Tỷ lệ giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu

Giới thiệu: bệnh tăng huyết áp rất phổ biến trong cộng đồng. Chẩn đoán bệnh THA đơn giản, nhưng chẩn đoán biến chứng sớm gây tổn thương cơ quan đích còn phức tạp. Bệnh nhân khi vào viện thường đã có biến chứng do ý thức hiểu biết về bệnh THA còn hạn chế. Họ không được quản lý và hướng dẫn điều trị thường xuyên ngay trong tại cộng đồng, vì thế có thể làm gia tăng các biến chứng của bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát mối liên hệ giữa độ lọc cầu thận với các mức độ THA và rối loạn lipid máu nhằm góp phần phát hiện sớm, kiểm soát, theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế các tổn thương thận để làm giảm nguy cơ suy thận dẫn đến tử vong. Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa độ lọc cầu thận và huyết áp ở nhóm người trưởng thành bình thường và các nhóm bệnh nhân tăng huyết áp, khảo sát mối tương quan giữa độ lọc cầu thận và huyết áp ở các nhóm bệnh nhân tăng huyết áp không hoặc có rối loạn lipid máu. Qua đó xác định tỷ lệ giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu. Phương pháp: tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Nghiên cứu trên 335 người đến khám sức khỏe tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 2008-2009. Kết quả: Trên nhóm người trưởng thành bình thường, giữa huyết áp (HATT, HATTr) và ĐLCT-ƯĐ không có mối tương quan với nhau. Trên nhóm người THA (theo phân độ JNC VII), giữa huyết áp (HATT, HATTr) ĐLCT-ƯĐ có mối tương quan nghịch, cụ thể nhóm tiền THA: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan rất thấp (r=-0,19; p<0,05) và HATTr và ĐLCT-ƯĐ tương quan rất thấp (r=-0,15; p<0,01); nhóm THA độ I: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,41; p<0,01) và HATTr và ĐLCT-ƯĐ tương quan thấp (r=- 0,27; p<0,01); nhóm THA độ II: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan cao (r=-0,79; p<0,01) và HATTr và ĐLCT- ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,45; p<0,01). Nhóm THA không RLLP máu: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,49; p<0,01), HATTr và ĐLCT-ƯĐ không tương quan. Nhóm THA có RLLP máu: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan cao (r=-0,63 ; p<0,01), HATTr và ĐLCT-ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,49; p<0,01). Kết luận: Độ lọc cầu thận có mối tương quan nghịch với huyết áp và sự tương quan này tăng lên khi THA có rối loạn lipid máu.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 484 TỶ LỆ GIẢM ĐỘ LỌC CẦU THẬN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU Đinh Thị Phương Thảo*, Nguyễn Thị Lệ** TÓM TẮT Giới thiệu: bệnh tăng huyết áp rất phổ biến trong cộng đồng. Chẩn đoán bệnh THA đơn giản, nhưng chẩn đoán biến chứng sớm gây tổn thương cơ quan đích còn phức tạp. Bệnh nhân khi vào viện thường đã có biến chứng do ý thức hiểu biết về bệnh THA còn hạn chế. Họ không được quản lý và hướng dẫn điều trị thường xuyên ngay trong tại cộng đồng, vì thế có thể làm gia tăng các biến chứng của bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát mối liên hệ giữa độ lọc cầu thận với các mức độ THA và rối loạn lipid máu nhằm góp phần phát hiện sớm, kiểm soát, theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế các tổn thương thận để làm giảm nguy cơ suy thận dẫn đến tử vong. Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa độ lọc cầu thận và huyết áp ở nhóm người trưởng thành bình thường và các nhóm bệnh nhân tăng huyết áp, khảo sát mối tương quan giữa độ lọc cầu thận và huyết áp ở các nhóm bệnh nhân tăng huyết áp không hoặc có rối loạn lipid máu. Qua đó xác định tỷ lệ giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu. Phương pháp: tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Nghiên cứu trên 335 người đến khám sức khỏe tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 2008-2009. Kết quả: Trên nhóm người trưởng thành bình thường, giữa huyết áp (HATT, HATTr) và ĐLCT-ƯĐ không có mối tương quan với nhau. Trên nhóm người THA (theo phân độ JNC VII), giữa huyết áp (HATT, HATTr) ĐLCT-ƯĐ có mối tương quan nghịch, cụ thể nhóm tiền THA: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan rất thấp (r=-0,19; p<0,05) và HATTr và ĐLCT-ƯĐ tương quan rất thấp (r=-0,15; p<0,01); nhóm THA độ I: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,41; p<0,01) và HATTr và ĐLCT-ƯĐ tương quan thấp (r=- 0,27; p<0,01); nhóm THA độ II: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan cao (r=-0,79; p<0,01) và HATTr và ĐLCT- ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,45; p<0,01). Nhóm THA không RLLP máu: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,49; p<0,01), HATTr và ĐLCT-ƯĐ không tương quan. Nhóm THA có RLLP máu: HATT và ĐLCT-ƯĐ tương quan cao (r=-0,63 ; p<0,01), HATTr và ĐLCT-ƯĐ tương quan trung bình (r=-0,49; p<0,01). Kết luận: Độ lọc cầu thận có mối tương quan nghịch với huyết áp và sự tương quan này tăng lên khi THA có rối loạn lipid máu. Từ khóa: ĐLCT-ƯĐ: độ lọc cầu thận ước đoán, THA: tăng huyết áp, RLLPmáu: rối loạn lipid máu, GFR: độ lọc cầu thận, HATT: huyết áp tâm thu, HATTr: huyết áp tâm trương, r: hệ số tương quan ABSTRACT CORRELATION BETWEEN BLOOD PRESSURE AND GLOMERULAR FILTRATION RATE Dinh Thi Phuong Thao, Nguyen Thi Le * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 484 - 489 Introduction: The hypertension is very common disease. Although disagnosis of hyperteinsion is simple, it is still difficult to diagnose early complications of target organs. Because of limited knowledge of hypertension, * Trường Cao Đẳng Y tế Khánh Hòa ** BM Sinh lý học ĐH Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Lệ ĐT: 0903311507 Email: bs.nguyenthile@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 485 many admitted patients have complications. They are not controlled and guided carefully in public. So, there maybe reasons of increasing the complicating prevalence of this disease. In this study, we investigate the correlation between glomerular filtration rate with hypertensive levels and dyslipidaemia to detect, control, follow up, prevent and limit renal lesions, to decrease risk of renal failure and death. Objective: 1) to identify the correlated rate between blood pressure with predicted GFR of Cockcroft -Gault in the healthy adult group, 2) to identify the correlated rate between between blood pressure with predicted GFR of Cockcroft Gault in the hypertension groups (JNC VII), 3) to identify the correlated rate between between blood pressure with predicted GFR of Cockcroft Gault in the hypertension and normal or abnormal lipidaemia groups. Then, we access the prevalence of decline glomerular filtration rate in hypertensive patients with dyslipidaemiae Methods: cross – sectional prospective study. A research was performed over 335 adults having annual medical check-up at Ho Chi minh city university Hospital from 2008-2009. Results: 1) in the healthy adult group, blood pressure had no correlation with predicted GFR of Cockcroft Gault, 2) In the hypertension groups (JNC VII), blood pressure had negative correlation with predicted GFR of Cockcroft Gault such as in the pre-hypertension group: systolic and GFR (r=-0.19; p<0.05 perspectively), dyastolic and GFR (r=-0.15; p<0.01); hypertension type I: systolic and GFR (r=-0.41; p<0.01 perspectively), dyastolic and GFR (r=-0.27; p<0.01); hypertension type II: systolic and GFR (r=-0.79; p<0.01 perspectively), dyastolic and GFR (r=-0.45; p<0.01). In the hypertension with normal lipidaemia group: systolic and GFR (r=- 0.49; p<0.01 perspectively), dyastolic and GFR no correlation, hypertension with abnormal lipidaemia group: systolic and GFR (r=-0.63; p<0.01 perspectively), dyastolic and GFR (r=-0.49; p<0.01). Conclusions: Between blood pressure with GFR has had negative correlation and this correlation increases when having both hypertension and dyslipidaemia. Keyword: the predicted creatinine clearance of Cockcroft-Gault, hypertension, systolic, dyastolic, dyslipidaemia, GFR: Glomerular filtration rate, systole blood pressure, diastole blood pressure, r: correlation coefficient. GIỚI THIỆU Từ các thập niên gần đây, các nhà y học đã nhận thấy bệnh tăng huyết áp rất phổ biến trong cộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong hình thành bệnh lý mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim và suy thận. Việc kiểm soát THA trong nhân dân khá phức tạp vì được thực hiện qua nhiều giai đoạn, ưu tiên số một là phòng ngừa từ ban đầu, nếu không phải chẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa các tổn thương cơ quan đích, trong đó tổn thương thận do THA là một bệnh lý thường gặp, có tỉ lệ tử vong cao. Chẩn đoán bệnh THA đơn giản, nhưng chẩn đoán biến chứng sớm gây tổn thương cơ quan đích còn phức tạp. Bệnh nhân khi vào viện thường đã có biến chứng do ý thức hiểu biết về bệnh THA của người dân còn hạn chế. Họ không được quản lý và hướng dẫn điều trị thường xuyên ngay trong tại cộng đồng, vì thế có thể làm gia tăng các biến chứng của bệnh. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa độ lọc cầu thận với các mức độ THA và rối loạn lipid máu nhằm góp phần phát hiện sớm, kiểm soát, theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế tích cực các tổn thương thận để làm giảm nguy cơ suy thận dẫn đến tử vong. Mục tiêu nghiên cứu Tỷ lệ giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu nhằm góp phần tham gia nghiên cứu ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với độ lọc cầu thận. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 486 Đối tương nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm gồm: Nhóm người trưởng thành bình thường: Gồm 90 người có trị số HA và thành phần lipoprotein máu bình thường Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (THA): gồm 245 người phân chia theo các mức độ THA của JNC VII và RLLP máu theo phân loại ATP III Tiêu chuẩn loại trừ Đối tượng nghiên cứu có các bệnh lý ung thư, nhiễm HIV, rối loạn tâm thần, tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh lý thận, bướu cổ Phương pháp thực hiện - Tất cả các xét nghiệm creatinin huyết thanh, lipoprotein máu được thực hiện tại phòng xét nghiệm bệnh viện ĐH Y dược cơ sở 2 theo quy trình: + Các đối tượng được dặn nhịn ăn 12 giờ, không ăn sáng vào hôm xét nghiệm. + 7 giờ 30 phút lấy 2 ml máu để xét nghiệm. - Định lượng creatinin máu: các mẫu thử thực hiện bằng phương pháp động học Jaffé. - Định lượng choleterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C theo kỹ thuật enzym màu. + Tính độ thanh lọc creatinin ước đoán từ công thức Cockcroft- Gault (ĐLCTƯĐ) ĐLCT-ƯĐ = (140 – Tuổi) x cân nặng / 72 x creatinin máu (mg/dl) (Nữ: nhân 0,85) Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học trên máy tính bằng phần mềm SPSS 11.5. - Xác định giá trị trung bình các chỉ số (X ± SD) của: creatinin huyết thanh, ĐLCT-ƯĐ, choleterol TP, triglyceride, HDL-C, LDL-C. - Tìm hệ số tương quan (HSTQ) giữa HA và ĐLCT-ƯĐ ở nhóm người trưởng thành bình thường. - Tìm hệ số tương quan giữa HATT và HATTr ở các nhóm THA (theo phân loại JNC VII) với ĐLCT-ƯĐ. (Tìm HSTQ khi so sánh 2 biến số liên tục: HSTQ Pearson nếu biến số có phân phối chuẩn và HSTQ Spearman nếu biến số có phân phối không chuẩn). KẾT QUẢ Bảng 1: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HA ở nhóm người trưởng thành bình thường Huyết áp Khảo sát mối tương quan HATT Không có tương quan HATTr Không có tương quan Bảng 2: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HA ở nhóm tiền THA Huyết áp p Hệ số TQ “r” Phương trình hồi qui HATT <0,05 - 0,19 y=228,534–1,011x HATTr <0,05 - 0,15 y=102,104 – 0,44x Bảng 3: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HA ở nhóm THA độ I Huyết áp p Hệ số TQ “r” Phương trình hồi qui HATT <0,01 - 0,41 y=150,47–0,174x HATTr <0,01 - 0,27 y=93,059–0,095x Bảng 4: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HA ở nhóm THA độ II Huyết áp P Hệ số TQ “r” Phương trình hồi qui HATT <0,01 - 0,79 y=220,647–0,048x HATTr <0,01 - 0,45 y=110,931–0,296x Bảng 5: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HA ở nhóm THA không RLLP máu Huyết áp P Hệ số TQ “r” Phương trình hồi qui HATT <0,01 - 0,49 y = 172 – 0,465x HATTr Không tương quan Bảng 6: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và huyết áp ở nhóm THA có RLLP máu Huyết áp Hệ số TQ “r” p Phương trình hồi qui HATT - 0,63 <0,01 y = 193,478-0,803x HATTr -0,49 <0,01 y = 105,023-0,281x Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 487 Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HATT ở nhóm THA độ I Biểu đồ 2: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HATTr ở nhóm THA độ I Biểu đồ 3: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HATT ở nhóm THA độ II Biểu đồ 4: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HATTr ở nhóm THA độ II Biểu đồ 5: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HATT ở nhóm THA không RLLP máu Biểu đồ 6: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HATT ở nhóm THA có RLLP máu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 488 Biểu đồ 7: Mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và HATTr ở nhóm THA có RLLP máu Khi khảo sát mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và huyết áp ở nhóm người bình thường, kết quả thu được giữa chúng không có sự tương quan. Điều này cho thấy khi huyết áp bình thường thì ĐLCT ƯĐ không dao động nhiều, nhưng khi huyết áp tăng thì giữa ĐLCT ƯĐ và huyết áp có mối tương quan nghịch. Kết quả từ bảng 2, 3 và 4 mối tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và huyết áp theo các mức độ như sau: Từ bảng trên cho chúng ta thấy, khi trị số huyết áp càng tăng thì ĐLCT càng giảm và mối tương quan này càng tăng theo mức độ nặng của huyết áp, trong đó mức độ tương quan giữa ĐLCT ƯĐ với HATT thì cao hơn với HATTr. Điều này cũng phù hợp với y văn và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. BÀN LUẬN Thật vậy, thận có thể là nguồn gốc gây THA, đồng thời cũng là cơ quan chịu hậu quả của THA. THA và bệnh lý thận là một vòng xoắn bệnh lý: Mỗi khi thận bị tổn thương làm cho THA nặng hơn, khó kiểm soát hơn và các biến chứng tim mạch cũng tăng lên, ngược lại THA thúc đẩy quá trình suy thận diễn tiến nặng hơn (3,5,1,4). Điều này cũng được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu ngoài nước như: + Michael J. và cs, khi nghiên cứu huyết áp và bệnh thận giai đoạn cuối ở 332.554 nam giới có độ tuổi từ 35 – 57, cho thấy HATT và HATTr đều có liên quan đến giảm chức năng thận, trong đó HATT thì quan trọng hơn(2). + Một nghiên cứu khác của Witworth J.A. về vai trò của huyết áp trong tiến trình bệnh thận mạn trên 1.795 bệnh nhân THA, kết quả cho thấy ĐLCT biến đổi nghịch chiều với huyết áp(8). + Bakris G.L., khi nghiên cứu ảnh hưởng của huyết áp trong tiến triển bệnh thận, kết quả thu được có mối tương quan nghịch giữa ĐLCT và huyết áp (r = - 0,69, p < 0,05), cũng trong nghiên cứu này tác giả còn cho thấy rằng, mức HATT từ 140 – 159mmHg thì tăng nguy cơ diễn tiến tới suy thận giai đoạn cuối hoặc tử vong gấp 38 lần so với huyết áp ở mức dưới 130 mmHg. Một cách tổng quát, cứ tăng mỗi 10 mmHg HATT sẽ làm tăng 6,7% nguy cơ diễn tiến bệnh thận giai đoạn cuối, dẫn đến tử vong. Do đó, mức HATT là yếu tố quan trọng hơn HATTr của các bệnh lý thận (1). Tương tự như vậy, tác giả John C.Peterson và cs, khi thực hiện nghiên cứu trên 840 bệnh nhân THA, được chia làm 2 nhóm: - Nhóm 1: 585 bệnh nhân có ĐLCT từ 25- 55 (ml/phút). - Nhóm 2: 255 bệnh nhân có ĐLCT từ 13- 24 (ml/phút). Kết quả thu được cho thấy, tốc độ giảm ĐLCT nhanh hơn khi trị số huyết áp cao hơn (r1 = - 0,2, p < 0,001 và r2 = - 0,34, p < 0,001) (4). Khi khảo sát sự tương quan giữa ĐLCT ƯĐ và huyết áp, chúng tôi nhận thấy giữa chúng có mối tương quan nghịch. Theo bảng 5 và 6 hệ số tương quan có giá trị như sau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 489 Kết quả trên cho thấy, sự tương quan này tăng lên khi THA có RLLP máu. Từ đó, chúng tôi nghĩ rằng yếu tố RLLP máu cũng góp phần làm giảm ĐLCT. Điều này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rằng, những bất thường lipid máu có liên quan đến sự suy giảm chức năng thận trong dân số chung, việc giảm lipid máu sẽ giúp bảo tồn ĐLCT và giảm protein niệu. Trong nghiên cứu của Trần Thái Thanh Tâm, khi khảo sát mối tương quan giữa lipoprotein máu và ĐLCT cho thấy, cholesterol toàn phần và triglycerid càng tăng thì ĐLCT càng giảm (r = - 0,25, p < 0,05 và r = -0,32, p < 0,01)(7). Một nghiên cứu khác của Leonardo A. Sechi và cs, khi nghiên cứu mối tương quan giữa lipoprotein máu và ĐLCT trên 435 bệnh nhân, kết quả lipoprotein máu và ĐLCT có mối tương quan nghịch (r = - 0,243, p < 0,001)(6). Dựa vào những bằng chứng đã nêu, chúng ta thấy rằng cần tuân thủ việc điều trị huyết áp và RLLP máu, nhằm góp phần hạn chế tích cực các tổn thương thận trên bệnh nhân THA. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc điều trị THA rất hiệu quả với sự xuất hiện của nhiều loại thuốc hạ áp có tác dụng tốt và tác dụng theo nhiều khâu khác nhau của quá trình sinh bệnh lý của THA. Bên cạnh đó, bệnh nhân THA cần thay đổi lối sống tích cực như luyện tập thể lực, giảm cân, có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, giúp bệnh nhân sống lâu hơn, sống khỏe hơn. KẾT LUẬN 1. Mức độ tương quan giữa độ lọc cầu thận ước đoán và huyết áp tâm thu từ rất thấp đến trung bình đến cao. 2. Mức độ tương quan giữa độ lọc cầu thận ước đoán và huyết áp tâm trương từ rất thấp đến thấp đến trung bình. 3. Độ lọc cầu thận ước đoán có mối tương quan nghịch với huyết áp và sự tương quan này tăng lên khi THA có rối loạn lipid máu. Như vậy, có mối tương quan chặt chẽ giữa THA, rối loạn lipid máu và giảm độ lọc cầu thận. Do đó, trên lâm sàng cần áp dụng rộng rãi, thường xuyên công thức Cockcroft-Gault và MDRD để ước tính độ lọc cầu thận ở bệnh nhân THA, để phát hiện sớm sự suy giảm chức năng lọc cầu thận, ngay cả ở bệnh nhân tiền THA, nhằm hạn chế tích cực tổn thương thận, giảm nguy cơ suy thận dẫn đến tử vong. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brenner B.M., Humes H.D. (1997), “Mechanics of glomerular ultrfiltration”, New England Journal of Medicine, pp. 148 - 154. 2. Klag MJ, Whelton PK, et al (1996), “Blood pressure and end- stage renal disease in men”, The new England Journal of medicine, pp. 13 - 18. 3. Nguyễn Thị Đoàn Hương (2005), “Điều hòa huyết áp”, Sinh lý học y khoa, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, tập I, chương 3, tr. 167-170. 4. Peterson JC., Sharon Adler, et al (1995), “Blood pressure control, proteinuria and the progression of renal disease”, Annals of Internal Medicinen Number 10, American College of 5. Phạm Đình Lựu (2005), “Chức năng nội tiết của thận – Thăm dò chức năng thận – Sự bài tiết nước tiểu”, Sinh lý học y khoa, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, tập I, chương 5, tr. 241 - 249. 6. Sechi LA, et al (1998), “Increased serum lipoprotein levels in patients with early renal failure”, Ann Intern Med, vol. 129, pp. 457 - 461. 7. Trần Thái Thanh Tâm, Mai Phương Thảo (2008), “Khảo sát mối tương quan giữa lipoprotein máu và độ lọc cầu thận”, Tạp chí Y học, tập 12, số 4, tr. 217 - 220. 26. Nguyễn Văn Tuấn (2009), “Phân tích tương quan”, Lâm sàng thống kê, Chương trình huấn luyện Y khoa.net 8. Whitworth JA (2005), “Progression of renal failure - The role of hypertension”, Progression of renal failure, Annals Academy of Medicine Singapore, vol.34, No.1, pp. 8 - 15.
Tài liệu liên quan