Tỉ lệ kháng thuốc trên bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đồng Nai

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ kháng thuốc trên BN lao phổi AFB (+) mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (BVL&BP) Đồng Nai Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Từ 4/2008 đến 12/2009, có 102 BN lao phổi AFB(+) mới (gồm 88 nam, 14 nữ). Tuổi trung bình là 40,52 (17 - 78). 90,2% có nguồn lây từ cộng đồng. 14,7% có bệnh lý nội khoa kèm theo, đặc biệt là đái tháo đường. Có 86,3% soi AFB đàm dương tính (+). 81,4% có mức độ tổn thương lao trên X-quang phổi từ trung bình trở lên. Chủ yếu gặp ở nửa trên phổi nhiều hơn nửa dưới phổi (58,82% so với 1,96%) và 39,22% tổn thương lao lan rộng cả phổi. 29,4% có hình ảnh tạo hang với đa số kích thước hang ≥ 2 cm. Có 64,71% có Mycobacterium tuberculosis (MT) còn nhạy cảm; 32,35% có MT kháng thuốc không phải đa kháng; và 2,94% có MT đa kháng thuốc. Tỉ lệ MT kháng với SM, INH, RIF, EMB và PZA lần lượt là 21,6%; 17,7%; 2,9%; 2,9%; và 2,9%; và với PAS, Ethionamide, Ofloxacin, Kanamycin, và Cycloserine lần lượt là 11,76 %; 2,94 %; 1,96 %; 0,98 % và 0,98 %. Tỉ lệ MT kháng với 1 loại, 2 loại, 3 loại, 4 loại và 5 loại thuốc kháng lao lần lượt là 47,22%; 30,56%; 13,89%; 2,78%; và 5,56%. Có 55,56% MT chỉ kháng với các thuốc hàng thứ nhất; 22,22% chỉ kháng với thuốc kháng lao hàng thứ thứ hai, và 22,22% kháng cùng lúc với cả hai. Không tìm thấy có mối liên quan giữa đặc điểm dân số học, nguồn lây, lâm sàng, mức độ AFB(+)/đàm, mức độ tổn thương lao và hình ảnh tạo hang trên X-quang phổi với MT kháng thuốc (p >0,05). Tuy nhiên, có mối liên quan giữa bệnh lý nội khoa đi kèm, vị trí tổn thương lao trên X-quang phổi với MT kháng thuốc (p < 0,05). Kết luận: Có tỉ lệ kháng thuốc lao cao xảy ra trên BN lao phổi AFB (+) mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (BVL&BP) Đồng Nai.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ kháng thuốc trên bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 433 TỈ LỆ KHÁNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB(+) MỚI TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI ĐỒNG NAI Nguyễn Thị Phương Lan*, Ngô Thanh Bình**, Trần Minh Trúc Hằng** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ kháng thuốc trên BN lao phổi AFB (+) mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (BVL&BP) Đồng Nai Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Từ 4/2008 đến 12/2009, có 102 BN lao phổi AFB(+) mới (gồm 88 nam, 14 nữ). Tuổi trung bình là 40,52 (17 - 78). 90,2% có nguồn lây từ cộng đồng. 14,7% có bệnh lý nội khoa kèm theo, đặc biệt là đái tháo đường. Có 86,3% soi AFB đàm dương tính (+). 81,4% có mức độ tổn thương lao trên X-quang phổi từ trung bình trở lên. Chủ yếu gặp ở nửa trên phổi nhiều hơn nửa dưới phổi (58,82% so với 1,96%) và 39,22% tổn thương lao lan rộng cả phổi. 29,4% có hình ảnh tạo hang với đa số kích thước hang ≥ 2 cm. Có 64,71% có Mycobacterium tuberculosis (MT) còn nhạy cảm; 32,35% có MT kháng thuốc không phải đa kháng; và 2,94% có MT đa kháng thuốc. Tỉ lệ MT kháng với SM, INH, RIF, EMB và PZA lần lượt là 21,6%; 17,7%; 2,9%; 2,9%; và 2,9%; và với PAS, Ethionamide, Ofloxacin, Kanamycin, và Cycloserine lần lượt là 11,76 %; 2,94 %; 1,96 %; 0,98 % và 0,98 %. Tỉ lệ MT kháng với 1 loại, 2 loại, 3 loại, 4 loại và 5 loại thuốc kháng lao lần lượt là 47,22%; 30,56%; 13,89%; 2,78%; và 5,56%. Có 55,56% MT chỉ kháng với các thuốc hàng thứ nhất; 22,22% chỉ kháng với thuốc kháng lao hàng thứ thứ hai, và 22,22% kháng cùng lúc với cả hai. Không tìm thấy có mối liên quan giữa đặc điểm dân số học, nguồn lây, lâm sàng, mức độ AFB(+)/đàm, mức độ tổn thương lao và hình ảnh tạo hang trên X-quang phổi với MT kháng thuốc (p >0,05). Tuy nhiên, có mối liên quan giữa bệnh lý nội khoa đi kèm, vị trí tổn thương lao trên X-quang phổi với MT kháng thuốc (p < 0,05). Kết luận: Có tỉ lệ kháng thuốc lao cao xảy ra trên BN lao phổi AFB (+) mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (BVL&BP) Đồng Nai. Từ khóa: Lao phổi, AFB, lao kháng thuốc, lao đa kháng thuốc. ABSTRACT THE RATE OF DRUG RESISTANCE IN NEW TUBERCULOSIS PATIENTS WITH AFB (+) AT THE HOSPITAL OF TUBERCULOSIS AND LUNG DISEASE OF DONG NAI PROVINCE Nguyen Thi Phuong Lan, Ngo Thanh Binh, Tran Minh Truc Hang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 433 - 441 Objective: to survey the rate of anti-tuberculous drug resistance in new tuberculosis (TB) patients with AFB (+) at the hospital of Tuberculosis and Lung disease of Dong Nai province. Method: cross-sectional study Results: from April 2008 to December 2009, there were 102 new TB patients with AFB(+) (88 male and 14 female). The average age was 40.52 (17 - 78). 90.2% cases were infected TB disease from community. 14.7% cases had enclosed internal diseases, especial in diabetes. 86.3% cases had positive sputum AFB with level (+). 81.4% had TB lessions with level II and III on the chest X-ray. TB lessions were more in ½ upper lung than in ½ lower lung (58.82% versus 1.96%) and 39.22% had TB lessions expanding total lung. 29.4% cases had cavity *Bệnh lao và phổi Bv Đồng Nai, ** Bộ mônLao và bệnh phổi Đại học Y Dược TP. Hồ chí minh Tác giả liên hệ: TS Ngô Thanh Bình. ĐT: 0908955945, Email: bsthanhbinh@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 434 lessions. Most of them had size ≥ 2 cm. There were 64.71% cases having MT with drug sensitivity; 32.35% having Poly–resistant TB; and 2,94% having Multidrug–resistant TB. The rate of MT resisted to SM, INH, RIF, EMB and PZA in turn as 21.6%; 17.7%; 2.9%; 2.9%; and 2.9%; and to PAS, Ethionamide, Ofloxacin, Kanamycin, and Cycloserine in turn as 11.76 %; 2.94 %; 1.96 %; 0.98 % and 0.98 %. The rate of MT resisted to 1, 2, 3, 4 and 5 drugs of anti-tuberculous drugs in turn as 47.22%; 30.56%; 13.89%; 2.78%; and 5.56%. There were 55.56% MT resisting the first-line drugs; 22.22% MT resisting the second-line drugs, and 22.22% resisting both of them. There were no relations of epidemic features, resource of infection, clinical features, level of positive sputum AFB, level of TB lession and cavity on the chest X-ray to drug resistant MT (p >0,05). However, there were ralations of enclosed internal diseases, location of TB lession on the chest X-ray to drug resistant MT (p < 0,05). Conclusion: There was the high rate of anti-tuberculous drug resistance in new tuberculosis (TB) patients with AFB (+) at the hospital of Tuberculosis and Lung disease of Dong Nai province. Keywords: Tuberculosis, AFB, Drug resistant tuberculosis, MDR-TB. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, lao kháng thuốc đang có khuynh hướng gia tăng, đặc biệt lao đa kháng thuốc và gần đây là sự xuất hiện của lao siêu kháng thuốc, trở thành vấn đề đáng lo ngại cho cộng đồng và xã hội. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát bệnh lao trong chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG). Ở bệnh nhân (BN) lao kháng thuốc, ngoài việc khó điều trị, hiệu quả điều trị thấp và rất tốn kém, nguy hiểm hơn là có thể làm lây nhiễm những chủng vi khuẩn (VK) lao kháng thuốc cho người khác. Do đó, xác định sớm tình trạng kháng thuốc là một trong những ưu tiên của công tác quản lý và kiểm soát bệnh lao nhằm giúp cho việc bắt đầu điều trị lao thích hợp và có hiệu quả cao nhất(1,4,5,10,12,14,16). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích các CTCLQG, trong đó có Dự án phòng chống lao Việt Nam tham gia nghiên cứu, xây dựng các phương pháp chẩn đoán, điều trị và quản lý BN lao kháng thuốc, đặc biệt ở các bệnh lao đa kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc(14). Đây cũng là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong giai đoạn 2006 - 2010. Tại Đồng Nai, theo báo cáo CTCLQG, BN lao phổi AFB (+) mới điều trị công thức 2SHRZ/6HE có tỉ lệ thất bại năm 2006 và 2007 là 0,5%, năm 2008 là khoảng 0,7% mà một trong các nguyên nhân có thể là do tình trạng lao kháng thuốc mới ngay từ ban đầu(2). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu (NC) khảo sát tỉ lệ kháng thuốc trên BN lao phổi AFB (+) mới tại BVL&BP Đồng Nai nhằm góp phần trong việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và quản lý BN lao theo CTCL tại tỉnh Đồng Nai cũng như hạn chế tối đa sự lây lan VK lao kháng thuốc trong cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả đặc điểm BN lao phổi AFB (+) mới tại BVL&BP tỉnh Đồng Nai. 2. Xác định tỉ lệ VK lao kháng thuốc chung, kháng với từng loại thuốc và các kiểu VK kháng thuốc trên BN lao phổi AFB (+) mới. 3. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với tình trạng kháng thuốc trên BN lao phổi AFB (+) mới. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Loại hình nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Tất cả BN từ 16 tuổi trở lên đến khám và được chẩn đoán lao phổi AFB (+) mới tại phòng khám BVL&BP Đồng Nai từ tháng 4/2008 đến tháng 12/2009. Các BN này đều được cấy đàm tìm VK lao và làm KSĐ đa kháng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 435 Tiêu chuẩn chọn bệnh - Được chẩn đoán xác định là lao phổi AFB (+) mới: Có triệu chứng lâm sàng gợi ý đến lao; và Có bất thường trên X-quang phổi gợi ý đến nguyên nhân do lao; và Có ≥ 2 trong 3 hoặc ít nhất 1 trong 6 mẫu đàm (+) qua soi trực tiếp; và Chưa điều trị bằng thuốc kháng lao hoặc chỉ mới điều trị < 1 tháng. - Cấy đàm tìm VK lao (+), định danh là M. tuberculosis và làm KSĐ đa kháng thuốc. Tiêu chuẩn loại trừ - BN đã điều trị lao phổi trước đây hoặc điều trị lao lần đầu nhưng thời gian điều trị ≥ 1 tháng. - BN soi đàm trực tiếp AFB (+) nhưng cấy (-). - Kết quả cấy đàm (+) nhưng định danh không phải là M. tuberculosis. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Tất cả BN Lao phổi AFB (+) trong nhóm NC đều được khai thác và ghi nhận vào phiếu thu thập nghiên cứu về hành chánh, tiền căn, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm (đặc biệt kết quả KSĐ đa kháng) cũng như các điều trị, theo dõi trong suốt thời gian NC. Đánh giá mức độ tổn thương lao theo Hiệp hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS) (1990). Phân loại mức độ AFB(+)/đàm thành 3 mức: (+), (++) và (+++). Sau khi nuôi cấy, phân lập được M. tuberculosis và có kết quả KSĐ, các BN sẽ được chia làm 3 nhóm để khảo sát: Nhóm 1 (nhạy cảm): nhóm BN có VK lao còn nhạy cảm với các thuốc kháng lao. Nhóm 2 (kháng thuốc không phải lao đa kháng): nhóm BN có VK lao đề kháng với bất kỳ thuốc kháng lao nhưng không kháng với cả Rifampicin (R) và Isoniazid (H). Nhóm 3 (lao đa kháng thuốc): nhóm BN có VK lao phân lập kháng tối thiểu với cả R và H. Xử lý thống kê Sử dụng phần mềm EXCEL 2007 để nhập và quản lý số liệu, dùng phần mềm STATA phiên bản 8.0 để phân tích thống kê. Sau đó, tiến hành xử lý các kết quả NC thu thập được thành hai phần: thống kê mô tả và thống kê phân tích. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 4/2008 đến tháng 12/2009, có 102 BN lao phổi AFB(+) mới được thu dung, trong đó: Nhóm 1: 66 trường hợp (64,71%) có VK lao còn nhạy cảm. Nhóm 2: 33 trường hợp (32,35%) có VK lao kháng thuốc không phải đa kháng. Nhóm 3: 3 trường hợp (2,94%) có VK lao đa kháng thuốc. Đặc điểm BN của nhóm nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm dân số học Đặc điểm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 p Nam 88 (86,3%) 58 28 2 Giới tính Nữ 14 (13,7%) 8 5 1 0,56 17-34 39 (38,2%) 25 13 1 35-54 46 (45,1%) 33 12 1 Lứa tuổi ≥ 55 17 (16,7%) 8 8 1 0,48 Biên Hòa 51 (50%) 36 13 2 Nơi cư trú Các huyện khác 51 (50%) 30 20 1 0,31 Lao động trí óc 15 (14,7%) 10 4 1 Lao động chân tay 44 (43,1%) 32 11 1 Nghề nghiệp Nông dân, buôn bán 43 (42,2%) 24 18 1 0,42 Gia đình 10 (9,8%) 7 3 0 Nguồn lây Cộng đồng 92 (90,2%) 59 30 3 0,822 Không có 87 (85,3%) 60 25 2 Đái tháo đường týp II 8 (7,84%) 5 3 0 Bệnh lý nội khoa kèm theo Bệnh lý khác 7 (6,86%) 1 5 1 0,038 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 436 Tỉ lệ mắc bệnh nam: nữ là 6:1. Tuổi trung bình là 40,52 (17 - 78). Đa số ở lứa tuổi lao động (17-54) chiếm tỉ lệ 83,3%. 50% dân số NC cư trú tại Biên Hòa. Phần lớn là lao động chân tay, nông dân và buôn bán (85,3%). 10% số BN có nguồn lây trong gia đình. 14,7% BN có bệnh lý nội khoa kèm theo. Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 p < 3 tuần 32 (31,37%) 19 12 1 3 - 8 tuần 54 (52,94%) 35 17 2 Thời gian khởi bệnh > 8 tuần 16 (15,69%) 12 4 0 0,822 Ho nhiều kéo dài 33 (32,35%) 20 12 1 Ho ra máu 36 (35,29%) 25 11 0 Sốt cao 26 (25,5%) 17 9 0 Khó thở 6 (5,88%) 3 1 2 Lý do nhập viện Đau ngực nhiều 1 (0,98%) 1 0 0 0,004 Ho khạc đàm 90 (88,24%) 58 29 3 Ho ra máu 37 (36,27%) 26 11 0 Sốt 87 (85,29%) 57 28 2 Khó thở 9 (8,82%) 6 1 2 Đau ngực 34 (33,33%) 22 10 3 Triệu chứng lâm sàng Sụt cân 29 (28,43%) 22 6 1 0,138 Không có 89 (87,25%) 57 30 2 Lao màng phổi 8 (7,85%) 5 2 1 Lao ngoài phổi phối hợp Lao ngoài phổi khác 5 (4,9%) 4 1 0 0,495 Đa số BN có thời gian khởi bệnh từ 3 - 8 tuần vì ho nhiều kéo dài, ho ra máu và sốt. Có 12,75% BN có tổn thương lao ngoài phổi phối hợp, trong đó, lao màng phổi phối hợp là thường gặp nhất, kế đến là các tổn thương lao ngoài phổi khác như lao hạch, lao hệ thống thần kinh trung ương, . Bảng 3: Mức độ AFB (+) qua soi đàm trực tiếp Mức độ AFB (+) N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 p (+) 88 (86,3%) 55 30 3 (++) 9 (8,8%) 8 1 0 (+++) 5 (4,9%) 3 2 0 0, 594 Mức độ AFB/đàm (+) chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Bảng 4: Tổn thương lao trên X-quang phổi Tổn thương Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 p Nhẹ 19 (18,6%) 15 4 0 Trung bình 42 (41,2%) 31 9 2 Mức độ tổn thương lao (ATS, 1990) Nặng 41 (40,2%) 20 20 1 0,049 ½ trên phổi 60 (58,82%) 46 13 1 ½ dưới phổi 2 (1,96%) 2 0 0 Vị trí tổn thương lao Cả phổi 40 (39,22%) 18 20 2 0,02 Có 30 (29,4%) 18 10 2 Hình hang Không 72 (70,6%) 48 23 1 0,339 < 2 cm 4 (13,3%) 2 2 0 2 - 4 cm 15 (50%) 12 2 1 Kích thước hang > 4 cm 11 (36,7%) 4 6 1 0,194 59,8% BN có mức độ tổn thương lao vừa và nặng trên X-quang phổi; chủ yếu xảy ra ở ½ trên phổi và ở 1 bên phổi. Có 29,4% tổn thương lao tạo hang, trong đó có 86,7% hang có kích thước ≥ 2 cm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 437 Tỉ lệ VK lao kháng thuốc và các kiểu kháng thuốc lao trên BN lao phổi AFB (+) mới Bảng 5: Tỉ lệ VK lao kháng với từng loại thuốc lao Thuốc lao Số chủng VK đề kháng Tỉ lệ (%) so với chủng VK phân lập được Thuốc lao Số chủng VK đề kháng Tỉ lệ (%) so với chủng VK phân lập được SM 22 21,57 % ETHIO 3 2,94 % INH 18 17,65 % KANA 1 0,98 % PZA 3 2,94 % OFLO 2 1,96 % RIF 3 2,94 % CYCLO 1 0,98 % EMB 3 2,94 % PAS 12 11,76 % Kháng với SM và INH chiếm tỉ lệ cao, trong đó kháng với SM chiếm tỉ lệ cao nhất: 21,57% và INH là 17,65%, kế đến là kháng PAS 11,76%. Kháng các thuốc còn lại chiếm tỉ lệ thấp. Bảng 6: Tỉ lệ các kiểu VK lao kháng thuốc lao (n=36) 1 loại thuốc 2 loại thuốc 3 loại thuốc 4 loại thuốc 5 loại thuốc 17 (47,22%) 11 (30,56%) 5 (13,89%) 1 (2,78%) 2 (5,56%) H 5 (13,89%) SH 5 (13,89%) SHR 1 (2,78%) SHRE 1 (2,78%) SHRE + Oflo 1 (2,78%) S 6 (16,67%) SE 1 (2,78%) SHZ 1 (2,78%) SHZ + Ethi + Cyclo 1 (2,78%) Pas 6 (16,67%) S + Pas 2 (5,56%) SH + Pas 2 (5,56%) S + Kana 1 (2,78%) H + Pas + Oflo 1 (2,78%) Ethio + Pas 2 (5,56%) - VK lao kháng với 1 loại thuốc kháng lao (hàng thứ nhất và hàng thứ hai) chiếm 16,67%; kháng 2 loại là 10,78%; và ≥ 3 loại thuốc là 7,84%. - Có 28 trường hợp VK lao kháng với thuốc kháng lao hàng thứ nhất (27,45%); kháng bất kỳ thuốc kháng lao hàng thứ nhất nhưng không phải đa kháng 25 trường hợp (24,51%). Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với tình trạng kháng thuốc trên BN lao phổi AFB (+) mới Bảng 7: Liên quan giữa dân số học với VK lao kháng thuốc Đặc điểm Phân bố Nhóm 1 Nhóm 2,3 RR (95%CI) p Nam 58 30 Giới tính Nữ 8 6 1,05 (0,89-1,25) 0,361 17-54 58 27 Lứa tuổi ≥ 55 8 9 1,17 (0,95-1,44) 0,084 Biên Hòa 36 15 Nơi cư trú Các huyện khác 30 21 1,31 (0,84-2,04) 0,15 Lao động trí óc 10 5 Nghề nghiệp Lao động chân tay, nông dân, buôn bán 56 31 1,1 (0,4-2,95) 0,556 Gia đình 7 3 Nguồn lây Cộng đồng 59 33 1,27 (0,35-4,62) 0,503 Không 60 27 Bệnh lý nội khoa kèm theo Có 6 9 1,21 (0,99-1,49) 0,0325 Không tìm thấy có mối liên quan giữa các đặc điểm như tuổi, giới, nơi cư trú, nghề nghiệp và nguồn lây với tình trạng VK lao kháng thuốc (p>0,05). Tuy nhiên, giữa bệnh lý nội khoa đi kèm với VK lao kháng thuốc có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 438 Bảng 8: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với VK lao kháng thuốc Đặc điểm lâm sàng Phân bố Nhóm 1 Nhóm 2,3 RR(95%CI) p < 3 tuần 19 13 Thời gian khởi bệnh ≥ 3 tuần 47 23 0,8 (0,45-1,42) 0,29 Có 58 32 Ho khạc đàm Không 8 4 0,99 (0,85-1,14) 0,58 Có 26 11 Ho ra máu Không 40 25 1,24 (0,72-2,29) 0,252 Có 57 30 Sốt Không 9 6 1,04 (0,87-1,23) 0,44 Có 6 3 Khó thở Không 60 33 1,09 (0,29-4,1) 0,604 Có 22 13 Đau ngực Không 44 23 0,92 (0,53-1,6) 0,47 Có 22 7 Sụt cân Không 44 29 1,71 (0,81-3,62) 0,103 Không 57 32 Lao ngoài phổi phối hợp Có 9 4 0,97 (0,84-1,13) 0,488 Không tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng với VK lao kháng thuốc. Bảng 9: Liên quan giữa mức độ AFB (+) qua soi đàm trực tiếp với VK lao kháng thuốc Mức độ AFB (+) N(%) Nhóm 1 Nhóm 2,3 RR (95%CI) p (+) 88 (86,3%) 55 33 (++) và (+++) 14 (8,8%) 11 3 0,91 (0,79-1,05) 0,195 - Không tìm thấy mối liên quan giữa mức độ AFB (+) qua soi đàm trực tiếp với VK lao kháng thuốc. Bảng 10: Liên quan giữa tổn thương lao trên X- quang phổi với VK lao kháng thuốc Tổn thương Phân bố Nhóm 1 Nhóm 2,3 RR(95%CI) p Nhẹ 15 4 Mức độ tổn thương lao Trung bình và nặng 51 32 2,05 (0,73-5,7) 0,12 Nửa phổi 48 14 Vị trí tổn thương lao Cả phổi 18 22 1,87 (1,21-2,89) 0,0009 Có 18 12 Hình hang Không 48 24 0,82 (0,45-1,5) 0,34 < 2 cm 2 2 Kích thước hang ≥2 cm 16 10 0,67 (0,11-4,1) 0,53 - Vị trí tổn thương lao trên X-quang phổi có mối liên quan ý nghĩa thống kê với VK lao kháng thuốc. BÀN LUẬN Về đặc điểm BN của nhóm nghiên cứu Theo bảng 1, tỉ lệ mắc bệnh nam: nữ của nhóm NC là 6:1. Theo đánh giá của đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam thì việc chênh lệch về giới tính trong chẩn đoán và phát hiện bệnh lao là không được rõ ràng. Tuy nhiên, trong các NC lớn gần đây lại ghi nhận tỉ lệ nữ dao động từ 26-29%. Theo H.T. Phượng và cộng sư, cả 3 nhóm (bao gồm BN mới và BN có tiền căn điều trị) tỉ lệ nam nhiều hơn nữ và hay gặp ở lứa tuổi 25-54(8); Driver C.R. tại New York (1991- 1992), lao đa kháng thuốc chủ yếu gặp ở lứa tuổi 25-54(7). Đồng thời, đa số ở lứa tuổi lao động (17- 54) chiếm tỉ lệ 83,3%. Điều này cũng tương tự với các tác giả khác(10,13). Mặt khác, phần lớn BN lao phổi AFB (+) trong NC nguồn lây từ cộng đồng (90,2%), chỉ có 9,8% có nguồn lây lao trong gia đình. Ngoài ra, có 14,7% trường hợp có mắc bệnh lý nội khoa đi kèm, trong đó có 7,84% mắc đái tháo đường kèm theo. Theo N.P. Thanh (2006 - 2008), 8,8% BN lao phổi mới có kèm đái tháo đường(13). Điều trị lao phổi ở BN đái tháo đường cần phải điều trị song hành thuốc kháng lao và thuốc hạ đường huyết một cách đúng đắn và đủ thời gian cần thiết để đạt được kết quả tốt. Chỉ có 6,86% BN lao phổi AFB (+) mới có kết hợp với bệnh lý nội khoa khác không phải đái tháo đường, trong đó có cả BN lao đa kháng và kháng thuốc không phải đa kháng. Các BN lao phổi có bệnh lý nội khoa kết hợp cũng ít nhiều gây khó khăn cho vấn đề điều trị, đặc biệt khi có rối loạn chức năng gan, thận. Theo bảng 2, đa số BN có thời gian khởi bệnh từ 3 tuần trở lên chiếm 68,63% và xảy ra ở cả 3 nhóm BN, trong khi BN có thời gian khởi bệnh muộn > 8 tuần chiếm tỉ lệ thấp hơn (15,69%), Một số tác giả cũng đưa ra nhận xét bệnh lao kháng thuốc mới bắt đầu với triệu chứng cấp tính hơn(1,3,5,6,12). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho đàm kéo dài Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 439 (88,24%) và sốt về chiều (85,29%); kế đến ho ra máu (36,27%), đau ngực (33,33%) và sụt cân (28,43%), chỉ có 8,82% khó thở. Kết quả này cũng phù hợp với y văn(3,8,11). Ngoài ra, có 2,75% trường hợp có tổn thương lao ngoài phổi phối hợp, trong đó, thường gặp nhất là lao màng phổi (chiếm 61,54%), kế đến là các tổn thương lao ngoài phổi khác (38,46%) như lao hạch, lao hệ thống thần kinh trung ương, . Theo bảng 3, có 86,3% trường hợp soi AFB/đàm trực tiếp có mức độ dương tính (+). Mức độ AFB đàm (++) và (+++) chiếm tỉ lệ ít hơn lần lượt là 8,8% và 4,9%. So với nghiên cứu của H. Hà và C.T. Mão tại Thái Nguyên (2006)(3), mức độ đàm dương tính (++) và (+++) trên BN lao phổi AFB (+) mới chiếm tỉ lệ cao hơn, lần lượt là 32% và 12%. H.T. Phượng và cộng sự(8), tỉ lệ AFB/đàm dương tính (+++) lần lượt ở BN có VK lao mới nhạy cảm thuốc, kháng thuốc không phải đa kháng và đa kháng: 50,8%; 31,6% và 77,8% (trong NC chúng tôi là 4,55%; 6,06%; 0%). Theo bảng 4, đa số BN lao phổi AFB (+) mới có mức độ tổn thương lao từ trung bình trở lên chiếm 81,4%, chỉ có 18,6% có mức độ nhẹ. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p = 0,049. Kết quả NC của chúng tôi cũng được ghi nhận tương tự như NC của H. Hà và C.T. Mão (2006)(3) là mức độ tổn thương từ tr
Tài liệu liên quan