Đặt vấn đề: Việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết trong điều trị đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đã được
các khuyến cáo cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên trong thực tiễn lâm sàng việc tuân thủ theo khuyến cáo khác
nhau tùy theo bệnh viện và chuyên khoa của bác sĩ.
Mục tiêu: Tìm hiểu cơ cấu và nhận xét sơ bộ về việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết trong điều trị
ĐTĐ2 tại Bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 205 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú có
chẩn đoán ĐTĐ2 và được chỉ định các thuốc hạ đường huyết, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013, gồm 64,6%
bệnh nhân nam và 35,6% bệnh nhân nữ, với tuổi trung bình là (71,4 ± 12,1).
Kết quả nghiên cứu: Các nhóm thuốc chống tăng đường huyết được sử dụng theo thứ tự là biguanid
(56,6%), insulin (54,1%), sulfonylurea (43,4%) và ức chế DPP‐4 (1,5%). Việc sử dụng metformin như lựa chọn
đầu tiên trong các phác đồ chiếm 41,5%, trong đó tỷ lệ metformin dùng đơn độc (11,2%), metformin kết hợp
thêm một thuốc khác (33,2%) và metformin kết hợp với hai thuốc khác (9,3%). Số thuốc hạ đường huyết trong
các phác đồ: phác đồ chỉ có 1 thuốc chiếm 50,3% (trong đó 29,3% insulin đơn độc, 11,2% metformin đơn độc và
9,8% gliclazid đơn độc), phác đồ gồm hai thuốc chiếm 38,1% (trong đó tỷ lệ metformin kết hợp gliclazid cao nhất
17,6%) và phác đồ gồm 03 thuốc chỉ chiếm 9,3% (trong đó tỷ lệ metformin kết hợp với insulin và gliclazid là cao
nhất 7,3%).
Kết luận: Các thuốc chống tăng đường huyết hiện tại được sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất chỉ gồm 4
nhóm là biguanid, insulin, sulfonylurea và ức chế DPP‐4. Số thuốc hạ đường huyết trong phác đồ gồm một
thuốc hoặc hai thuốc hoặc ba thuốc và không có phác đồ gồm bốn thuốc hạ đường huyết. Việc không chọn
metformin đầu tiên trong phác đồ điều trị ĐTĐ2 chưa cao trong khi đó tỷ lệ dùng insulin ở người lớn tuổi thì
khá cao.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc giảm đường huyết trong điều trị đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 305
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2013
Phạm Thị Thu Hiền*, Lê Đình Thanh*, Nguyễn Văn Thành*, Nguyễn Đức Công*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết trong điều trị đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đã được
các khuyến cáo cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên trong thực tiễn lâm sàng việc tuân thủ theo khuyến cáo khác
nhau tùy theo bệnh viện và chuyên khoa của bác sĩ.
Mục tiêu: Tìm hiểu cơ cấu và nhận xét sơ bộ về việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết trong điều trị
ĐTĐ2 tại Bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 205 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú có
chẩn đoán ĐTĐ2 và được chỉ định các thuốc hạ đường huyết, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013, gồm 64,6%
bệnh nhân nam và 35,6% bệnh nhân nữ, với tuổi trung bình là (71,4 ± 12,1).
Kết quả nghiên cứu: Các nhóm thuốc chống tăng đường huyết được sử dụng theo thứ tự là biguanid
(56,6%), insulin (54,1%), sulfonylurea (43,4%) và ức chế DPP‐4 (1,5%). Việc sử dụng metformin như lựa chọn
đầu tiên trong các phác đồ chiếm 41,5%, trong đó tỷ lệ metformin dùng đơn độc (11,2%), metformin kết hợp
thêm một thuốc khác (33,2%) và metformin kết hợp với hai thuốc khác (9,3%). Số thuốc hạ đường huyết trong
các phác đồ: phác đồ chỉ có 1 thuốc chiếm 50,3% (trong đó 29,3% insulin đơn độc, 11,2% metformin đơn độc và
9,8% gliclazid đơn độc), phác đồ gồm hai thuốc chiếm 38,1% (trong đó tỷ lệ metformin kết hợp gliclazid cao nhất
17,6%) và phác đồ gồm 03 thuốc chỉ chiếm 9,3% (trong đó tỷ lệ metformin kết hợp với insulin và gliclazid là cao
nhất 7,3%).
Kết luận: Các thuốc chống tăng đường huyết hiện tại được sử dụng tại bệnh viện Thống Nhất chỉ gồm 4
nhóm là biguanid, insulin, sulfonylurea và ức chế DPP‐4. Số thuốc hạ đường huyết trong phác đồ gồm một
thuốc hoặc hai thuốc hoặc ba thuốc và không có phác đồ gồm bốn thuốc hạ đường huyết. Việc không chọn
metformin đầu tiên trong phác đồ điều trị ĐTĐ2 chưa cao trong khi đó tỷ lệ dùng insulin ở người lớn tuổi thì
khá cao.
Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, metformin, phác đồ.
ABSTRACT
THE INVESTIGATION OF USING HYPOGLYCEMIC DRUGS FOR TREATMENT OF TYPE 2
DIABETES AT THONG NHAT HOSPITAL IN 2013
Pham Thi Thu Hein, Le Dinah Than, Nguyen Van Than, Nguyen Duck Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 305 ‐ 310
Background: The using of hypoglycemic drugs for type 2 diabetes treatment was updated by
recommendations in the world. However, the compliance recommendations in clinical reality is different from
hospitals and speciality of doctors.
Objectives: Finding the structure of using hypoglycemic drugs in type 2 diabetic patients and primarily
evaluating of using hypoglycemic drugs in therapeutic protocols at Thong Nhat hospital in 2013.
* Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Đức Công ĐT: 0982160860 Email: cong1608@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 306
Study method: A retrospective, cross‐sectional descriptive study from January to May 2013 of 205
inpatient reports with diagnosis of type 2 diabetes and prescribed by hypoglycemic drugs. Including 64.6%
male and 35.6% female, the mean of age was 71.4 ± 12.1.
Results: The groups of antihyperglycemic drugs were biguanid (56.6%), insulin (54.1%), sulfonylurea
(43.4%) and DPP‐4 inhibitor (1.5%). The protocol with metformin in the initiation of pharmacotherapy for type
2 diabetes was 41.5%, the metformin of monotherapy (11.2%), metformin in combination therapy with one
hypoglycemic drug (33.2%), metformin in combination therapy with two other hypoglycemic drugs (9.3%).
Number of hypoglycemic drugs in the regimens: monotherapy regimen was 50.3% (including of 29.3% insulin,
11.2% metformin and 9.8% gliclazid); the regimen of two hypoglycemic drugs were 38.1% (combination with
gliclazid was the highest 17.6%) and the regimens of three hypoglycemic drugs were 9.3% (combination
metformin with gliclazid and insulin was the highest 9.3%).
Conclusions: There were only 4 groups of antihyperglycemic drugs using at Thong Nhat hospital in this
study (biguanid, insulin, sulfonylurea and DPP‐4 inhibitor. Number of hypoglycemic drugs in the rigmens were
only one or two or three and not finding the regimen of 4 hypoglycemic drugs. The protocol with metformin in
the initiation of pharmacotherapy for treatment of type 2 diabetes was not high and total combination regimens
with insulin were rather high in this study.
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, metformin, regimens.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý thuộc
nhóm bệnh chuyển hóa, mạn tính chiếm tỷ lệ
khoảng 60 % ‐ 70% trong số các bệnh nội tiết và
gây ra tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng
đồng(6,11). Các thử nghiệm lâm sàng chứng minh
rằng, sử dụng thuốc hợp lý để kiểm soát đường
huyết và HbA1c trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có
thể làm chậm tiến triển bệnh và hạn chế tối đa
những biến chứng trên cơ quan đích(2,6).
Việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết
trong điều trị đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đã
được các khuyến cáo cập nhật thường xuyên.
Tuy nhiên trong thực tiễn lâm sàng việc tuân
thủ theo khuyến cáo khác nhau tùy theo bệnh
viện và chuyên khoa của bác sĩ. Do đó, chúng tôi
thực hiện đề tài “Khảo sát việc sử dụng thuốc điều
trị đái tháo đường týp 2 tại BV Thống Nhất năm
2013”, với các mục tiêu:
Tìm hiểu cơ cấu các loại thuốc điều trị ĐTĐ
týp 2.
Sơ bộ nhận xét về việc kê đơn các thuốc
điều trị hạ đường huyết trong các phác đồ
điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại
bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn
đoán ĐTĐ týp 2, có chỉ định sử dụng hạ glucose
máu, tại Bệnh viện Thống Nhất – TP Hồ Chí
Minh, từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Thu thập các chỉ tiêu
Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân (tuổi, giới,
BMI).
Chỉ số cận lâm sàng (nồng độ Cr/máu, độ
thanh thải creatinin ‐ ClCr).
Thuốc và nhóm thuốc điều trị đái tháo
đường, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng metformin theo
phác đồ khuyến cáo trong đồng thuận
EASD/ADA 2012(3).
Xử lý số liệu
Trên phần mềm Microsoft Excel 2010.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 307
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân.
Đặc điểm Số lượng (%)
Giới
Nam 132 (64,6%)
Nữ 73 (35,6%)
Tuổi
Dưới 60 tuổi 28 (13,7%)
60 ≤ tuổi ≤ 70 62 (30,2%)
70 < tuổi ≤ 80 60 (29,3%)
70 < tuổi ≤ 80 55 (26,8%)
Nhỏ nhất 35
Cao nhất 95
Trung bình ± 12,1
Creatinin Clearance (ClCr) 141 (68,8%)
BMI 161 (78,5%)
Các bệnh
mắc kèm
Tăng huyết áp 138 (67,3%)
Bệnh tim mạch khác 69 (33,7%)
Bệnh tiêu hóa 36 (17,6%)
Bệnh hô hấp 21 (10,2%)
Suy thận 15 (7,3%)
Nhiễm khuẩn nặng 5 (2,4%)
Hôn mê 3 (1,5%)
Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân được trình
bày trong bảng 1. Trong 205 bệnh nhân, tỷ lệ
bệnh nhân nam cao hơn nữ khoảng 1,8 lần. Với
độ tuổi trung bình là 71,.4 ± 12,1 và số bệnh nhân
trên 60 tuổi nhiều hơn 6 lần so với bệnh nhân ở
độ tuổi dưới 60. Bệnh nhân cao tuổi nên đa số
đều có bệnh kèm theo bên cạnh đái tháo đường,
do một bệnh nhân có thể có nhiều hơn một bệnh
kèm, nên tổng số tỷ lệ các bệnh kèm được trình
bày trong bảng 1 cao hơn 100%. Ở nhóm bệnh
nhân nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhóm
bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt
là tăng huyết áp (67,3%).
Chức năng thận không được đánh giá trên
tất cả các bệnh nhân, chỉ có 141 (68,8%) bệnh
nhân được làm xét nghiệm creatinin/máu và
đánh giá chức năng thận dựa vào độ thanh
thải creatinin. Đây là một kết quả đáng được
chú ý, do một số thuốc điều trị đái tháo đường
không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh
nhân suy thận.
Thuốc và các phác đồ điều trị
Tỷ lệ các thuốc và các nhóm thuốc đái tháo
đường
Bảng 2. Các thuốc và các nhóm thuốc đái tháo
đường.
STT Thuốc và nhóm thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Insulin 111 54,1
2 Sulfonylureas
Gliclazid 83 40,5
43,4Glimepirid 1 0,5
Glibenclamid 5 2,4
3 Biguanid Metformin 116 56,6
6 Ức chế DPP-4 * Sitagliptin 3 1,5
Ức chế DPP‐4: Dipeptidyl peptidase‐4 inhibitors.
Trong số các bệnh án khảo sát, nhóm thuốc
biguanid (metformin) và insulin được chỉ định
với tỷ lệ khá tương đồng nhau (1:1), kế đến
sulfonylureas. Nhóm thuốc mới ức chế DPP‐4
(sitagliptin) vẫn còn chỉ định hạn chế.
Tỷ lệ sử dụng metformin cho bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 (theo đồng thuận
EASD/ADA 2012)
Bảng 3. Tỷ lệ sử dụng metformin trong các phác đồ
điều trị theo đồng thuận EASD/ADA 2012.
TT Sử dụng metformin Số lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Metformin được lựa chọn bước 1 85 41,5
2 Metformin đơn độc 23 11,2
3 Metformin + Sulfonylurea 45 22,0
4 Metformin + Insulin 23 11,2
5 Metformin + Ức chế DPP-4 0 0
6 Metformin + đồng vận thụ thể GLP-1 0 0
7 Metformin + Sulfonylurea + Ức chế
DPP-4
2 1,0
8 Metformin + Ức chế DPP-4 + Insulin 1 0,5
Trong các phác đồ điều trị đái tháo đường
týp 2, kể cả phác đồ mới của EASD/ADA 2012,
metformin luôn được lựa chọn đầu tiên trong
các thuốc hạ đường huyết(4). Những bệnh nhân
được xếp trong nhóm metformin lựa chọn đầu
tay là những bệnh nhân được kê metformin đầu
tiên khi bắt đầu dùng thuốc điều trị đái tháo
đường týp 2, có thể dùng đơn độc metformin
hoặc có thể kết hợp với các thuốc điều trị hạ
đường huyết khác.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 308
Theo khảo sát của chúng tôi trên tất cả
những phác đồ có sử dụng metformin,
metformin có thể được sử dụng trong các phác
đồ 1 thuốc, kết hợp 2 thuốc hoặc 3 thuốc.
Trong đó, khi so sánh với phác đồ của
EASD/ADA 2012, metformin được dùng chủ
yếu làm lựa chọn đầu tay và phối hợp với một
thuốc sulfonylurea, với tỷ lệ tương ứng là
41,5% và 22,0%. Không ghi nhận trường hợp
sử dụng phối hợp metformin và thuốc ức chế
DPP‐4; hoặc metformin và thuốc đồng vận thụ
thể GLP‐1.
Các phác đồ điều trị khác
Bảng 4. Các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 trong mẫu
nghiên cứu.
Nhóm Phác đồ
Số
lư
ợn
g
Tỷ lệ
(%)
01 thuốc
(50,3%)
Insulin đơn độc 60 29,3
Metformin đơn độc 23 11,2
Gliclazid đơn độc 20 9,8
02 thuốc
(38,1%)
Metformin + Insulin 23 11,2
Metformin + Gliclazid 36 17,6
Metformin + Glimepirid 6 2,9
Metformin + Glibenclamid 3 1,5
Insulin + Gliclazid 10 4,9
03 thuốc
(11,6%)
Metformin + Insulin + Gliclazid 15 7,3
Metformin + Insulin + Glibenclamid 2 0,5
Metformin + Insulin + Ức chế DPP-4 1 0.5
Metformin + Glimepirid + Ức chế DPP-4 2 0.5
Metformin + Glimepirid + Insulin 1 0.5
Khảo sát trên toàn bộ bệnh nhân được
nghiên cứu, với phác đồ sử dụng 1 thuốc,
insulin hay được chỉ định nhiều hơn khoảng 2
lần so với metformin hoặc gliclazid đơn độc.
Điều này chứng tỏ, có một tỷ lệ khá lớn bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 không kiểm soát
được được đường huyết bằng thuốc đường
uống nên phải chuyển dùng insulin đơn độc.
Ngược lại, trong phác đồ 2 thuốc, metformin và
gliclazid là lựa chọn ưu tiên nhất, với tỷ lệ
17,6%. Bệnh nhân được sử dụng phác đồ 1 thuốc
chiếm tỷ lệ cao nhất (50,3%), tiếp đến là nhóm 02
thuốc (38,1%) và cuối cùng là nhóm gồm 03
thuốc (11,6%). Các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2
trong mẫu nghiên cứu được trình bày cụ thể ở
bảng 4.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Theo nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo
đường của Wild S. và cộng sự tiến hành năm
2004, với kết quả được sử dụng cho tất cả 191
nước thành viên của Tổ chức y tế thế giới. Tỷ lệ
bệnh nhân nam bị đái tháo đường cao hơn nữ,
nghiên cứu của chúng tôi cũng đưa ra tỷ lệ phù
hợp với mô hình chung ‐ bệnh nhân nam cao
hơn bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, một trong những
yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số này là mô
hình bệnh nhân ở bệnh viện Thống Nhất thông
thường là bệnh nhân nam cao hơn nữ, do đặc
thù bệnh viện phục vụ cán bộ cách mạng cấp
cao. Cũng theo nghiên cứu trên, bệnh nhân từ 65
tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp
2 cao hơn, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
kết quả khá tương đồng với tỷ lệ bệnh nhân trên
60 tuổi cao gấp gần 6 lần so với nhóm đối tượng
dưới 60, và đa số bệnh nhân từ 60‐70 tuổi(11).
Bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu chủ yếu
mắc các bệnh kèm về tim mạch. Schutta MH.
thực hiện nghiên cứu năm 2007 về dịch tễ và
mối quan hệ giữa bệnh lý đái tháo đường và các
bệnh lý kèm theo. Nghiên cứu cho thấy đái tháo
đường và tăng huyết áp là cặp bệnh thường gặp
nhất, dẫn tới những nguy cơ tim mạch nguy
hiểm. Tăng huyết áp là bệnh lý kèm thường gặp
nhất đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và 2, chiếm tỷ
lệ 75% trong số tất cả các bệnh kèm(8). So với
nghiên cứu Schutta MH. tỷ lệ bệnh kèm tăng
huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi khá
tương đồng – 67,3%. Theo chương trình mục
tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp nói
chung và tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo
đường nói riêng, tăng huyết áp là yếu tố làm
tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ
cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị
hơn. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người ĐTĐ cao gấp 2
lần so với người không bị ĐTĐ(8). Bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu đa số mắc từ 2 bệnh
kèm trở lên. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Chí
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 309
Cường (2011) về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện
Thống Nhất thì bệnh nhân tại bệnh viện thống
nhất mắc trung bình 4,5 bệnh/ bệnh nhân(7).
Việc đánh giá chức năng thận của bệnh nhân
trước khi cho thuốc là một việc làm quan trọng
và cần thiết để đảm bảo dược hiệu quả điều trị
và hạn chế tác dụng không mong muốn trên
bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân được đánh giá chỉ số ClCr (68,8%), tỷ
lệ này là rất khiêm tốn. Một số thuốc điều trị đái
tháo đường chống chỉ định cho đối tượng bệnh
nhân suy giảm chức năng thận, việc kiểm tra
chức năng thận sẽ giúp bác sĩ đưa ra những chỉ
định thuốc đùng và kiểm soát tác dụng không
mong muốn trên thận của thuốc. Chỉ có BMI
(78,5%) được đo BMI, những bệnh nhân còn lại
ở tình trạng hôn mê hoặc cấp cứu nên không
tiến hành cân đo cho bệnh nhân để thiết lập các
chỉ số trên khi nhập viện. Tuy nhiên trong nhóm
bệnh nhân được khảo sát BMI, bệnh nhân thừa
cân béo phì chiếm tỷ lệ 25,6%, điều này phù hợp
với nghiên cứu của Wild S., béo phì có thể là yếu
tố nguy cơ của đái tháo đường hoặc làm trầm
trọng tình trạng bệnh.
Việc sử dụng thuốc
Nhóm thuốc biguanid được sử dụng nhiều
nhất, chiếm (56,6%) kết quả này phù hợp với xu
hướng điều trị trên thế giới. Đồng thuận
EASD/ADA 2012 đã khuyến cáo nên lựa chọn
metformin trong bước 1 trong phác đồ và kết
quả nghiên cứu trên cho phác đồ này chiếm tỷ lệ
cao nhất (chiếm 41,5%). Tỷ lệ sử dụng
metformin trong các phác đồ điều trị cho bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 cần được tăng thêm.
Bằng chứng của các nghiên cứu hiện nay trên
thế giới cho thấy lợi ích của đem lại cho những
bệnh nhân bị đái tháo đường có kèm suy tim
mạn và có thể dùng cho những bệnh nhân có
eGFR < 30(5). Nghiên cứu UKPDS đã chỉ ra việc
sử dụng metformin làm giảm các nguyên nhân
tử vong và nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân đái
tháo đường týp 2(10). Các nghiên cứu đang quan
tâm hướng đến việc đánh giá lợi ích của
metformin trên khả năng ngăn ngừa ung thư.
Hiện nay, có khoảng 50 nghiên cứu trên thế giới
hướng đến khả năng ngừa ung thư trên nhóm
bệnh nhân không bị đái tháo đường(5).
Trong nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp
2 dùng đơn trị liệu (01 thuốc hạ đường huyết)
thì Insulin đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất (29,3%),
việc sử dụng này hoàn toàn hợp lý vì đặc điểm
của bệnh nhân của bệnh viện Thống Nhất cao
tuổi, đa bệnh lý; đặc biệt các bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 có kèm nhồi máu cơ tim, các bệnh
lý tim mạch nặng, suy gan, suy thận, nhiễm
khuẩn, hôn mê hay tiền hôn mê thì việc sử dụng
insulin là chỉ định bắt buộc(6).
Acarbose là một tetrasacharid chống đái
tháo đường, ức chế men alpha‐glucosidase ruột
đặc biệt là sucrose, làm chậm tiêu hóa và hấp
thu carbohydrate. Thuốc acarbose không thấy
được kê trong nhóm nghiên cứu, có thể do
lượng thức ăn trong một bữa người cao tuổi
không nhiều; hoặc có thể các bác sĩ lo ngại tác
dụng phụ đầy hơi, tiêu chảy. Cũng có thể do
bản chất của thuốc được hấp thu qua đường tiêu
hóa kém và đòi hỏi chuyển hóa ở ruột do vi
khuẩn đường ruột, các yếu tố này lại là trở ngại
đối với các đối tượng bệnh nhân lớn tuổi tại
bệnh viện Thống Nhất. Tuy nhiên, trong quá
trình điều trị các bác sĩ vẫn có thể cân nhắc điều
trị phối hợp với các thuốc nhóm sulfonylurea để
kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân(6).
Nhóm ức chế DPP‐4 (dipeptidyl peptidase‐4
inhibitors) hiện tại chưa được sử dụng phổ biến
tại bệnh viện (chỉ chiếm 1,5%) do giá thành điều
trị so với các thuốc nhóm khác còn tương đối
cao. Trong các năm tới có lẽ số lượng sử dụng
các thuốc trong nhóm này sẽ tăng lên vì hiệu
quả và các lợi ích vượt trội của chúng(4).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát, chúng tôi ghi
nhận về thuốc sử dụng để điều trị đái tháo
đường týp 2 và các phác đồ kết hợp sử dụng
thuốc hạ đường huyết tại bệnh viện Thống
Nhất. Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất
tại bệnh viện hiện nay là biguanid và insulin.
Kinh nghiệm về sử dụng các nhóm thuốc mới
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 310
như thuốc ức chế DPP‐4 và đồng vận thụ thể
GLP‐1 còn hạn chế. Metformin được lựa chọn
nhiều nhất trong các phác đồ kết hợp 2 thuốc. So
với khuyến cáo mới của EASD/ADA 2012, việc
sử dụng thuốc ở bệnh viện Thống Nhất là khá
phù hợp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này, chúng
tôi đề nghị cần phải theo dõi chức năng thận
chặt chẽ hơn nữa trên tất cả các đối tượng bệnh
nhân đái tháo đường, điều này không chỉ đánh
giá được biến chứng thận của bệnh nhân, mà
còn góp phần vào quyết định chỉ định thuốc
hợp lý cho bệnh nhân. Các nghiên cứu tiếp theo
với quy mô rộng hơn, thời gian khảo sát lâu hơn
và thiết kế phân tích cần được tiến hành để đánh
giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định
thuốc và hiệu quả điều trị lâu dài trên bệnh
nhân đái tháo đường týp 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACCORD Study Group et al (2010). Effects of intensive blood‐
pressure control in type 2 diabetes mellitus. N Engl J
Med.;362:1575.
2. Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes Study
Group et al (2008). Effects of intensive glucose lowering in týpe
2 diabetes. N Engl J Med;358:2545. (47)
3. American Diabetes associati