Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn là bệnh lý thường gặp trong hồi sức, cấp cứu. Tỉ lệ tử
vong vẫn còn rất cao từ 25 – 61% tùy mức độ nặng và tùy từng quốc gia. Việc hồi sức hiệu quả ban đầu theo
hướng dẫn SSC 2012 và kháng sinh thích hợp trong giờ đầu được chứng minh cải thiện tỉ lệ sống còn. Trong khi
đó, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn thường phải lưu lại tại Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Chợ Rẫy
trung bình 6,5 giờ do đó các hướng dẫn này phải được áp dụng tại đây.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp và tỉ lệ tuân thủ surviving sepsis
campaign (SSC) 2012 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Cấp cứu.
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân vào cấp cứu được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn
từ 1/1/2014 - 31/7/2014 theo phương pháp mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 145 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, tuổi trung bình là 57,1; tỉ lệ nam/ nữ tương đương
nhau, tiêu điểm nhiễm khuẩn chủ yếu là mô mềm, đường tiêu hóa và đường hô hấp. Tỉ lệ cấy mọc vi khuẩn là
25,5% và vi khuẩn thường gặp là Acinetobacter baumanii và E. coli với kháng sinh nhạy cảm phổ biến là
carbapenem, levofloxacin, imipenem, colistin, amikacin. Tỉ lệ kháng sinh ban đầu phù hợp là 27,6% và tỉ lệ tuân
thủ SSC 2012 tại cấp cứu với cấy máu là 62,8%; kháng sinh trong giờ đầu là 53,8%; CVP là 33%; lactate máu
8,3% và thấp nhất là ScvO2 1,4%.
Kết luận: Tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm thích hợp tại cấp cứu là 27,6% và tỉ lệ tuân
thủ SSC 2012 tại Khoa cấp cứu còn thấp. Việc sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp tại Khoa Cấp cứu cải thiện
được tỉ lệ sống còn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.
Kiến nghị: Cần phổ biến rộng rãi hướng dẫn SSC 2012, hướng dẫn sử dụng kháng sinh ban đầu và giám sát
sử dụng kháng sinh tại Khoa Cấp cứu.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp và tỉ lệ tuân thủ surviving sepis campaign 2012 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 421
TỈ LỆ SỬ DỤNG KHÁNG SINH BAN ĐẦU THÍCH HỢP VÀ TỈ LỆ
TUÂN THỦ SURVIVING SEPIS CAMPAIGN 2012 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM
KHUẨN HUYẾT, SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA CẤP CỨU
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn là bệnh lý thường gặp trong hồi sức, cấp cứu. Tỉ lệ tử
vong vẫn còn rất cao từ 25 – 61% tùy mức độ nặng và tùy từng quốc gia. Việc hồi sức hiệu quả ban đầu theo
hướng dẫn SSC 2012 và kháng sinh thích hợp trong giờ đầu được chứng minh cải thiện tỉ lệ sống còn. Trong khi
đó, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn thường phải lưu lại tại Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Chợ Rẫy
trung bình 6,5 giờ do đó các hướng dẫn này phải được áp dụng tại đây.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp và tỉ lệ tuân thủ surviving sepsis
campaign (SSC) 2012 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Cấp cứu.
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân vào cấp cứu được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn
từ 1/1/2014 - 31/7/2014 theo phương pháp mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 145 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, tuổi trung bình là 57,1; tỉ lệ nam/ nữ tương đương
nhau, tiêu điểm nhiễm khuẩn chủ yếu là mô mềm, đường tiêu hóa và đường hô hấp. Tỉ lệ cấy mọc vi khuẩn là
25,5% và vi khuẩn thường gặp là Acinetobacter baumanii và E. coli với kháng sinh nhạy cảm phổ biến là
carbapenem, levofloxacin, imipenem, colistin, amikacin. Tỉ lệ kháng sinh ban đầu phù hợp là 27,6% và tỉ lệ tuân
thủ SSC 2012 tại cấp cứu với cấy máu là 62,8%; kháng sinh trong giờ đầu là 53,8%; CVP là 33%; lactate máu
8,3% và thấp nhất là ScvO2 1,4%.
Kết luận: Tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm thích hợp tại cấp cứu là 27,6% và tỉ lệ tuân
thủ SSC 2012 tại Khoa cấp cứu còn thấp. Việc sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp tại Khoa Cấp cứu cải thiện
được tỉ lệ sống còn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.
Kiến nghị: Cần phổ biến rộng rãi hướng dẫn SSC 2012, hướng dẫn sử dụng kháng sinh ban đầu và giám sát
sử dụng kháng sinh tại Khoa Cấp cứu.
Từ khóa: Tỉ lệ tuân thủ, SSC 2012, nhiễm khuẩn huyết
ABSTRACT
THE APPROPRIATE EMPERIC ANTIBIOTICS RATE AND SSC 2012 COMPLIANCE TO SEPSIS,
SEPTIC SHOCK PATIENTS AT THE EMERGENCY DEPARTMENT – CHO RAY HOSPITAL
Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 421 - 425
Background: Sepsis and septic shock are common seen at emergency department. The mortality rate is as
high as 25 - 61%. The appropriate empiric antibiotics in the first hour and SSC 2012 recommendations have been
proven effectively. In the emergency department - Cho Ray hospital, sepsis and septic shock patients were
managed about 6.5 hours so that SSC 2012 should be applied to improve the survival rate.
* Bộ môn Hồi sức – cấp cứu - Chống độc, ĐH Y Dược TP. HCM **Khoa Cấp cứu – Bệnh Viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Tôn Thanh Trà ĐT: 0903673451 Email: tonthanhtra@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 422
Aim of study: To identify the appropriate empiric antibiotics and the compliance of SSC 2012 at the
emergency department - Cho Ray hospital
Method and participant: Case series report
Result: 145 patients were enrolled with mean age was 57.1.The most common infection foci soft tissue,
gastrointestinal tract and respiratory tract. The most common bacteria was Acinetobacter. The SSC 2012
recommendation compliance was: Blood culture 62,8, Antibiotics at the first hour was 57.3 %, CVP was 33 %,
blood lactate was 8.3 % and ScvO2 was 1.4 %. The appropriate empiric antibiotic was 27.6 %. The survival rate
was higher with significant difference when the first empiric antibiotics given appropriately.
Conclusion: The compliance of SSC 2012 at emergency department was low and the rate of appropriate
empiric antibiotics were 27.6 %. The survival rate was higher in appropriate empiric antibiotic group (p=0,001)
Suggestion: SSC 2012 recommendations and the antimicrobial guideline should be applied at emergency
department to improve emergency services.
Key word: compliance, SSC 2012, septic shock .
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là
bệnh lý thường gặp tại Khoa cấp cứu với tỉ lệ tử
vong từ 25 - 61 % tùy theo nghiên cứu(3). Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng kháng
sinh ban đầu thích hợp trong giờ đầu làm giảm tỉ
lệ tử vong(2) và việc tuân thủ theo các hướng dẫn
của SSC (Surviving sepsis campaign) làm giảm tỉ
lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc
nhiễm khuẩn(1). Trong điều kiện Khoa cấp cứu
Bệnh viện Chợ Rẫy luôn thường xuyên quá tải
và bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm
khuẩn phải lưu lại tại đây trung bình là 6,5 giờ(7)
thì việc tuân thủ hướng dẫn của SSC 2012 ở đây
càng quan trọng hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu
thích hợp tại cấp cứu và tỉ lệ tuân thủ SSC 2012
trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc
nhiễm khuẩn tại Khoa cấp cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân vào cấp cứu trong thời gian
nghiên cứu được chẩn đoán là nhiễm khuẩn
huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn có sử dụng kháng
sinh theo kinh nghiệm tại cấp cứu 1/1/2014 –
31/7/2014.
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không có kết quả điều trị cuối cùng.
+ Có kết quả kháng sinh đồ của tuyến trước
và điều trị theo kháng sinh đồ.
Phương pháp
Mô tả loạt ca.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu N = Z2 (p x (1-p)) / d2
p: Tỉ lệ tuân thủ SSC trong “Nghiên cứu áp
dụng SSC 2008 tại khoa Hồi sức tích cực ở khu
vực Châu Á” là 10 % ở các nước phát triển(4)
Z = 1,96 và d = 0,05
Tính ra cỡ mẫu N = 139 bệnh nhân.
Định nghĩa biến số
Gọi là kháng sinh thích hợp khi: Kết quả cấy
vi khuẩn định lượng phù hợp và hoặc lâm sàng
đáp ứng điều trị, bệnh nhân không phải thay đổi
kháng sinh hoặc chỉ đổi kháng sinh qua đường
uống theo liệu pháp xuống thang.
Gọi là không thích hợp khi:
+ Bệnh nhân phải thay đổi kháng sinh vì kết
quả kháng sinh đồ không phù hợp và lâm sàng
không đáp ứng điều trị.
+ Phải kết hợp thêm kháng sinh vì lâm sàng
không đáp ứng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 423
KẾT QUẢ
Có 145 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào
phân tích, tỉ lệ nam/nữ tương đương nhau, tuổi
trung bình là 57,1 (tuổi lớn nhất 92 tuổi nhỏ nhất
14), chỉ có 11% bệnh nhân cư ngụ ở Thành phố
Hồ Chí Minh, số còn lại ở các tỉnh lân cận. Có
77,9% bệnh nhân có điều trị ở tuyến trước Bệnh
viện Chợ Rẫy. Nhiễm khuẩn huyết có 108
trường hợp (74,5%), sốc nhiễm khuẩn 37 trường
hợp (25,5%), tỉ lệ gửi bệnh phẩm cấy trước khi
dùng kháng sinh là 68,3%, tỉ lệ cấy mọc 25,5%, tỉ
lệ tử vong chung là 33,8%
Tiêu điểm nhiễm khuẩn
Tiêu điểm Số trường hợp(n) Tỷ lệ (%)
Mô mềm 36 24,8
Hô Hấp 30 20,7
Tiêu hoá 24 16,6
Thần kinh 5 3,4
Tiết niệu 10 6,9
Khác 40 27,6
Tổng 145 100,0
Kết quả cấy
Tên vi khuẩn Số mẫu cấy (+) Tỉ lệ %
Acinetobacter baumanii 53 36,6
E. coli 19 13,2
Acinexta baccuavi 3 2,1
Staphylococcus aureus 3 2,1
Klebsiella pneumoniae 2 1,4
Vi khuẩn khác 5 3,5
Một số mẫu cấy có kết quả mọc hơn một loại
vi khuẩn.
Các kháng sinh nhạy cảm 92 vi khuẩn được
phân lập
Nhóm kháng sinh Số
lượng
Tỉ lệ %
Cefepinem,meronem, cefoperazone,
levofloxacin
53 36,6
Levofloxacin, meronem, cefepime 54 37,2
Rifampicin, colistin 11 7,6
Ertapenem,imipenem,amikacin,levofcoxacin
,sulbactam, cefoperazole
2 1,4
Khác 3 2,1
Kết quả điều trị
Kết quả điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tử vong trong 24 giờ đầu 9 6,2
Tử vong trong 72 giờ đầu 10 6,9
Kết quả điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tử vong trong 28 ngày 30 20,7
Sống 96 66,2
Tổng 145 100
Tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu thích
hợp
Kết quả KS ban đầu Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Thích hợp:
- Phù hợp LS va KSĐ 16 11,0
- Phù hợp lâm sàng 23 15,9
- Phù hợp KSĐ 1 0,7
Không thích hợp 25 17,2
Không xác định được 80 55,2
Tổng 145 100
Như vậy tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu
thích hợp là 27,6%. Có 60% bệnh nhân phải đổi
hoặc thêm kháng sinh sau khi kháng sinh ban
đầu được sử dụng tại cấp cứu. Thời gian đổi
kháng sinh trung bình 0,9 ngày.
Tương quan giữa kháng sinh ban đầu và tử
vong
Tử vong Sống
Kháng
sinh ban
đầu
Thích hợp 5/92 (5,4%) 87/92 (94,6%)
Không thích hợp 44/53 (83%) 9/53 (17%)
P=0,001
Số ngày điều trị trung bình: 10,8 (ít nhất 1
ngày, nhiều nhất 34 ngày).
Thời gian điều trị tại cấp cứu: 306,9 phút
(nhiều nhất là 840 phút).
Tỉ lệ tuân thủ các tiêu chí SSC 2012
Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ %
Cấy máu 91 62,8 %
Kháng sinh trong 1 giờ đầu 78 53,8
Đặt CVC 33 22,8
Huyết áp động mạch xâm lấn 33 22,8
Lactate máu 12 8,3
ScvO2 2 1,4
Những loại kháng sinh ban đầu được sử
dụng nhiều nhất: ceftazidine, meronem,
imipenem, dalacin C, amikacin, ceftriazone,
vancomicin, colistin, sulperazone, levofloxacin,
sulbactam.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 424
BÀN LUẬN
Về đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Nhiễm khuẩn huyết vẫn rất phổ biến trong
thực hành lâm sàng, đặc biệt ở bệnh viện tuyến
cuối như Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhiều bệnh nhân
nặng được chuyển đến đây sau khi đã điều trị ở
tuyến trước. Chính vì vậy mà tỉ lệ tử vong còn
rất cao. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ tử vong là
33,8%; còn nghiên cứu năm 2013 của chúng tôi ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng, tỉ lệ tử
vong là 61%(3), nghiên cứu năm 2014 ở các bệnh
nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, sốc
nhiễm khuẩn tại cấp cứu là 58%(6). Sở dĩ như vậy
là do phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu này là nhiễm khuẩn huyết còn trong các
nghiên cứu trước đây phần lớn bệnh nhân sốc
nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn huyết nặng, suy
đa tạng. Tiêu điểm nhiễm khuẩn trong nhóm
nghiên cứu này chủ yếu là mô mềm, đường hô
hấp và đường tiêu hóa. Thời gian điều trị trung
bình tại cấp cứu của bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu này là 306,9 phút thấp hơn thời gian
điều trị trung bình chúng tôi nghiên cứu trong
2014 là 384 phút có lẽ do nhóm bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết chiếm đa số(7). Vì khi bệnh nhân có
sốc, các thủ thuật tại cấp cứu phải làm nhiều hơn
như CVC, thuốc vận mạch cần qua bơm tiêm
điện, huyết áp động mạch xâm lấn và các khoa
lâm sàng cũng cần thời gian để chuẩn bị các
trang thiết bị để tiếp nhận bệnh nhân(7). Chính vì
thời gian điều trị cấp cứu gần 6 giờ mà các tiêu
chí hồi sức ban đầu cho bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết, sốc nhiễm khuẩn cần được thực hiện tại
đây nhằm cải thiện tỉ lệ sống còn(5).
Tỉ lệ kháng sinh ban đầu thích hợp
Kháng sinh ban đầu tại cấp cứu thường sử
dụng theo kinh nghiệm. Việc sử dụng kháng
sinh ban đầu tùy thuộc vào đặc điểm vi khuẩn
tại chỗ, đặc điểm bệnh nhân, tiêu điểm nhiễm
khuẩn và tính sẵn có của kháng sinh. Việc sử
dụng kháng sinh ban đầu thích hợp làm giảm tỉ
lệ tử vong đã được chứng minh trong nhiều
nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ kháng
sinh ban đầu thích hợp là 27,6% dựa vào đáp
ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ. Tuy
nhiên, có một số bệnh nhân tử vong trong 24 giờ
đầu và kết quả cấy không mọc vì vậy không thể
đánh giá được là do sử dụng kháng sinh ban đầu
không thích hợp hay do tình trạng bệnh lý quá
nặng và bệnh nhân tử vong ngay trong những
giờ đầu nhập viện. Từ kết quả này (bảng 6) ta
thấy nếu kháng sinh ban đầu đáp ứng được
đánh giá dựa vào lâm sàng, tỉ lệ sống của bệnh
nhân là 87%, nếu vừa phù hợp lâm sàng và phù
hợp với kháng sinh đồ, tỉ lệ sống là 87,5 % và có
một trường hợp kháng sinh ban đầu thích hợp
với kết quả cấp máu và bệnh nhân sống, xuất
viện sau 7 ngày. Việc sử dụng kháng sinh ban
đầu thích hợp làm giảm tỉ lệ tử vong trong 24 giờ
và trong 28 ngày so với nhóm sử dụng kháng
sinh ban đầu không thích hợp (p = 0,001).
Tỉ lệ tuân thủ SSC 2012
Với các tiêu chí cần đạt 3 giờ đầu (1) Đo
lactate máu, (2) Cấy máu trước khi dùng kháng
sinh, (3) cho kháng sinh phổ rộng trong giờ đầu,
(4) bù dịch tinh thể 30 ml/kg cho bệnh nhân sốc
hoặc lactate > 4mmol/L.
Các tiêu chí cần thực hiện trong 3 giờ tiếp
theo:
(1) Bù dịch để đạt CVP từ 8 -12 mmHg
(2) Dùng thuốc vận mạch để đảm bảo huyết
áp động mạch trung bình ≥ 65 mmHg nếu bệnh
nhân không đáp ứng viới bù dịch ban đầu
(3) Đo độ bão hòa oxy trong máu tĩnh mạch
trung tâm đạt ≥ 70%.
(4) Đo lại lactate sau 6 giờ kể từ khi nhập
viện để đảm bảo Lactate máu trở về bình thường
hoặc lactate crearance ≥ 10%(1).
Trong nghiên cứu này, chỉ có 62,8% bệnh
nhân được cấy máu; 53,8% bệnh nhân được
dùng kháng sinh trong giờ đầu mà tỉ lệ phù hợp
chỉ 27,6%. Tỉ lệ xét nghiệm lactate máu chỉ 8,3%
và không có bệnh nhân nào được xét nghiệm
lactate sau 6 giờ đề đánh giá đáp ứng điều trị.
Trong nghiên cứu này, các tỉ lệ đo áp lực tĩnh
mạch trung tâm, khí máu động mạch, ScvO2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 425
thấp có lẽ là do bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
chiếm đa số, những bệnh nhân này thường
không được cấp cứu ở khu vực hồi sức nên các
thủ thuật này ít được thực hiện. Ngoài ra, tiêu
chí lactate máu thường ít được thực hiện tại cấp
cứu do xét nghiệm này không được thực hiện
trong giờ trực nên việc gửi mẫu, bảo quản mẫu
và trả kết quả xét nghiệm khó khăn gây tâm lý
ngại chỉ định cho các Bác sĩ. Kết quả nghiên cứu
này cũng phù hợp với nghiên cứu năm 2011 cho
thấy tỉ lệ tuân thủ theo khuyến cáo SSC 2008 phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc
gia, trang thiết bị, kiến thức, thái độ tuân thủ của
các Bác sĩ và khả năng giám sát, quản lý của từng
đơn vị.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm
khuẩn có tuổi trung bình là 57,1. Tiêu điểm
nhiễm khuẩn thường gặp là mô mềm, đường
tiêu hóa và đường hô hấp. Tỉ lệ cấy mọc vi
khuẩn là 25,5% và vi khuẩn thường gặp là
Acinetobacter baumanii. Tỉ lệ kháng sinh ban đầu
thích hợp là 27,6%. Tỉ lệ tuân thủ SSC 2012 tại
cấp cứu còn thấp đặc biệt là ScvO2 và lactate
máu. Tỉ lệ tử vong giảm có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp tại
cấp cứu.
KIẾN NGHỊ
Tiếp tục tập huấn phân tầng sử dụng kháng
sinh và kỹ năng đặt catheter tĩnh mạch trung
tâm, làm lactate máu và huyết áp động mạch
xâm lấn cho các Bác sĩ cấp cứu đồng thời tăng
cường giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị
cũng như xây dựng một phác đồ cấp cứu bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn phù
hợp với điều kiện các khoa cấp cứu tại Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dellinger PR, Levy MM, Rhodes A, et al. (2013), "Surviving
Sepsis Campaign: International Guidelines for Management
of Severe Sepsis and Septic Shock: 2012". Critical Care Medicine
and Intensive Care Medicine, 4(5), 580-637.
2. Mohd. F, Salleh, Mohd. S, Fathil, Zulkernain Ahmad (2010),
"Early goal- directed therapy in the management of severe
sepsis and septic shock in an academic emergency department
in Malaysia". Crit Care & Shock 13(3).
3. Phạm Thị Ngọc Thảo (2013), "Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm
sàng và giá trị tiên lượng của một số chất cytokines trên bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết nặng". Luận án tiến sĩ y học chuyên
ngành Hồi sức cấp cứu, Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
4. Phạm Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Gia Bình, Trương Ngọc Hải,
Phan Thị Xuân, Nguyễn Đăng Tuấn, Trân Thành Căng (2011),
"Nghiên cứu áp dụng SSC 2008 tại các khoa hồi sức ở Châu Á
"Hội nghị hồi sức cấp cứu toàn quốc 2011"
5. Rivers E (2006), "The outcome of patients presenting to the
emergency department with severe sepsis or septic shock".
Emergency Medicine and Critical Care, 10(154).
6. Tôn Thanh Trà, Bùi Quốc Thắng (2014), "Đặc điểm Bạch cầu,
C reactive protein, procalcitonin, lactate máu trên bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết/ sốc nhiễm khuẩn tại cấp cứu "Tạp chí Y
học TP Hồ Chí Minh, chuyên đề nội khoa, tập 18, Phụ bản số 1, 279-
283.
7. Tôn Thanh Trà, Phạm Thị Ngọc Thảo (2014), "Thời gian điều
trị trung bình và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhập
viện ở những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn vào Khoa cấp cứu
bệnh viện Chợ Rẫy ". Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện
Chợ Rẫy 2014.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015