Mục đích: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và các tác dụng phụ của gây tê tủy sống kết hợp gây tê
ngoài màng cứng trong phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 47 bệnh nhân. Các bệnh nhân
được gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng để vô cảm và giảm đau cho phẫu thuật thay khớp gối, khớp
háng. Mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được theo dõi trước và sau khi tiêm thuốc
giảm đau. Chúng tôi phối hợp chặt chẻ với các phẫu thuật viên và đặc biệt là điều chỉnh liều thuốc giảm đau đúng
lúc. Xác định tỷ lệ các tai biến biến chứng trong và sau mổ.
Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình: 96,7 ± 18,3 phút Thang điểm đánh giá đau VAS: trên 90% từ 1
đến 3 điểm.Tỷ lệ các biến chứng: Tụt huyết áp: 19,1%, đau đầu: 2,1%, đau lưng: 4,2%, rối loạn bàng quang:
6,4%, lạnh run: 8,5%, buồn nôn, nôn: 6,4%. Không ghi nhận các tác dụng phụ, tai biến và các biến chứng quan
trọng.
Kết luận: Gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng an toàn và hiệu quả cho phẫu thuật thay khớp
gối, khớp háng. Sự theo dõi chặt chẽ trong và sau phẫu thuật để phát hiện và xử trí kịp thời những tai biến biến
chứng xảy ra sẽ góp phần cho sự thành công.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 328
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG
KẾT HỢP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG
TRONG PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI, KHỚP HÁNG
Nguyễn Văn Chinh*, Nguyễn Thi Hùng**, Nguyễn Văn Chừng*
TÓM TẮT
Mục đích: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và các tác dụng phụ của gây tê tủy sống kết hợp gây tê
ngoài màng cứng trong phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 47 bệnh nhân. Các bệnh nhân
được gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng để vô cảm và giảm đau cho phẫu thuật thay khớp gối, khớp
háng. Mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được theo dõi trước và sau khi tiêm thuốc
giảm đau. Chúng tôi phối hợp chặt chẻ với các phẫu thuật viên và đặc biệt là điều chỉnh liều thuốc giảm đau đúng
lúc. Xác định tỷ lệ các tai biến biến chứng trong và sau mổ.
Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình: 96,7 ± 18,3 phút Thang điểm đánh giá đau VAS: trên 90% từ 1
đến 3 điểm.Tỷ lệ các biến chứng: Tụt huyết áp: 19,1%, đau đầu: 2,1%, đau lưng: 4,2%, rối loạn bàng quang:
6,4%, lạnh run: 8,5%, buồn nôn, nôn: 6,4%. Không ghi nhận các tác dụng phụ, tai biến và các biến chứng quan
trọng.
Kết luận: Gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng an toàn và hiệu quả cho phẫu thuật thay khớp
gối, khớp háng. Sự theo dõi chặt chẽ trong và sau phẫu thuật để phát hiện và xử trí kịp thời những tai biến biến
chứng xảy ra sẽ góp phần cho sự thành công.
Từ khóa: Gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng, giảm đau ngoài màng cứng, tình trạng sức khỏe
của bệnh nhân, phẫu thuật thay khớp.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFICIENCY OF COMBINED SPINAL - EPIDURAL ANESTHESIA FOR KNEE AND
HIP ARTHROPLASTY
Nguyen Van Chinh, Nguyen Thi Hung, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 328 - 336
Purpose: This study is performed to evaluate the efficiency and side - effects of combined spinal - epidural
anesthesia for knee and hip arthroplasty.
Methods: Prospective study on 47 patients. All of them have undergone combined spinal - epidural
anesthesia for knee and hip arthroplasty. Pulse, blood presure, resspiratory rate and health status of the patients
were monitored right before and after analgesic injection. We must collaborate with the surgeon and specially the
adjustment in analgesic drugs must be carried down at time. To determine the proportion of complications during
and after the operation.
Results: Duration of the intervention: 96,7 ± 18,3 minutes. VAS score: over 90% from 1 to 3. The
proportion of complications: hypotension: 19.1%, headache: 2.1%, backache: 4.2%, urinary retention: 6.4%,
shivering: 8.5%, nausea and vomiting: 6.4%. Side-effects, accidents and complications were not noted.
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Chinh, ĐT: 0903885497, Email: chinhnghiem2006@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 329
Conclusions: Combined spinal - epidural anesthesia for knee and hip arthroplasty is safe and effective. Close
careful monitoring during and after the operation must be applied in order to detect and manage in time
complications. It will contribute to succesful method.
Keyword: Combined Spinal - Epidural Anesthesia, Epidural Analgesia, Health Status of Patients,
Arthroplasty.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảm đau luôn là vấn đề được bệnh nhân và
thầy thuốc quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực
ngoại khoa. Đau tạo nên nỗi sợ hãi cho bệnh
nhân khi phải đi mổ làm ảnh hưởng đến kết quả
hồi phục sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.
Như vậy, việc lựa chọn một phương pháp vô
cảm phù hợp và thực hiện tốt việc giảm đau
trong và sau mổ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bệnh
nhân trong cuộc mổ và phục hồi sức khỏe sau
mổ. Đồng thời, giúp bệnh nhân vận động trở lại
sớm, hạn chế được nhiều biến chứng, góp phần
vào sự thành công của phẫu thuật và có thể rút
ngắn thời gian nằm viện. Phương pháp gây tê
tủy sống và gây tê ngoài màng cứng (GTNMC)
đã được áp dụng rộng rãi từ lâu trong chuyên
ngành GMHS. GTNMC có luồn catheter đã
được Curbelo thực hiện công trình nghiên cứu
đầu tiên vào năm 1949 tại Cuba. Dùng kết hợp 2
phương pháp này để giảm đau trong và sau mổ
được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ nhiều
thập niên qua. Kết quả của nhiều công trình
nghiên cứu cho thấy làm giảm những biến
chứng trong và sau mổ, cải thiện tình trạng
phục hồi chức năng sau mổ và giảm tỷ lệ tử
vong sau mổ của các phẫu thuật nặng như thay
khớp gối, khớp háng...(7,10)
Trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới, đặc
biệt là những phẫu thuật lớn như phẫu thuật
thay khớp háng, khớp gối, thường được thực
hiện trên những bệnh nhân cao tuổi, có kèm
theo nhiều bệnh lý nội khoa, công tác chăm sóc
hậu phẫu khá phức tạp. Đồng thời, bệnh nhân
lại cần phải vận động sớm sau mổ. Vì vậy, vấn
đề giảm đau sau mổ được các nhà Gây mê Hồi
sức cũng như các nhà phẫu thuật quan tâm rất
nhiều. Tuy nhiên, liệu phương pháp GTTS kết
hợp GTNMC (CSE) có thực sự hiệu quả giảm
đau và an toàn để áp dụng cho các phẫu thuật
thay khớp háng, khớp gối hay không? Phương
pháp này có những tác dụng không mong
muốn gì? Chính vì những câu hỏi trên mà
chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu
nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả giảm đau trong và sau
mổ của gây tê tủy sống kết hợp với gây tê ngoài
màng cứng trong phẫu thuật thay khớp gối,
khớp háng.
- Xác định tỷ lệ các tai biến, biến chứng và
mức độ hài lòng của bệnh nhân trong quá trình
thực hiện.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, can thiệp lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật
thay khớp háng và khớp gối tại bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, thời gian từ 01/ 2010 đến
08/ 2011.
Kỹ thuật chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
Không có chống chỉ định gây tê tủy sống,
GTNMC.
Có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối hoặc
khớp háng.
Có yêu cầu được làm giảm đau NMC
Tiêu chuẩn loại
Bệnh nhân đang nhiễm khuẩn toàn thân,
tình trạng sốc, hay thiếu khối lượng tuần hoàn.
Không thực hiện chọc dò NMC được.
Có chống chỉ định GTNMC:
- Tiền sử dị ứng thuốc tê hoặc thuốc họ
Morphin
- Có dị dạng, bệnh lý cột sống.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 330
- Rối loạn đông máu
- Nhiễm khuẩn tại chỗ chọc kim
- Có bệnh của hệ thần kinh trung ương, tăng
áp lực nội sọ.
- Bệnh nhân không giao tiếp được.
- Thu thập thiếu số liệu.
Phương tiện và trang thiết bị
Phương tiện theo dõi và hồi sức: nguồn
dưỡng khí, ống nghe tim phổi, máy đo HA
động mạch, nhiệt độ, kim luồn 20G, 18G máy
monitor theo dõi: mạch, huyết áp, điện tâm đồ,
đo độ bão hòa oxy (pulse oximeter),
Dụng cụ gây tê tủy sống và GTNMC: kim tê
tủy sống, bộ GTNMC, hộp đựng dụng cụ gây tê
đã vô khuẩn, bơm tiêm điện liên tục, găng tay
vô khuẩn.
Thuốc và dịch truyền: Lidocaine 2% 2ml,
Bupivacain (Marcain) 0,5%, 20ml, Bupivacain
for Spinal (Marcain) 0,5%, 4ml, Fentanyl 100
mcg (2ml). Thuốc sát khuẩn, cấp cứu, dịch
truyền:
Phương thức tiến hành
Chọn bệnh theo yêu cầu tiêu chuẩn nhận và
tiêu chuẩn loại.
Thăm khám, giải thích và chuẩn bị bệnh
nhân như một cuộc gây mê bình thường: thăm
khám tiền mê, đặc biệt vùng lưng, cột sống, các
chức năng vận động kiểm tra các xét nghiệm
thường qui, các yếu tố đông máu, điện tâm đồ
Đánh giá, phân loại nguy cơ theo ASA, kiểm
tra những chỉ định và chống chỉ định của
GTNMC.
Giải thích cho bệnh nhân ký phiếu yêu cầu
được làm giảm đau.
Thực hiện phương pháp GTNMC và gây tê
tủy sống:
- Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên
bằng kim luồn 20G hay 18G, dung dịch NaCl
0,9% hay Lactate Ringer
- Gắn monitor theo dõi sinh hiệu, cho BN
thở oxy 2-3 lít/ phút.
- Đặt BN nằm nghiêng tư thế cong lưng tôm.
Mốc chọc dò GTNMC và luồn catheter là
khoảng liên đốt sống thắt lưng 3-4.
- Người thực hiện rửa tay, mang găng, sát
khuẩn vùng chọc bằng Betadin, trải khăn lỗ.
- Tê tại chỗ thắt lưng 3-4 với Lidocaine 2%
2ml hay Marcain 0,5% 1ml (5mg). GTNMC thắt
lưng 3-4 với độ sâu khoang NMC tuỳ theo BN.
- Xác định khoang ngoài màng cứng bằng kỹ
thuật “Mất sức cản”, luồn catheter vào khoang
NMC với độ sâu 5 cm. Bơm liều test Lidocaine
2% 2ml có Adrenaline 1/200.000.
- Thực hiện phương pháp gây tê tủy sống ở
khoảng liên đốt sống thắt lưng 4-5, bơm thuốc
Bupivacaine tăng trọng 2ml (10mg) pha với
Fentanyl 20mcg vào tủy sống.
- Cố định catheter bằng băng keo trong, cho
BN nằm ngữa và bắt đầu phẫu thuật.
- Sau khi mổ xong, chúng tôi duy trì liên tục
giảm đau ngoài màng cứng với dung dịch gồm:
Bupivacain 0,1% + Fentanyl 4 mcg/ml bằng
dụng cụ bơm tiêm điện với vận tốc 4-8 ml/giờ.
Theo dõi dấu sinh tồn của BN trước, trong
và sau khi thực hiện thủ thuật, xử lý những rối
loạn khi cần.
Tại phòng mổ: sau khi gây tê, theo dõi:
mạch, HA, nhịp thở, tri giác, điểm đau mỗi 3
phút/ lần trong suốt quá trình mổ, cho đến khi
kết thúc cuộc mổ. Ghi nhận và đánh giá các yếu
tố cần nghiên cứu: mức tê, độ liệt
Sau mổ: tiếp tục duy trì giảm đau qua
catheter NMC bằng bơm điện liên tục trong 72
giờ, khi bệnh nhân về trại, thăm khám BN mỗi
ngày/ lần cho đến khi ra viện để ghi nhận cảm
tưởng của BN và các biến chứng muộn như bí
tiểu, đau lưng, đau đầu
Thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu nghiên cứu: tuổi, giới, cân nặng,
bệnh kèm theo, đặc điểm của phương pháp CSE,
tình trạng huyết động trước trong và sau thực
hiện phương pháp CSE. Thang điểm đau, mức
độ phong bế vận động sau mổ, các tác dụng
không mong muốn và mức độ hài lòng của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 331
bệnh nhân... Tất cả các số liệu đều được ghi lại
trong phiếu theo dõi nghiên cứu và nhập vào
máy vi tính. Quản lý và xử lý tất cả các số liệu
theo chương trình SPSS 13.0.
Tính trị số trung bình và độ lệch chuẩn cho
các biến liên tục. Các chỉ số được biểu hiện bằng
số trung bình độ lệch chuẩn.
Tính tần suất và tỷ lệ phần trăm cho các biến
định tính.
Tính trị số P value và khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.
Phép kiểm T được sử dụng để kiểm định sự
đồng nhất về giá trị trung bình cho các biến liên
tục phân phối chuẩn 2 mẫu phụ thuộc hay độc lập.
Phép kiểm 2 để kiểm định các biến số rời
rạc, mục đích là để kiểm tra tính phù hợp, tính
đồng nhất và tính độc lập cho các biến ở một
hoặc nhiều mẫu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 1/ 2010 đến 08/ 2011 tại Bệnh Viện
Nguyễn Tri Phương TPHCM, chúng tôi đã tiến
hành theo dõi 47 trường hợp phẫu thuật thay
khớp gối hoặc khớp háng. Kết quả thu thập và
phân tích như sau:
Đặc điểm chung
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân
Đặc điểm chung Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Tuổi 67,4 ± 9,5 47 86
Chiều cao (cm) 152,6 ± 11,8 143 168
Cân nặng (kg) 52,2 ± 8,3 45 77
Thời gian mổ
(phút)
96,7 ± 18,3 50 135
Bệnh kèm theo
Bảng 2: Bệnh kèm theo của bệnh nhân
Bệnh kèm theo Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Cao huyết áp 14 29,8
Thiếu máu cơ tim 5 10,6
Bệnh hô hấp 6 12,8
Tai biến mạch máu não 2 4,3
Tiểu đường 5 10,6
Bệnh khác 4 8,5
Thay đổ sinh hiệu bệnh nhân
Bảng 3: Thay đổi sinh hiệu của bệnh nhân
Thay đổi sinh
hiệu
Mạch
Huyết áp
max
Huyết áp
min
Tần số
thở
Trước gây tê
81,6
8,4
110,2 9,4 73,1 10,2
21,3
2,2
Sau gây tê
90,2
10,1
105,7 5,7 64,4 8,5
20,8
2,1
Trong mổ
91,4
9,9
105,9 7,8 67,2 7,3
19,9
2,3
Sau mổ
89,7
10,8
110,4 8,5 65,1 8,3
20,4
2,4
P value > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
Đặc điểm về kỹ thuật – tai biến biến chứng
Đặc điểm về kỹ thuật
Bảng 4: Các thông số về đặc điểm kỹ thuật
Đặc điểm về kỹ thuật Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Thời gian làm
thủ thuật (phút)
< 20 40 85,1
21 – 30 6 12,8
31 – 40 1 2,1
Đường chích
Đường giữa 34 72,3
Đường bên 13 27,7
Khoảng cách
từ da đến
khoang NMC
< 4cm 3 6,4
4 - 5cm 39 83,0
> 5cm 5 10,6
Tai biến - Biến chứng
Bảng 5: Các tai biến, biến chứng
Biến chứng Số trường hợp Tỷ lệ %
Tụt huyết áp 9 19,1
Lạnh run 4 8,5
Buồn nôn - nôn 3 6,4
Đau đầu 5 10,6
Đau lưng 2 4,2
Rối loạn bàng quang 3 6,4
Đánh giá hiệu quả giảm đau
Giảm đau trong cuộc mổ
Bảng 6: Đánh giá giảm đau trong cuộc mổ
Giảm đau trong mổ Số trường hợp Tỷ lệ %
Vùng mất cảm giác đau 2 bên 47 100
Thang điểm đau (0 điểm) 47 100
Phong bế vận động 2 bên (độ 4) 47 100
Giảm đau sau mổ
Vùng mất cảm giác đau
Bảng 7: Vùng mất cảm giác đau
Vùng mất cảm giác đau Số trường hợp Tỷ lệ %
Bên trái 2 4,2
Bên phải 3 6,4
Hai bên 41 87,3
Không 1 2,1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 332
Thang điểm đau (VAS)
Bảng 8: Thang điểm đau
Thang điểm
đau
0 – 1 >1 – 3 >3 – 5 >5 - 8 >8 - 10
Số trường hợp 35 8 3 1 0
Tỷ lệ % 74,5 17,0 6,4 2,1 0
P < 0,05 có sự khác biệt thống kê giữa các điểm
đau
Phong bế vận động
Đánh giá theo thang điểm Bromage.
Bảng 9: Mức phong bế vận động
Phong bế vận động Độ 0 Độ 1 Độ 2
Số trường hợp 41 5 1
Tỷ lệ % 87,3 10,6 2,1
Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân
Bảng 10: Mức độ hài lòng của bệnh nhân
Mức độ hài lòng Tốt Khá Trung bình
Số trường hợp 41 4 2
Tỷ lệ % 87,3 8,5 4,2
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung (Bảng 1)
Tuổi trung bình của bệnh nhân (BN): 67,4
tuổi 9,5 tuổi. Tuổi thấp nhất là 47 tuổi, tuổi cao
nhất là 86 tuổi. Theo y văn, liều lượng thuốc tê
có ảnh hưởng đến tuổi bệnh nhân nhưng
thường là GTNMC toàn phần, nhất là ở những
bệnh nhân trên 50 tuổi do thoái hóa cột sống, tổ
chức xơ tăng sinh làm hẹp lỗ liên hợp, thay đổi
tính thấm của thuốc tê qua lỗ liên hợp nên phải
giảm liều thuốc tê ở người cao tuổi. Mặc khác,
thuốc tê được hấp thu một phần qua tuần hoàn
máu ngay sau khi tiêm vào và phần còn lại hấp
thu chậm hơn. Thuốc tê khuếch tán xuyên qua
màng não đến dịch não tủy và tủy sống. Ơ
người trẻ, thuốc tê có thể thấm qua các lỗ cạnh
đốt sống làm tăng tác dụng của thuốc tê(4).
Chiều cao chiếm đa số là 150 – 160 cm, cao
nhất 168 cm, thấp nhất 143 cm. Chiều cao trung
bình: 152,6 cm 11,8 cm. Yếu tố chiều cao chỉ
ảnh hưởng khiêm tốn đến mức lan rộng của
thuốc tê và trong việc tính liều lượng thuốc tê
trong GTNMC(8).
Cân nặng BN phù hợp với thể tạng người
Việt Nam, chiếm 90% cân nặng từ 50 đến 70kg.
Cân nặng trung bình: 52,2 kg 8,3 kg, cao nhất
77kg, thấp nhất 45kg. Chúng tôi nhận thấy ở các
BN béo phì, không chỉ là những nguy cơ chọc
dò khó khăn mà còn những vấn đề hô hấp, tuần
hoàn và bệnh lý đi kèm.
Thời gian mổ trung bình: 96,7 phút 18,
phút. Thời gian mổ nhanh nhất là 50 phút và lâu
nhất 135phút. Thời gian này ngắn hơn so với các
tác giả khác thì thời gian mổ là 125,16 phút ±
14,5 phút(6).
Bệnh kèm theo (Bảng 2)
Theo kết quả nghiên cứu của cho thấy đa số
bệnh nhân đều có bệnh lý nội khoa kèm theo
như cao huyết áp 14 TH chiếm 29,8%, thiếu máu
cơ tim 5 TH chiếm 10,6%, bệnh hô hấp 6 TH
chiếm 12,8%, tiểu đường 5 TH chiếm 10,6%, tai
biến mạch máu não 2 TH chiếm 4,3%. Tất cả các
trường hợp có bệnh kèm theo, chúng tôi cho hội
chẩn và điều trị theo chuyên khoa ổn định trước
khi xếp lịch mổ chương trình.
Bệnh nhân cao huyết áp cần kiểm tra chức
năng tâm thất trái, tình trạng mạch vành, chức
năng thận và soi đáy mắt trước mổ. Gây tê tủy
sống hoặc gây tê ngoài màng cứng trên bệnh
nhân cao huyết áp, dễ có nguy cơ tụt huyết áp
do khả năng vận mạch bị giảm sút(1). Tuy nhiên,
gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng
trong mổ cũng như gây tê ngoài màng cứng để
giảm đau hậu phẫu lại cho thấy giảm tỷ lệ tử
vong, giảm nguy cơ tai biến tim mạch sau mổ.
Các thuốc điều trị tăng huyết áp đường uống
vẫn tiếp tục được dùng cho đến ngày mổ vì sợ
tai biến cơn tăng huyết áp khi ngưng thuốc; trừ
nhóm ức chế men chuyển vì tác dụng kéo dài,
cần ngưng trước mổ 24 giờ(3,11).
Thiếu máu cơ tim là một tổn thương phổ
biến và nguy hiểm trong phẫu thuật, liên quan
với bệnh nhân cao huyết áp.Tai biến sau mổ về
suy tim, suy thận và bệnh lý mạch máu não
cũng liên quan với cao huyết áp. Chứng cớ thấp
về mối liên quan giữa huyết áp trước mổ
< 180/110 mmHg với nguy cơ tim mạch trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 333
giai đoạn chu phẫu. Do đó việc kiểm soát huyết
áp dưới mức < 180 mmHg trước mổ là điều kiện
cần thiết cho cuộc mổ chương trình(5).
Bệnh nhân cần được truyền tối thiểu là 10
mL/kg cân nặng dịch tinh thể (khoảng 500 mL
cho người bình thường), để làm đầy lòng mạch
trước khi thực hiện thủ thuật gây tê. Nếu có tai
biến tụt huyết áp sau khi gây tê tủy sống hoặc
gây tê ngoài màng cứng, dùng phenylephrine
với liều 10 - 80 g/phút là tốt nhất vì không làm
mạch nhanh. Thường thì chúng tôi sử dụng
ephedrine, người ta khuyên có thể dùng với liều
5 - 50 mg(9,11).
Thay đổ sinh hiệu bệnh nhân (Bảng 3)
Thay đổi sinh hiệu bệnh nhân, chúng tôi
cho thấy các chỉ số về mạch, huyết áp, nhịp
thở ở các thời điểm trước gây tê, sau gây tê,
trong lúc mổ, sau mổ đều khác nhau không có
ý nghĩa về mặt thống kê với p> 0,05. Đây cũng
là ưu điểm của phương pháp gây tê tủy sống
kết hợp GTNMC vì giảm được liều thuốc tê
vào khoang tuỷ sống và cả khoang ngoài
màng cứng (2).Tuy nhiên trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi hầu hết không có dấu hiệu
mất máu đến mức cần phải truyền máu. Hơn
nữa, chúng tôi sử dụng liều thuốc
Bupivacaine và Fentanyl thấp nên hầu như
không ảnh hưởng đến huyết động học, lượng
dung dịch tinh thể chúng tôi truyền cho bệnh
nhân chỉ là đủ nhu cầu sinh lý bình thường.
Chúng tôi nhận thấy với độ tuổi trong
nghiên cứu trung bình là 67,4 tuổi 9,5 tuổi, áp
dụng phương pháp vô cảm gây tê tủy sống kết
hợp gây tê ngoài màng cứng rất hiệu quả giảm
đau và ổn định về các chức năng sống của bệnh
nhân trong và sau mổ, không những thế sau mổ
chúng ta tiếp tục kiểm soát đau của bệnh nhân
mà không cần dùng thêm các loại thuốc giảm
đau toàn thân khác, bệnh nhân thấy thoải mái
sau mổ.
Đặc điểm về kỹ thuật – tai biến biến chứng
Chọc dò cột sống thắt lưng được thực hiện
với bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng.
Bất kỳ chọn lựa tư thế nào, bệnh nhân đều được
yêu cầu cúi cong cột sống tối đa có thể được.
Đường nối đỉnh hai mào chậu, thường đi qua
thân đốt sống L4, và đó là một mốc phổ biến.
Trên đường thẳng này thường là khoảng gian
đốt L3-4, dưới thường là khoảng gian đốt L4-5.
Việc chọn lựa khoảng gian đốt là quan trọng,
bởi vì kim tê không được đưa vào mức mà có
thể chạm vào tủy sống. Ở người lớn, tủy sống
thường kết thúc ở mức ngang L1. Tuy nhiên, nó
cũng có thể kết thúc xa hơn ở ngang mức L2,
thậm chí ở L3. Vì vậy, kim tê tủy sống đưa vào
với mục đích chẩn đoán hoặc gây tê không được
chọc cao hơn mức gian đốt L3-4, ngoại trừ
những trường hợp cá biệt.
Chọc dò cột sống thắt lưng thường thực
hiện qua đường giữa. Trong nghiên cứu, chúng
tôi thực hiện 34 TH chiếm 72,3% theo đường
giữa (bảng 4). Sau khi gây tê tại chỗ, kim được
đưa vào qua các lớp cấu trúc: da, tổ chức dưới
da, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây
chằng vàng và màng cứng. Chọc dò cột sống
thắt lưng cũng có thể theo đường bên khi gây tê
tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, chúng
tôi có 13 TH chiếm 27,7% theo đường bên (bảng
4). Phương thức này hữu dụng đáng kể trong
trường hợp bệnh nhân có khó khăn khi cúi gập
cột sống hoặc trong trường hợp dây chằng trên
gai và dây chằng liên gai bị vôi hóa làm kim
chọc dò đi qua khó khăn. Người ta khuyên nên
đi vào theo đường giữa vì ở đấy khoảng cách