Nghiên cứu giá trị của Troponin I tim trongnhồi máu cơ tim cấp

Mở đầu: Các chất đánh dấu tim được xem là trọng tài cuối cùng giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim (NMCT) khi triệu chứng đau ngực và ECG không điển hình. Các men tim kinh đđiển trong đó chuyên biệt tim nhất là CKMB cũng không hoàn toàn đặc hiệu cho tim. Việc ứng dụng chất đánh dấu tim mới - Troponin I tim- tốt hơn, nhạy cảm và chuyên biệt tim hơn trong việc chẩn đoán và tiên lượng NMCT là vấn đề rất cần thiết. Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của Troponin I tim trong nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân (BN) nhập viện với triệu chứng đau ngực hay khó chịu vùng ngực trong vòng 6 giờ đầu từ tháng 1/2004 đến tháng 07/2008. Loại hình nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Kết quả: Qua nghiên cứu 301 BN (171 nam, 130 nữ, tuổi trung bình: 68,2 ± 4,9 từ 1/2004 đến 7/2008: Troponin I tim tăng cao rõ rệt trong bệnh NMCT, nồng độ trung bình là 15,6 ± 21,3ng/ml, gấp 39 lần trị số bình thường trong 6 giờ đầu (p < 0,01), có cửa sổ chẩn đoán rộng, với nồng độ trung bình tăng cao nhất 25,2 ± 20,3 ng/ml, gấp 63 lần trị số bình thường vào ngày 5 (p < 0,001) và hãy còn tăng kéo dài đến ngày 10 - ngày 14, với nồng độ trung bình giảm còn 4,7 ± 5,7ng/ml, vẫn còn gấp 12 lần trị số bình thường (p< 0,011). Không có sự khác nhau về nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I tim giữa nam và nữ bệnh NMCT (15,6 ± 21,4ng/ml, 3,1 & 15,5 ± 21,3ng/ml 3,06 p= 0,97, p= 0,9 theo thứ tự), về nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I tim giữa NMCT 1 vị trí (16,9 ± 22 & 3,4ng/ml) và≥ 2 vị trí (11,7 ± 18,6& 1,8 ng/ml, P= 0,15). Tuy nhiên, có sự khác nhau về nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I tim giữa NMCT có ST chênh lên (14,5± 20,8; 2,4ng/ml) và không ST chênh lên (22,2 ± 23, 8,8 ng/ml,p = 0,036, 0,002) với nồng độ Troponin I trong NMCT không ST chênh lên cao hơn. Ngoài ra, tuy không có sự khác nhau về nồng độ trung bình giữa NMCT thành trước (16,6 ± 22 ng/ml) và thành dưới (10,2 ± 17,3ng/ml) (p= 0,06), nhưng trung vị của Troponin I trong NMCT thành trước (3,4 ng/ml) lớn hơn trung vị của Troponin I trong NMCT thành dưới (0,95ng/ml) có ý nghĩa thống kê (p= 0,013). Troponin I tim có giá trị trong chẩn đoán NMCT giai đoạn sớm tương tự CKMB về độ nhạy (74,4% & 72,4%,P=0,58), độ chuyên (82,8%&72,4%, p=0,06), giá trị tiên đoán dương (90% & 84,5%, P= 0,07) và giá trị tiên đoán âm (60,9% & 55,9%, P= 0,31); trong giai đoạn muộn tương tự LDH (độ nhạy Troponin I và LDH: 94,7% & 85%, P= 0,4 vào ngày 5 và 71,5% & 55,7% vào ngày N 10 – 14, P=0,43). Tuy nhiên, ưu điểm của Troponin I là số lần tăng hơn bình thường của Troponin I cao hơn nhiều so với CKMB (39 lần & 2,5 lần ngày 1) và LDH (63 &1,8 lần vào ngày 5; 12 lần &1,1 lần ngày 10 – 14). Nồng độ Troponin I tim càng cao, tiên lượng bệnh càng xấu. Nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I trong nhóm tử vong và xuất nặng cao hơn nhóm ổn định (6,1 ± 25; 11,5ng/ml & 13 ±19,3 ; 2,9 ng/ml, P= 0,012, P= 0,019), đồng thời nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I cũng cao hơn trong nhóm Killip III, IV so với nhóm Killip I, II (21,5 ± 24,5 ng/ml; 5,9 ng/ml & 12,4 ± 18,7 ng/ml; 2,7 ng/ml, P= 0,009, P= 0,05). Kết luận: Troponin I tim có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giá trị của Troponin I tim trongnhồi máu cơ tim cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 72 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA TROPONIN I TIM TRONGNHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Tạ Thị Thanh Hương* TÓM TẮT Mở đầu: Các chất đánh dấu tim được xem là trọng tài cuối cùng giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim (NMCT) khi triệu chứng đau ngực và ECG không điển hình. Các men tim kinh đđiển trong đó chuyên biệt tim nhất là CKMB cũng không hoàn toàn đặc hiệu cho tim. Việc ứng dụng chất đánh dấu tim mới - Troponin I tim- tốt hơn, nhạy cảm và chuyên biệt tim hơn trong việc chẩn đoán và tiên lượng NMCT là vấn đề rất cần thiết. Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của Troponin I tim trong nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân (BN) nhập viện với triệu chứng đau ngực hay khó chịu vùng ngực trong vòng 6 giờ đầu từ tháng 1/2004 đến tháng 07/2008. Loại hình nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Kết quả: Qua nghiên cứu 301 BN (171 nam, 130 nữ, tuổi trung bình: 68,2 ± 4,9 từ 1/2004 đến 7/2008: Troponin I tim tăng cao rõ rệt trong bệnh NMCT, nồng độ trung bình là 15,6 ± 21,3ng/ml, gấp 39 lần trị số bình thường trong 6 giờ đầu (p < 0,01), có cửa sổ chẩn đoán rộng, với nồng độ trung bình tăng cao nhất 25,2 ± 20,3 ng/ml, gấp 63 lần trị số bình thường vào ngày 5 (p < 0,001) và hãy còn tăng kéo dài đến ngày 10 - ngày 14, với nồng độ trung bình giảm còn 4,7 ± 5,7ng/ml, vẫn còn gấp 12 lần trị số bình thường (p< 0,011). Không có sự khác nhau về nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I tim giữa nam và nữ bệnh NMCT (15,6 ± 21,4ng/ml, 3,1 & 15,5 ± 21,3ng/ml 3,06 p= 0,97, p= 0,9 theo thứ tự), về nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I tim giữa NMCT 1 vị trí (16,9 ± 22 & 3,4ng/ml) và≥ 2 vị trí (11,7 ± 18,6& 1,8 ng/ml, P= 0,15). Tuy nhiên, có sự khác nhau về nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I tim giữa NMCT có ST chênh lên (14,5± 20,8; 2,4ng/ml) và không ST chênh lên (22,2 ± 23, 8,8 ng/ml,p = 0,036, 0,002) với nồng độ Troponin I trong NMCT không ST chênh lên cao hơn. Ngoài ra, tuy không có sự khác nhau về nồng độ trung bình giữa NMCT thành trước (16,6 ± 22 ng/ml) và thành dưới (10,2 ± 17,3ng/ml) (p= 0,06), nhưng trung vị của Troponin I trong NMCT thành trước (3,4 ng/ml) lớn hơn trung vị của Troponin I trong NMCT thành dưới (0,95ng/ml) có ý nghĩa thống kê (p= 0,013). Troponin I tim có giá trị trong chẩn đoán NMCT giai đoạn sớm tương tự CKMB về độ nhạy (74,4% & 72,4%,P=0,58), độ chuyên (82,8%&72,4%, p=0,06), giá trị tiên đoán dương (90% & 84,5%, P= 0,07) và giá trị tiên đoán âm (60,9% & 55,9%, P= 0,31); trong giai đoạn muộn tương tự LDH (độ nhạy Troponin I và LDH: 94,7% & 85%, P= 0,4 vào ngày 5 và 71,5% & 55,7% vào ngày N 10 – 14, P=0,43). Tuy nhiên, ưu điểm của Troponin I là số lần tăng hơn bình thường của Troponin I cao hơn nhiều so với CKMB (39 lần & 2,5 lần ngày 1) và LDH (63 &1,8 lần vào ngày 5; 12 lần &1,1 lần ngày 10 – 14). Nồng độ Troponin I tim càng cao, tiên lượng bệnh càng xấu. Nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I trong nhóm tử vong và xuất nặng cao hơn nhóm ổn định (6,1 ± 25; 11,5ng/ml & 13 ±19,3 ; 2,9 ng/ml, P= 0,012, P= 0,019), đồng thời nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I cũng cao hơn trong nhóm Killip III, IV so với nhóm Killip I, II (21,5 ± 24,5 ng/ml; 5,9 ng/ml & 12,4 ± 18,7 ng/ml; 2,7 ng/ml, P= 0,009, P= 0,05). Kết luận: Troponin I tim có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. Từ khoá: Nhồi máu cơ tim, troponin I, CKMB, chất đánh dấu tim * Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS. Tạ Thị Thanh Hương ĐT: 0918778943 Email: huongta05@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 73 ABSTRACT STUDY OF CARDIAC TROPONIN I VALUE IN ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION Ta Thi Thanh Huong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 72 - 78 Background: Cardiac biochemical markers are considered as a final arbitrator helping to diagnose acute myocardial infarction in the case of untypical chest pain symptom and ECG. The classical cardiac biochemical markers especially with the most cardiac specific CKMB are not completely specific for the heart. Using cardiac Troponin I - a new, more sensitive, more cardiac specific marker in diagnosing acute myocardial infarction and making its prognosis- is very necessary. Objectives: To study cardiac Troponin I value in acute myocardial infarction. Patients - Method: Patients with chest pain or chest discomfort admitted to the hospital within the first six hours from 1/2004 to 7/2008. Method: Cross- sectional, descriptive. Results: Studying 301 acute myocardial infarction (AMI) patients (171men, 130 women, average age: 68.2 ± 4.9 from 1/2004 to 7/2008, we had results as follows: The cardiac troponin I concentration increased significantly in the AMI patients with a mean concentration of 15.6 ± 21.3 ng/ml (mean ± SD), which was 39 times as high as the normal concentration during the first six hours (p < 0.01). Cardiac troponin I had a large diagnostic window in which the mean concentration of cardiac troponin I increased up to the level of 25.2± 20.3 ng/ml, 63 times as high as the normal concentration on Day 5 (p < 0.001). The cardiac troponin I concentration of AMI patients were still higher than the normal concentration until Day 14. Blood samples taken during Day 10 to Day 14 had a cardiac troponin I level of 4.7±5.7 ng/ml, which is still 12 times as high as the normal concentration (p< 0.011). There were no differences in the means and medians of the cardiac troponin I (cTnI) concentrations between male and female AMI patients (male: 15.6±21.4ng/ml, 3.1ng/ml (median) & female: 15.5±21.3 ng/ml, 3.06 ng/ml, p= 0.97 and p= 0.9, respectively). Similar finding was found for the means and medians of the cardiac troponin I concentrations between AMI patients with one affected region (16.9± 22ng/ml, 3.4ng/ml) and those with two or more affected regions (11.7±18.6ng/ml; 1.8ng/ml, p= 0.15). However, a statistically significant difference was noted for the means and the medians of AMI patients with ST elevation (14.5± 20.8ng/ml, 2.4ng/ml) and those without ST elevation (22.2± 23ng/ml, 8.8ng/ml, p = 0.036, p = 0.002). While a significant difference in the mean concentrations of cTnI was not observed between anterior wall AMI patients (16.6± 22ng/ml) and those with inferior wall AMI (10.2 ± 17.3ng/ml, p = 0.06), a statistically significant difference (p = 0.013) did exist in the median cTnI concentrations, which was higher in patients with anterior wall AMI (3.4ng/ml) than in those with inferior wall AMI (0.95ng/ml) (p= 0,013). Like CKMB, cardiac troponin I was valuable in early diagnosis of acute myocardial infarction. These comparisons were done on sensitivity (cTnI = 74.4%, CKMB = 72.4%, p = 0.58), specificity (cTnI = 82.8%, CKMB = 72.4%, p = 0.06), positive predictive value (cTnI = 90%, CKMB = 84.5%, P = 0.07), and negative predictive value (cTnI = 60.9%, CKMB = 55.9%, p = 0.31). For late diagnosis of AMI, it was similar to LDH in sensitivity (cTnI = 94.7%, LDH = 85%, P = 0.4 on Day 5 and cTnI = 71.5%, LDH = 55.7%, P = 0.43 on Day 10 to Day 14). However, the beneficial characteristic of cardiac troponin I was that when compared with the normal range there was a much higher relative increase in cTnI than in CKMB (39 times vs. 2.5 times on Day 1) and in LDH (63 times vs. 1.8 times on Day 5; 12 times vs. 1.1 times on Day 10 to Day 14). The higher level of cardiac troponin I was, the worse the prognosis became. The mean and median concentrations of cTnI in patients dying in hospital and severely-ill patients discharged from hospital were significantly higher than those in the stable patients (26.1± 25ng/ml, 11.5ng/ml versus 13 ± 19.3ng/ml, 2.9 ng/ml, p = 0.012, p = 0.019). In addition, the mean and median concentrations of cTnI in patient groups Killip III, IV were also higher than in groups Killip I, II (21.5 ± 24.5ng/ml, 5.9ng/ml versus Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 74 12.4±18.7ng/ml, 2.7ng/ml, p = 0.009, p = 0.05). Conclusion: Cardiac Troponin I is of diagnostic and prognostic value for acute myocardial infarction Disease. Keywords: Troponin I, CKMB, acute myocardial infarction, cardiac biochemical marker MỞ ĐẦU Mặc dù đã có những bước tiến đầy ấn tượng trong chẩn đoán và điều trị trong vòng 4 thập kỷ qua, nhồi máu cơ tim cấp vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Chẩn đoán NMCT dựa trên 3 yếu tố: cơn đau ngực kiểu mạch vành, thay đổi điện tâm đồ đặc trưng và nồng độ các chất đánh dấu tim tăng. Tuy nhiên, ở không ít BN NMCT cấp, triệu chứng đau ngực không hằng định, cũng như những thay đổi điện tâm đồ không hoàn toàn điển hình. Trong những trường hợp nầy, những thử nghiệm sinh hóa các chất đánh dấu tim nhạy cảm và chính xác rất quan trọng. Sự thiếu tính đặc hiệu và sự nhạy cảm thấp của các men tim kinh điển trong việc phát hiện tổn thương cơ tim nhỏ cũng như tiên đoán nguy cơ tử vong đã gợi ý các nhà khoa học hướng đến những chất đánh dấu tim mới tốt hơn, nhạy cảm và chuyên biệt tim hơn, giúp đánh giá những trường hợp nghi ngờ tổn thương cơ tim, trong đó có Troponin I tim, một protein cấu trúc trong tế bào cơ tim. Mục Tiêu Nghiên cứu giá trị của Troponin I tim trong nhồi máu cơ tim cấp. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh nhân (BN) với triệu chứng đau ngực hay khó chịu vùng ngực trong vòng 6 giờ đầu nhập viện vào khoa Tim mạch và khoa Săn Sóc Đặc Biệt BV. Nhân Dân Gia Định từ tháng 1/2004 đến tháng 07/2008. Loại hình nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. p ≤ 0,05 có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu 301 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (nam 171), nữ (130): tỉ lệ nam/nữ: 1,3/1 (p = 0,02), tuổi trung bình 68,2 ± 4,9 Nhóm BN ≥ 60 tuổi chiếm đa số: 227/301 (75%), chúng tôi ghi nhận như sau: Troponin I tim trong nhồi máu cơ tim cấp Sự phân bố nồng độ Troponin I trên người nhồi máu cơ tim (Lần 1) Nồng độ Troponin I trong nhóm BN NMCT cấp đo được trong khoảng từ 0 – 55ng/ml. Khoảng 77BN (25,6%) có nồng độ Troponin I bình thường < 0,4 ng/ml, 224 BN còn lại (74,4%) có nồng độ Troponin I ≥ 0,4 ng/ml; trong đó đa số BN 189 BN (62,8%) có nồng độ Troponin I ≥ 1ng/ml với khoảng phân nửa số BN (52,2%) có nồng độ Troponin I ≥ 3ng/ml, nồng độ TnI ≥ 0,4 và <1 ng/ml chỉ có trong 35BN (11,6%). Nồng độ Troponin I tim trên người nhồi máu cơ tim Nồng độ trung bình của Troponin I 15,6ng/ml ± 21,3 (12,5-18,6ng/ml (KTC 95%)). Bảng 1. Nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I trên người NMCT. Loại NMCT Bình thường p (TroponinI) ng/ml 15,6 ± 21.3 < 0,4 ng/ml < 0,001 Trung vị (khoảng tứ phân vị) 3,1 (0,35 – 25,1) < 0,4 ng/ml < 0,001 Nồng độ Troponin I tăng trung bình là 3 ± 2 giờ. Sự thay đổi nồng độ Troponin I theo thời gian Bảng 2: Sự thay đổi nồng độ Troponin I theo thời gian. Thời gian Ngày 1 Ngày 5 Ngày 10-14 (Troponin I) ng/ml 15,6 25,2 4,7 Độ lệch chuẩn 21,3 20,3 5,7 Số lần tăng/bt 39 63 12 P <0,01 < 0,001 0,011 Nồng độ Troponin I trong các phân nhóm bệnh nhân NMCT Nồng độ của Troponin I theo giới tính Nồng độ trung bình và trung vị của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 75 troponin I ở BN nam nhồi máu cơ tim là15,6 ± 21,4; 3,1ng/ml, ở BN nữ là 15,5 ± 21,3; 3,06 ng/ml. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,967, 0,897). Sự liên hệ giữa nồng độ Troponin I và diện tích nhồi máu Nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I trong nhồi máu cơ tim 1vị trí (16,9±22; 3,4ng/ml và ≥ 2 vị trí là: 11,7±18,6 ng/ml; 1,8ng/ml. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P= 0,15). Nồng độ của Troponin I trong NMCT thành trước và thành dưới. Nồng độ trung bình của Troponin I trong NMCT thành trước (16,6 ± 22ng/ml) và thành dưới (10,2 ± 17,3) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,056). Tuy nhiên, trung vị của Troponin I trong NMCT thành trước (3,4 ng/ml) khác với trung vị của Troponin I trong NMCT thành dưới (0,9) có ý nghĩa thống kê (p= 0,013) (phép kiểm phi tham số). Nồng độ Troponin I trong nhồi máu cơ tim có ST chênh lên và không ST chênh lên. Nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I trong NMCT không ST chênh lên (22,2 ±23; 8,8ng/ml) cao hơn nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I trong NMCT có ST chênh lên (14,5 ±20,8; 2,4 ng/ml) có ý nghĩ thống kê (p= 0,036; P= 0,002 theo thứ tự). Nồng độ Troponin I theo phân nhóm Killip. Nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I tim trong nhóm BN NMCT giữa các nhóm theo phân độ Killip khác nhau không có ý nghĩa (p= 0,32). Tuy nhiên, có sự khác biệt về nồng độ trung bình và trungvị của 2 nhóm Killip I-II (12,4±18,7ng/ml; 2,7ng/ml) và Killip III-IV (21,5±24,5; 5,9ng/ml, p= 0,009 và 0,05 theo thứ tự) với nồng độ trung bình và trung vị của nhóm Killip III – IV cao hơn. Bảng 3: Nồng độ trung bình và trung vị của Troponin I theo phân nhóm Killip. NHÓM Killip I Killip II Killip III Killip IV P Troponin I 12,6 11,6 19,2 22,2 0,32 Độ lệchchuẩn 19,1 17,2 24,3 25,3 Trungvị ng/ml 2,6 (0,2- 16,6) 3,8(1,7- 9,4) 5,1 (0,9 - 55) 6,2 (0,4 – 55) So sánh xét nghiệm Troponin I và các men kinh điển trong chẩn đoán NMCT cấp Bảng 4: Kết quả XN các men tim lần 1 (lúc nhập viện). LOẠI XN Số BN Số BN có kết quả > bình thường Nồng độ trung bình Độ nhạy chẩn đoán % Số lần tăng CKMB U/L 301 218 59,3 ± 68 72,4 2,5 CK U/L 301 141 370,8±704 46,8 1,9 AST U/L 301 172 64,5± 66,9 57,1 1,7 LDH U/L 301 138 550±304 45,8 1,2 Troponin I 301 224 15,6±21,3 74,4 39 Diện tích dưới đường cong ROC của Troponin I là AUC = 0,842 và của CKMB là AUC = 0,806. Bảng 5: Kết quả XN các men tim lần 2 (N5). Loại XN Số BN Số BN có kết quả > bình thường Nồng độ trung bình Độ nhạy chẩn đoán Số lần tăng CKMB 171 83 33,5±23 48,5 1,4 CK 171 72 316±520 42 1,7 AST 171 95 57,9±50,3 55,5 1,6 LDH 171 146 820 ± 453 85,4 1,8 Troponin I 171 162 25,2 ± 20,3 94,7 63 Bảng 6: Kết quả XN các men tim lần 3 (N 10 -14). Loại XN Số BN Số BN có kếtquả > bình thường Nồng độ trung bình Độ nhạy chẩn đoán% Số lần tăng CKMB u/l 158 69 22,4 ± 10 43,6 0 CK u/l 158 7 73 ± 54,3 4,4 0 AST u/l 158 56 37,5 ± 30,2 35,4 1 LDH u/l 158 88 513 ± 168 55,7 1,1 Troponin I 158 113 4,7 ± 5,7 71,5 12 Ý nghĩa của nồng độ Troponin I với tiên lượng của bệnh NMCT Nồng độ trung bình và trung vị của TnI trên BN NMCT nặng và tử vong (26,1 ± 25; 11,5ng/ml) cao hơn nồng độ trung bình và trung vị của TnI trên BN xuất viện ổn định (13 ± 19,3; Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 76 2,9ng/ml, p=0,012, p= 0,019 theo thứ tự) có ý nghĩa thống kê. Phân tích đa biến ghi nhận mối liên quan giữa nhóm tuổi, phái tính với tiên lượng tử vong không có ý nghĩa thống kê. Yếu tố suy tim và nồng độ Troponin I làm tăng tỉ lệ tử vong có ý nghĩa thống kê. (OR= 1,195; 1,003 vàp= 0,0007; 0,019). BÀN LUẬN Troponin I tim trong nhồi máu cơ tim cấp Nồng độ Troponin I trên người NMCT Với trị số bình thường của Troponin I là < 0,4 ng/ml, chúng tôi ghi nhận 74,4% BN NMCT lúc nhập viện có nồng độ Troponin I tim tăng rõ rệt hơn mức bình thường, trong đó đa số BN (62,8%) có nồng độ Troponin I ≥ 1 ng/ml. Trị số trung bình của Troponin I là 15,6 ± 21,3 (16,7- 21,7ng/ml) (KTC 95%), gấp 39 lần trị số bình thường, và giá trị trung vị là 3,1 ng/ml. Trị số trung bình và trung vị của Troponin I trong NMCT đều cao hơn người bình thường có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự thay đổi nồng độ Troponin I theo thời gian Nồng độ Troponin I tim tiếp tục tăng cao vào ngày thứ 5, gấp 63 lần mức bình thường và hãy còn tăng kéo dài đến ngày thứ 10 -14, gấp 12 lần mức bình thường. Sự gia tăng của Troponin I tim so với mức bình thường ở các thời điểm trên đều có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,01). Theo Bernadette Cummins B và cs (1987), Troponin I tim tăng sớm trong vòng 4 – 6 giờ, đạt đến nồng độ đỉnh trung bình 112ng/ml (20 – 550ng/ml) vào lúc 18 giờ và hãy còn cao hơn bình thường đên 6 – 8 ngày sau NMCT. Tác giả Catherine Larue (1993) cũng cho kết quả tương tự: Troponin I tim được phát hiện tương đối sớm sau khi bắt đầu đau ngực (4,3,giờ±2,1,giờ), đỉnh xuất hiện sau 12,2 giờ± 4,6 trong nhóm đã được điều trị tiêu sợi huyết. Troponin I tim biến mất thường giữa ngày 5 và ngày 9 sau khi bắt đầu đau ngực. Theo Lê Thị Bích Thuận (1998) (Pháp): Troponin I (trị số bình thường < 0,35 ng/ml) có giá trị cao hơn hẳn CK và CKMB trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Bảng 7 Lê Thị Bích Thuận Tác giả (TroponinI) ng/ml 19± 6 15,6 ± 21,3 Giá trị tiên đoán (+) 90% 90% Giá trị tiên đoán (-) < 50% 60,9% Nồng độ Troponin I tim trong các phân nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp Chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về nồng độ trung bình cũng như trung vị của Troponin I ở BN nam và nữ bị NMCT(P = 0,97, P= 0,9 theo thứ tự). Nghiên cứu của tác giả Lương Võ Quang Đăng trong 70 BN nhồi máu cơ tim cấp cũng ghi nhận không có sự khác biệt về nồng độ Troponin I giữa 2 giới nam (91ng/l) và nữ (123 ng/l) (p= 0,878). Không có sự khác biệt về nồng độ trung bình và trung vị của TnI giữa NMCT cấp 1 vị trí và≥ 2 vị trí. Không có sự khác biệt về nồng độ trung bình của Troponin I trong nhồi máu cơ tim thành trước và thành dưới, tuy nhiên, trung vị của Troponin I trong nhồi máu cơ tim thành trước cao hơn trung vị của Troponin I trong nhồi máu cơ tim thành dưới. Nồng đô Troponin I trong NMCT không ST chênh lên cao hơn nồng đô Troponin I trong NMCT có ST chênh lên. Nghiên cứu của Lê Thị Bích Thuận ghi nhận nồng độ Troponin I trong nhồi máu cơ tim không sóng Q và nhồi máu cơ tim có sóng Q tương đương nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu về Troponin I trong nhồi máu cơ tim ở nước ngoài cũng như ở trong nước, chúng tôi không tìm thấy nghiên cứu khác đo nồng độ Troponin I trên BN NMCT có và không có ST chênh lên, nồng độ Troponin I giữa NMCT cấp 1 vị trí và ≥ 2 vị trí , nồng độ Troponin I giữa NMCT cấp thành trước và thành dưới nên không có số liệu để so sánh. Cần nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn để có kết quả khẳng định hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 77 So sánh nồng độ Troponin I tim với các men kinh điển trong NMCT cấp Xét nghiệm lần 1 (lúc nhập viện) Bảng 8: So sánh độ chuẩn xác của xét nghiệm CKMB và Troponin I trong chẩn đoán NMCT. Loại men Độ nhạy % Độchuyên % Giá trị tiên đoán (+) Giá trị tiên đoán(-) CKMB> 24u/l 72,4 72,4 84,5 55,9 TnI ≥ 0,4ng/ml 74,4 82,8 90 60,9 P 0,58 0,06 0,07 0,31 So sánh Troponin I với CKMB - men chuyên biệt nhất trong các loại men kinh điển giúp chẩn đoán sớm NMCT – chúng tôi ghi nhận độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của Troponin I và CKMB khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, thử nghiệm Troponin I và CKMB lúc nhập viện (trong vòng 6 giờ sau đau ngực) tương đương nhau trong chẩn đoán NMCT. Tương quan giữa Troponin I và CKMB là tương quan kháchặt (hệ số tương quan: 0,52, theo Spearman). Đường cong ROC của Troponin I và CKMB tương tự nhau với diện tích dưới đường cong của Troponin I và CKMB là 0,842 và 0,806 theo thứ tự. Do đó, Troponin I và CKMB là xét nghiệm tốt trong chẩn đoán NMCT. Tuy nhiên, nồng độ Troponin I trong NMCT tăng cao rõ rệt hơn bình thường (39 lần) so với CKMB (2,5 lần). Điều nầy cũng phù hợp trong y văn, CKMB thường có thể tăng 10
Tài liệu liên quan