Báo cáo 1 trường hợp phẫu thuật bảo tồn chi Sarcom tạo xương đầu trên xương cánh tay

Sarcôm tạo xương là ung thư mô liên kết tạo ra chất dạng xương. Điều trị kinh điển thường là hoá trị kết hợp với phẫu thuật đoạn chi mang bướu. Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp sarcôm tạo xương đầu thân trên xương cánh tay được hoá trị và phẫu thuật bảo tồn chi. Kết quả theo dõi sau 2 năm có tiến triển tốt.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo 1 trường hợp phẫu thuật bảo tồn chi Sarcom tạo xương đầu trên xương cánh tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 127 BÁO CÁO 1 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT BẢO TỒN CHI SARCOM TẠO XƯƠNG ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY Diệp Thế Hoà* , Bùi Hoàng Lạc*, Ngô Quốc Đạt**, Võ Khắc Khôi Nguyên*** TÓM TẮT Sarcôm tạo xương là ung thư mô liên kết tạo ra chất dạng xương. Điều trị kinh điển thường là hoá trị kết hợp với phẫu thuật đoạn chi mang bướu. Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp sarcôm tạo xương đầu thân trên xương cánh tay được hoá trị và phẫu thuật bảo tồn chi. Kết quả theo dõi sau 2 năm có tiến triển tốt. ABSTRACT CASE REPORT: OSTEOSARCOMA OF PROXIMAL HUMERAL HEAD WITH LIMB-SALVAGE SURGERY Diep The Hoa, Bui Hoang Lac, Ngo Quoc Dat, Vo Khac Khoi Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 127 - 130 Osteosarcoma is a cancerous bone tumor that exhibitsosteoblasticdifferentiation and producesmalignant osteoid.Conventional treatment is to amputate the affected limb accompany with chemotherapy. We reported one case of osteosarcoma of proximal humoral head treated succecesfully withlimb-salvage surgery and chemotherapy. The 2 year follow up result is good. MỞ ĐẦU Sarcom tạo xương là ung thư mô liên kết tạo ra chất dạng xương. Điều trị kinh điển thường là hoá trị kết hợp với phẫu thuật đoạn chi mang bướu. Vấn đề bảo tồn chi trong phẫu thuật đã được ghi nhận trong y văn, đặc biệt ở chi trên sẽ giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp sarcôm tạo xương đầu thân trên xương cánh tay được hoá trị và phẫu thuật bảo tồn chi. Kết quả theo dõi sau 2 năm có tiến triển tốt. BÁO CÁO CA BỆNH Bệnh nhân nam, sinh năm 2001, không ghi nhận tiền căn bất thường, nhập viện tháng 11/2012. Cách nhập viện 2 tuần, bệnh nhân va chạm cánh tay (T) với bạn cùng lớp khi đang chạy chơi. Sau va chạm bệnh nhân than đau vùng cánh tay (T) và phát hiện sưng vùng 1/3 trên cánh tay (T). Bệnh nhân đến khám ở một bệnh viên với chẩn đoán gãy kín 1/3 trên xương cánh tay (T), điều trị bó bột cánh bàn tay (T). Sau đó, bệnh nhân thấy đau và sưng cánh tay (T) ngày càng tăng, bệnh nhân được chụp Xquang kiểm tra lại và được chẩn đoán nghi ngờ sarcôm xương cánh tay (T), chuyển bệnh viện CTCH TP HCM. Khám lâm sàng ghi nhận khối bướu vùng 1/3 trên xương cánh tay (T) kích thước 10 x 8 x 6 cm, giới hạn không rõ, mật độ cứng, ấn đau ít, không di động. Da trên bướu căng, hơi đỏ, không có tuần hoàn bàng hệ. Vận động khớp vai, khớp khuỷu bình thường. Bệnh nhân được tiến hành sinh thiết với kết quả sinh thiết: sarcoma tạo xương. Điều trị: Bệnh nhân được hóa trị 3 đợt phác đồ CAAA (C: Cisplatin, A: Adriamycin). Sau đó đánh giá lại bằng lâm sàng và hình ảnh học. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được điều trị tiếp 3 đợt phác đồ CAAA. - Lâm sàng ghi nhận bướu không nhỏ lại (không đáp ứng hóa trị). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 128 - Hình ảnh MRI mục đích xem bướu có xâm nhập mạch máu và thần kinh vùng cánh tay hay không. A B C Hình 1 A: hình ảnh lâm sàng cánh tay có bướu Hình 1B&C Hình ảnh Xquang quy ước: xương cánh tay (T) chưa trưởng thành còn đĩa sụn tiếp hợp rõ. Bướu ở vùng đầu thân xương của xương cánh tay (T) kích thước 9 x 8 x 6 cm, tổn thương vừa hủy xương, tạo xương ở vùng tủy xương và vỏ xương, có phản ứng màng xương mạnh, màng xương bị nâng lên tạo thành tam giác Codman. Hình 2: Mô bướu có tế bào dị dạng, nhiều phân bào bất thường. Bướu tạo chất dạng xương, dạng sợi. *Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ***Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Võ Khắc Khôi Nguyên ĐT: 0903170117 Email:vokhackhoinguyen@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 129 Hình 3: MRI ghi nhận mô bướu kích thước 9 x 7 x 6 cm, không ghi nhận xâm nhập mạch máu, thần kinh vùng cánh tay. Phẫu trị: bệnh nhân được mổ cắt rộng bướu, ghép xương mác không có cuống mạch tự thân, kết hợp xương (27/02/2012) Hình 4: Đại thể là đoạn xương cánh tay (T) có mô bướu. Mô bướu màu trắng vàng, mềm bỡ, liên quan đến tử xương và vỏ xương. Hình ảnh này có thể loại được khối máu tụ. Kết quả X quang sau mổ: Hình 5:Tháng sau mổ vết mổ lành tốt, tay (T) được bảo tồn.Phổi bình thường. Xương ghép lành tốt. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 130 Hình 6: Phổi bình thường, xương ghép lành tốt trên Xquang.- Vận động vòng vai (T): dạng vai 800, đưa trước 1700. Vùng xương mác (T) nơi lấy đoạn xương ghép có dấu hiệu “mọc” lại xương. BÀN LUẬN Theo Mayo Clinic trong 11,087 trường hợp bướu xương nguyên phát thì sarcôm tạo xương chiếm 14,9% và 19,2% các bướu ác với hơn 90% là sarcôm tạo xương qui ước. Tuổi hay gặp nhất từ 10 - 25 tuổi (89,4%). Tỉ lệ nam/nữ : 1,5. Vị trí của sarcôm tạo xương qui ước thì hay gặp nhất là: Vùng gần gối (79,6%), vùng xa khuỷu 69 TH (9,5%): tương ứng vùng đĩa sụn tiếp hợp phát triển mạnh nhất. Bệnh nhân này có các đặc điểm lâm sàng phù hợp với sarcôm tạo xương quy ước: về độ tuổi, giới, vị trí tổn thương, tính chất thương tổn trên lâm sàng. Xquang quy ước có các hình ảnh điển hình: Tổn thương từ tủy ở vùng đầu thân xương dài phá vỡ vỏ xương xâm lấn mô mềm giới hạn không rõ. Phản ứng màng xương hình vỏ hành, tia lóe mặt trời, đám cỏ cháy, phản ánh tốc độ phát triển của bướu. CT scan: giúp thấy rõ tính chất tạo xương ngấm calci, mức độ lan rộng của bướu trong tủy, xâm lấn phá hủy vỏ xương, các phản ứng màng xương, lan vào phần mềm. Tiêu chuẩn vàng của chẩn đoán là mổ sinh thiết, kết quả giải phẫu bệnh phù hợp với lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh nhân đã được điều trị theo phương pháp hóa trị hỗ trợ Sandwich: hóa trị 3 đợt trước mổ, phẫu trị, hóa trị 3 đợt sau mổ. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được đánh giá lại lâm sang và hình ảnh học. Do tổn thương nằm ở chi trên, chưa xâm lấn ra mô mềm nhiều, nhất là không gây tổn thương mạch máu và thần kinh. Chúng tôi quyết định phẫu thuật cắt rộng bướu, ghép xương mác không cuống, kết hợp xương để bảo tồn chi. Kết quả theo dõi sau mổ 2 năm cho thấy bướu không có dấu hiệu tái phát tại chỗ cũng như di căn phổi. Chi bảo tồn phục hồi tầm vận động khớp vai khá tốt. Bệnh nhân được trở lại sinh hoạt bình thường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi lâu hơn để có những đánh giá chính xác đầy đủ và khách quan. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 131 KẾT LUẬN Với những tiến bộ của hóa trị và phẫu trị hoàn toàn có thể bảo tồn chi có chức năng tốt trên những bệnh nhân sarcôm tạo xương nếu được phát hiện không quá muộn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clark JL, Unni KK, Dahlin DC, Devine KD (1983). Osteosarcoma of the jaw. Cancer; 51:2311–6. 2. Edge SB, Byrd DR, Compton CC, Fritz AG, Greene FL, Trotti A III (2010). AJCC cancer staging manual 7th. Springer, New York. 3. Meyers PA, Schwartz CL, Krailo MD, et al (2008). Osteosarcoma: the addition of muramyl tripeptide to chemotherapy improves overall survival—a report from the Children’s Oncology Group. J Clin Oncol; 26: 633–8. 4. Rose PS, Shin AY, Bishop AT, Moran SL, Sim FH, (2005). Vascularized Free Fibula Transfer for Oncologic Reconstruction of the Humerus, Clinical Orthopaedics And Related Research, Number 438, pp. 80–84 5. Sugiura H, Takahashi M, Nakanishi K, Nishida Y, Kamei Y (2007). Pasteurized Intercalary Autogenous Bone Graft Combined with Vascularized Fibula, Clinical Orthopaedics And Related Research Number 456, pp. 196–202 Ngày nhận bài báo: 27/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/10/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014
Tài liệu liên quan