Đặt vấn đề:Mặc dù chiều dài ống mật chủ được nghiên cứu nhiều, chiều dài đường mật ngoài gan (ĐMNG) ít được chú ý, nhất là ở cộng đồng châu Á. Chiều dài ĐMNG là khoảng cách từ rốn gan đến gai tá lớn. Mục tiêu: Đánh giá giới hạn bình thường của chiều dài ĐMNG ở người Việt Nam trưởng thành, giúp các khoa nội soi dự trữ hợp lý các loại stent có độ dài khác nhau, và đưa ra giới hạn tham chiếu cho quần thể người Việt Nam trưởng thành. Thiết kế nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, nghiên cứu giải phẫu trên xác. Đối tượng: Chúng tôi nghiên cứu 46 xác ướp formalin, tuổi từ 18 đến 70, có hệ mật ngoài gan bình thường. Chiều dài ĐMNG được đo trực tiếp từ trung điểm hội lưu của 2 ống gan phải và trái đến gai tá lớn. Kết quả: Giới hạn của chiều dài ĐMNG có dạng phân phối bình thường, trung bình là 78,2mm. Giới hạn tầm từ 61,6mm đến 101,2mm. Về kích thước các stent thường dùng, tần suất cộng dồn của chiều dài ĐMNG nhỏ hơn hoặc bằng 7, 8, 9, 10cm lần lượt là 10%, 50%, 75%, và 95%. Kết luận: Về mặt thực tiển, nghiên cứu này cho thấy các stent 7cm hoặc nhỏ hơn nên được dự trữ để dẫn luu các trường hợp hẹp OMC đoạn xa vì 10% cộng đồng người Việt Nam có chiều dài ĐMNG nhỏ hơn 7cm. Tuy nhiên, do 5% quần thể có chiều dài ĐMNG lớn hơn 10cm, stent 12cm cũng phải có sẵn để dẫn lưu các trường hợp bế tắc ở rốn gan.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiều dài đường mật ngoài gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 160
CHIỀU DÀI ĐƯỜNG MẬT NGOÀI GAN
Dương Văn Hải*, Võ Văn Hải*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề:Mặc dù chiều dài ống mật chủ được nghiên cứu nhiều, chiều dài đường mật ngoài gan
(ĐMNG) ít được chú ý, nhất là ở cộng đồng châu Á. Chiều dài ĐMNG là khoảng cách từ rốn gan đến gai tá lớn.
Mục tiêu: Đánh giá giới hạn bình thường của chiều dài ĐMNG ở người Việt Nam trưởng thành, giúp các
khoa nội soi dự trữ hợp lý các loại stent có độ dài khác nhau, và đưa ra giới hạn tham chiếu cho quần thể người
Việt Nam trưởng thành.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, nghiên cứu giải phẫu trên xác.
Đối tượng: Chúng tôi nghiên cứu 46 xác ướp formalin, tuổi từ 18 đến 70, có hệ mật ngoài gan bình
thường. Chiều dài ĐMNG được đo trực tiếp từ trung điểm hội lưu của 2 ống gan phải và trái đến gai tá lớn.
Kết quả: Giới hạn của chiều dài ĐMNG có dạng phân phối bình thường, trung bình là 78,2mm. Giới hạn
tầm từ 61,6mm đến 101,2mm. Về kích thước các stent thường dùng, tần suất cộng dồn của chiều dài ĐMNG
nhỏ hơn hoặc bằng 7, 8, 9, 10cm lần lượt là 10%, 50%, 75%, và 95%.
Kết luận: Về mặt thực tiển, nghiên cứu này cho thấy các stent 7cm hoặc nhỏ hơn nên được dự trữ để dẫn
luu các trường hợp hẹp OMC đoạn xa vì 10% cộng đồng người Việt Nam có chiều dài ĐMNG nhỏ hơn 7cm.
Tuy nhiên, do 5% quần thể có chiều dài ĐMNG lớn hơn 10cm, stent 12cm cũng phải có sẵn để dẫn lưu các
trường hợp bế tắc ở rốn gan.
Từ khóa: Đường mật ngoài gan.
ABSTRACT
EXTRAHEPATIC BILE DUCT LENGTH IN THE ADULT VIETNAMESE
Duong Van Hai, Vo Van Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 160 - 165
Background: Although the length of the common bile duct is well documented, the length of extrahepatic
biliary tree is less well studied, particularly among the Asian population. The extrahepatic bile duct (BD) length is
defined as the measurement from the hepatic hilum to the papilla.
Objective: This study was performed to assess the normal range of the extrahepatic BD length, as defined
above, in the Vietnamese population. This information would be useful in assisting the local endoscopic unit in
procuring the different lengths of biliary stent and as a reference range for Vietnamese population.
Design: Anatomical study of human cadavers.
Subjects: We studied 46 embalmed adult cadavers (age: 18-70) with normal extrahepatic biliary systems.
The BD length was measured directly from the mid-point of the confluence of the left and right hepatic ducts at
the hilum to the papilla.
Results: The range of BD length followed a normal distribution curve with a mean length of 78.2mm. The
range was from 61.6mm to 101.2mm. With respect to the length of the stent commonly deployed, the cumulative
percentage of BD length less than and equal to 6,7,8,9,10cm were 5%, 10%, 75%, 90%, and 95% respectively.
* Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS Dương Văn Hải ĐT: 0919669192, Email: haiduong99@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 161
Conclusion: From a practical point of view, this study suggests that endobiliary stent of 7cm or less in
length should be readily available for drainage of distal CBD stricture as 10% of Vietnam population has BD
length less than 7cm. However, as 5% of the population has BD length greater than 10cm, 12cm stent should be
available in the endoscopy unit for drainage of hilar obstructions / strictures.
Keyword: Extra-hepatic bile duct.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặt stent đường mật qua nội soi là một
trong những phương pháp điều trị tắc mật do
bướu đường mật ác tính, hay trong một số
trường hợp do sự chèn ép từ ngoài vào đường
mật của u đầu tụy, nhất là các bệnh nhân lớn
tuổi và nguy cơ cao có các bệnh mãn tính kèm
theo(18,4). Phương pháp điều trị này giúp làm
giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống(1).
Sự tương hợp về kích thước giữa stent và ống
mật bảo đảm cho sự dẫn lưu tốt nhất. Nếu kích
thước không đúng, có thể làm tăng biến chứng
do phải đặt stent nhiều lần hoặc biến chứng tại
chỗ (nhiễm trùng đường mật do dẫn lưu
kém).
Hẹp đường mật ngoài gan có thể gặp bất cứ
đâu từ rốn gan đến phần xa ống mật chủ
(OMC). Khi đặt stent, người nội soi phải bảo
đảm stent xuyên qua chỗ hẹp và mật được dẫn
lưu tốt. Hẹp ở rốn gan thường cần stent dài hơn,
hẹp phần xa ống mật chủ cần stent ngắn hơn.
Cho nên, trong đặt stent nội soi, chiều dài
đường mật ngoài gan từ rốn gan đến gai tá lớn
(bóng Vater) có lợi về mặt lâm sàng nhất. Chiều
dài OMC là một chỉ số thường thấy trong sách
giáo khoa, tuy nhiên, được định nghĩa từ chỗ
nối giữa ống gan chung và ống túi mật đến
bóng Vater, do đó ngắn hơn chiều dài đường
mật ngoài gan thật sự.
Chiều dài đường mật ngoài gan (ĐMNG)
thật sự ít được nghiên cứu, nhất là ở cộng đồng
châu Á. Mục đích của nghiên cứu này là xác
định chiều dài trung bình và khoảng giới hạn
của chiều dài đường mật ngoài gan ở người Việt
Nam trưởng thành để khuyến cáo chiều dài tối
ưu trong xử dụng stent đường mật.
Có nhiều kỹ thuật được dùng để xác định
chiều dài đường mật trên X quang. Trong
ERCP, số đo thường không chính xác do chỉ
đo được 1 hoặc 2 chiều. Phương pháp thứ 2,
đẩy 1 ống thông hoặc 1 guidewire có ghi số
đo qua ống nội soi và đo khoảng cách giữa 2
chỗ đánh dấu(8). Phương pháp thứ 3, do
Dumonceau và cộng sự đề xuất, cũng dùng
ống thông có ghi số đo đẩy lên nhưng dụng
cụ cụ này không phổ biến(5). Phương pháp thứ
4 do Guelrud và cộng sự mô tả, đo chiều dài
đường mật trên X quang đường mật có điều
chỉnh độ phóng đại của X quang(7). Các
phương pháp này có ưu điểm là đo trên trực
tiếp trên người sống nhưng lại có giới hạn là
đo chiều dài ống mật ngoài gan gián tiếp qua
dụng cụ và bằng biện pháp xâm lấn. Hơn nữa,
các phương pháp xâm lấn này khá đắt tiền và
thực hiện trong các điều kiện bệnh lý, là yếu
tố gây lệch chủ yếu làm sai lệch kết quả đo.
Có vài nghiên cứu có liên quan đến đường
mật ngoài gan, nhưng vì nhiều lý do, các tác
giả chỉ chú trọng đến đường kính ống mật
chủ, ít chú ý đến chiều dài đường mật ngoài
gan. Do đó, chúng tôi thực hiện công trình
này với mục đích xác định chiều dài đường
mật ngoài gan trực tiếp trên xác.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu 46 xác đã xử lý formol
được phẫu tích ở bộ môn Giải phẫu học, khoa Y,
Đại học Y Dược TP. HCM. Tiêu chuẩn chọn
mẫu là: người Việt Nam trưởng thành trong độ
tuổi từ 18 đến 70, không có bệnh lý, phẫu thuật
và dị dạng bẩm sinh ở vùng bụng và hệ gan
mật. Độ dài ĐMNG là khoảng cách từ chỗ nối 2
ống gan chung đến đầu mút của gai tá lớn. Các
biến số định lượng được trình bày bằng số trung
bình ± độ lệch chuẩn. Phép thử Chi bình
phương được dùng để so sánh độ dài giữa nam
và nữ với mức ý nghĩa là p < 0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 162
KẾT QUẢ
Sau khi đo đạc, chúng tôi nhận thấy các kết
quả đo được phân phối bình thường (Biểu đồ
1,2, Bảng 1).
chieu dai dmng
100,0
95,0
90,0
85,0
80,0
75,0
70,0
65,0
60,0
chieu dai dmng
F
re
q
u
e
n
cy
20
10
0
Std. Dev = 9,04
Mean = 78,2
N = 46,00
Biểu đồ 1: Phân phối của chiều dài ĐMNG
46N =
chieu dai dmng
110
100
90
80
70
60
50
nam
nam
Biểu đồ 2: Phân phối các số tứ phân của độ dài
ĐMNG
Bảng 1: Độ dài ĐMNG
N 46
Trung bình (mm) 78,20 ± 9,04
Khoảng tin cậy 95%/trung bình 75,5 – 80,9
Khoảng giới hạn (mm) 61,6 – 101,2
IQR 10,2
Khi phân tích riêng biệt nam và nữ, chúng
tôi có kết quả sau (Bảng 2, 3, Biểu đồ 3, 4):
Bảng 2: Độ dài ĐMNG ở nữ
N 17 (37%)
Trung bình (mm) 76,7 ± 7,3
Khoảng tin cậy 95%/trung bình 73 – 80,5
Khoảng giới hạn (mm) 62,7 – 90,2
IQR 8,8
Bảng 3: Độ dài ĐMNG ở nam
N 29 (63%)
Trung bình (mm) 79,01 ± 9,9
Khoảng tin cậy 95%/trung bình 75,2 – 82,8
Khoảng giới hạn (mm) 61,6 – 101,2
IQR 11
2917N =
gioi tinh
namnu
ch
ie
u
d
a
i d
m
n
g
110
100
90
80
70
60
50
46
Biểu đồ 3: Phân phối các số tứ phân của độ dài
ĐMNG ở nam và nữ
chieu dai dmng
101,20
95,70
92,40
88,00
83,60
81,40
79,20
75,90
73,70
71,50
69,30
64,90
61,60
C
ou
nt
4,5
4,0
3,5
3,0
2,5
2,0
1,5
1,0
,5
gioi tinh
nu
nam
Biểu đồ 4: So sánh sự phân phối độ dài ĐMNG của
nam và nữ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 163
Các tỉ lệ phần trăm cộng dồn cho kết quả
như sau (Bảng 4):
Bảng 4: Kết quả tỉ lệ phần trăm cộng dồn
5% 10% 25% 50% 75% 90% 95%
Chung 63,5 69 72,6 75,4 82,8 92,7 97,8
Nữ 62,7 68 72,1 74,8 80,9 90,2
Nam 63,3 68,2 72,6 75,9 83,6 95,7 101,1
Khi so sánh chiều dài giữa nam và nữ, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,229).
BÀN LUẬN
Hiện nay, đặt stent đường mật qua nội soi
được xử dụng khá phổ biến trong điều trị tạm
thời các bệnh lý tắc mật do bệnh lý ác tính
không thể phẫu thuật được(18,4), với tỉ lệ thành
công khoảng 90%(19) đối với chuyên gia. Có 2
loại stent thường dùng là stent plastic
(polyethylene) và stent kim loại tự bung. Cả 2
loại được chế tạo với các độ dài khác nhau để
thích ứng với các mức độ hẹp hoặc tắc trong
đường mật. Đơn vị nội soi thực hiện thủ thuật
này phải đảm bảo chiều dài của stent phải
tương thích với cộng đồng tại chổ. Các stent với
độ dài 7, 9, 10 và 12cm hoặc 4, 6, và 8cm thường
được xử dụng trong các trung tâm nội soi. Theo
nghiên cứu của chúng tôi, có khoảng 10% quần
thể có chiều dài ĐMNG nhỏ hơn 7cm, và chỉ có
khoảng 5% quần thể có chiều dài ĐMNG lớn
hơn 10cm. Đa số (60%) ĐMNG có chiều dài từ
7,2 đến 8,2cm. Cho nên, cơ số dự trữ các loại
stent 8cm, 9cm và 10cm phải nhiều hơn. Trong
tắc mật do ung thư vùng rốn gan (bướu
Klaskin), thường có biến dạng đường mật kèm
theo làm gia tăng chiều dài đường mật, cho nên
cần thiết phải có stent 12cm. Tỉ lệ này hơi khác
so với kết quả nghiên cứu của Chuah và cộng
sự(3), có lẽ do khác biệt về chủng tộc (đa số người
Hoa, một số Mã lai, Ấn) và phương pháp đo (đo
gián tiếp qua ERCP) (Bảng 4).
Bảng 5: So sánh tần suất cộng dồn
Chiều dài ĐMNG (cm) Chuah Chúng tôi
7 1% 10%
8 50%
9 38% 75%
10 57% 95%
12 98%
Vài kỹ thuật được dùng để đo chiều dài
ĐMNG. Đầu tiên là đo theo X quang đường
mật cản quang. Phương pháp này thường sai
lầm. Phương pháp của Dumonceau và cộng
sự dùng 1 catheter có dãi cản quang 1cm ở
phần đầu. Catheter dùng để đánh giá đoạn
ống mật sau khi ống mật chủ đã được nong(5)
phương pháp này cho thấy sự đánh giá bằng
mắt của người nội soi khác xa kích thước
được đo bằng catheter. Điều này cho thấy sự
giới hạn của mắt người (p<0,0005). Dù
catheter rất chính xác nhưng dụng cụ này
không phổ biến. Một phương pháp khác do
Kendall và cộng sự mô tả, dùng guidewire để
đo chiều dài ĐMNG(8), đỉnh guidewire được
đặt ở đầu gần và đầu xa của ống mật được đo
và được đánh dấu. Chiều dài ĐMNG là
khoảng cách giữa đầu gần và đầu xa được
đánh dấu trên guidewire. Guelrud và cộng
sự(7) đo chiều dài ĐMNG sau khi điều chỉnh
độ phóng đại của X quang. Chuah và cộng
sự(3) cải tiến kỹ thuật của Guelrud bằng cách
dùng 1 sợi dây để đo chiều dài. Tác giả này
cũng cho rằng trung điểm của hội lưu các ống
gan nằm ở rốn gan.
Trong hầu hết các sách giáo khoa, chiều dài
ống mật chủ là 7,5cm, mặc dù có thể thay đổi
trong khoảng 5 – 15cm(14,2). Sự đo đạc ống mật
chủ đơn thuần đã đánh giá không đúng mức
chiều dài ĐMNG. Có thể các kích thước trong
sách giáo khoa dựa trên các cộng đồng dân cư
không đồng nhất. Yếu tố dân tộc trong nghiên
cứu của chúng tôi là đồng nhất (100%). Do đó,
chúng tôi dự đoán rằng, có thể độ dài ĐMNG có
liên hệ với chiều cao. Giả định này cần được xác
minh bằng các nghiên cúu khác trong tương lai.
Các phương pháp đo gián tiếp không thể áp
dụng cho các trường hợp bệnh lý do các tiêu
chuẩn loại trừ trong nghiên cứu. Trong các
trường hợp ung thư đường mật ngoài gan, hẹp
đường mật hoặc ung thư tụy nên dùng các kỹ
thuật mới như chụp mật tụy cộng hưởng từ
(Magnetic Resonance Cholangio-
pancreatography – MRCP). Do số liệu được đo
trong điều kiện bình thường, cho nên không thể
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 164
ngoại suy số liệu từ công trình này để đề nghị
chiều dài của stent trong các trường hợp hẹp
đường mật ở các mức độ khác nhau. Các Bác sĩ
nội soi phải dùng phán đoán chuyên môn của
mình để quyết định độ dài stent phù hợp nhất
cho mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu giúp hướng dẫn cơ số của các stent có chiều
dài khác nhau trong một đơn vị nội soi.
Cùng với đặt stent đường mật, đặt stent trên
dòng co vòng Oddi có thể kéo dài thời gian hiệu
quả của stent(2). Kỹ thuật đặt stent bên trong
(inside stent) được xét đến sau khi khảo sát kết
quả của 2 nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật:
các stent đặt bên trên cơ vòng Oddi còn nguyên
vẹn có thời gian thông stent dài hơn, cơ sở lý
luận là cơ vòng Oddi nguyên vẹn tác động như
một hàng rào chống nhiễm trùng(11,6). Liu và
cộng sự tường trình phương pháp đặt stent bên
trong với khoảng hở 2cm giữa chỗ hẹp và cơ
vòng là có thể thực hiện được ở hầu hết các ung
thư rốn gan và 2/3 xa ống mật chủ. Theo kết quả
nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có khoảng 10%
mẫu có chiều dài ĐMNG ≥ 9cm. Như vậy, với
stent 7cm dùng phương pháp đặt stent bên
trong, chỉ khoảng 10% bệnh nhân áp dụng được
phương pháp này. Nếu có stent 4cm và 6cm,
85% bệnh nhân có thể dùng được đặt stent bên
trong.
Chúng tôi cũng đo được độ dài của kênh
chung ống mật chủ và ống tụy chính. Các thay
đổi về khoảng cách chỗ nối mật tụy (CNMT) và
đỉnh của gai tá lớn là kết quả của quá trình phát
triển phôi thai(20). Trong phôi, ống tụy chính
phát xuất từ một nhánh của ống mật chủ và lần
lượt mọc ra từ tá tràng. Khi tá tràng gia tăng
kích thước, nó hấp thụ phần gần ống mật chủ
lên tới chỗ nối với ống tụy chính. Khi hấp thụ ít,
bóng Vater dài, CNMT cao hoặc nằm ngoài
thành tá tràng. Sự hấp thụ gia tăng làm ngắn đi
bóng Vater. Sự hấp thu tối đa làm 2 ống mật và
tụy tách rời nhau. Michels(17) chia CNMT làm 3
loại: Chỗ nối cao, kênh chung dài, có hoặc
không có bóng (85%); chỗ nối thấp, kênh chung
ngắn, không có bóng (5%); không có chỗ nối, 2
ống mật tụy đổ riêng, không có bóng (9%).
Bảng 6: Các dạng chỗ nối mật tụy
Có kênh chung Không kênh
chung Dài Ngắn
Michels 85% 5% 9%
Chúng tôi 65,2%
(30/46)
15,2%
(7/46)
19,6% (9/46)
Wilasrusmee 76%
Ở người lớn, chiều dài trung bình của kênh
chung mật tụy là 4,5mm, trong khoảng 1 –
12mm(12,10). Xác định CNMT bất thường khi
chiều dài >15mm hoặc phần ngoài tá tràng của
kênh chung >6mm(12,13). Kim và cộng sự(16) nhận
thấy tỉ lệ này ở người Hàn quốc là 4,1%, với 70%
kết hợp với nang ống mật chủ. Khảo sát của các
tác giả này củng cố lý thuyết cho rằng CNMT
bất thường có thể là yếu tố nguyên nhân trong
sự phát triển nang ống mật chủ. Kênh chung có
lẽ là dạng thường gặp nhất, như trong nghiên
cứu của Wilasrusmee và cộng sự là 76,7%(9).
Chúng tôi đo được chiều dài trung bình của
kênh chung là 6,6mm ± 1,8 (2,6 – 10,8mm).
Hình 1: Các dạng chỗ nối mật tụy
Chỗ nối mật tụy (CNMT) bất thường
(Anomalous pancreatobiliary union – APBU)
hay là kênh chung dài là 1 dị dạng bẩm sinh của
đường mật tụy, trong đó hội lưu của ống mật
chủ và ống tụy chính nằm ngoài thành tá tràng.
CNMT bất thường có thể chia làm 3 loại: loại
mật – tụy (ống mật chủ nối với ống tụy chính),
loại tụy – mật (ống tụy chính nối với ống mật
chủ dãn) và loại Y (kênh chung không có dãn
ống mật chủ)(7,12). Bệnh nhân có bất thường loại
mật – tụy thường kết hợp với nang ống mật chủ,
sỏi ống mật chủ và hẹp đường mật(7). Bệnh nhân
có bất thường dạng tụy – mật thường kết hợp
với viêm tụy(7,21). Nhìn chung, các tổng kết y văn
chỉ ra rằng CNMT bất thường dễ kết hợp với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 165
ung thư túi mật và đường mật(7,12,15,22). Tỉ lệ
CNMT bất thường thay đổi từ 1,5 – 3,2%(12,10). Tỉ
lệ này không phản ảnh tỉ lệ thật sự trong cộng
đồng, vì chỉ thấy được ở các bệnh nhân có triệu
chứng có chụp đường mật. Chúng tôi không tìm
thấy bất thường này trong nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Bằng phương pháp đo trực tiếp trên xác,
chúng tôi xác định được chiều dài trung bình
của ĐMNG ở người Việt Nam trưởng thành là
7,82cm, nằm trong khoảng giới hạn từ 7,55
đến 8,09cm. Chúng tôi cũng nêu được các
dạng của chỗ nối mật tụy và độ dài trung
bình của kênh chung. Số liệu này giúp làm
nền tảng cho dự trữ các loại stent ở các trung
tâm nội soi, và góp phần vào số liệu hằng số
sinh học của người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ballinger, A., Mc Hugh (1994), M., Symtom relief and quality of
life after stenting for malignant bile duct obstruction. Gut. 35: p.
467-70.
2. Banister, L.H (1995), Alimentary system. Bile duct and
gallbladder, in Williams PL Eds. Gray' Anatomy: The anatomical
basis of medicine and surgery, Churchill Livingstone: New York.
p. 1811.
3. Chuah, K.B., Yap, C.K.(2001), Extrahepatic bile duct length in the
Singapore population. Singapore med J. 42(4): p. 165-169.
4. Davids, P., Groen, AK.(1992), Randomized trial of self-
expanding metal stent versus polyethylene stent for distal
malignant biliary obstruction. Lancet, 340: p. 1488-92.
5. Dumonceau, J., Deviere, J (1998), A guiding catheter to facilitate
accurate stent length determination. Gastrointestinal Endosc.. 48:
p. 203-6.
6. Georgehan, J.G., Branch, M.S (1991), Biliary stent occlude earlier
if the distal tip is in the duodenum in dog. Gastrointestinal
Endosc., 37: p. 257.
7. Guelrud, M., Morera, C., Rodiguez, M (1999), Normal and
anomalous pancreaticobiliary union in children and adolescents.
Gastrointestinal Endosc. 50: p. 189-93.
8. Kendall, G., Jutabha, R (1995), Determining required stent length
in endoscopic retrograde biliary stenting. Gastrointestinal
Endosc. 4: p. 242-3.
9. Kim, H.J., Kim, M.H.(2002), Normal structure, variations, and
anomalies of the pancreaticobiliary ducts of Koreans: a
nationwide cooperation prospective study. Gastrointestinal
Endosc. 55(7): p. 889-96.
10. Kimura, K., Ohto, M (1985), Association of gallbladder
carcinoma and anomalous pancreaticobiliary ductal union.
Gastroenterology. 89: p. 1258-65.
11. Liu, Q., Khay, P.B., Cotton, P.B (1998), Feasibility of stent
placement above the Sphincter of OddI ("inside stent") for
patient with malignant biliary obstruction. Endoscopy. 30(8): p.
687-90.
12. Michels, N.A.(1955), Blood supply anatomy of the upper
abdominal organ, Philadelphia: Lippincott.
13. Misra, S., Gulati, P (1989), Pancreaticobiliary ductal union in
biliary diseases: an endoscopic retrograde
cholangiopancreatography study. Gastroenterology, 96: p. 907-
12.
14. Moore, K.L., Dalley, A.F (1999), Biliary duct and gallbladder, in
Clinically oriented anatomy. Williams and Wilkins: Philadelphia:
Lippincott. p. 272.
15. Mori, K., Nagakawa, T.(1991), Acute pancreatitis associated with
anomalous union of the pancreatobiliary ductal system. J Clin
Gastroenterol. 13: p. 673-7.
16. Ono, J., Sakoda, K.(1982), Surgical aspects of cystic dilatation of
the bile duct: an anomalous junction of the pancreaticobiliary
tract in adults. Ann Surg. 195: p. 203-208.
17. Schwegler, R.A.J., Boyden, E.A.(1937), The development of the
pars intestinalis of the common bile duct in the human fetus,
with special reference to the origin of the ampulla of Vater and
the sphincter of Oddi. Anat Rec. 67: p. 441.
18. Smith, A., Dowsett, JF.(1994), Randomized trial of endoscopic
stenting versus operative b