Mục tiêu: Phẫu thuật giải ép vi mạch điều trị co giật nửa mặt đã được chấp nhận tại các trung tâm phẫu
thuật thần kinh trên thế giới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả phẫu thuật 39 bệnh nhân điều
trị với phương pháp này.
Phương pháp: 39 trường hợp co giật nửa mặt được phẫu thuật giải ép vi mạch từ năm 2007 đến 2012.
Trong số 39 bệnh nhân, nữ chiếm 80%, nam chiếm 20%, tuổi khởi phát triệu chứng trung bình là 45,4, thời gian
co giật mặt trung bình trước khi phẫu thuật là 5,3 năm. 100% bệnh nhân có kiểu khởi phát triệu chứng điển
hình, co giật bên trái chiếm ưu thế (60%), có một bệnh nhân (2,5%) co giật mặt 2 bên. Tất cả các bệnh nhân được
theo dõi qua tái khám định kì hoặc qua điện thoại. Thời gian trung bình theo dõi là 6 tháng.
Kết quả: Lúc xuất viện, 27 bệnh nhân (70%) hết co giật mặt hoàn toàn, 6 bệnh nhân (15%) giảm co giật
mặt và 6 bệnh nhân (15%) không cải thiện sau mổ. Sau thời gian theo dõi trung bình 6 tháng, 28 bệnh nhân hết
hẳn co giật nửa mặt. Hai bệnh nhân (5,1%) có biến chứng liệt mặt và một bệnh nhân (2,5%) liệt mặt và điếc sau
mổ.
Kết luận: Phẫu thuật giải ép vi mạch mang đến hiệu quả phẫu thuật tốt cho các bệnh nhân co giật nửa mặt
(72% hết co giật mặt, 12% giảm co giật mặt). Liệt mặt và điếc là những biến chứng thường gặp sau mổ do tổn
thương các dây sọ VII,VIII trong lúc mổ.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật giải ép vi mạch trong điều trị co giật nửa mặt: Kết quả phẫu thuật 39 bệnh nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 72
PHẪU THUẬT GIẢI ÉP VI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CO GIẬT NỬA MẶT:
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 39 BỆNH NHÂN
Lê Trần Minh Sử*, Nguyễn Phong**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phẫu thuật giải ép vi mạch điều trị co giật nửa mặt đã được chấp nhận tại các trung tâm phẫu
thuật thần kinh trên thế giới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả phẫu thuật 39 bệnh nhân điều
trị với phương pháp này.
Phương pháp: 39 trường hợp co giật nửa mặt được phẫu thuật giải ép vi mạch từ năm 2007 đến 2012.
Trong số 39 bệnh nhân, nữ chiếm 80%, nam chiếm 20%, tuổi khởi phát triệu chứng trung bình là 45,4, thời gian
co giật mặt trung bình trước khi phẫu thuật là 5,3 năm. 100% bệnh nhân có kiểu khởi phát triệu chứng điển
hình, co giật bên trái chiếm ưu thế (60%), có một bệnh nhân (2,5%) co giật mặt 2 bên. Tất cả các bệnh nhân được
theo dõi qua tái khám định kì hoặc qua điện thoại. Thời gian trung bình theo dõi là 6 tháng.
Kết quả: Lúc xuất viện, 27 bệnh nhân (70%) hết co giật mặt hoàn toàn, 6 bệnh nhân (15%) giảm co giật
mặt và 6 bệnh nhân (15%) không cải thiện sau mổ. Sau thời gian theo dõi trung bình 6 tháng, 28 bệnh nhân hết
hẳn co giật nửa mặt. Hai bệnh nhân (5,1%) có biến chứng liệt mặt và một bệnh nhân (2,5%) liệt mặt và điếc sau
mổ.
Kết luận: Phẫu thuật giải ép vi mạch mang đến hiệu quả phẫu thuật tốt cho các bệnh nhân co giật nửa mặt
(72% hết co giật mặt, 12% giảm co giật mặt). Liệt mặt và điếc là những biến chứng thường gặp sau mổ do tổn
thương các dây sọ VII,VIII trong lúc mổ.
Từ khóa: co giật nửa mặt, giải ép vi mạch
ABSTRACT
MICROVASCULAR DECOMPRESSION FOR THE TREATMENT OF HEMIFACIAL SPASM:
RESULTS OF 39 CONSECUTIVE CASES
Le Tran Minh Su, Nguyen Phong.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 72 - 77
Objective: Microvascular decompression for the treatment of hemifacial spasm has been accepted at many
neurosurgical centers all over the world. In this study, we present the surgical results of 39 patients treated with
this method.
Method: We present the surgical results of 39 cases treated with microvascular decompression for hemifacial
spasm (performed between 2007 and 2012). Among 39 patients, 80% was female, 20% was male, the average age
of symptom onset was 45.4, the mean preoperative duration of symptom was 5.3 years. 100% patients had typical
onset of symptoms. The left side spasm was dominent (60%). We had one case (2.5%) with bilateral spasm. All
patients were followed up by monthly reexaminations or with questionaires on the telephones. The average time of
follow up was 6 months.
Results: At discharge, 27 patients (70%) were spasm free, 6 patients (15%) had decrease of symtoms and 6
patients (15%) complained no changes. At the average time of monitoring, 28 patients were spasm free (72%).
We had two case (5.1%) suffered from facial paralysis, one case (2.5%) with facial paralysis and deafness
postoperatively.
Conclusion: Microvascular decompression brings good outcomes for the patients with hemifacial spasm
* Bộ môn Ngoại thần kinh ĐHYD Tp HCM ** Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS CK1 Lê Trần Minh Sử, ĐT 0988866498 Email: leemisu82@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 73
(71.7% of patients were spasm free, 12% had decrease of spasm). Deafness and facial paralysis were the main
postoperative complications which is caused by damaging the VII,VIII cranial nerves or the labyrinthine artery
intraoperatively.
Key words: Hemifacial spasm, microvascular decompression
Co giật nửa mặt là một rối loạn vận động
của một nhóm cơ một nửa mặt gây ra do mạch
máu chèn vào đoạn gần của rễ thần kinh VII.
Bệnh không gây đau hay đe dọa tính mạng,
nhưng một khi chẩn đoán được xác lập, bệnh
cần được điều trị vì những ảnh hưởng không
nhỏ của nó về mặt thẩm mỹ, tâm lí xã hội.
Bệnh tương đối thường gặp. Tỉ lệ lưu hành
tại Hoa Kì là 10/100 000 dân, tỉ lệ nam: nữ là 2:1,
tuổi trung bình của bệnh là 45 đến 55, bệnh ít
khi xuất hiện ở người trẻ hay trẻ em(3). Hiện tại ở
nước ta chưa có tài liệu nào báo cáo về tỉ lệ hiện
mắc của bệnh.
Khi đã được chẩn đoán co giật nửa mặt,
bệnh nhân có thể lựa chọn giữa hai cách điều trị
hiện nay là tiêm lập lại botulinum toxin (Botox)
và phẫu thuật giải ép vi mạch dây thần kinh VII.
Botulinum toxin được ứng dụng điều trị co
giật nửa mặt tại Hoa Kì năm 1980. Tiêm trong cơ
chất này có thể làm thuyên giảm tạm thời triệu
chứng. Tỉ lệ hiệu quả của phương pháp ít xâm
lấn này lên đến 90%(4). Tuy nhiên, cơn co giật sẽ
tái phát sau khoảng 2 đến 4 tháng.
Phẫu thuật giải ép vi mạch điều trị co giật
nửa mặt được Jannetta đưa ra vào những năm
đầu thập niên 70. Đây là phương pháp điều trị
hiệu quả và đang được nhiều trung tâm phẫu
thuật thần kinh trên thế giới áp dụng. Phương
pháp phẫu thuật này được tiến hành tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ năm 1997. Đến nay, tỉ lệ thành
công sau phẫu thuật khá cao đã cho thấy nhiều
ưu điểm về khả năng làm thuyên giảm triệu
chứng cũng như hiệu quả lâu dài.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Ba mươi chín bệnh nhân co giật nửa mặt
được phẫu thuật giải ép vi mạch từ tháng 4 năm
2007 đến tháng 4 năm 2012 tại bệnh viện Chợ
Rẫy (bảng 1). Nhóm bệnh nhân này bao gồm 31
bệnh nhân nữ (80%) và 8 bệnh nhân nam (20%).
Tỉ lệ nam: nữ là 1: 4.Tuổi khởi phát triệu chứng
từ 22 đến 70, trung bình là 45,4 tuổi. Thời gian
co giật mặt trung bình là 5,3 năm. Độ tuổi trung
bình lúc phẫu thuật là 50,7.
Triệu chứng lâm sàng
Nhóm bệnh nhân co giật nửa mặt trái chiếm
đa số, 24 trường hợp (60%), so với số bệnh nhân
co giật nửa mặt bên phải, 14 trường hợp (37,5%).
Trong lô nghiên cứu có một bệnh nhân co giật
mặt cả hai bên. Đây là một ca bệnh rất thú vị vì
các báo cáo về các trường hợp co giật mặt cả hai
bên rất ít. Tất cả bệnh nhân đều có kiểu khởi
phát triệu chứng điển hình (typical), tức là
những cơn co giật nửa mặt khởi phát ban đầu
quanh mắt (orbicularis oculi) sau một thời gian
sẽ lan xuống các cơ vùng má rồi các cơ quanh
miệng (orbicularis oris). Hai bệnh nhân (5%) có
đau dây V kèm theo co giật nửa mặt, trong đó
có một bệnh nhân đau dây V cùng bên co giật
mặt (cơn co giật gây đau- painful tic convulsif).
Tất cả các bệnh nhân trước mổ đều được điều trị
với các thuốc chống động kinh như phenytoin,
carbamazepin, valproatenhưng không mang
lại hiệu quả lâm sàng. Không có bệnh nhân nào
điều trị với botulinum toxin trước mổ.
Tất cả bệnh nhân được chụp CT sọ não có
cản quang hoặc MRI sọ não có cản từ để loại trừ
u hay dị dạng mạch máu vùng góc cầu tiểu não.
Bảng 1 Đối tượng nghiên cứu
Số lượng bệnh nhân 39
Tỉ lệ nam: nữ 1: 4
Tuổi khởi phát triệu chứng 22-70 (trung bình 45,4)
Thời gian co giật mặt trước
mổ
½ tháng- 15 năm (trung bình
5,3 năm)
Tuổi trung bình phẫu thuật 53,7
Bảng 2 Lâm sàng bệnh nhân trước phẫu thuật
Lâm sàng trước mổ Tỉ lệ %
Trái 60%
Phải 37,5%
Bên co giật
Hai bên 2,5%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 74
Lâm sàng trước mổ Tỉ lệ %
Khởi phát kiểu điển hình 100%
Đau dây V kèm theo 5%
Điều trị Botulinum trước mổ 0%
Phương pháp phẫu thuật
Tư thế Jannetta cũng như hầu hết các trung
tâm trên thế giới lựa chọn là tư thế nằm nghiêng
về phía đối diện, chúng tôi cũng sử dụng tư thế
này để phẫu thuật cho các bệnh nhân.
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản. Sau
đó cho nghiêng đối bên, chân bên mổ gấp
hông và gối 900, chân bên kia để thẳng, cố
định đầu bằng khung Surgita, kéo vai xuống,
cằm gặp nhẹ (hình 1).
Đường nối lỗ tai ngoài và ụ chẩm ngoài
tương ứng với xoang ngang, rãnh cơ nhị thân
định vị xoang xích ma, chỗ gặp nhau của 2
đường này là chỗ nối của 2 xoang trên.
Đường vào là đường sau xoang xich ma
(retrosigmoid approach). Chỉ cạo tóc phần sau
tai, sát trùng với bethadine, rạch da từ 4 đến 6
cm, bộc lộ xương sọ để xác định các mốc giải
phẫu: rãnh chủm, lổ chủm, thóp sau bên
(asterion).
Hình 1 Tư thế nằm nghiêng ôm gối Jannetta
Khoan gặm sọ 3× 4 cm cho tới sát bờ sau
xoang xích ma, không cần phải bộc lộ sát xoang
ngang, mở màng cứng hình vòng cung hoặc chữ
Y ngược, treo màng cứng để làm rộng vùng mổ.
Dùng vén não tự động vén nhẹ tiểu não để
đi vào vùng góc cầu tiểu não. Phá bể dịch não
tuỷ, hút nhẹ nhàng dịch não tủy để tiểu não xẹp
xuống. Đầu tiên xác định các dây sọ thấp IX, X,
XI trước, sau đó bộc lộ phức hợp VII, VIII nằm
ngay phía trên. Trên phẫu trường phải quan sát
thấy rõ rãnh hành cầu, thuỳ nhung tiểu não,
đám rối mạch mạc. Xác định vùng rễ ra (root
exit zone) của dây VII, là khoảng 3cm của dây
VII tính từ rãnh hành cầu, tìm mạch máu chèn
vào vùng này. Mạch máu tiếp xúc với vùng rễ ra
phải được bóc tách hoàn toàn khỏi màng nhện
bao quanh, sau đó được vén nhẹ ra khỏi dây VII
và chèn một miếng Teflon vào giữa. Teflon được
xé tơi và vo lại thành viên bầu dục, nhúng nước
để làm mềm trước khi được đặt vào. Phải quan
sát rõ để xác định có một hay nhiều mạch máu
tiếp xúc với đoạn gần dây VII. Nguyên tắc là
giải ép tất cả các mạch máu tiếp xúc.
Làm nghiệm pháp Valsava trước khi đóng
vết mổ để kiểm tra các tĩnh mạch có khả năng
chảy máu khi bệnh nhân dứt mê. Vá kín màng
cứng. Keo sinh học rất hữu ích để đề phòng dò
dịch não tủy sau mổ. Đóng vết mổ theo từng
lớp.
Định danh các mạch máu chèn ép
Trong 39 ca nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy
một quai động mạch tiểu não trước dưới chiếm
đa số các trường hợp, chiếm 31 ca (79,4%). Các
trường hợp ghi nhận có hai mạch máu khác
nhau tiếp xúc phức hợp VII, VIII chiếm 3 ca
(7,5%). Động mạch tiểu não sau dưới đơn thuần
(PICA) chỉ có một trường hợp (2,5%). (Bảng 2)
Có 2 trường hợp động mạch đốt sống dãn
lớn chèn ép phức hợp VII, VIII. Động mạch mê
nhĩ tuy liên quan mật thiết với dây VII và cùng
đi vào ống tai trong nhưng đây là mạch máu
nhỏ không thể gây triệu chứng nên chúng tôi
không giải áp mạch máu này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 75
Hình 2 Hình ảnh lúc phẫu thuật. A: Quai AICA chèn vào dây VII, B: chèn miếng Teflon vào
Bảng 2 Định danh mạch máu chèn ép
Tên mạch máu Số lượng Tỉ lệ
AICA 31 79,4%
AICA + PICA 1 2,5%
AICA + TM 1 2,5%
BA + AICA 1 2,5%
PICA 1 2,5%
SCA 1 2,5%
TM 1 2,5%
VA 2 5%
Tổng cộng 39 100%
AICA: Động mạch tiểu não trước dưới. PICA: Động mạch
tiểu não sau dưới. VA: Động mạch đốt sống SCA: Động
mạch tiểu não trên BA: Động mạch thân nền
TM: Tĩnh mạch
Kết quả phẫu thuật
Chúng tôi đánh giá kết quả phẫu thuật theo
tiêu chuẩn của Anthony Kaufmann. Các trường
hợp sau mổ bệnh nhân cảm thấy còn giật nhẹ
mặt nhưng bác sĩ khám bệnh không ghi nhận thì
vẫn xếp vào nhóm hết giật mặt.
Bảng 3 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật(6)
Kết quả Tình trạng bệnh nhân
Hết co giật Hết co giật mặt hoàn toàn
Giảm co giật Giảm hơn 75% số cơn co giật mặt so với
trước mổ
Không cải
thiện
Co giật mặt như trước mổ hay giảm ít hơn
75% số cơn co giật mặt so với trước mổ
Lúc xuất viện, 27 bệnh nhân (70%) hết co
giật mặt hoàn toàn, 6 bệnh nhân (15%) giảm co
giật mặt và 6 bệnh nhân (15%) không cải thiện
triệu chứng sau mổ. Sau thời gian theo dõi trung
bình 6 tháng sau mổ, có một bệnh nhân giảm co
giật mặt lúc xuất viện hết hẳn co giật nửa mặt.
Như vậy kết quả phẫu thuật giải ép vi mạch sau
thời gian theo dõi trung bình 6 tháng như sau:
28 bệnh nhân (72%) hết co giật mặt, 5 bệnh nhân
(12,5%) giảm co giật mặt và tỉ lệ không hiệu quả
sau mổ là 20%.
Bảng 4 Kết quả phẫu thuật
Kết quả phẫu thuật Lúc xuất viện Sau trung bình 6
tháng
Hết giật mặt 27(70%) 28 (72%)
Giảm giật mặt 6 (15%) 5 (12,5%)
Không hiệu quả 6 (15%) 6 (15%)
Biến chứng phẫu thuật
Hầu hết các bệnh nhân sau mổ đều có cảm
giác chóng mặt, đau đầu nhẹ, buồn nôn vài
ngày đầu. Nguyên nhân là do thao tác hút bớt
dịch não tủy trong lúc mổ làm giảm áp lực nội
sọ. Triệu chứng này sẽ tự khỏi sau một thời gian
ngắn. Các biến chứng sau mổ chủ yếu do tổn
thương các dây thần kinh sọ hoặc động mạch
mê nhĩ trong lúc mổ. Lúc xuất viện, có 2 bệnh
nhân (5,1%) liệt mặt độ III theo House-
Brackmann và một bệnh nhân (2,5%) liệt mặt độ
III kèm ù tai sau mổ. Không gặp các biến chứng
viêm màng não, dò dịch não tủy, nhiễm trùng
vết mổ.
Sau thời gian theo dõi trung bình 6 tháng,
biến chứng liệt mặt độ III ở 2 bệnh nhân này
A B
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 76
giảm xuống còn độ II, nhưng bệnh nhân ù tai
sau mổ diễn tiến điếc hoàn toàn vào tháng thứ 6.
Bảng 5 Biến chứng sau mổ.
Biến chứng hậu phẫu Số lượng Tỉ lệ
Liệt VII độ III 2 5,1%
Liệt VII độ III và ù tai 1 2,5%
Dò dịch não tủy 0 0%
Viêm màng não 0 0%
Nhiễm trùng vết mổ 0 0%
BÀN LUẬN
Co giật nửa mặt không gây đau nhưng triệu
chứng giật mặt ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân
về tâm lí, thẫm mỹ, giao tiếp xã hội. Nhiều
trường hợp những cơn co giật mặt nặng có thể
gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi vận hành
máy móc, tàu xe.
Y văn đã ghi nhận từ nhiều thập niên trước
những bệnh nhân co giật nửa mặt có mạch máu
tiếp xúc với đọan gần của dây thần kinh mặt kể
từ khi Gardner và Sava cho thấy sự tương tự
trong cơ chế bệnh sinh của đau dây thần kinh số
V và co giật nửa mặt. Nhưng khi kính vi phẫu
được ứng dụng trong phẫu thuật thần kinh, sự
tương tác mạch máu thần kinh này mới được
đánh giá rõ ràng. Khám phá này đã cho phép
phát triển một phương pháp điều trị hiện nay
những bệnh lí rễ thần kinh do mạch máu chèn
ép, phẫu thuật giải ép vi mạch. Peter Jannetta là
người đi đầu trong lĩnh vực phẫu thuật này, là
người đưa ra khái niệm vùng rễ ra (root exit
zone) của dây thần kinh mặt và báo cáo những
ca đầu tiên thực hiện phẫu thuật giải ép vi mạch
điều trị co giật nửa mặt. Hiện nay, một số lượng
lớn bệnh nhân đã được phẫu thuật bằng
phương pháp này với kết quả cao đã cho thấy
tiên lượng và hiệu quả điều trị lâu dài của nó.
Nielsen(3,5) cho rằng co giật nửa mặt xảy ra
do những xung dẫn truyền bất thường tại phần
ngoại biên của dây VII, kết quả của hiện tượng
mất myelin khu trú. EMG trong lúc phẫu thuật
ghi nhận sự biến mất của kích thích ngược dòng
ngay khi rễ thần kinh được giải ép. Hiện tượng
tái myelin hoá thường hoàn tất sau 6 tháng giải
thích được những ca co giật mặt biến mất
khoảng vài tháng sau mổ.
Tuy nhiên, chèn ép mạch máu thần kinh
đơn thuần không giải thích đượcc hết cơ chế
bệnh sinh của co giật nửa mặt. Aiko và
Nagao(1) báo cáo một trường hợp co giật nửa
mặt 5 năm trong lúc mổ không tìm thấy bất cứ
một mạch máu nào chèn ép dây VII cả. Ông
chỉ bóc tách đơn thuần màng nhện xung
quanh phức hợp VII, VIII nhưng bệnh nhân
vẫn hết co giật mặt sau mổ.
Năm 1991, Fromm(5) cho rằng triệu chứng
bệnh xuất hiện là kết quả của những sự bất
thường ở cả ngoại biên (chèn ép mạch máu thần
kinh) và bất thường ở trung tâm (hiện tượng
giảm ức chế tại nhân thần kinh). Hiện tượng giật
mặt chỉ xảy ra khi có sự kích thích tại rễ thần
kinh trên nền một bất thường trung tâm có sẵn.
Để làm rõ hơn cho, Sunderland(9) ghi nhận
có sự tương tác mạch máu thần kinh giữa một
quai AICA và đoạn gần dây VII trong 60% các
ca tử thiết ông thực hiện. Báo cáo này cho thấy tỉ
lệ của hiện tượng tương tác mạch máu thần kinh
xuất hiện cao hơn tỉ lệ bệnh nhân co giật nửa
mặt lưu hành trong dân số.
Mặc dù giả thuyết của Jannetta về hiện
tượng chèn ép mạch máu tại vùng rễ ra (Root
exit zone) của dây VII là một điều kiện không
thể thiếu để gây ra triệu chứng nhưng còn có
những yếu tố khác đóng góp vào cơ chế bệnh
sinh(9).
Chẩn đoán co giật nửa mặt chủ yếu dựa vào
thăm khám lâm sàng. Bệnh nhân có những cơn
co giật một nửa mặt thường xuyên, tự phát,
không gây đau, xảy ra cả khi ngủ. Jannetta phân
ra 2 kiểu khởi phát triệu chứng. Kiểu điển hình
khi những cơn co giật khởi đầu ở các cơ vòng
mắt sau đó lan xuống các cơ má rồi cơ vòng
miệng. Kiểu không điển hình khi cơn co giật
khởi phát tại các cơ miệng sau đó lan lên trên.
Cần chẩn đoán phân biệt co giật nửa mặt với các
bệnh lí khác như chứng co thắt cơ mắt
(blepharospasm), co cứng cơ vùng mặt (facial
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 77
myokymia), co giật mặt do thói quen (hemifacial
tic) hay động kinh cục bộ vùng mặt.
Các sang thương như dị dạng mạch máu
não, u vùng góc cầu tiểu não cũng có thể gây co
giật nửa mặt. Vì vậy, tất cả các bệnh nhân trước
mổ cần được làm MRI để loại trừ các nguyên
nhân này.
Trong lúc phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận
động mạch tiểu não trước dưới (AICA) là tác
nhân thường gặp nhất gây nên triệu chứng
(79,4%). Điều này được giải thích bởi sự liên
quan mật thiết của động mạch này với phức
hợp thần kinh VII, VIII tại vùng góc cầu tiểu
não. Kết quả của chúng tôi tương đồng với các
nghiên cứu của Samii(8) và Kaufmann(6) cho thấy
rằng AICA là động mạch thường chèn ép vào
thần kinh mặt nhất.
Về kết quả phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận
có 3 kiểu thuyên giảm triệu chứng. Nhóm đầu
tiên gồm những bệnh nhân hết co giật mặt ngay
sau mổ chiếm đa số trường hợp (80%). Nhóm
thứ hai là những bệnh nhân hết giật mặt sau mổ
nhưng sau đó giật mặt lại trong vòng khoảng 2
đến 4 tuần rồi sau đó hết hẵn, chiếm 2,5%.
Nhóm thứ ba là những bệnh nhân giảm co giật
mặt sau mổ rồi sau đó dần dần hết hẵn triệu
chứng, chiếm 7,5%.
Kết quả phẫu thuật của Samii(8) cho thấy
69% bệnh nhân hết co giật mặt, Jannetta(3) báo
cáo 65% bệnh nhân hết hẵn triệu chứng sau mổ.
Kết quả phẫu thuật của chúng tôi tỉ lệ thành
công có cao hơn một chút với tỉ lệ là 72%. Tuy
nhiên số mẫu trong báo cáo của chúng tôi còn
nhỏ so với những tác giả trên thế giới nên cần
thời gian và những nghiên cứu lớn để có những
kết luận chính xác hơn.
Về biến chứng phẫu thuật, liệt mặt và ù tai là
2 biến chứng thường gặp nhất. Hai biến chứng
này là do tổn thương dây VII và VIII trong lúc
phẫu thuật. Trong các trường hợp bóc tác động
mạch khỏi dây VII khó khăn hay lực vén tiểu
não quá mức rất dễ dẫn đến các biến chứng này.
Do đó, phẫu thuật viên phải thao tác hết sức nhẹ
nhàng, lực vén của vén não tự động chỉ vừa đủ
để bộc lộ phẫu trường và hạn chế tối đa việc
chảy máu trong lúc mổ.
KẾT LUẬN
Ngày nay, sự tiến bộ của y học đã giúp các
nhà phẫu thuật thần kinh hiểu rõ hơn về cơ chế
bệnh sinh của co giật nửa mặt từ đó đưa ra
những cách điều trị đúng đắn. Phẫu thuật giải
ép vi mạch là một phương pháp điều trị hiệu
quả tốt cho bệnh nhân. Đây là phẫu thuật nhẹ
nhàng, ít biến chứng và mang lại tiên lượng
khỏi bệnh lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aoki N, Nagao T (1986): Resolution of hemifacial spasm after
posterior fossa exploration without vascular decompression.
Neurosurgery,18, 478-479.
2. Auger RG, Whisnant JP (1990): Hemifacial spasm in Rochester
and Olmsted County, Minnesota,1960 to 1984, Arch Neurol, 47,
1233.
3. Freg B et al (1995): Microvascular decompression for hemifacial
spasm. Neurosurgery, vol 82, 201-210.
4. Defazio G, Abbruzzese G et al (2002): Botulinum toxin a
treatment for Primary Hemifacial Spasm.a 10 year muticenter
study. Arch neurol, 59: 418-420.
5. Fromm GH (1991): Pathology of Trigeminal Neuralgia, In:
Fromm GH, Sessle BJ (eds): Trigeminal Neuralgia, pp 179-192,
Bulnerworth Heneman, Boston.
6. Kaufman AM (2006): Microvascular Decompression Surgery for
Hemifacial Spasm, In: Schmidek and Sweet, Operative
Neurosurgical Techniques, third edition, pp 1473-1490,
Saunders, New York.
7. Rhoton AL (2000