soi mũi xoang nhằm tránh mổ
vào hốc mắt.", Tạp chí y học TPHCM ( 2007), tr 119-123.
9. Von Haller A (1803). "First lines of physiology. W. Cullen, Ed.
Edinburgh: Obrabran, Penniman", pp. 223-225.