Mục tiêu: Nhận xét kết quả bước đầu của phẫu thuật điều trị những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống do
thoái hóa nguyên phát kèm hẹp ống sống.
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 bệnh nhân cong vẹo cột sống thắt lưng do thoái hóa
nguyên phát có triệu chứng lâm sàng hẹp ống sống, được phẫu thuật giải chèn ép, ghép xương và cố định bằng
nẹp vít qua cuống bằng đường mổ phía sau.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân tại thời điểm phẫu thuật là 54,8 tuổi. Tất cả các bệnh nhân
được theo dõi sau mổ trên 3 tháng. Trước mổ, bệnh nhân có mức độ đau lưng và đau kiểu rễ ở chi dưới theo
thang điểm Visual Analog Scale là 8 ± 0,86 và 7,45 ± 1,5; chỉ số Owestry Disability Index trung bình là 66,3%;
góc vẹo và độ ưỡn cột sống thắt lưng trên phim Xquang là 20,30 ± 6,50 và 19,90 ± 18,80. Kết quả, tại thời điểm
thăm khám cuối cùng (trung bình 10 tháng): mức độ đau lưng và đau kiểu rễ ở chi dưới là 2,05 ± 1,9 và 0,2 ±
0,7; chỉ số Owestry Disability Index trung bình là 22,9%; góc vẹo và độ ưỡn cột sống thắt lưng là 11,70± 7,90và
27,50± 12,10; 5/20 bệnh nhân bị biến chứng sau mổ trong đó có 2 bệnh nhân phải phẫu thuật lại.
Kết luận: phương pháp phẫu thuật giải chèn ép, cố định và nắn chỉnh bằng cấu hình nẹp vít qua cuống
cung đáp ứng được mục đích của việc điều trị bao gồm là giải chèn ép cho ống sống bị hẹp, nắn chỉnh biến dạng
của cột sống trên mặt phẳng trán và trả lại sự cân bằng của cột sống trên mặt phẳng nghiêng.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 72 Kết quả bước đầu phẫu thuật giải ép, ghép xương và cố định cột sống bằng nẹp vít qua cuống ở bệnh nhân bị cong vẹo cột sống thắt lưng nguyết phát do thoái hóa có kèm hẹp ống sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 393
72 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT GIẢI ÉP, GHÉP XƯƠNG
VÀ CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG BẰNG NẸP VÍT QUA CUỐNG Ở BỆNH NHÂN
BỊ CONG VẸO CỘT SỐNG THẮT LƯNG NGUYẾT PHÁT
DO THOÁI HÓA CÓ KÈM HẸP ỐNG SỐNG
Nguyễn Ngọc Quyền*, Phan Trọng Hậu*, Phạm Trọng Thoan*, Võ Văn Thành **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét kết quả bước đầu của phẫu thuật điều trị những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống do
thoái hóa nguyên phát kèm hẹp ống sống.
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 bệnh nhân cong vẹo cột sống thắt lưng do thoái hóa
nguyên phát có triệu chứng lâm sàng hẹp ống sống, được phẫu thuật giải chèn ép, ghép xương và cố định bằng
nẹp vít qua cuống bằng đường mổ phía sau.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân tại thời điểm phẫu thuật là 54,8 tuổi. Tất cả các bệnh nhân
được theo dõi sau mổ trên 3 tháng. Trước mổ, bệnh nhân có mức độ đau lưng và đau kiểu rễ ở chi dưới theo
thang điểm Visual Analog Scale là 8 ± 0,86 và 7,45 ± 1,5; chỉ số Owestry Disability Index trung bình là 66,3%;
góc vẹo và độ ưỡn cột sống thắt lưng trên phim Xquang là 20,30 ± 6,50 và 19,90 ± 18,80. Kết quả, tại thời điểm
thăm khám cuối cùng (trung bình 10 tháng): mức độ đau lưng và đau kiểu rễ ở chi dưới là 2,05 ± 1,9 và 0,2 ±
0,7; chỉ số Owestry Disability Index trung bình là 22,9%; góc vẹo và độ ưỡn cột sống thắt lưng là 11,70 ± 7,90 và
27,50 ± 12,10; 5/20 bệnh nhân bị biến chứng sau mổ trong đó có 2 bệnh nhân phải phẫu thuật lại.
Kết luận: phương pháp phẫu thuật giải chèn ép, cố định và nắn chỉnh bằng cấu hình nẹp vít qua cuống
cung đáp ứng được mục đích của việc điều trị bao gồm là giải chèn ép cho ống sống bị hẹp, nắn chỉnh biến dạng
của cột sống trên mặt phẳng trán và trả lại sự cân bằng của cột sống trên mặt phẳng nghiêng.
Từ khóa: Vẹo cột sống thoái hóa nguyên phát, đường mổ phía sau, kết quả sớm, người trưởng thành.
ABSTRACT
THE INITIAL RESULTS OF DECOMPRESSION AND INSTRUMENTED FUSION WITH PEDICLE
SCREW PLATE SYSTEM IN PRIMARY DEGENERATIVE LUMBAR SCOLIOSIS PATIENT WITH
SPINAL STENOSIS
Nguyen Ngoc Quyen, Phan Trong Hau, Pham Trong Thoan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 393 - 397
Objective: To evaluate the initial outcomes of surgical treatment in the primary degenerative lumbar
scoliosis patients with spinal stenosis.
Methods: The study was performed in twenty primary degenerative lumbar scoliosis patients with
symptoms of spinal stenosis who underwent decompression, fusion and pedicle screw fixation with posterior
approach.
Results: Average age of the patients at the time of surgery was 54.8 years and the patient was completed at
* Khoa Chấn thương Chỉnh hình Cột sống – Viện Chấn thương Chỉnh Hinh – Bệnh viện TW Quân đội 108
** Khoa Cột Sống A – Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình – TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: ThS Bs Nguyễn Ngọc Quyền, ĐT: 0989052288, Email: bsquyenptcs108@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 394
least 3-month follow-up. Preoperatively, the patients had: According to Visual Analog Scale, the low back pain
and radiating pain of lower extremities were 8 ± 0.86 and 7.45 ± 1.5; mean Owestry Disability Index was 66.3%;
The lumbar scoliotic and lumbar lordotic angle on X-ray were 20.30 ± 6.50 and 19.90 ± 18.80. The results of the
patients at the last visit (mean 10-month follow-up): the low back pain and radiating pain of lower extremities
were 2.05 ± 1.9 and 0.2 ± 0.7; mean Owestry Disability Index was 22.9%; The lumbar scoliotic and lumbar
lordotic angle were 11.70 ± 7.90 and 27.50 ± 12.10; 5 patients had complications with two cases requiring re-
operation.
Conclusion: instrumented fusion with pedicle screw plate system in primary degenerative lumbar scoliosis
patient with spinal stenosis qualifies to purposes: decompressive stenosis and correct spinal deformity.
Keywords: pedicle screw plate system.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cong vẹo cột sống nguyên phát do thoái
hóa được định nghĩa là khi có sự cong vẹo của
cột sống trên mặt phẳng trán mà góc vẹo đo
được từ 100 trở lên, biến dạng này xảy ra ở bệnh
nhân không có tiền sử bị cong vẹo cột sống ở
lứa tuổi thanh thiếu niên(1). Nên phân biệt biến
dạng này với cong vẹo cột sống tự phát ở người
trưởng thành mà quá trình tiến triển biến dạng
bắt đầu từ trước khi hệ thống xương đã trưởng
thành. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng có thể
phân biệt được một cách chính xác giữa hai loại
biến dạng này(4).
Cong vẹo cột sống thắt lưng nguyên phát do
thoái hóa là sự thoái hóa không cân xứng của
các đĩa đệm liên tiếp nhau tạo ra sự mất cân
bằng của cột sống trên mặt phẳng trán kết hợp
với sự xoay của đường cong vẹo. Bệnh nhân bị
cong vẹo cột sống thắt lưng do thoái hóa
thường có biểu hiện đau vùng cột sống thắt
lưng và hoặc đau ở chân và hoặc mất cân bằng
sủa cột sống(10). Phẫu thuật điều trị cong vẹo cột
sống do thoái hóa nguyên phát phức tạp hơn
nhiều so với phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng
đơn thuần do mức độ can thiệp lớn, tình trạng
loãng xương, các bệnh lý toàn thân kèm theo ở
người bệnh lớn tuổi(11)..Do vậy, chỉ tiến hành
phẫu thuật khi mà điều trị bảo tồn một cách tích
cực nhưng không hiệu quả.
Mặc dù trong y văn đã có nhiều báo cáo kết
quả điều trị thành công sau phẫu thuật ở những
bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng, bệnh nhân
vẹo cột sống do thoái hóa thường chỉ được đánh
giá như là một phân nhóm trong những nghiên
cứu này(2,3,7,128,9). Ở những báo cáo khác thì báo
cáo kết quả phẫu thuật của một loạt các bệnh
nhân bị cong vẹo cột sống do thoái hóa ở người
trưởng thành mà không có các triệu chứng xác
định của hẹp ống sống(4,6). Chỉ có rất ít nghiên
cứu báo cáo kết quả phẫu thuật của bệnh nhân
cong vẹo cột sống thắt lưng do thoái hóa có kèm
hẹp ống sống(11,12,). Mục tiêu của nghiên cứu này
là đánh giả kết quả bước đầu về sự giảm đau,
mức độ cải thiện của chỉ số chức năng, mức độ
nắn chỉnh của cột sống và các biến chứng sau
phẫu thuật giải chèn ép, ghép xương, cố định
cột sống bằng nẹp vít qua cuống cung cho các
bệnh nhân bị cong vẹo cột sống thắt lưng do
thoái hóa nguyên phát có kèm hẹp ống sống.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các bệnh nhân được đưa vào trong nghiên
cứu này là bệnh nhân có bằng chứng lâm sàng
và Xquang của vẹo cột sống nguyên phát do
thoái hóa theo tiêu chuẩn đã trình bày ở trên.
Các bệnh nhân này đều có biểu hiện đau thắt
lưng, đau ở vùng mông và hoặc đau chân. Chẩn
đoán được xác định bằng phim cộng hưởng từ
có biểu hiện của hẹp ống sống trung tâm hoặc
hẹp lỗ ghép. Dữ liệu quan sát tiến cứu được thu
tập từ các bệnh nhân bị cong vẹo cột sống thắt
lưng nguyên phát do thoái hóa được phẫu thuật
giải chèn ép, ghép xương và cố định cột sống
bằng nẹp vít qua cuống cung, được thực hiện tại
khoa B1D-Viện Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 8/2009
đến tháng 12/2011. Các bệnh nhân được giải
chèn ép ở ống sống bị hẹp bằng cách mở cửa sổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 395
xương và cắt bỏ toàn bộ dây chằng vàng. Hệ
thống nẹp vít qua cuống cung được sử dụng để
nắn chỉnh biến dạng ở mặt phẳng trán, mặt
phẳng nghiêng và cố định cột sống. Tất cả các
bệnh nhân đều được ghép xương phía sau hoặc
kết hợp với ghép xương thân đốt. Các tác giả
loại ra khỏi nghiên cứu những bệnh nhân có
tiền sử phẫu thuật vùng cột sống thắt lưng và
những bệnh nhân không thể hoàn thành các bản
câu hỏi đánh giá sau phẫu thuật.
Các tác giả sử dụng thang điểm Visual
Analog Scale (VAS) để đánh giá Mức độ đau
lưng và đau kiểu rễ của bệnh nhân. Bảng câu
hỏi Owestry Disability Index (ODI) để theo dõi
kết quả chức năng của người bệnh. Bệnh nhân
được chụp Xquang sau phẫu thuật và trong quá
trình theo dõi để đánh giá mức độ nắn chỉnh, sự
vững chắc của cố định và các biến chứng liên
quan đến phẫu thuật. Bệnh nhân được đánh giá
tại các thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu
thuật, tại thời điểm theo dõi 3 tháng và khi kết
thúc nghiên cứu.
Số liệu nghiên cứu được xỷ lý bằng chương
trình Epi info 6.0.
KẾT QUẢ
20 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn và có
thời gian theo dõi sau phẫu thuật ít nhất từ 3
tháng trở lên được đưa vào trong nghiên cứu
này. Có 19 bệnh nhân nữ và 01 bệnh nhân
nam với độ tuổi trung bình tại thời điểm phẫu
thuật là 54,8 tuổi (41-64 tuổi). Thời gian theo
dõi sau mổ là 12±6,6 tháng (5-31 tháng). Góc
vẹo và độ ưỡn thắt lưng của các bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu tương ứng là
20,30±6,50 (từ 120 đến 340) và 19,90 ± 18,80 (từ -
100 đến 690). Số lượng tầng đốt sống được cố
định là từ T11-S1 ở 01 bệnh nhân, T11-L5 ở 01
bệnh nhân, T12-S1 ở 05 bệnh nhân, L1-S1 ở 4
bệnh nhân, L2-S1 ở 03 bệnh nhân, L2-L5 ở 04
bệnh nhân, L3-S1 ở 2 bệnh nhân.
Kết quả phẫu thuật của bệnh nhân tại thời
điểm thăm khám cuối cùng được so sánh với
thời điểm trước mổ được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng: So sánh kết quả điều trị tại thời điểm thăm
khám cuối cùng và thời điểm trước mổ
Trung bình
trước mổ
(SD)
Trung bình tại
thời điểm
TKCC (SD)
Độ chênh lệc
trung bình
Góc vẹo (độ) 20,3 (6,5) 11,7 (7,9) 8,6
Độ ưỡn thắt
lưng (độ)
19,9 (18,8) 27,5 (12,1) 7,6
VAS đau lưng 8 (0,86) 2 (1,9) 6
VAS đau kiểu rễ 7,4(1,5) 0,2(0,7) 7,2
ODI (%) 66,3(8,6) 22,9(16,6) 43,4
VAS: Visual Analogue Scale; DI: Owestry Disability
Index; SD: Độ lệch chuẩn; TKCC: Thăm khám cuối
cùng
Mức độ nắn chỉnh biến dạng trung bình về
góc vẹo là 8,6 độ và độ ưỡn của cột sống thắt
lưng là 7,6 độ. Mức độ đau lưng và đau kiểu rễ
của bệnh nhân giảm một cách rõ rệt so với trước
phẫu thuật với điểm VAS trung bình là 8 và 7,4
giảm xuống còn 2 và 0,2 tại thời điểm thăm
khám cuối cùng, một cách tương ứng. Chỉ số tàn
phế chức năng (ODI) cũng cải thiện một cách
đáng kể với chỉ số ODI trung bình trước phẫu
thuật là 66,3% giảm xuống còn 22,9% tại thời
điểm thăm khám cuối cùng.
Có 5 bệnh nhân bị biến chứng muộn sau
phẫu thuật bao gồm có 02 trường hợp bị gãy
thanh dọc một bên và 03 trường hợp bị lỏng vít
tại S1. Trong 3 trường hợp bị lỏng vít có 02
trường hợp cần phải phẫu thuật lại để bắt thêm
vít vào mào chậu và ghép xương vào đĩa đệm
L5-S1 bổ sung. Không có bệnh nhân nào bị
nhiễm trùng sau phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Cho tới nay, phẫu thuật điều trị cong vẹo cột
sống thắt lưng do thoái hóa nguyên phát vẫn
còn là một thách thức. Một số phương pháp
phẫu thuật đã được đưa ra để điều trị loại biến
dạng này và việc lựa chọn phương pháp phẫu
thuật tùy thuộc vào mức độ nặng, phạm vi của
tình trạng hẹp ống sống và của biến dạng. Các
phương pháp phẫu thuật bao gồm từ việc mở
cửa sổ xương cung sau, cắt cung sau giải chèn
ép đơn thuần cho tới phẫu thuật phía trước kết
hợp với phẫu thuật phía sau để giải chèn ép,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 396
nắn chỉnh biến dạng. Các nguy cơ và biến
chứng khi phẫu thuật điều trị loại biến dạng này
cao hơn nhiều so với phẫu thuật điều trị vẹo cột
sống ở lứa tuổi thanh thiếu niên và phẫu thuật
điều trị hẹp ống sống đơn thuần do tuổi cao của
người bệnh, tình trạng loãng xương và tình
trạng bệnh lý toàn thân đi kèm và sự cứng chắc
của đường cong vẹo. Mục đích của việc lựa
chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp là để
đạt được hiệu quả điều trị cao nhất với biến
chứng thấp nhất.
Mục đích của phẫu thuật là giải phóng cho
tổ chức thần kinh bị chèn ép, cố định và cải
thiện sự cân bằng của cột sống. Phẫu thuật cắt
cung sau một cách rộng rãi đơn thuần đã không
còn được kiến nghị sử dụng do nó có thể dẫn
đến tình trạng mất vững của cột sống và tiến
triển nặng lên của đường cong vẹo. Để giải chèn
ép cho tổ chức thần kinh bị chèn ép các tác giả
đã tiến hành mở cửa sổ xương một cách rộng rãi
ở vị trí ống sống bị hẹp và cố định, nắn chỉnh
biến dạng bằng cấu hình nẹp vít qua cuống
cung và đánh giá hiệu quả điều trị của phương
pháp phẫu thuật này.
Có một số nghiên cứu đánh giá kết quả của
phẫu thuật điều trị ở bệnh nhân trưởng thành bị
cong vẹo cột sống do thoái hóa có kèm hẹp ống
sống. Simmons SD Jr và cộng sự(12) báo cáo 40
trường hợp bị cong vẹo cột sống thắt lưng do
thoái hóa có kèm hẹp ống sống được phẫu thuật
giải chèn ép và cố định cột sống bằng nẹp vít
cuống cung với đường mổ phía sau. Thời gian
theo dõi trung bình là 44 tháng (24-61 tháng).
83% bệnh nhân bị đau dữ dội trước khi phẫu
thuật, sau phẫu thuật có 93% bệnh nhân chỉ còn
đau nhẹ hoặc không đau. Góc vẹo của cột sống
được cải thiện từ 37 độ trước phẫu thuật xuống
còn 18 độ tại thời điểm thăm khắm cuối cùng.
Tuy nhiên nghiên cứu này không sử dụng các
chỉ số đánh giá về chức năng của bệnh nhân.
Trong một loạt 16 ca lâm sàng bị vẹo cột sống tự
phát ở người trưởng thành có biểu hiện đau
lưng và hẹp ống sống được phẫu thuật kết hợp
đường mổ phía trước và phía sau để nắn chỉnh
biến dạng với thời gian theo dõi trung bình là 2
năm, Shapiro GS và cộng sự(11) nhận thấy có sự
cải thiện một cách rõ ràng về kết quả điều trị của
bệnh nhân bao gồm cả sự cải thiện về các chỉ số
chức năng trong đó có chỉ số ODI. Mức độ nắn
chỉnh biến dạng trung bình là 50,5% bao gồm cả
biến dạng trên mặt phẳng trán và sự cân bằng
của cột sống trên mặt phẳng nghiêng ở tất cả các
bệnh nhân.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các
bệnh nhân được cải thiện một cách đáng kể tại
thời điểm theo dõi trung bình 12 tháng bao gồm
cả tình trạng đau lưng, đau kiểu rễ cũng như chỉ
số tàn phế chức năng của bệnh nhân (ODI). Mức
độ vẹo và độ ưỡn của cột sống thắt lưng cũng
được cải thiện đáng kể và duy trì một cách
tương đối sau phẫu thuật.
Theo Charosky S(5) tỉ lệ bị biến chứng chung
của phẫu thuật cong vẹo cột sống ở người
trưởng thành là 39%, khi cố định tới S1 tỉ lệ mổ
lại là 48% trong 4 năm theo dõi. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, với số lượng bệnh bị biến
chứng là 5/20 BN là có thể chấp nhận được.
Trong 5 trường hợp bị biến chứng có 2 trường
hợp bị gãy thanh dọc một bên, 03 trường hợp bị
lỏng vít hoặc gãy vít có 2 bệnh nhân phải mổ lại
do sự đau lưng tăng lên và không đáp ứng với
điều trị bảo tồn. Cả 2 trường hợp này đều tìm
thấy khớp giả ở vị trí đĩa đệm L5-S1 trong đó có
01 trường hợp đã được ghép xương liên thân
đốt, 1 trường hợp còn lại được ghép xương phía
sau. Theo các tác giả, để làm giảm tỉ lệ khớp giả
ở L5-S1 cần phải ghép xương liên thân đốt để
tăng sự chịu lực ở phía trước của cột sống kết
hợp với số lượng xương và chất lượng xương
ghép tốt, đồng thời nên bắt thêm vít vào mào
chậu để tăng cường sự vững chắc khi cố định
cột sống tới xương cùng (S1). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, có 02 trường hợp bị gãy thanh
dọc tại vị trí L4-5 và không được bắt vít vào
cuống cung L4 ở bên thanh dọc bị gãy. Do đốt
sống L4, L5 là vùng chịu lực nhiều nhất của cột
sống, cấu hình cố định bỏ qua đốt sống L4 có
thể không đủ vững dẫn đến tình trạng gãy
thanh dọc. Vì vậy, các tác giả cho rằng nên bắt
đầy đủ các vít vào cuống của các đốt sống trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 397
đường cong vẹo đặc biệt là vùng L4, L5 để đảm
bảo sự chắc chắn cho dụng cụ tránh biến chứng
gãy thanh dọc.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống thắt
lưng do thoái hóa nguyên phát có hẹp ống sống
còn là một vấn đề phức tạp. Phương pháp phẫu
thuật giải chèn ép, cố định và nắn chỉnh bằng
cấu hình nẹp vít qua cuống cung là một phương
pháp có thể đáp ứng được mục đích của việc
điều trị bao gồm là giải chèn ép cho ống sống bị
hẹp, nắn chỉnh biến dạng của cột sống trên mặt
phẳng trán và trả lại sự cân bằng của cột sống
trên mặt phẳng nghiêng. Sự giảm đau cho người
bênh và cải thiện sự tàn phế chức năng của
người bệnh là có thể đạt được bằng phương
pháp phẫu thuật này với tỉ lệ biến chứng có thể
chấp nhận được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aebi M (2005). The adult scoliosis. Eur Spine J, 14: pp 925-48.
2. Airaksinen O, Herno A, Turunen V, Saari T, Suomlainen O
(1997). Surgical outcome of 438 patients treated surgically for
lumbar spinal stenosis. Spine, 22: pp 2278-82.
3. Atlas SJ, Keller RB, Wu YA, Deyo RA, Singer DE (2005). Long-
term outcomes of surgical and nonsurgical management of
lumbar spinal stenosis: 8 to 10 year results from the maine lumbar
spine study. Spine, 30: pp 936-43.
4. Bradford DS, Tay BK, Hu SS (1999). Adult scoliosis: surgical
indications, operative management, complications, and outcomes.
Spine, 24:2617-29.
5. Charosky S, Guigui P, Blamoutier A et al (2012). Complications
and risk factors of primary adult scoliosis surgery: a multicenter
study of 306 patients. Spine (Phila Pa 1976), 15, 37(8): pp 693-700.
6. Grubb SA, Lipscomb HJ, Suh PB (1994). Results of surgical
treatment of painful adult scoliosis. Spine, 19: 1619-27.
7. Hansraj KK, O’Leary PF, Cammisa FP Jr, Hall JC, et al (2001).
Decompression, fusion, and instrumentation surgery for complex
lumbar spinal stenosis. Clin Orthop Relat Res: pp 18-25.
8. Husni ME, Lipson SJ, Brick GW, Grobler LJ, et al, (2001). Five
year outcomes of surgery for lumbar spinal stenosis. Arthritis
Rheum, 44: pp 2949.
9. Katz JN, Lipson SJ, Chang LC, Levine SA, et al (1996). Seven- to
10-year outcome of decompressive surgery for degenerative
lumbar spinal stenosis. Spine, 21: 92-8.
10. Ploumis A, Transfledt EE, Denis F (2007). Degenerative lumbar
scoliosis associated with spinal stenosis. Spine J; 7: pp 428-36.
11. Shapiro GS, Taira G, Boachie-Adjei O (2003). Results of surgical
treatment of adult idiopathic scoliosis with low back pain and
spinal stenosis: a study of long-term clinical radiographic
outcomes. Spine, 28: 358-63.
12. Simmons ED Jr, Simmons EH (1992). Spinal stenosis with
scoliosis. Spine, 17, 6: 117-120.