Mục tiêu :nghiên cứu nhằm xác định các kích thước và tỉ số hình dạng cung răng vĩnh viễn ở người 13 và
18 tuổi và đánh giá sự thay đổi của những đặc điểm này trong giai đoạn từ 13-18 tuổi.
Phương pháp: Với mô thức nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 35 trẻ (16 nam, 19 nữ) có bộ răng vĩnh
viễn lành mạnh và đầy đủ được theo dõi liên tục từ 13 đến 18 tuổi. Hình ảnh mặt nhai mẫu hàm được ghi lại
bằng cách chụp ảnh kỹ thuật số có chuẩn hóa. Kích thước cung răng được đo đạc gián tiếp qua ảnh chụp mặt nhai
mẫu hàm bằng phần mềm AutoCAD.
Kết quả: Các kích thước cung răng của nam lớn hơn nữ, tỉ số hình dạng cung răng nam nhỏ hơn nữ. Trong
giai đoạn từ 13-18 tuổi, chiều rộng vùng răng nanh giảm có ý nghĩa ở cả 2 hàm, chiều rộng cung răng vùng răng
cối lớn I giảm không có ý nghĩa, chiều rộng vùng răng cối lớn II tăng có ý nghĩa ở hàm dưới. Chiều dài cung răng
giảm có ý nghĩa ở cả hàm trên và hàm dưới.Các tỉ số hình dạng cung răng cũng giảm có ý nghĩa ở cả 2 hàm.
Kết luận: Xu hướng thay đổi kích thước cung răng vĩnh viễn từ 13-18 tuổi là thu hẹp về phía trước, hơi mở
rộng về phía sau và ngày càng trở nên ngắn lại.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi kích thước cung răng ở bộ răng vĩnh viễn nghiên cứu dọc từ 13-18 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 31
SỰ THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG Ở BỘ RĂNG VĨNH VIỄN-
NGHIÊN CỨU DỌC TỪ 13-18 TUỔI
Nguyễn Bảo Trân*, Nguyễn Thị Kim Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu :nghiên cứu nhằm xác định các kích thước và tỉ số hình dạng cung răng vĩnh viễn ở người 13 và
18 tuổi và đánh giá sự thay đổi của những đặc điểm này trong giai đoạn từ 13-18 tuổi.
Phương pháp: Với mô thức nghiên cứu dọc, mẫu nghiên cứu gồm 35 trẻ (16 nam, 19 nữ) có bộ răng vĩnh
viễn lành mạnh và đầy đủ được theo dõi liên tục từ 13 đến 18 tuổi. Hình ảnh mặt nhai mẫu hàm được ghi lại
bằng cách chụp ảnh kỹ thuật số có chuẩn hóa. Kích thước cung răng được đo đạc gián tiếp qua ảnh chụp mặt nhai
mẫu hàm bằng phần mềm AutoCAD.
Kết quả: Các kích thước cung răng của nam lớn hơn nữ, tỉ số hình dạng cung răng nam nhỏ hơn nữ. Trong
giai đoạn từ 13-18 tuổi, chiều rộng vùng răng nanh giảm có ý nghĩa ở cả 2 hàm, chiều rộng cung răng vùng răng
cối lớn I giảm không có ý nghĩa, chiều rộng vùng răng cối lớn II tăng có ý nghĩa ở hàm dưới. Chiều dài cung răng
giảm có ý nghĩa ở cả hàm trên và hàm dưới.Các tỉ số hình dạng cung răng cũng giảm có ý nghĩa ở cả 2 hàm.
Kết luận: Xu hướng thay đổi kích thước cung răng vĩnh viễn từ 13-18 tuổi là thu hẹp về phía trước, hơi mở
rộng về phía sau và ngày càng trở nên ngắn lại.
Từ khóa: chiều rộng cung răng, chiều dài cung răng, hình dạng cung răng.
ABSTRACT
THE CHANGES OF DENTAL ARCH DIMENSION IN PERMANENT DENTITION: A LONGITUDINAL
STUDY FROM 13 TO 18 YEARS OF AGE
Nguyen Bao Tran, Nguyen Thi Kim Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 31 - 39
Objectives: this study aimed at determining the size and shape ratio of permanent dental arch in 13 and 18
years-old-people. Also, the study evaluated the changes of permanent dental arch size and shape from 13 to 18
years of age.
Method: With the longitudinal study design, the sample consisted of 35 people (16 males, 19 females) having
sound and complete dentition. Dental arch dimension was measured on standardized photographs of dental casts
by AutoCAD software.
Results: Dental arch size in males were larger than in females, while the dental shape ratio in males were
smaller than in females. From 13 to 18 years old, the intercanine width decreased significantly, the intermolar
width at first molars also decreased insignificantly, while the width between second molars increased significantly
in the mandible. Dental arch depth shortened in the upper and lower jaw.
Conclusion: The changes of dental arch dimensions in permanent dentition from 13 to 18 years of age were
determined as becoming more tapered in the anterior segment, broader in molar segment and shorter in depth.
Keywords: dental arch width, dental arch depth, dental arch shape.
* BS Nội trú Khóa 2011-2014 – Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn NKCS – Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Bảo Trân ĐT: 0917660426 Email: baotran2611@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 32
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự hình thành và phát triển của cung răng là
một quá trình diễn ra liên tục. Kích thước và
hình dạng cung răng luôn thay đổi theo thời
gian. Những thay đổi này diễn ra khá nhanh
trong giai đoạn bộ răng hỗn hợp, chậm và khó
nhận thấy hơn ở bộ răng vĩnh viễn khi các răng
đã mọc và ăn khớp với nhau hoàn toàn(5).
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu về sự thay đổi kích thước và hình
dạng cung răng ở bộ răng vĩnh viễn như của các
tác giả Barrow (1952)(2), Lundstrӧm (1968)(12),
Bishara (1997)(4), Carter (1998)(5), Paulino
(2011)(16) Nhìn chung, chiều rộng cung răng
vĩnh viễn có xu hướng giảm theo tuổi(2,4,5,20)
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại nhận thấy
chiều rộng cung răng ở bộ răng vĩnh viễn tăng
theo thời gian với tốc độ chậm (DeKock (1972)(6),
Harris (1997)(7)), hoặc không thay đổi sau khi đạt
đỉnh tăng trưởng lúc 12-14 tuổi(18). Về chiều dài
cung răng, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng
chiều dài cung răng vĩnh viễn có xu hướng giảm
theo thời gian(2,5,6,7,8,17).
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu các đặc điểm
hình thái của cung răng vĩnh viễn cũng đã được
thực hiện bởi nhiều tác giả như Vũ Khoái
(1978)(21), Hoàng Tử Hùng (1993)(9), Nguyễn Thị
Kim Anh (1994, 2012)(13,14), Nguyễn Thị Mỹ Linh
(2011)(15) Song các nghiên cứu về sự thay đổi
đặc điểm hình thái cung răng vĩnh viễn theo thời
gian vẫn còn rất ít - chỉ có một nghiên cứu dọc
của Lê Đức Lánh (2002)(11) khảo sát kích thước
cung răng vĩnh viễn từ 12 đến15 tuổi.
Nhằm tiếp nối các công trình nghiên cứu
trên, góp phần hoàn thiện những thông số hình
thái học về đặc điểm hình thái cung răng vĩnh
viễn người Việt và sự thay đổi của các đặc điểm
này theo thời gian, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu trên bộ răng vĩnh viễn của người từ 13 đến
18 tuổi với những mục tiêu sau:
1- Xác định kích thước và tỉ số hình dạng
cung răng vĩnh viễn ở người 13 và 18 tuổi.
2- Xác định sự thay đổi về kích thước và tỉ số
hình dạng cung răng vĩnh viễn từ 13 đến 18 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Gồm 35 cặp mẫu hàm (16 nam và 19 nữ)
được chọn từ 358 cặp mẫu hàm của trẻ em tham
gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng
đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế
quản lý, thực hiện tại Khoa RHM – ĐH Y Dược
TP.HCM. Đối tượng nghiên cứu được chọn theo
các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chung
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người VN,
dân tộc Kinh
Có tình trạng sức khỏe bình thường, không
có dị tật bẩm sinh hay bất hài hòa mặt, không
mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ
thể và hệ thống đầu mặt – cung răng
Không chỉnh hình răng mặt
Tiêu chuẩn về răng
Có đủ 28 răng vĩnh viễn trên cung hàm
Không bị bất thường hình dạng và số lượng
răng
Khớp cắn ANGLE hạng I.
Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu hàm
Phải đủ 2 cặp mẫu hàm tương ứng với độ
tuổi 13 và 18 của cùng một cá thể
Cung răng cân xứng, không có răng trồi và
răng lún ảnh hưởng đến các đường cong cắn
khớp
_ Ghi dấu rõ ràng và đầy đủ các chi tiết của
răng và cung răng
Mẫu hàm của trẻ được lấy dấu bằng Alginate và
đổ mẫu bằng thạch cao cứng trong vòng 3 phút từ khi
lấy dấu ra khỏi miệng.
Phương pháp nghiên cứu
Mô thức nghiên cứu: nghiên cứu dọc thuần
túy trên một nhóm người nhất định được theo
dõi liên tục từ 13 đến 18 tuổi, dữ liệu được thu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 33
thập lần thứ nhất lúc 13 tuổi và lần thứ nhì lúc 18
tuổi.
Phương tiện nghiên cứu
Máy ảnh kỹ thuật số loại DSRL, hiệu NIKON
D5100, độ phân giải 16,2 MP
Ống kính tiêu cự 105mm
Chân máy ảnh
Thước thủy tĩnh
Bút lông kim
Hệ thống định vị mẫu hàm:
- Chân đỡ mẫu hàm: gồm một mâm nhỏ để
giữ mẫu hàm và 3 nhánh chân. Mâm có thể
nghiêng và các nhánh chân có thể thay đổi kích
thước để định vị mẫu hàm theo hướng lựa chọn.
- Tấm kính dùng để chuẩn hóa mặt nhai mẫu
hàm gắn cố định trên thanh đứng bằng ốc khóa.
Tấm kính dày 3mm, được chỉnh song song với
mặt phẳng ngang bằng thước thủy tĩnh.
Hình 1: Hệ thống định vị mẫu hàm
Các điểm mốc được chọn trên mẫu hàm
Chọn 7 điểm mốc để xác định kích thước
cung răng (dựa theo nghiên cứu của Harris
(1997)(7), Thilander (2009)(19), Lê Đức Lánh
(2002)(11), gồm: điểm giữa hai răng cửa giữa, đỉnh
múi răng nanh, đỉnh múi gần ngoài răng cối lớn
I và đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn II.
Các đặc điểm được khảo sát của cung răng
vĩnh viễn hàm trên và hàm dưới
Về kích thước cung răng
- Chiều rộng cung răng: khảo sát 3 kích
thước
Chiều rộng vùng răng nanh: khoảng cách
giữa hai đỉnh múi răng nanh, gồm chiều rộng
vùng răng nanh hàm trên (RT3-3) và hàm dưới
(RD3-3).
Chiều rộng vùng răng cối lớn I: khoảng cách
giữa 2 đỉnh múi gần ngoài răng cối lớn I, gồm
chiều rộng vùng răng cối lớn I hàm trên (RT6-6)
và hàm dưới (RD6-6).
Chiều rộng vùng răng cối lớn II: khoảng cách
giữa 2 đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn II, gồm
chiều rộng vùng răng cối lớn II hàm trên (RT7-7)
và hàm dưới (RD7-7).
- Chiều dài cung răng: khảo sát 3 kích thước
Chiều dài cung răng trước: khoảng cách từ
điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường nối hai
đỉnh răng nanh, gồm chiều dài cung răng trước
hàm trên (DT1-3) và hàm dưới (DD1-3).
Chiều dài cung răng sau 1: khoảng cách từ
điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường nối hai
đỉnh múi gần ngoài răng cối lớn I, gồm chiều dài
cung răng sau I hàm trên (DT1-6) và hàm dưới
(DD1-6).
Chiều dài cung răng sau 2: khoảng cách từ
điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường nối
hai đỉnh múi xa ngoài cối lớn II, gồm chiều dài
cung răng sau 2 hàm trên (DT1-7) và hàm dưới
(DD1-7).
Về hình dạng cung răng
- Hình dạng cung răng hàm trên và hàm
dưới được thể hiện cụ thể qua các công thức toán
học, là các tỉ số hình dạng cung răng. Dựa theo
nghiên cứu của Harris (1997)(7) và Nguyễn Thị
Kim Anh (2012)(14), khảo sát 2 tỉ số:
- Tỉ số rộng trước/rộng sau: tỉ số giữa chiều
rộng vùng răng nanh và chiều rộng vùng răng
cối lớn II, gồm tỉ số rộng trước/rộng sau hàm
trên (RT3-3/RT7-7) và hàm dưới (RD3-3/RD7-7).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 34
- Tỉ số dài/rộng: tỉ số giữa chiều dài cung
răng sau 2 và chiều rộng vùng răng cối lớn II,
gồm tỉ số dài/rộng hàm trên (DT1-7/RT7-7) và
hàm dưới (DD1-7/RD7-7).
Mô tả phương pháp đo đạc kích thước cung
răng
Bước 1: Chụp ảnh mặt nhai mẫu hàm (theo
phương pháp của Nguyễn Thị Mỹ Linh
(2011)(15)).
Chuẩn hóa mẫu hàm sao cho mặt nhai song
song mặt phẳng ngang:
Tấm kính được chỉnh song song mặt phẳng
ngang. Đặt mẫu hàm lên chân đỡ và điều chỉnh
mẫu hàm chạm tấm kính ít nhất 3 điểm: một
điểm trên răng trước và hai điểm vùng răng sau
hai bên.
Chuẩn hóa máy ảnh sao cho mặt ống kính
song song mặt phẳng ngang
Chụp ảnh từng mẫu hàm bằng chế độ
Mannual, tiêu cự 105mm, khẩu độ F16.
Hình 2: Chụp ảnh mặt nhai mẫu hàm
Bước 2: Chuyển ảnh vào máy vi tính, dùng
phần mềm AutoCAD 2007 đo đạc kích thước
cung răng.
Hình 3: Ảnh chụp mặt nhai mẫu hàm hàm trên (trái)
và hàm dưới (phải)
Xử lý số liệu
Dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê
số liệu thu thập, trình bày đặc trưng thống kê cơ
bản (số trung bình, độ lệch chuẩn). Sử dụng
kiểm định t cho 2 mẫu độc lập hoặc kiểm định
Mann-Whitney để so sánh các đặc điểm nghiên
cứu giữa giữa nam và nữ. Sử dụng kiểm định t
bắt cặp hoặc kiểm định dấu hạng Wilcoxon để so
sánh dọc các đặc điểm nghiên cứu từ 13 đến 18
tuổi.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kích thước và tỉ số hình dạng cung răng
vĩnh viễn ở người 13 và 18 tuổi
Kích thước cung răng vĩnh viễn ở người 13 và
18 tuổi
Kết quả bảng 1 và 2 cho thấy ở 13 và 18
tuổi, hầu hết các kích thước cung răng của
nam đều lớn hơn nữ. Trong đó, chiều rộng
vùng răng cối lớn I và II của nam lớn hơn nữ
có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 35
Bảng 1: Kích thước cung răng ở trẻ 13 tuổi, so sánh giữa nam và nữ
Kích thước cung răng (mm)
Nam (n=16) Nữ (n=19)
p Mức ý
nghĩa TB ĐLC TB ĐLC
H
à
m
t
rê
n
Chiều rộng
RT3-3
RT6-6
RT7-7
36,130
54,836
59,848
2,131
3,126
3,085
35,590
51,726
57,049
2,414
2,444
2,281
0,492
(1)
0,002
(1)
0,004
(1)
NS
**
**
Chiều dài
DT1-3
DT1-6
DT1-7
8,042
28,631
44,267
1,028
1,977
2,352
7,891
28,490
43,716
1,273
2,262
2,460
0,705
(1)
0,848
(1)
0,505
(1)
NS
NS
NS
H
à
m
d
ư
ớ
i Chiều rộng
RD3-3
RD6-6
RD7-7
27,680
46,525
54,139
1,806
2,950
3,515
26,981
43,667
51,889
1,937
2,437
2,319
0,281
(1)
0,004
(1)
0,003
(1)
NS
**
**
Chiều dài
DD1-3
DD1-6
DD1-7
4,805
24,574
39,589
0,587
1,339
2,486
5,217
24,456
39,343
0,868
1,873
2,239
0,117
(1)
0,871
(1)
0,619
(2)
NS
NS
NS
(1): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập, (2): Kiểm định Mann-Whitney
Bảng 2: Kích thước cung răng ở người 18 tuổi, so sánh giữa nam và nữ
Kích thước cung răng (mm)
Nam (n=16) Nữ (n=19)
p Mức ý
nghĩa TB ĐLC TB ĐLC
H
à
m
t
rê
n
Chiều rộng
RT3-3
RT6-6
RT7-7
35,367
54,776
60,630
1,950
3,554
3,350
34,441
51,361
56,928
2,151
2,656
2,792
0,195
(1)
0,003
(1)
0,001
(1)
NS
**
***
Chiều dài
DT1-3
DT1-6
DT1-7
7,590
27,706
43,163
1,187
1,987
2,394
7,639
27,628
42,903
1,418
2,067
2,372
0,921
(2)
0,910
(1)
0,750
(1)
NS
NS
NS
H
à
m
d
ư
ớ
i Chiều rộng
RD3-3
RD6-6
RD7-7
27,547
46,456
55,409
1,937
3,128
3,569
26,646
43,276
51,713
1,802
2,903
2,632
0,164
(1)
0,004
(1)
0,001
(1)
NS
**
***
Chiều dài
DD1-3
DD1-6
DD1-7
4,244
23,697
39,241
0,941
1,234
1,526
4,841
23,820
38,737
1,009
2,009
2,373
0,082
(1)
0,832
(1)
0,470
(1)
NS
NS
NS
(1): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập, (2): Kiểm định Mann-Whitney
Tỉ số hình dạng của cung răng vĩnh viễn ở
người 13 và 18 tuổi
Tỉ số rộng trước/rộng sau ở 13 tuổi có giá trị
trung bình: 0,615 ở hàm trên và 0,517 ở hàm
dưới; ở 18 tuổi có giá trị trung bình: 0,596 ở hàm
trên và 0,508 ở hàm dưới (bảng 3). Như vậy,
rộng sau cung răng lớn gần gấp đôi rộng trước.
Do đó, cung răng vĩnh viễn có dạng hội tụ về
phía trước hơn là dạng chữ U.
Bảng 3: Tỉ số hình dạng cung răng ở người 13 và 18
tuổi, chung cho nam và nữ
Tỉ số hình dạng
13 tuổi 18 tuổi
TB ĐLC TB ĐLC
Hàm trên
RT3-3/
RT7-7
0,615 0,039 0, 596 0,037
DT1-7/
RT7-7
0,755 0,050 0,736 0,056
Hàm dưới
RD3-3/
RD7-7
0,517 0,036 0,508 0,036
DD1-7/
RD7-7
0,748 0,058 0,732 0,056
Bảng 4, 5 cho thấy ở 13 và 18 tuổi, tỉ số rộng
trước/rộng sau và tỉ số dài/rộng của nam đều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 36
nhỏ hơn nữ, chứng tỏ cung răng nam có khuynh hướng mở rộng về phía sau hơn cung răng nữ.
Bảng 4: Tỉ số hình dạng cung răng ở trẻ 13 tuổi, so sánh giữa nam và nữ
Tỉ số hình dạng
Nam (n=16) Nữ (n=19)
p Mức ý
nghĩa TB ĐLC TB ĐLC
Hàm trên
RT3-3/ RT7-7
DT1-7/ RT7-7
0,604
0,741
0,034
0,051
0,624
0,767
0,042
0,048
0,135
(1)
0,085
(2)
NS
NS
Hàm dưới
RD3-3/ RD7-7
DD1-7/ RD7-7
0,513
0,734
0,044
0,067
0,520
0,759
0,028
0,048
0,580
(1)
0,207
(1)
NS
NS
(1): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập, (2): Kiểm định Mann-Whitney
Bảng 5: Tỉ số hình dạng cung răng ở người 18 tuổi, so sánh giữa nam và nữ
Tỉ số hình dạng
Nam (n=16) Nữ (n=19)
p
Mức ý
nghĩa TB ĐLC TB ĐLC
Hàm trên RT3-3/ RT7-7
DT1-7/ RT7-7
0,584
0,714
0,034
0,060
0,605
0,754
0,038
0,046
0,097
(1)
0,035
(1)
NS
*
Hàm dưới RD3-3/ RD7-7
DD1-7/ RD7-7
0,498
0,711
0,044
0,053
0,515
0,750
0,027
0,054
0,176
(1)
0,036
(1)
NS
*
(1): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập
Sự thay đổi kích thước và tỉ số hình dạng
cung răng vĩnh viễn từ 13 - 18 tuổi
Sự thay đổi kích thước cung răng vĩnh viễn từ
13-18 tuổi
Sự thay đổi chiều rộng cung răng
Sự thay đổi chiều rộng cung răng từ 13-18
tuổi được thể hiện trong bảng 6:
- Chiều rộng vùng răng nanh giảm rõ rệt,
đặc biệt ở hàm trên.
- Chiều rộng vùng răng cối lớn I giảm không
có ý nghĩa.
- Chiều rộng vùng răng cối lớn II tăng.
Bảng 6: Sự thay đổi chiều rộng cung răng vĩnh viễn từ 13-18 tuổi
Chiều rộng cung răng (mm)
13 tuổi 18 tuổi Khác biệt
p Mức ý
nghĩa TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
H
à
m
t
rê
n
RT3-3
Nam
Nữ
Chung
36,130
35,590
35,837
2,1312,414
2,272
35,367
34,441
34,864
1,950
2,151
2,085
-0,763
-1,149
-0,973
0,893
1,353
1,166
0,004
(1)
0,000
(2)
0,000
(2)
**
***
***
RT6-6
Nam
Nữ
Chung
54,836
51,726
53,148
3,126
2,444
3,153
54,776
51,361
52,922
3,554
2,656
3,505
-0,060
-0,365
-0,226
0,819
0,709
0,766
0,772
(1)
0,038
(1)
0,090
(1)
NS
*
NS
RT7-7
Nam
Nữ
Chung
59,848
57,049
58,329
3,085
2,281
2,993
60,630
56,988
58,653
3,350
2,792
3,531
0,782
-0,061
0,324
1,388
1,065
1,278
0,040
(1)
0,806
(1)
0,143
(1)
*
NS
NS
H
à
m
d
ư
ớ
i
RD3-3
Nam
Nữ
Chung
27,680
26,981
27,301
1,806
1,937
1,884
27,547
26,646
27,058
1,937
1,802
1,892
-0,133
-0,335
-0,243
0,602
0,710
0,661
0,389
(1)
0,054
(1)
0,037
(1)
NS
NS
*
RD6-6
Nam
Nữ
Chung
46,525
43,667
44,973
2,950
2,437
3,012
46,456
43,276
44,730
3,128
2,903
3,371
-0,069
-0,390
-0,243
0,978
0,712
0,847
0,781
(1)
0,028
(1)
0,098
(1)
NS
*
NS
RD7-7
Nam
Nữ
Chung
54,139
51,889
52,917
3,515
2,319
3,097
55,409
51,713
53,402
3,569
2,632
3,575
1,270
-0,176
0,485
1,612
0,709
1,395
0,026
(2)
0,294
(1)
0,047
(1)
*
NS
*
(1): Kiểm định t cặp đôi, (2): Kiểm định dấu hạng Wilcoxon
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 37
Chiều rộng vùng răng nanh giảm có ý nghĩa
từ 13-18 tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Bishara(4), Carter(5), Henrikson(8),
Tibana(20), Paulino(16). Theo kết quả nghiên cứu,
trong các kích thước chiều rộng cung răng, chiều
rộng vùng răng nanh là kích thước thay đổi rõ
rệt nhất từ 13-18 tuổi, đặc biệt ở hàm trên. Điều
này phù hợp với nhận định của Bishara: “Sau
khi bộ răng vĩnh viễn hình thành đầy đủ, chiều
rộng cung răng có khuynh hướng giảm, trong
đó, chiều rộng vùng răng nanh giảm nhiều hơn
vùng răng cối lớn”(4). Paulino cũng cho rằng
“Chiều rộng vùng răng nanh là kích thước có sự
thay đổi lớn nhất, và chiều rộng vùng răng cối
lớn I là thay đổi ít nhất”(16). Bên cạnh đó, có một
số nghiên cứu ghi nhận khuynh hướng thay đổi
theo chiều ngược lại. Theo Harris(7), từ 20-55 tuổi,
tất cả các kích thước chiều rộng cung răng đều
tăng. Lê Đức Lánh(11) cũng nhận thấy từ 12-15
tuổi, chiều rộng vùng răng nanh tăng không có ý
nghĩa. Ngoài ra, một số tác giả khác kết luận
rằng chiều rộng vùng răng nanh gần như không
thay đổi ở cả hai hàm từ sau khi răng nanh vĩnh
viễn mọc(10,17,18).
Chiều rộng vùng răng cối lớn I có khuynh
hướng giảm không có ý nghĩa. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của Barrow(2), Bishara(4),
Carter(5), Tibana(20). Ngược lại, một số nghiên cứu
khác kết luận chiều rộng vùng răng cối lớn I tăng
theo thời gian ở bộ răng vĩnh viễn(1,6,7,11).
Chiều rộng vùng răng cối lớn II có khuynh
hướng tăng, tăng có ý nghĩa ở hàm dưới. Những
thay đổi này xảy ra chủ yếu ở nam, ở nữ hầu
như không thay đổi. Theo Thilander, chiều rộng
vùng răng cối lớn II tăng có ý nghĩa từ 16-31 tuổi,
đặc biệt là ở hàm trên(19). Tại Việt Nam, Lê Đức
Lánh cũng nhận thấy chiều rộng vùng răng cối
lớn II có khuynh hướng tăng(11).
Như vậy, xu hướng thay đổi chiều rộng cung
răng ở bộ răng vĩnh viễn từ 13-18 tuổi là thu hẹp
về phía trước và hơi mở rộng về phía sau theo thời
gian. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với của
Bishara trên người từ 25-46 tuổi(3), xu hướng thay
đổi chiều rộng cung răng là hẹp ở vùng răng
trước, hơi tăng ở vùng răng cối. Theo Harris(7),
vùng răng càng về phía sau của cung răng càng
có khuynh hướng mở rộng theo chiều ngang
theo thời gian. Harris cho rằng nguyên nhân gây
tăng chiều rộng cung răng vùng răng cối là do
thân răng cối lớn hàm trên có trục nghiêng
ngoài, tạo ra một thành phần lực hướng về phía
ngoài làm tăng chiều rộng cung răng. Nguyên
nhân gây giảm chiều rộng cung răng ở giai đoạn
bộ răng vĩnh viễn thường ít được nhắc đến trực
tiếp trong các nghiên