Sử dụng GnRH đồng vận thay thế hCG trong khởi động trưởng thành noãn ở các chu kỳ kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH đối vận

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của sử dụng GnRH đồng vận thay hCG cho những bệnh nhân có nguy cơ cao HCQKBT để khởi động trưởng thành noãn ở những chu kỳ sử dụng phác đồ GnRH đối vận Phương pháp: Đây là nghiên cứu báo cáo loạt ca. Các bệnh nhân được KTBT bằng phác đồ GnRH đối vận. Vào ngày hCG, những bệnh nhân có > 20 nang >/=15mm và nồng độ E2 > 10000pg/mL được dùng 0,2mg triptorelin thay cho hCG để kích thích trưởng thành noãn. Chọc hút noãn tiến hành 36 tiếng sau triptorelin. Chuyển phôi tiến hành 48 tiếng sau chọc hút noãn. Hỗ trợ giai đoạn hoàng thể với progesterone ngả âm đạo và tiêm bắp, estradiol uống từ ngày chọc hút noãn. Kết quả: Có 33 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Số trứng chọc hút được là 20,27 ± 6,56. Tất cả bệnh nhân đều được chuyển phôi tươi. Tỉ lệ làm tổ là 18,61%. Tỉ lệ thai lâm sàng và sẩy thai lần lượt là 45,5% (15/33) và 6,06% (2/33). Không có bệnh nhân nào có HCQKBT. Kết luận: Sử dụng GnRH đồng vận để kích thích trưởng thành noãn trong phác đồ GnRH đối vận an toàn và hiệu quả trong dự phòng HCQKBT mà không ảnh hưởng đến kết quả TTTON

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng GnRH đồng vận thay thế hCG trong khởi động trưởng thành noãn ở các chu kỳ kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH đối vận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 176 SỬ DỤNG GnRH ĐỒNG VẬN THAY THẾ hCG TRONG KHỞI ĐỘNG TRƯỞNG THÀNH NOÃN Ở CÁC CHU KỲ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG BẰNG PHÁC ĐỒ GnRH ĐỐI VẬN Giang Huỳnh Như *, Vương Thị Ngọc Lan ** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của sử dụng GnRH đồng vận thay hCG cho những bệnh nhân có nguy cơ cao HCQKBT để khởi động trưởng thành noãn ở những chu kỳ sử dụng phác đồ GnRH đối vận Phương pháp: Đây là nghiên cứu báo cáo loạt ca. Các bệnh nhân được KTBT bằng phác đồ GnRH đối vận. Vào ngày hCG, những bệnh nhân có > 20 nang >/=15mm và nồng độ E2 > 10000pg/mL được dùng 0,2mg triptorelin thay cho hCG để kích thích trưởng thành noãn. Chọc hút noãn tiến hành 36 tiếng sau triptorelin. Chuyển phôi tiến hành 48 tiếng sau chọc hút noãn. Hỗ trợ giai đoạn hoàng thể với progesterone ngả âm đạo và tiêm bắp, estradiol uống từ ngày chọc hút noãn. Kết quả: Có 33 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Số trứng chọc hút được là 20,27 ± 6,56. Tất cả bệnh nhân đều được chuyển phôi tươi. Tỉ lệ làm tổ là 18,61%. Tỉ lệ thai lâm sàng và sẩy thai lần lượt là 45,5% (15/33) và 6,06% (2/33). Không có bệnh nhân nào có HCQKBT. Kết luận: Sử dụng GnRH đồng vận để kích thích trưởng thành noãn trong phác đồ GnRH đối vận an toàn và hiệu quả trong dự phòng HCQKBT mà không ảnh hưởng đến kết quả TTTON. Từ khóa: GnRH đồng vận, GnRH đối vận, hội chứng quá kích buồng trứng ABSTRACT USE OF GnRH AGONIST INSTEAD OF hCG IN TRIGGERING FINAL OOCYTE MATURATION IN GnRH ANTAGONIST PROTOCOL Giang Huynh Nhu, Vuong Thi Ngoc Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 175 - 179 Objective: To investigate the efficacy of GnRH agonist instead of hCG in triggering final oocyte maturation in GnRH antagonist protocol in patients at high risk of ovarian hyperstimulation. Methods: This was a case series study which was conducted on 33 IVF patients at high risk of OHSS. Ovarian stimulation was performed with GnRH antagonist protocol. On day of hCG, patients who had > 20 follicles >/= 15mm and E2 concentration > 10000 pg/mL received 0.2 mg triptorelin instead of hCG for triggering final oocyte maturation. Oocyte retrieval was performed 36 hours after triptorelin administration. Embryo transfer (ET) was performed 48 hours after oocyte retrieval. Luteal phase was supported with vaginal and intramuscular progesterone, oral estradiol from the day of oocyte retrieval. Results: There were 33 cycles in 33 patients recruited in the study. The number of oocytes retrieved was 20.27 ± 6.56. Fresh embryo transfer was done for all the patients in the study. The implantation rate was 18.61%. The clinical pregnancy and miscarriage rates were 45.5% (15/33), and 6.06% (2/33), respectively. None of the * Đơn vị Hỗ trợ sinh sản – IVFAS – Bệnh viện đa khoa An Sinh ** Bộ môn Phụ Sản – Khoa Y – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Ths. Bs. Giang Huỳnh Như ĐT: 0121323172 Email: giangnhu80@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 177 patients in the study developed any form of OHSS. Conclusions: The use of GnRH agonist for triggering final oocyte maturation in the GnRH antagonist ovarian hyperstimulation protocol could be a safe and effective method for OHSS prevention without affecting the reproductive outcomes. Keywords: GnRH agonist, GnRH antagonist, ovarian hyperstimulation syndrome. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT) là biến chứng nghiêm trọng trong kích thích buồng trứng (KTBT) làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Khoảng 5 – 10% các chu kỳ TTTON có HCQKBT, trong đó những trường hợp nặng cần nhập viện chiếm 2 – 3%. Human chorionic gonadotropin (hCG) đã được chứng minh là tác nhân quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của HCQKBT. Trong TTTON, hCG thường được sử dụng thay thế LH nội sinh để kích thích sự trưởng thành noãn và tạo điều kiện cho thủ thuật chọc hút noãn. Do đó, một trong những biện pháp tránh QKBT là không sử dụng hCG, hoặc (1) hủy chu kỳ điều trị hoặc (2) kích thích tạo đỉnh LH nội sinh gây trưởng thành noãn. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ HCQKBT có thể được loại trừ hoàn toàn trong phác đồ GnRH đối vận bằng cách sử dụng GnRH đồng vận để tạo đỉnh LH nội sinh thay cho hCG(6). Trong phác đồ GnRH này, GnRH đối vận gây tác động ức chế đỉnh LH nội sinh bằng cách cạnh tranh với thụ thể của GnRH nội sinh ở tuyến yên. Sự gắn kết GnRH đối vận vào thụ thể ở tuyến yên có đặc tính gắn kết nhanh và giải phóng thụ thể cũng nhanh mà không gây điều hòa giảm thụ thể. Tận dụng đặc điểm này, GnRH đồng vận được sử dụng trong chu kỳ dùng phác đồ GnRH đối vận để kích thích tạo đỉnh LH nội sinh gây trưởng thành noãn. Tuy nhiên, do thời gian bán hủy của LH nội sinh ngắn, làm giảm đáng kể lượng gonadotrophins phóng thích từ tuyến yên, từ đó làm giảm hoạt động của hoàng thể và tiêu hủy hoàng thể sớm. Do đó, trong những nghiên cứu ban đầu về vấn đề này cho thấy gây trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận làm giảm tỉ lệ có thai và tăng tỉ lệ sẩy thai(3). Nhiều tác giả đã đề nghị trữ phôi toàn bộ trong những chu kỳ này và thực hiện chuyển phôi trữ trong chu kỳ kế tiếp(2). Để hạn chế việc phải trữ phôi toàn bộ và nâng cao tỉ lệ có thai, một số phác đồ hỗ trợ giai đoạn hoàng thể đã và đang được nghiên cứu nhằm đem lại tỉ lệ có thai tương đương so với gây trưởng thành noãn bằng hCG. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng GnRH đồng vận thay hCG khởi động trưởng thành noãn ở những chu kỳ KTBT bằng GnRH đối vận có nguy cơ cao QKBT nhằm đánh giá hiệu quả dự phòng QKBT cũng như tỉ lệ có thai trên những chu kỳ chuyển phôi tươi. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả của sử dụng GnRH đồng vận thay hCG cho những bệnh nhân có nguy cơ cao HCQKBT để khởi động trưởng thành noãn ở những chu kỳ sử dụng phác đồ GnRH đối vận. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo loạt ca Trong thời gian từ 4/2009 – 10/2010, chúng tôi đã sử dụng GnRH đồng vận để khởi động trưởng thành noãn cho 33 trường hợp TTTON được KTBT bằng phác đồ GnRH đối vận có nguy cơ cao HCQKBT. Tiêu chuẩn nhận bệnh Tất cả những bệnh nhân được KTBT để làm TTTON bằng phác đồ GnRH đối vận có > 20 nang 15 mm và nồng độ E2 trên 10000 pg/ml vào ngày 9 của KTBT. Phương pháp tiến hành Bệnh nhân được KTBT bằng phác đồ GnRH đối vận. FSH được cho vào ngày 2 của vòng kinh. Liều FSH tái tổ hợp được chỉ định tùy theo tuổi, nồng độ FSH cơ bản, số nang noãn thứ cấp đầu chu kỳ và BMI. GnRH đối vận 0,25mg (Orgalutran 0,25mg) được cho vào ngày 6 của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 178 kích thích buồng trứng. Bệnh nhân được chẩn đoán nguy cơ cao HCQKBT khi có > 20 nang 15mm và nồng độ E2 trên 10000 pg/ml vào ngày tiêm hCG được sử dụng GnRH đồng vận thay cho để gây trưởng thành noãn. Bệnh nhân được tiêm triptorelin 0,2mg (Diphereline 0,1mg) khi có  3 nang  17mm trên siêu âm. Liều tiêm triptorelin cách liều tiêm GnRH đối vận cuối cùng > 6 giờ. Bệnh nhân được chọc hút noãn 36 giờ sau. Chuyển phôi được thực hiện vào 2 ngày sau chọc hút noãn. Để hỗ trợ giai đoạn hoàng thể, bệnh nhân được sử dụng 6mg estradiol/ngày (Progynova 2mg) phối hợp với progesterone bơm âm đạo (Crinone 8% gel) 2 ống/ngày kèm progesterone tiêm bắp 100 mg/ngày từ ngày chọc hút noãn. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài 14 ngày sau chuyển phôi. Nếu bệnh nhân có thai (βhCG dương tính), bệnh nhân sẽ được tiếp tục sử dụng liều thuốc trên kéo dài đến khi thai 7 tuần. Thử thai được tiến hành 14 ngày sau chuyển phôi (định lượng beta hCG trong máu). Thai lâm sàng được chẩn đoán khi túi thai trong tử cung có phôi thai và hoạt động tim thai vào thời điểm 3 tuần sau thử thai. KẾT QUẢ Từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2010 có 33 trường hợp sử dụng phác đồ GnRH đối vận có nguy cơ cao HCQKBT được khởi động trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận. Đặc điểm bệnh nhân được mô tả trong bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân Tuổi trung bình 33,76 ± 3,35 FSH cơ bản 6,79 ± 2,32 BMI 20,54 ± 1,34 AFC 11,78 ± 2,54 Chỉ định TTTON PCOS 14 (42,4%) Tai vòi 3 (9,1%) Do nam 14 (42,4%) Khác 2 (6,1%) Bảng 2: Đặc điểm chu kỳ điều trị Thời gian KTBT 12,73 ± 4,2 Liều đầu FSH sử dụng 150 ± 73,95 Tổng liều FSH sử dụng 1833,33 ± 708,26 Số nang noãn > 15mm 23,67 ± 5,78 Nồng độ E2 14286,42 ± 3412,54 Độ dày NMTC 12,78 ± 1,24 Bảng 3: Kết quả điều trị Số noãn CH trung bình 20,27 ± 6,56 Số noãn trưởng thành 16,67 ± 6,63 Số phôi 12,09 ± 5,93 Số phôi tốt 7,52 ± 4,98 Số phôi chuyển 3,91 ± 0,77 Số phôi trữ 5,82 ± 4,43 Thai lâm sàng 45,45% (15/33) Sẩy thai 6,06% (2/33) Tỉ lệ làm tổ 18,61% HCQKBT 0% BÀN LUẬN Nghiên cứu này cho thấy sử dụng GnRH đồng vận để kích thích trưởng thành noãn trong phác đồ GnRH đối vận ở những bệnh nhân có nguy cơ cao HCQKBT làm giảm nguy cơ HCQKBT ở những bệnh nhân này. Hơn thế nữa, phác đồ này không làm ảnh hưởng lên tỉ lệ làm tổ và thai lâm sàng nếu như bệnh nhân được hỗ trợ giai đoạn hoàng thể và giai đoạn sớm của thai kỳ phù hợp. Cho đến hiện tại, có nhiều biện pháp đã được áp dụng để dự phòng HCQKBT, nhưng chưa biện pháp nào có thể hạn chế hoàn toàn biến chứng này. Bản thân phác đồ GnRH đối vận cũng làm giảm nguy cơ HCQKBT, nhưng cũng không thể loại bỏ được hội chứng này. Ưu điểm lớn nhất của phác đồ GnRH đối vận là có thể sử dụng GnRH đồng vận để kích thích trưởng thành noãn thay cho hCG - điều kiện đủ để gây nên HCQKBT - do tác dụng cạnh tranh ức chế của phác đồ này vẫn cho phép GnRH đồng vận tác dụng lên tuyến yên gây ra đỉnh LH và FSH. Mặc dù trên lý thuyết, sử dụng GnRH đồng vận để kích thích trưởng thành noãn không thể giúp dự phòng HCQKBT muộn, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả khác không ghi nhận được trường hợp HCQKBT nào khi sử dụng phác đồ này(0, 5). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 179 Thông thường, khi dùng GnRH để kích thích sự trưởng thành noãn, GnRH đồng vận được sử dụng 12 giờ sau lần tiêm cuối cùng của GnRH đối vận(1). Nồng độ LH và FSH lần lượt bắt đầu tăng 4 và 12 giờ sau khi sử dụng GnRH đồng vận. Mặc dù vậy, đỉnh LH của GnRH đồng vận khác với đỉnh LH trong chu kỳ tự nhiên. Đỉnh LH trong chu kỳ tự nhiên gồm có 3 pha, kéo dài trong 48 giờ trong khi đỉnh LH của GnRH đồng vận chỉ gồm 2 pha, kéo dài trong 24-36 giờ(4). Những giả thuyết ban đầu cho là với thời gian hoạt động ngắn của LH nội sinh có thể sẽ làm giảm chất lượng của noãn và sự phát triển của phôi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ noãn MII thu được, tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi đều như nhau giữa 2 nhóm(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi, do những đặc thù riêng nên bệnh nhân thường tiêm thuốc KTBT vào buổi chiều, và GnRH đồng vận được sử dụng vào buổi tối, sao cho khoảng cách giữa lần tiêm thuốc KTBT sau cùng và lần tiêm GnRH đồng vận cách nhau > 6 giờ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng rất khả quan về số noãn thu được, số noãn MII, tỉ lệ thụ tinh và số phôi tốt. Đồng tình với các tác giả khác, nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định về khả năng của GnRH đồng vận để kích thích trưởng thành noãn sau cùng. Mặc dù vậy, đã có những quan ngại về sự yếu kém của đỉnh nội tiết tạo ra bởi GnRH đồng vận làm ảnh hưởng lên giai đoạn hoàng thể, từ đó, ảnh hưởng lên kết quả TTTON. Những nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng đầu tiên cho thấy tỉ lệ có thai ở chu kỳ chuyển phôi tươi trong nhóm khởi động trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận thấp hơn nhiều so với sử dụng hCG(3, 7). Một số tác giả đề nghị nên trữ phôi toàn bộ và thực hiện chuyển phôi trữ lạnh ở những chu kỳ sau(2) dù thực tế lâm sàng cho thấy giải pháp này không thuận tiện cho bệnh nhân và góp phần làm tăng chi phí điều trị. Những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho thấy tỉ lệ có thai thấp khi hỗ trợ giai đoạn hoàng thể tương tự những phác đồ hỗ trợ hoàng thể cho bệnh nhân xin trứng và chuyển phôi trữ(3, 7). Tuy nhiên, không thể xem những trường hợp khởi động bằng GnRH đồng vận giống chuyển phôi trữ hay xin trứng. Giai đoạn sớm của pha hoàng thể ở bệnh nhân xin trứng cũng như chuyển phôi trữ nồng độ steroid sinh lý vẫn có giống như trong những chu kỳ tự nhiên. Ngược lại, nồng độ steroid ở giai đoạn hoàng thể trong những chu kỳ kích thích tăng cao sẽ phản hồi âm lên trục hạ đồ – tuyến yên – buồng trứng, giảm đáng kể sự tiết LH ảnh hưởng lên chức năng hoàng thể và nội mạc tử cung(5,8). Trong nghiên cứu của Humaidan và Kolibianakis, tác giả chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo và estradiol uống từ ngày chọc hút trứng cho đến ngày thử thai(3). Cho đến hiện tại, đường dùng hiệu quả nhất của cả progesterone và estradiol vẫn còn nhiều tranh cãi. Sử dụng progesterone tiêm bắp và estradiol dán qua da được ưa chuộng hơn trong phác đồ sử dụng GnRH đồng vận để kích thích trưởng thành noãn do pha hoàng thể trong trường hợp này bị khiếm khuyết và sử dụng estradiol dán qua da tránh được sự chuyển hóa của thuốc tại gan. Nghiên cứu của Engmann sử dụng phối hợp estradiol dán qua da và progesterone tiêm bắp 75mg/ngày trong pha hoàng thể ở 30 bệnh nhân nguy cơ QKBT ghi nhận không có trường hợp QKBT nào và tỉ lệ thai lâm sàng cao(1). Do đó, hỗ trợ giai đoạn hoàng thể đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong chu kỳ phôi tươi. Trong nghiên cứu này, do điều kiện thời tiết Việt Nam nóng và ẩm, không thuận lợi cho dùng estradiol dán, để hỗ trợ giai đoạn hoàng thể, chúng tôi sử dụng estradiol đường uống liều cao kết hợp với progesterone tiêm bắp 100mg/ngày. Chúng tôi thực hiện chuyển phôi tươi cả 33 trường hợp và cho thấy tỉ lệ có thai lâm sàng tương đối khả quan 45,45% (15/33) và không có trường hợp nào sẩy thai trước 12 tuần. Với kết quả bước đầu đạt được, tại trung tâm chúng tôi, phác đồ này đang được áp dụng cho tất cả các trường hợp xin – cho noãn để làm giảm nguy cơ HCQKBT cho người cho noãn đồng thời tránh được những ảnh hưởng bất lợi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 180 (nếu có) của loại phác đồ này lên kết quả có thai của người xin noãn. KẾT LUẬN Sử dụng GnRH đồng vận thay hCG khởi động trưởng thành noãn trong chu kỳ GnRH đối vận là một giải pháp an toàn, hiệu quả tránh QKBT ở những chu kỳ có nguy cơ cao QKBT. Hỗ trợ hoàng thể bằng cách tăng liều steroid ngoại sinh có thể giúp duy trì tỉ lệ thành công trên những chu kỳ phôi tươi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Engmann L, DiLuigi A, Schmidt D, Nulsen J, Maier D, Benadiva C (2008). The use of gonadotropin-releasing hormone (GnRH) agonist to induce oocyte maturation after cotreatment with GnRH antagonist in high-risk patients undergoing in vitro fertilization prevents the risk of ovarian hyperstimulation syndrome: a prospective randomised controlled study. Fertility and Sterility, 89:84–91. 2. Griesinger G, Von Otte S, Schroer A, Ludwig AK, Diedrich K, Al-Hasani S, Schultze-Mosgau A (2007). Elective cryopreservation of all pronuclear oocytes after GnRH agonist triggering of final oocyte maturation in patients at risk of developing OHSS: a prospective observational proof-of-concept study. Human Reproduction, 22:1348–1352. 3. Humaidan P, Ejdrup Bredkjær H, Bungum L, Bungum M, Grøndahl ML, Westergaard LG, Yding Andersen C (2005). GnRH agonist (Buserelin) or hCG for ovulation induction in GnRH antagonist IVF/ICSI cycles: a prospective randomised study. Human Reproduction, 20:1213–1220. 4. Humaidan P, Papanikolaou E.G, and Tarlatzis B.C (2009). GnRHa to trigger final oocyte maturation: a time to reconsider. Human Reproduction, 24: 2389–2394. 5. Humaidan P, Bredkjær HE, Westergaard LG, Andersen CY (2010). 1,500 IU human chorionic gonadotropin administered at oocyte retrieval rescues the luteal phase when gonadotropin- releasing hormone agonist is used forovulation induction: a prospective, randomized controlled study. Fertility and Sterility, 93: 847-854. 6. Itskovitz J, Boldes R, Levron J, Erlik Y, Kahana L, Brandes JM (1991). Induction of preovulatory luteinizing hormone surge and prevention of ovarian hyperstimulation syndrome by gonadotropin-releasing hormone agonist. Fertility and Sterility, 56:213–220. 7. Kolibianakis EM, Schultze-Mosgau A, Schroer A, Van Steirteghem A, Devroey P, Diedrich K, Griesinger G (2005). A lower ongoing pregnancy rate can be expected when GnRH agonist is used for triggering final oocyte maturation instead of hCG in patients undergoing IVF with GnRH antagonist. Human Reproduction, 20:2887–2892. 8. Tavaniotou A, Devroey P (2006). Luteal hormonal profile of oocyte donors stimulated with a GnRH antagonist compared with natural cycles. Reprod Biomed Online, 3:326–330. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 181 ÁP DỤNG KỸ THUẬT TRƯỞNG THÀNH NOÃN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG CÓ NGUY CƠ CAO QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG Phùng Huy Tuân*, Vương Thị Ngọc Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trưởng thành noãn trong những chu kỳ kích thích buồng trứng thụ tinh ống nghiệm (TTTON) có nguy cơ cao quá kích buồng trứng (QKBT). Phương pháp: Báo cáo loạt ca các trường hợp bệnh nhân kích thích buồng trứng TTTON có nguy cơ cao QKBT được thực hiện IVM tại IVF Vạn Hạnh. Bệnh nhân được kích thích buồng trứng (KTBT) bằng phác đồ down-regulation. Nguy cơ cao QKBT được chẩn đoán khi bệnh nhân có trên 20 nang từ 10 - < 14mm trên 2 buồng trứng khi siêu âm và nồng độ estradiol > 2000 pg/ml vào ngày 6 của KTBT. Bệnh nhân được dừng KTBT và chuyển sang thực hiện IVM. Bệnh nhân được tiêm hCG 10.000 IU, sau đó, chọc hút lấy noãn non 36 giờ sau tiêm hCG. Trưởng thành noãn được thực hiện trong 24 giờ, thụ tinh bằng kỹ thuật ICSI, chuyển phôi 2 ngày sau ICSI. Kết quả: Có 30 trường hợp nguy cơ cao QKBT được chuyển IVM. Tuổi trung bình là 30,38 ± 3,1. Số lượng noãn chưa trưởng thành thu được là 21,75 ± 9,13. Tỉ lệ trưởng thành noãn sau IVM là 72,3%, số phôi trung bình là 11,63 ± 8,51. Tất cả bệnh nhân đều được chuyển phôi, với tỉ lệ thai lâm sàng là 50% và không ghi nhận trường hợp QKBT nào. Kết luận: Áp dụng IVM cho các trường hợp nguy cơ cao QKBT an toàn và hiệu quả. Chuyển IVM có thể là một giải pháp tránh QKBT cho các trường hợp KTBT bằng phác đồ dài. Từ khóa: Thụ tinh ống nghiệm (TTTON), kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM), hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT). ABSTRACT RESCUE IN-VITRO MATURATION OF OOCYTES (IVM) IN STIMULATED IVF/ICSI CYCLES AT HIGH RISK OF OVARIAN HYPERSTIMULATION Phung Huy Tuan, Vuong Thi Ngoc Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 180 - 184 Objective: To assess the efficacy and safety of rescue IVM in stimulated IVF/ICSI cycles at high risk of developing ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS). Method: This was a case-series study involving the cycles undergoing ovarian stimulation for IVF/ICSI treatment and having high risk of OHSS at IVF VanHanh. Ovarian stimulation was performed with down- regulation protocol. High risk of OHSS was defined as cycles had >/= 20 follicles of 10 - < 14 mm in both ovaries and estradiol level was over 2000 pg/ml on day 6 of stimulation. Cycles had ovarian stimulation stopped and was converted to IVM. hCG 10,000 IU was administered. Immature oocyte pick-up was performed 36 hours after hCG. IVM process lasted for 24 hours, insemination was done by ICSI, embryo transfer was 2 days af
Tài liệu liên quan