Mục tiêu nghiên cứu: 1/Mô tả một số đặc vi thể của u tế bào mầm (UTBM) buồng trứng ác tính thường gặp tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K Hà Nội và bệnh viện Phụ Sản trung ương. 2/Tìm hiểu giá trị của một số dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán u tế bào mầm ác tính của buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 44 trường hợp UTBM ác tính được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học tại BV Bạch Mai, BV K và BV Phụ sản TW từ 1/2009 đến 12/2012, trong đó có 16 trường hợp tiến cứu và 28 trường hợp hồi cứu. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Cả 44 trường hợp được định týp MBH bằng kỹ thuật nhuộm thường quy và theo phân loại MBH của TCYTTG (2003), được nhuộm HMMD với các dấu ấn PLAP, CD117, AFP và hCG, nhập từ hãng sản xuất Dako và nhuộm theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Đánh giá kết quả HMMD theo theo Kao và CS. Kết quả và kết luận: U quái không trưởng thành chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến u túi noãn hoàng 31,8 %, thấp nhất là UTBM hỗn hợp (6,8%), u nghịch mầm chiếm 22,7%. Các u quái không trưởng thành có đầy đủ thành phần của ba lá thai, thành phần biểu mô ống thần kinh nguyên thủy. Mẫu cấu trúc thường gặp của các u nghịch mầm là: đám nhỏ, bè, dây (100%), tỷ lệ thấp nhất nhất là 50% mẫu đảo, 100% mô đệm có xơ và xâm nhập viêm, hoại tử trong u gặp 60%, 30% trường hợp gặp dạng nhầy, thoái hóa kính. Các u túi noãn hoàng có các mẫu mô học phổ biến nhất là: Vi nang/lưới (100%), nang lớn (100%), nhú (71,4%), xơ nhầy (64,3%), thành phần nội bì, hốc‐tuyến (57,1%), mẫu đặc (50%). Các giọt hyaline thấy ở 9/14 (64,3%) u túi noãn hoàng, 71,4 % u có hoại tử chảy máu. UTBM hỗn hợp là u hỗn hợp giữa hai thành phần: U nghịch mầm và u túi noãn hoàng. U nghịch mầm dương tính với hầu hết các dấu ấn được khảo sát và bộc lộ với tỷ lệ cao: từ 60,0% ở dấu ấn AFP đến 100% với dấu ấn PLAP. U túi noãn hoàng chủ yếu dương tính với PLAP và AFP, trong đó tỷ lệ dương tính cao nhất là AFP (100%), dấu ấn PLAP dương tính ở 64,3% u túi noãn hoàng.U tế bào mầm hỗn hợp dương tính với tỷ lệ 100% ở cả dấu ấn PLAP và AFP, với dấu ấn CD117 tỷ lệ này là 33,3%. Mức độ bộc lộ mạnh của các dấu ấn PLAP, CD117 chủ yế gặp ở u nghịch mầm và u tế bào mầm hỗn hợp chiếm 100%. Với dấu ấn AFP dương tính mạnh gặp ở u túi noãn hoàng, còn lại các dấu ấn này dương tính với các u khác đều dương tính ổ với cường độ yếu. Các kết quả đã được so sánh và bàn luận.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch một số u tế bào mầm ác tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 180
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH
MỘT SỐ U TẾ BÀO MẦM ÁC TÍNH
Lê Trung Thọ*, Nguyễn Cảnh Hiệp*, Bùi Thị Mỹ Hạnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: 1/Mô tả một số đặc vi thể của u tế bào mầm (UTBM) buồng trứng ác tính thường
gặp tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K Hà Nội và bệnh viện Phụ Sản trung ương. 2/Tìm hiểu giá trị của một
số dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán u tế bào mầm ác tính của buồng trứng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 44 trường hợp UTBM ác tính được chẩn đoán xác định
bằng mô bệnh học tại BV Bạch Mai, BV K và BV Phụ sản TW từ 1/2009 đến 12/2012, trong đó có 16 trường
hợp tiến cứu và 28 trường hợp hồi cứu.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Cả 44 trường hợp được định týp MBH bằng kỹ thuật nhuộm
thường quy và theo phân loại MBH của TCYTTG (2003), được nhuộm HMMD với các dấu ấn PLAP, CD117,
AFP và hCG, nhập từ hãng sản xuất Dako và nhuộm theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Đánh giá kết
quả HMMD theo theo Kao và CS.
Kết quả và kết luận: U quái không trưởng thành chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến u túi noãn hoàng
31,8 %, thấp nhất là UTBM hỗn hợp (6,8%), u nghịch mầm chiếm 22,7%. Các u quái không trưởng thành có
đầy đủ thành phần của ba lá thai, thành phần biểu mô ống thần kinh nguyên thủy. Mẫu cấu trúc thường gặp
của các u nghịch mầm là: đám nhỏ, bè, dây (100%), tỷ lệ thấp nhất nhất là 50% mẫu đảo, 100% mô đệm có xơ và
xâm nhập viêm, hoại tử trong u gặp 60%, 30% trường hợp gặp dạng nhầy, thoái hóa kính. Các u túi noãn hoàng
có các mẫu mô học phổ biến nhất là: Vi nang/lưới (100%), nang lớn (100%), nhú (71,4%), xơ nhầy (64,3%),
thành phần nội bì, hốc‐tuyến (57,1%), mẫu đặc (50%). Các giọt hyaline thấy ở 9/14 (64,3%) u túi noãn hoàng,
71,4 % u có hoại tử chảy máu. UTBM hỗn hợp là u hỗn hợp giữa hai thành phần: U nghịch mầm và u túi noãn
hoàng. U nghịch mầm dương tính với hầu hết các dấu ấn được khảo sát và bộc lộ với tỷ lệ cao: từ 60,0% ở dấu
ấn AFP đến 100% với dấu ấn PLAP. U túi noãn hoàng chủ yếu dương tính với PLAP và AFP, trong đó tỷ lệ
dương tính cao nhất là AFP (100%), dấu ấn PLAP dương tính ở 64,3% u túi noãn hoàng.U tế bào mầm hỗn
hợp dương tính với tỷ lệ 100% ở cả dấu ấn PLAP và AFP, với dấu ấn CD117 tỷ lệ này là 33,3%. Mức độ bộc lộ
mạnh của các dấu ấn PLAP, CD117 chủ yế gặp ở u nghịch mầm và u tế bào mầm hỗn hợp chiếm 100%. Với dấu
ấn AFP dương tính mạnh gặp ở u túi noãn hoàng, còn lại các dấu ấn này dương tính với các u khác đều dương
tính ổ với cường độ yếu. Các kết quả đã được so sánh và bàn luận.
Từ khóa: u tế bào mầm
ABSTRACT
THE VALUE OF PATHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND EXPRESSION OF SOME
IMMUNOHISTOCHEMICAL MARKERS USED TO DIAGNOSIS MALIGNANT GERM CELL TUMOR
Le Trung Tho, Nguyen Canh Hiep, Bui Thi My Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 180 ‐ 188
Aims: 1/To describe some microscopic features of malignant germ cell tumors of the ovary which has
commonly seen at Bach Mai hospital, Ha Noi K hospital and National hospital of obstetrics and gynecology. 2/To
* Đại Học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: TS. Lê Trung Thọ ĐT: 0983.042.328 Email: dr_trungtho@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 181
evaluate the value of some immunohistochemical markers used to diagnose malignant germ cell tumors of the
ovary.
Subjective and Methods: A descriptive cross‐sectional study was conducted. 44 patients with malignant
germ cell tumor were definitely diagnosed by histopathology at Bach Mai hospital, Ha Noi K hospital and
National hospital of obstetrics and gynecology from 1/2009 to 12/2012, including 16 cases retrospectively and 28
cases prospectively collected. All 44 cases were identified the histopathological type by conventional staining
methods, according to WHO classification (2003). Then these cases were stained with following
immunohistochemical markers: PLAP, CD117, AFP and hCG from Dako Company, using the producer’s
protocol. Staining results were evaluated according to Kao et al.
Results and conclusion: Immature teratomas held the highest percentage, account for 38.7%, followed by
yolk sac tumors (31.8%), dysgerminomas (22.7%). The lowest proportion belonged to mix germ cell tumors
(6.8%). Immature teratomas consisted of components derived from all the three germ layers, especially immature
neuroepithelial elements and primitive neural tube. The most common histologic patterns of dysgerminoma were:
sheet, trabeculae, cord (100%), the lowest rate were island patterns, 100% of the tumors had connective tissue
stroma containing lymphocytes, tumor necrosis was seen in 60% of cases, 30% of cases encountered myxoid
stroma or hyaline degeneration. Yolk sac tumors had the most popular histologic noticed patterns:
Microcystic/reticular (100%), Macrocystic (100%), papillary (71.4%), myxoid/myxomatous (64.3%),
endodermal sinus, alveolar‐glandular (57.1%), solid (50%). Hyaline globules were found in 9/14 (64.3%) yolk
sac tumor, 71.4 % of the tumors had tumor necrosis or hemorrhage. Mix germ cell tumors, in this study, only
showed elements that combined between dysgerminoma and yolk sac tumor. Dysgerminomas had positive result
with mainly surveyed markers with high rate, from 60.0% of AFP to 100% of PLAP marker. Yolk sac tumors
were mainly positive for PLAP and AFP, in which, the marker had the highest positive rate was AFP (100%).
PLAP expressed in 64.3% of yolk sac tumors. Mix germ cell tumors showed expression of both PLAP and AFP
(100%). Highly level expression of PLAP and CD117 markers were mainly found in dysgerminomas or mix
germ cell tumors, both accountted for 100%. With AFP marker, it was mainly strong expression in yolk sac
tumors; in contrast, this marker if positive for the other tumors usually focally and weakly positive. The results
were compared and discussed.
Key words: germ cell tumor
ĐẶT VẤN ĐỀ
U tế bào mầm (UTBM) buồng trứng là
những u xuất nguồn từ các tế bào có nguồn gốc
mầm bào (germ cell) tại các thời điểm biệt hóa
khác nhau ở buồng trứng(14). Những u này được
coi là sự chuyển dạng bệnh lý của các tế bào
mầm tại buồng trứng(2), là nhóm u phổ biến thứ
hai trong các u buồng trứng chỉ sau các u biểu
mô‐mô đệm bề mặt(8). UTBM chiếm khoảng 30%
toàn bộ các u buồng trứng nguyên phát(14), gặp ở
mọi lứa tuổi, UTBM ác tính chiếm khoảng 1‐2%
trong các u ác tính của buồng trứng (BT)(11). Mặc
dù u tế bào mầm buồng trứng (UTBMBT) ác
tính chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với các UTBT
khác nhưng lại hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu
niên, độ ác tính, khả năng xâm lấn cao, ảnh
hưởng lớn tới tỷ lệ tử vong và khả năng sinh đẻ
sau này. Tuy nhiên, việc điều trị, tiên lượng
bệnh UTBM BT ác tính khác với nhóm UT biểu
mô BT, thậm chí ngay giữa các týp mô bệnh học
UTBM BT khác nhau cũng có phác đồ đều trị và
tiên lượng khác nhau. Việc chẩn đoán chính xác
các týp mô bệnh học UTBM về mặt vi thể có ý
nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương
pháp điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Một
trong những khó khăn trong chẩn đoán MBH
các UTBM là các u này thường có sự phối hợp
nhiều týp mô học, trong mỗi týp mô học cũng có
nhiều mẫu mô học khác nhau do đó, trong một
số trường hợp chỉ dựa vào chẩn đoán MBH
thường quy không thể khẳng định chính xác týp
MBH của u cũng như phân biệt u nguyên phát
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 182
hoặc di căn mà phải dựa vào một số kỹ thuật bổ
trợ khác như: Hóa mô miễn dịch (HMMD), gen
học trong đó HMMD đóng vai trò quan trọng
nhất. Ở Việt Nam nghiên cứu về MBH và
HMMD các UTBM buồng trứng chưa được đề
cập nhiều và cũng chưa có dấu ấn chuyên sâu.
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm mô bệnh học của một số u tế bào mầm
buồng trứng ác tính” nhằm 2 mục tiêu chính sau:
1. Mô tả một số đặc vi thể của u tế bào mầm
buồng trứng ác tính thường gặp tại bệnh viện
Bạch Mai, bệnh viện K Hà Nội và bệnh viện Phụ
Sản trung ương.
2. Tìm hiểu giá trị của một số dấu ấn miễn
dịch trong chẩn đoán u tế bào mầm ác tính của
buồng trứng.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các BN được chẩn đoán là u buồng
trứng, đã được phẫu thuật và kết quả xét
nghiệm MBH sau mổ xác định là UTBM ác tính,
tại Bệnh viện K, bệnh viện Phụ sản Trung ương
và bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng
1/2009 đến tháng 12/2012.
Tiêu chuẩn lựa chọn
‐ Tất cả các trường hợp UTBM buồng trứng
được phẫu thuật tại 3 bệnh viện có đủ tiêu
chuẩn chọn mẫu.
‐ Kết quả nghiệm MBH sau mổ khẳng định
là UTBM ác tính.
‐ Còn các khối nến có đủ bệnh phẩm để chẩn
đoán MBH và HMMD.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Các trường hợp UTBM ác tính thiếu 1 trong
các tiêu chuẩn lựa chọn ở trên.
‐ Các trường hợp UTBM tái phát hoặc các
trường hợp có hình thái vi thể của u UTBM
nhưng không xác định được vị trí u nguyên
phát hoặc những trường hợp có ung thư thứ hai.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
‐ Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo
phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
‐ Cách chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu
không xác suất, loại mẫu có chủ đích.
Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và vật liệu nghiên
cứu: máy xử lý mô tự động, máy đúc khối nến,
máy cắt mảnh mô vi thể, kính hiển vi quang học,
khuôn nhựa chứa mảnh bệnh phẩm để xử lý,
dung dịch formol trung tính 10% để cố định
bệnh phẩm, các loại hóa chất cần thiết để xử lý
bệnh phẩm mổ và nhuộm tiêu bản MBH theo
phương pháp HE và PAS. Các loại kháng thể
(PLAP, CD117, hCG, AFP) và các hóa chất cần
thiết cho nhuộm HMMD.
Quy trình nghiên cứu
‐ Quy trình lấy mẫu: lấy mẫu toàn bộ trong
một khoảng thời gian nghiên cứu bao gồm cả
tiến cứu và hồi cứu gồm 44 trường hợp, cụ thể
như sau:
+ Tiến cứu: thời gian từ 2/2012 – 8/2012 chọn
được 16 trường hợp.
+ Hồi cứu: thời gian từ 1/2009 – 2/2012, chọn
được 28 trường hợp.
‐ Xét nghiệm MBH
Xét nghiệm MBH theo kỹ thuật thường quy
để khẳng định chẩn đoán và định týp MBH theo
tiêu chuẩn phân loại của TCYTTG năm 2003.
‐ Xét nghiệm HMMD
Các trường hợp đã xác định được týp MBH
là UTBM ác tính, chọn ra 32 trường hợp có hình
ảnh MBH điển hình để nhuộm HMMD, đánh
giá tỷ lệ và cường độ dương tính của mỗi dấu ấn
theo týp MBH.
+ Các dấu ấn sẽ nhuộm gồm: PLAP, CD117,
AFP và hCG, được nhập từ hãng sản xuất Dako
và được nhuộm theo quy trình hướng dẫn của
nhà sản xuất.
+ Đánh giá kết quả nhuộm HMMD: Kết quả
nhuộm được xem là dương tính khi tế bào u bắt
màu với chất chỉ thị màu (DAB):
* Với AFP nhuộm dương tính với bào tương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 183
(và chất tiết trong các nang, tuyến của u túi noãn
hoàng).
* PLAP và CD117 nhuộm dương tính với
màng tế bào.
* HCG dương tính với bào tương tế bào.
‐ Đánh giá kết quả nhuộm theo Kao và CS(7)
chia độ về cường độ bắt màu và phạm vi (tỷ lệ
% tế bào u) bắt màu chia thành các mức độ 0‐3:
Tỷ lệ (Staining extent-SE) Cường độ (Staining
intensity-SI):
+ 0 ~ Âm tính + 0 ~ Âm tính
+ 1 ~ (1đến 10% tế bào u
nhuộm màu)
+ 1 ~ Cường độ yếu (Vàng
nhạt)
+ 2 ~ (10 đến 50% tế bào u
nhuộm màu)
+ 2 ~ Cường độ trung bình
(Nâu vàng)
+ 3 ~ (≥ 50% tế bào u nhuộm
màu)
+ 3 ~ Cường độ mạnh (Nâu)
‐ Điểm toàn bộ (Overall staining score‐OS)
được tính cho bất kỳ dấu ấn nào: OS = SE x SI
và được biểu thị bởi số nguyên từ 0 – 9(7).
‐ Phản ứng dương tính khi OS >0.
‐ Âm tính: 0 điểm, 1‐3 điểm (+), 4‐6 điểm
(++), 7‐9 điểm (+++).
‐ Sử dụng chứng dương và chứng âm cho
mỗi tiêu bản nhuộm, kết quả được đánh giá bởi
hai nhà Giải Phẫu Bệnh có kinh nghiệm.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Phân loại về vi thể
Theo phân loại mô học của TCYTTG năm
2003(14).
‐ Nhuộm HMMD
Đánh giá mức độ bộc lộ các dấu ấn theo Kao
CS và cộng sự. Kết quả xếp thành 2 nhóm: Phản
ứng âm tính, và dương tính; dương tính yếu (+),
vừa (++), mạnh (+++).
Xử lý số liệu
Các số liệu và kết quả thu được đã được xử
lý bằng máy vi tính, sử dụng các phần mềm
thống kê; tính tần suất, tỷ lệ %, số trung bình,
kiểm định χ2 (trường hợp quan sát dưới 5 sẽ
được hiệu chỉnh Yates; trường hợp mẫu quá nhỏ
sẽ dùng phương pháp kiểm định xác suất đúng
(Exact Probability Test: EPT).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân bố các týp MBH của UTBM ác tính
Bảng 1. Phân bố các týp MBH của UTBM ác tính
Týp MBH n %
U nghịch mầm 10 22,7
U túi noãn hoàng 14 31,8
UTBM hỗn hợp 3 6,8
U quái không trưởng thành 17 38,7
Tổng 44 100,0
Nhận xét: U quái không trưởng thành chiếm
tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến u túi noãn hoàng
31,8 %, thấp nhất là UTBM hỗn hợp (6,8%), u
nghịch mầm chiếm 22,7%.
Đặc điểm mô học của một số UTBM ác tính
Bảng 2. Độ mô học và thành phần mô học thường gặp trong u quái không trưởng thành
Các thành phần mô học của u quái không trưởng thành Độ mô học
Lá thai n (%) Thành phần n % Tổng Độ n %
Ngoại bì
17 (100,0)
Da, phụ thuộc da 16 94,1 17 1 6 35,3
Biểu mô vảy không sừng hóa 16 94,1 2 7 41,2
Thần kinh đệm không trưởng thành 17 100 3 4 23,5
Ống thần kinh nguyên thủy 17 100 Tổng 17 100
Não 17 100
Đám rối mạch mạc 14 82,4
Trung bì
17 (100,0)
Xơ 17 100
Mỡ 17 100
Sụn 15 88,2
Xương 15 88,2
Cơ trơn 12 70,6
Trung mô không trưởng thành 17 100
Nội bì Biểu mô đường hô hấp 17 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 184
Các thành phần mô học của u quái không trưởng thành Độ mô học
Lá thai n (%) Thành phần n % Tổng Độ n %
17(100,0) Biểu mô ruột 16 94,1
Tuyến nước bọt 1 5,9
Nhận xét:
‐ Độ II phổ biến nhất, chiếm 41,2 % (7/17
trường hợp), tiếp đến là độ I chiếm 35,3% (6/17),
độ III chiến thấp nhất (23,5%).
‐ Các thành phần của cả ba lá thai gặp ở
100% u quái không trưởng thành.
Bảng 3. Đặc điểm vi thể của u túi noãn hoàng
Đặc điểm vi thể n % Tổng
Các
mẫu
mô
học
Vi nang/Lưới (Microcystic/reticular) 14 100
14
(100%)
Nang lớn (Macrocystic) 14 100
Xơ nhầy (Myxoid/myxomatous) 9 64,3
Đặc (solid) 7 50
Xoang nội bì*(Endodermal sinus) 8 57,1
Hốc- tuyến (Alveolar-glandular) 8 57,1
Nhú (Papillary) 10 71,4
Đa túi noãn hoàng (Polyvesicular) 2 14,3
Tuyến hoặc nội bì nguyên thủy
(Glandular or primitive
endodermal)
1 7,1
Các giọt hyaline (Hyaline globules) 9 64,3
Hoại tử chảy máu 10 71,4
*Xoang Duval hoặc thể Schiller‐ Duval.
Nhận xét: Các mẫu mô học phổ biến nhất là:
vi nang/lưới (100%), nang lớn (100%), nhú
(71,4%), xơ nhầy (64,3%), thành phần nội bì, hốc‐
tuyến (57,1%), mẫu đặc (50%). Các giọt hyaline
thấy ở 9/14 (64,3%) u túi noãn hoàng, 71,4 % u có
hoại tử chảy máu.
Bảng 4. Đặc điểm vi thể của u nghịch mầm
Đặc điểm n % Tổng
Cấu trúc
Đảo (islands) 5 50
10
(100%)
Đám/ổ (Sheets/nests) 10 100
Bè (Trabeculae) 10 100
Dây (Cords) 10 100
Tế bào đơn lẻ 6 60
Tế bào Đơn bào 10 100Hợp bào 0 0
Mô đệm
Xơ, xâm nhập viêm 10 100
Viêm hạt 0 0
Nang lympho 0 0
Mô đệm nhầy, thoái hóa kính 3 30
Lắng đọng can xi 0 0
Hoại tử 6 60
Nhận xét: Các mẫu cấu trúc thường gặp nhất
là: đám nhỏ, bè, dây (100%), tỷ lệ thấp nhất nhất
là 50% mẫu đảo. Về tính chất mô đệm, 100% có
xơ và xâm nhập viêm, hoại tử trong u gặp 60%,
30% trường hợp gặp dạng nhầy, thoái hóa kính.
‐ UTBM hỗn hợp được định nghĩa là u bao
gồm ít nhất hai thành phần UTBM khác nhau
trong đó ít nhất một trong chúng là nguyên
thủy. Cả ba trường hợp chúng tôi gặp đều là u
hỗn hợp giữa hai thành phần: u nghịch mầm và
u túi noãn hoàng.
Bảng 5. Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn theo týp MBH của
một số UTBM ác tính
Dấu ấn
Týp MBH
PLAP AFP hCG CD117
Tổng
n
U nghịch mầm
n 10 6 0 10 10
% 100,0 60,0 0 100,0
U túi noãn
hoàng
n 9 14 0 4 14
% 64,3 100 0 28,6
U quái không
trưởng thành
n 0 11 0 0 17
% 64,7 0
U tế bào mầm
hỗn hợp
n 3 3 0 1 3
% 100,0 100,0 0 33,3
Tổng
n 22 34 0 15 44
% 50,0 77,3 0,0 34,1
Nhận xét: U nghịch mầm dương tính với
hầu hết các dấu ấn được khảo sát và bộc lộ với
tỷ lệ cao: từ 60,0% ở dấu ấn AFP đến 100% với
dấu ấn PLAP.
U túi noãn hoàng chủ yếu dương tính với
PLAP và AFP, trong đó tỷ lệ dương tính cao
nhất là AFP (100%), dấu ấn PLAP dương tính ở
64,3% u túi noãn hoàng.
U tế bào mầm hỗn hợp dương tính với tỷ lệ
100% ở cả dấu ấn PLAP và AFP, với dấu ấn
CD117 tỷ lệ này là 33,3%.
Đáng chú ý, u quái không trưởng thành chỉ
thấy dương tính với AFP và với tỷ lệ 64,7%
trong các dấu ấn khảo sát. HCG âm tính với các
u gặp trong nghiên cứu này.
Bảng 6. Mức độ bộc lộ dấu ấn HMMD một số
UTBM ác tính
Týp MBH/Mức Âm Dương Dương Dương Tổng Tổng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 185
độ bộc lộ tính tính (+) tính
(++)
tính
(+++)
n
(+)
%(+) (44)
U
nghịch
mầm
PLAP 0 0 3 7 10 100
10 AFP 4 6 (ổ) 6 60,0
CD11
7
7 3 10 100
U túi
noãn
hoàng
PLAP 5 9 (ổ) 1 0 9 64,3
14
AFP 0 0 9 5 14 100,0
hCG 0 0 0 0 0 0
CD11
7
12 3 1 0 4 28,6
U quái
không
trưởng
thành
PLAP 11 0 0 0 0 0
17
AFP 10 11 0 0 11 64,7
hCG 11 0 0 0 0 0
CD11
7
11 0 0 0 0 0
U tế bào
mầm
hỗn hợp
PLAP 0 0 1 2 3 100 3
AFP 0 1 1 1 3 100
hCG 0 0 0 0 0 0
CD11
7
1 0 1 0 1 33,3
Nhận xét: Mức độ bộc lộ mạnh của các dấu
ấn PLAP, CD117 chủ yế gặp ở u nghịch mầm và
u tế bào mầm hỗn hợp chiếm 100%. Với dấu ấn
AFP dương tính mạnh gặp ở u túi noãn hoàng,
còn lại các dấu ấn này dương tính với các u khác
đều dương tính ổ với cường độ yếu.
BÀN LUẬN
Về các đặc điểm mô bệnh học
Về u quái không trưởng thành: các thành
phần tương tự u quái nang nhưng chiếm tần
suất cao hơn và có đủ các thành phần của cả ba
lá thai trong một u quái, hơn nữa các thành
phần này thể hiện sự trưởng thành ở các mức độ
khác nhau. Các thành phần của cả ba lá thai gặp
ở 100% u quái không trưởng thành. Thành phần
ngoại bì luôn luôn gặp là thần kinh đệm không
trưởng thành và ống thần kinh nguyên thủy
(100%), biểu mô vảy không sừng hóa hoặc da và
phụ thuộc da gặp trong 94,1% trường hợp.
Trung bì, các thành phần tương tự u quái nang
trưởng thành nhưng xuất hiện với tần suất cao
hơn từ 70,6% (cơ trơn) đến 100% (xơ, mỡ), trung
mô không trưởng thành (100%). Thành phần nội
bì thường gặp nhất vẫn là biểu mô đường hô
hấp (100%), ruột (94,1%), các thành phần khác ít
gặp, thành phần nội bì không trưởng thành như
tuyến không trưởng thành, biểu mô đường tiêu
hóa có thể chế tiết AFP huyết thanh và nhuộm
HMMD dương tính với dấu ấn này. Kết quả của
chúng tôi tương tự của một số tác giả nước
ngoài mà y văn đã nêu(1). Deodhar K K,
Suryawanshi P nghiên cứu trên 28 bệnh nhân u
quái không trưởng thành, thành phần trung mô
không trưởng thành gặp ở 100% trường hợp,
tuy nhiên thành phần biểu mô thần kinh chiếm
93,1%(3). Theo Ulbright(13), chỉ một mình các mô
loại bào thai (trung mô không trưởng thành) là
không đủ cho một chẩn đoán của u quái không
trưởng thành. Mô đệm trung mô không trưởng
thành giàu tế bào và bao gồm các tế bào hình
thoi nhỏ, nhân sẫm màu, nhân chia thường thấy.
Sụn thường hiện diện trong u quái không
trưởng thành v