Mục tiêu nghiên cứu: xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng
của cộng đồng trẻ em lứa tuổi 12 và 15 tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 280 học sinh 12 và 15 tuổi ở 8 trường
THCS tại thị xã Thủ Dầu Một. Số liệu được thu thập qua việc khám trực tiếp răng miệng học sinh theo hướng
dẫn của WHO 1997.
Kết quả: Tỉ lệ sâu răng lứa tuổi 12 và 15 lần lượt là 74,25% và 81,95%, chỉ số SMT là 1,97 và 2,65. Tỉ lệ
các vấn đề nha chu lứa tuổi 12 và 15 lần lượt: chảy máu nướu là 26,85% và 27,34%; tỉ lệ có vôi răng là 59,7%
và 61,7%; chỉ số nha chu CPI: chảy máu nướu là 0,78 và 0,84; vôi răng là 1,74 và 1,89. Nhu cầu điều trị sâu
răng chung cho hai lứa tuổi: trám 1 mặt là 1,23 và 1,63; trám 2 mặt là 0,36 và 0,44; chữa tủy là 0,08 và 0,12;
nhổ là 0,07 và 0,09. Nhu cầu điều trị nha chu: tỉ lệ TN1 là 27,10% và TN2 là 60,70%.
Kết luận: Tỉ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi ở mức trung bình, 15 tuổi ở mức cao (theo WHO); tỉ lệ sâu răng ở
nông thôn cao hơn thành thị. Chỉ số SMT ở mức thấp cho cả hai lứa tuổi, trong đó sâu răng là đa số. Chỉ số các
vấn đề nha chu cả hai lứa tuổi đều ở mức trung bình. Nhu cầu điều trị sâu răng chủ yếu là trám 1 mặt và nhu
cầu điều trị nha chu chủ yếu là hướng dẫn vệ sinh răng miệng và làm sạch vôi răng.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 109
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH 12 VÀ 15 TUỔI
TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƯƠNG
Hồ Văn Dzi*, Nguyễn Thị Kim Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng
của cộng đồng trẻ em lứa tuổi 12 và 15 tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 280 học sinh 12 và 15 tuổi ở 8 trường
THCS tại thị xã Thủ Dầu Một. Số liệu được thu thập qua việc khám trực tiếp răng miệng học sinh theo hướng
dẫn của WHO 1997.
Kết quả: Tỉ lệ sâu răng lứa tuổi 12 và 15 lần lượt là 74,25% và 81,95%, chỉ số SMT là 1,97 và 2,65. Tỉ lệ
các vấn đề nha chu lứa tuổi 12 và 15 lần lượt: chảy máu nướu là 26,85% và 27,34%; tỉ lệ có vôi răng là 59,7%
và 61,7%; chỉ số nha chu CPI: chảy máu nướu là 0,78 và 0,84; vôi răng là 1,74 và 1,89. Nhu cầu điều trị sâu
răng chung cho hai lứa tuổi: trám 1 mặt là 1,23 và 1,63; trám 2 mặt là 0,36 và 0,44; chữa tủy là 0,08 và 0,12;
nhổ là 0,07 và 0,09. Nhu cầu điều trị nha chu: tỉ lệ TN1 là 27,10% và TN2 là 60,70%.
Kết luận: Tỉ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi ở mức trung bình, 15 tuổi ở mức cao (theo WHO); tỉ lệ sâu răng ở
nông thôn cao hơn thành thị. Chỉ số SMT ở mức thấp cho cả hai lứa tuổi, trong đó sâu răng là đa số. Chỉ số các
vấn đề nha chu cả hai lứa tuổi đều ở mức trung bình. Nhu cầu điều trị sâu răng chủ yếu là trám 1 mặt và nhu
cầu điều trị nha chu chủ yếu là hướng dẫn vệ sinh răng miệng và làm sạch vôi răng.
Từ khóa: Sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị.
ABSTRACT
ORAL HEALTH STATUS OF SCHOOL CHILDREN AGE 12 AND 15 IN THU DAU MOT TOWN-BINH
DUONG PROVINCE
Ho Van Dzi, Nguyen Thi Kim Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 108 - 114
Objectives: The aim of this study was to determine the oral health status and the treatment need of school
children aged 12 and 15 in Thu Dau Mot town- Binh Duong province.
Materials and methods: The sample of this study consisted of 280 school children from 8 junior high
school located in the town by random convenient sampling. The data was collected by oral examing (method of
WHO 1997).
Results: The prevalence of dental caries of school children aged 12 and 15 were 74.25% and 81.95%; DMF
index of school children aged 12 and 15 were 1.97 and 2.65 respectively. The prevalence of periodontal diseases
showed 26.85% and 27.34% for bleeding; 59.7% and 61.7% for calculus. CPI index showed 0.74 and 0,84 for
bleeding; 1.74 and 1.89 for calculus. The treatment needs of dental caries were one surface filling (1.23 and 1.63),
two or more surfaces filling (0.36 and 0.44), endodontic (0.08 and 0.12), extraction (0.07 and 0.09). The treament
* Phòng khám Đa Khoa Nhà Bảo Sanh Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Hồ Văn Dzi ĐT: 0918331599 Email: chauvanbdg@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 110
needs of periodontal diseases showed the percentage of TN1 (27.10%) and TN2 (60.70%).
Conclusion: The prevalence of dental caries of age 12 was in moderate level, and that of age 15 was
high; dental caries status in rural areas was significantly more higher than in urban areas (p<0,05). DMF
index was in low level for two ages 12 and 15. The prevalence of periodontal diseases and CPI index were in
moderate level. Most of the treatment needs were one surface filling, oral hygiene education and scaling.
Keywords: The oral health status, the treatment need.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều
khẳng định sức khỏe người dân là tài sản của xã
hội, xem sức khỏe của mọi người là nguồn tài
nguyên quan trọng cho việc xây dựng và phát
triển đất nước. Trong đó, sức khỏe răng miệng
có vai trò đặc biệt góp phần làm gia tăng chất
lượng cuộc sống và hạnh phúc của mỗi người.
Ở Việt Nam, các điều tra cơ bản sức khỏe
răng miệng toàn quốc cũng như của các địa
phương đã sơ bộ vẽ nên một bức tranh về tình
trạng bệnh răng miệng. Tỉ lệ sâu răng và bệnh
nha chu của mỗi vùng, miền cao thấp khác nhau
do địa lý tự nhiên, phong tục tập quán, kinh
tế khác nhau(17,20). Ở các tỉnh, thành phía Nam,
các nghiên cứu gần đây cũng đã cho những kết
quả đáng lưu tâm là tỉ lệ sâu răng và chỉ số sâu
mất trám vẫn ở mức từ trung bình đến cao(9,10,13).
Tức là trên 70% dân số bị sâu răng, đồng thời số
lượng răng bị hư hại do sâu ở mỗi người cũng
đáng kể. Nhu cầu chăm sóc, dự phòng, điều trị
bảo tồn rất lớn nhưng sự đáp ứng của ngành y
tế và ngành nha nói riêng vẫn còn khiêm tốn,
nhất là ở tỉnh và các tuyến huyện, xã vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn hơn.
Bình Dương nói riêng là tỉnh thuộc miền
Đông Nam Bộ, một trong năm tỉnh, thành phát
triển công nghiệp nhất nước. Dân số của tỉnh
khoảng 1,4 triệu người. Thời gian gần đây kinh
tế phát triển khá nhanh, đồng thời dân số cũng
tăng nhanh, nhất là dân nhập cư. Trong khi
chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của
ngành y tế cho người dân còn nhiều hạn chế,
chưa xứng tầm với sự phát triển kinh tế. Vì vậy,
vấn đề sức khỏe răng miệng cần được quan tâm,
đây là vùng được xác định có nhiều yếu tố nguy
cơ phát triển bệnh sâu răng và nha chu.
Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm tỉnh lỵ của
tỉnh có diện tích tự nhiên là 118,812 km2, dân số
là 211068 người (8/2009).
Năm 2009, thị xã có 12 đơn vị hành chánh
gồm 3 xã và 9 phường nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, là một đô thị được mở
rộng nhanh, dân số cũng phát triển nhanh với
việc hình thành nhiều khu công nghiệp hiện
đại nên dân số người trẻ, đặc biệt là trẻ em
tăng thêm nhiều mỗi năm. Tuy nhiên, tình
hình sức khỏe răng miệng của người dân ở
đây chưa được xem xét cụ thể. Vì vậy, chúng
tôi đã tiến hành công trình nghiên cứu này
nhằm điều tra tình trạng sức khỏe răng miệng
cho nhóm đối tượng quan trọng của xã hội là
lứa tuổi thanh thiếu niên tại thị xã Thủ Dầu
Một, để từ đó đề xuất hướng giải quyết và có
kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng cho
nhân dân ở địa phương.
Mục tiêu tổng quát
Xác định tình trạng sức khỏe răng miệng
cộng đồng về bệnh sâu răng, nha chu và nhu
cầu điều trị của học sinh 12 và 15 tuổi tại thị xã
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2009.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ bệnh hiện mắc, số trung bình
sâu, mất, trám của học sinh 12 và 15 tuổi tại thị
xã Thủ Dầu Một theo giới tính, tuổi và khu vực
cư trú.
Xác định tỉ lệ, số trung bình sextant bệnh
nha chu của học sinh 12 và 15 tuổi tại thị xã Thủ
Dầu Một theo giới tính, tuổi và khu vực cư trú.
Xác định nhu cầu điều trị bệnh sâu răng và
bệnh nha chu của học sinh 12 và 15 tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 111
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Tất cả trẻ em 12 và 15
tuổi đang sinh sống tại thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
Dân số nghiên cứu: Học sinh 12 tuổi (lớp
6) và 15 tuổi (lớp 9) đang học tập tại các
trường trung học cơ sở thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
Kích thước mẫu
Dựa vào báo cáo tổng kết tỉ lệ sâu răng của
phòng nha học đường (2008)(18) thị xã Thủ Dầu
Một là 76% thì: ước lượng cỡ mẫu được chọn, tính
theo công thức:
280
d
P)P(1C
n
2
2
cá thể cho 4 điểm
khám, mỗi điểm khám (mỗi trường) n = 70.
Chúng tôi tiến hành cụ thể như sau:
Học sinh lớp 6 (12 tuổi): 35 cá thể /điểm
khám.
Học sinh lớp 9 (15 tuổi): 35 cá thể /điểm
khám.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên không xác suất theo
thuận tiện trong tất cả 8 trường trung học cơ sở
tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Từ khung mẫu toàn bộ các trường trung học
cơ sở, chúng tôi bốc thăm ngẫu nhiên chọn 4
trường. Trong đó, 2 trường thuộc khu vực thành
thị và 2 trường thuộc khu vực nông thôn.
Sau đó, tiến hành liên hệ với Ban Giám hiệu
các trường trung học cơ sở đã được chọn để bốc
thăm ngẫu nhiên mỗi trường một lớp 6 (12 tuổi)
và một lớp 9 (15 tuổi).
Tiêu chuẩn loại trừ nghiên cứu
Các em vắng mặt lúc điều tra.
Các em không đồng ý tham gia hợp tác.
Các em đang bị bệnh phải cách ly.
Các em học sinh lớp 6 và lớp 9 nhưng không
đúng độ tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp cắt ngang mô tả.
Phương pháp đánh giá trình trạng răng và nha
chu
Theo tiêu chí hướng dẫn của WHO năm
1997(22).
Phân tích và xử lý số liệu
Nhập số liệu với phần mềm Excel và phân
tích với phần mềm Stata 10.
Thống kê mô tả: sử dụng tỉ lệ %; Số trung
bình, độ lệch chuẩn để trình bày kết quả.
Thống kê suy lý: sử dụng test chi bình
phương, test-t để so sánh sự khác biệt.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin tổng quát
Phân bố mẫu theo tuổi, khu vực và giới của
học sinh được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1: Phân bố mẫu theo tuổi, khu vực và giới tính.
Khu vực Tuổi
Nam Nữ Tổng
n % n % n %
Thành thị
12 27 39,13 42 60,87 69 47,59
15 30 39,47 46 60,53 76 52,41
Tổng 57 39,31 88 60,69 145 50,35
Nông
thôn
12 40 52,63 36 47,37 76 53,15
15 33 49,25 34 50,75 67 46,85
Tổng 73 51,00 70 49,00 143 49,65
Tuổi
12 67 51,54 78 49,37 145 50,35
15 63 48,46 80 50,63 143 49,65
Tổng 130 45,00 158 55,00 288 100
Tình trạng bệnh sâu răng của học sinh
Bảng 2: Tỉ lệ sâu răng của HS phân bố theo khu vực.
Khu vực Trường THCS N N SR
Tỉ lệ %
theo
trường
Tỉ lệ %
theo
khu vực
Thành
thị
Chu Văn An 73 47 64,4
72,4
Phú Cường 72 58 80,6
Nông
thôn
Tương Bình Hiệp 71 60 84,5
83,9
Nguyễn Văn Cừ 72 60 83,3
Tổng 288 225 78,1
So sánh 2 = 11,149 p = 0,01
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 112
Tỉ lệ sâu răng của học sinh ở khu vực nông
thôn là 83,9%, cao hơn ở khu vực thành thị là
72,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3: Tỉ lệ sâu răng của HS phân theo tuổi và giới.
Tuổi N
Tỉ lệ % SR So sánh
theo tuổi
Nam Nữ Tổng
2 = 4,486
p = 0,112
12 145 71,60 76,90 74,25
15 143 78,90 85,00 81,95
Tổng 288 75,25 80,95 78,10
So sánh
theo giới
2
= 5,786
p = 0,09
Tỉ lệ sâu răng của học sinh nữ là 80,95%, cao
hơn học sinh nam là 75,25%, ở hai lứa tuổi 12 và
15, có ý nghĩa (p<0,05).
Bảng 4: Số trung bình S, M, T và chỉ số SMTR của
HS phân theo tuổi.
Tuổi
N Số TB SMTR
S M T X SD
12 145 1,80 0,06 0,10 1,97 1,50
15 143 2,28 0,15 0,22 2,65 2,19
Tổng 288 2,04 0,11 0,16 2,32 1,91
So sánh
t=2,007
p=0,04
t=1,815
p=0,07
t=2,973
p=0,003
t=3,116
p=0,002
Chỉ số SMTR của học sinh ở tuổi 15 là 2,65 ±
2,19 cao hơn ở tuổi 12 là 1,97 ± 1,50 có ý nghĩa
(p<0,05).
Tình trạng bệnh nha chu của học sinh
Bảng 5: Tỉ lệ nha chu lành mạnh và bị bệnh của HS
phân bố theo tuổi.
Tuổi N =
288
Tỉ lệ %
Lành
mạnh
Chảy máu
nướu Vôi răng
Tổng bệnh
nha chu
12 145 13,45 26,85 59,70 86,55
15 143 10,96 27,34 61,70 89,04
So sánh
2=0,
p=0,68
2=0,008
p=0,92
2=0,12
p=0,72
2=0,24
p=0,61
Bảng 6: Tỉ lệ nha chu lành mạnh và bị bệnh của HS
phân theo khu vực.
Khu vực N = 288
Tỉ lệ %
Lành
mạnh
Chảy máu
nướu Vôi răng
Thành thị 145 21,18 23,27 55,55
Nông thôn 143 7,20 25,90 66,90
So sánh
2 = 3,84
p = 0,005
2 = 0,005
p = 0,940
2 = 4,61
p = 0,03
Tỉ lệ vôi răng của học sinh tuổi 12 và 15 ở
khu vực nông thôn là 66,90%, cao hơn ở khu vực
thành thị là 55,55%, có ý nghĩa (p<0,05).
Bảng 7: Số TB sextants nha chu lành mạnh và bị
bệnh của HS phân theo khu vực.
Khu vực
Tuổi
N=
288
Số TB sextants
Lành
mạnh
Chảy máu
nướu
Vôi răng
Thành thị
12 69
3,5
3,40
0,72
0,74
1,76
1,85
15 76
Nông
thôn
12 76
3,2 0,76 1,96
15 67
So sánh
t = 2,21
p = 0,03
t = 2,03
p = 0,04
t = 2,54
p = 0,02
Số trung bình sextants chảy máu nướu ở khu
vực nông thôn là 0,76 cao hơn ở khu vực thành
thị là 0,72 có ý nghĩa (p<0,05).
Số trung bình sextants bị vôi răng ở khu vực
nông thôn là 1,95 cao hơn ở khu vực thành thị là
1,76 có ý nghĩa (p<0,05).
Nhu cầu điều trị răng sâu của học sinh
Nhu cầu điều trị sâu răng chủ yếu là trám
một mặt, ở nông thôn cao hơn thành thị có ý
nghĩa.
Bảng 8: Số TB răng sâu có nhu cầu điều trị của HS
phân theo, tuổi và khu vực.
Tuổi
N=
288
TB RS có nhu cầu điều trị
Trám
1 mặt
Trám ≥
2mặt
Chữa
tủy
Nhổ
Thành
thị
12 69 1,13 0,34 0,01 0,06
15 76 1,38 0,37 0,06 0,07
Nông
thôn
12 76 1,33 0,38 0,07 0,09
15 67 1,84 0,52 0,08 0,10
So sánh
t=2,22
p=0,02
t=1,01
p=0,31
t=1,04
p=0,29
t=0,45
p=0,65
Nhu cầu điều trị bệnh nha chu của học
sinh
Bảng 9: Tỉ lệ nhu cầu điều trị bệnh nha chu của HS
phân theo khu vực.
Khu vực
N =
288
Tỉ lệ %
Chảy máu nướu TN1 Vôi răng TN2
Thành thị 145 26,90 55,55
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 113
Nông thôn 143 27,27 66,90
So sánh
2 = 0,005
p = 0,940
2 = 4,61
p= 0,03
Tỉ lệ cần điều trị vôi răng của tuổi 12 và 15 ở
khu vực nông thôn (66,90%) cao hơn ở khu vực
thành thị (55,55%) có ý nghĩa (p<0,05).
BÀN LUẬN
Tình trạng bệnh sâu răng của học sinh ở
thị xã Thủ Dầu Một
Tỉ lệ bệnh sâu răng của HS 12 tuổi là 74,25%,
được xếp vào mức trung bình theo phân loại của
WHO. So với điều tra năm 1991(8), tỉ lệ sâu răng
lứa tuổi 12 toàn quốc là 57,33%, miền Nam là
76,33%, và TP.HCM năm 1995 là 78%... kết quả
về tỉ lệ sâu răng của thị xã Thủ Dầu Một, -Bình
Dương tương đương với TP.HCM và của miền
Nam nói chung, vốn có các vấn đề văn hóa, xã
hội kinh tế tương đồng nhau. Vì vậy, tỉ lệ sâu
răng của lứa tuổi 12 tại thị xã Thủ Dầu Một gần
giống với bức tranh sâu răng của TP.HCM cách
đây 15 năm.
Thủ Dầu Một - địa phương lân cận với
TP.HCM nhưng lại có tỉ lệ sâu răng trên 70% so
với Tp.HCM hiện nay là dưới 60%, một khoảng
cách khá lớn. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu
để so sánh sự tăng giảm hoặc diễn tiến và xu
hướng phát triển của bệnh, nhưng tỉ lệ sâu răng
lứa tuổi 12 ở mức > 70% là đáng quan tâm.
Mức phổ biến của bệnh sâu răng còn chịu
ảnh hưởng về vấn đề địa dư(4,5,19). Qua các điều
tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, đều cho thấy
tỉ lệ sâu răng của các tỉnh miền Nam luôn vượt
trội so với vùng miền khác(8,17). Hầu hết, các
nguồn nước sinh hoạt ở miền Nam đều chứa
nồng độ fluor thiên nhiên rất thấp. Đây là một
nguyên nhân quan trọng và là một yếu tố nguy
cơ thật sự của vấn đề sâu răng.
Bệnh sâu răng cũng khác nhau giữa hai
khu vực thành thị và nông thôn. Bảng 2 cho
thấy học sinh ở vùng nông thôn có tỉ lệ sâu
răng cao hơn thành thị một cách có ý nghĩa
(72,4% so với 83,9%) (p<0,05). Kết quả này
cũng giống như kết quả của các tác giả khác
trên thế giới, tỉ lệ bệnh sâu răng ở thành thị
luôn ở mức thấp hơn nông thôn(1,2,10,19) có lẽ do
dân cư thành thị được nhiều dịch vụ chăm sóc
răng miệng trực tiếp hoặc gián tiếp tốt hơn,
kịp thời hơn so với nông thôn vốn xa bệnh
viện, xa thầy thuốc và xa luôn cả những lời
nhắc nhở, hướng dẫn của các bộ Y tế chuyên
ngành.
Mức độ sâu răng còn khác nhau theo tuổi.
Bảng 3 trong nghiên cứu này cho kết quả sâu
răng tuổi 15 là 81,95% cao hơn sâu răng tuổi 12
là 74,25% có ý nghĩa (p<0,05). Điều này cũng dễ
hiểu, vì WHO đã khẳng định sâu răng là một
bệnh tăng theo tuổi(3); tuổi 12 và 15 cách nhau ba
năm, đủ thời gian để hình thành thêm xoang
sâu mới, để cho một học sinh xảy ra sâu răng
trong miệng mà ba năm trước chưa có.
Số trung bình S, M, T và chỉ số SMTR của
học sinh
Ở lứa tuổi 12 có chỉ số SMT là 1,97 ± 1,50.
Trong đó, số răng sâu chiếm đa số là 1,80 còn số
răng mất và số răng trám rất thấp không đáng
kể. Tương tự với lứa tuổi 15, chỉ số SMT là 2,65 ±
2,19. Trong đó, răng sâu là chủ yếu, số răng mất
và số răng trám chỉ hiện diện ở một số rất ít cá
thể và số răng được điều trị không nhiều trong
toàn mẫu khám điều tra. Tình trạng số răng sâu
vượt trội so với số răng được điều trị. Con số đó
còn nói lên một thực trạng sự chăm sóc của
ngành nha cho người dân, nhất là lứa tuổi trẻ
em học sinh còn hạn chế.
Chỉ số SMT của lứa tuổi 12 và 15 phản ánh
được một thực tế về tình hình sức khỏe răng
miệng của cư dân cũng như khả năng đáp
ứng chăm sóc và dự phòng bệnh sâu răng
ngành y tế mà cụ thể là chuyên khoa răng
hàm mặt địa phương.
Trung bình mỗi học sinh có SMT là 2,32
răng, tức là hơn 2 răng bị SMT. Nếu không được
chăm sóc và kiểm soát thì số lượng này chắc
chắn sẽ tăng lên theo thời gian. Với một học sinh
có hơn 2 răng sâu nhưng mỗi học sinh chỉ nhận
được 0,16 răng trám và 0,11 răng nhổ. Tức là,
khả năng đáp ứng của mạng lưới chuyên khoa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 114
răng hàm mặt chưa tới 1 phần 10 nhu cầu điều
trị ở nhóm đối tượng học sinh.
Tình trạng bệnh nha chu của học sinh
Tỉ lệ bệnh nha chu của học sinh
Tỉ lệ toàn bộ bệnh nha chu của hai lứa tuổi
12 và 15 ở Thủ Dầu Một là 89,02%, trong đó,
tình trạng chảy máu nướu có tỉ lệ 27,78% và
tình trạng vôi răng là 61,24%. Tỉ lệ học sinh có
nha chu lành mạnh chỉ được 10,98%. Theo
tiêu chuẩn đánh giá của WHO, tỉ lệ chảy máu
nướu và vôi răng của học sinh Thủ Dầu Một ở
mức trung bình.
So với các tỉnh thành khác như Đà Nẵng,
Long An, Ninh Thuận, Buôn Mê Thuộc tỉ lệ
học sinh bị chảy máu nướu của Thủ Dầu Một
cao hơn có ý nghĩa(6,9,13,14); tuy nhiên tỉ lệ vôi răng
thì lại ở mức thấp hơn.
Số trung bình sextants lành mạnh và bệnh
nha chu của học sinh
Trong nghiên cứu này, số trung bình
sextants chảy máu nướu của HS 12 tuổi là 0,78
và 15 tuổi là 0,84 đều ở mức trung bình theo
WHO. Còn số trung bình sextants vôi răng của
HS 12 tuổi là 1,74 và 15 tuổi là 1,89 đều ở mức
trung bình theo WHO. Nhưng giữa khu vực
thành thị và nông thôn khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05), đồng thời số trung bình sextants chảy
máu nướu và vôi răng ở khu vực nông thôn cao
hơn ở thành thị có ý nghĩa (p<0,05).
Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng và nha chu
của học sinh
Qua phân tích kết quả cho thấy nhu cầu
điều trị sâu răng lứa tuổi 12 và 15 chủ yếu là
nhu cầu trám 1 mặt, các nhu cầu còn lại rất thấp.
Về tình trạng nha chu, với hai vấn đề chính là
chảy máu nướu và vôi răng cần được giải quyết
bằng hướng dẫn vệ sinh răng miệng giúp các
em tự mình kiểm soát mảng bám và lấy vôi răng
cho các em. Đặc biệt tình trạng sâu răng cũng
như các vấn đề về nha chu ở nông thôn luôn cao
hơn thành thị rõ rệt.
Trong điều kiện còn khó khăn như hiện
nay, chúng tôi đề nghị một số biện pháp có
thể giúp cải thiện tình trạng răng miệng cho
trẻ em ở Thủ Dầu Một (gồm cả thành thị và
nông thôn) như sau:
Lựa chọn kỹ thuật trám răng thích hợp, đơn
giản, rẽ tiền mà hiệu quả như: kỹ thuật trám
răng không sang chấn bằng dụng cụ cầm tay với
Glass Ionomer cement (GIC).
Tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng
cho các trường học.
Tiếp tục triển khai và phát triển mạnh công
tác nha học đường.
Lựa chọn và thực hiện chương trình thích
hợp về dự phòng sâu răng.
Tăng cường công tác điều trị bảo tồn sâu
răng cho học sinh.
Điều trị dự phòng các răng dễ bị sâu.
KẾT LUẬN
Tình trạng bệnh sâu răng của học sinh 12
và 15 tuổi
Tỉ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi là
74,25% (ở mức trung bình theo WHO) và 15
tuổi là 81,95% (ở mức cao theo WHO). Tỉ lệ
sâu răng của học sinh ở khu vực nông thôn là
83,90%, cao hơn ở khu vực thành thị là
72,40%, có ý nghĩa (p<0,05).
Tình trạng bệnh nha chu của học sinh 12
và 15 tuổi
Tỉ lệ chảy máu nướu của hai nhóm tuổi là
27,78%, ở mức trung bình theo WHO.
Tỉ lệ vôi răng của hai nhóm tuổi là 64,24%, ở
mức trung bình theo WHO.
Tỉ lệ