Phẫu thuật cắt thận qua nội soi được thực hiện tại bệnh viện Bình Dân Tp.Hồ Chí
Minh trong hơn 3 năm qua. Nghiên cứu cắt thận nội soi về phương diện gây mê
hồi sức trong nước hầu như chưa được tiến hành. Vì vậy chúng tôi thực hiện
nghiên cứu nàynhằm mục tiêu xác định các tai biến gây mê thường xảy ra trong
phẫu thuật cắt thận qua ngã nội soi, đặc biệt là các rối loạn về kiềm toan xảy ra khi
bơm thán khí vào phúc mạc.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Gây mê hồi sức trong phẫu thuậtcắt thận qua nội soi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬTCẮT THẬN QUA NỘI SOI
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định các tai biến gây mê gây ra khi bơm thán khí vào phúc mạc
trong cắt thận qua ngã nội soi.
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, cắt ngang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 82 bệnh nhân ASA từ I – III, tuổi trung
bình 47,8 ± 15,9 tuổi, được phẫu thuật chương trình cắt thận qua ngã nội soi ổ
bụng hoặc sau phúc mạc, từ tháng 04/2005 đến tháng 06 /2007 tại bệnh viện Bình
Dân.
Kết quả: nhịp tim và huyết áp trung bình tăng có ý nghĩa trong khoảng 10 phút đầu
sau khi bơm hơi (P<0.05), sau đó dần trở về bình thường. PetCO2 tăng liên tục và
đạt đến mức bình nguyên khoảng 30 phút sau khi bơm hơi. Toan hô hấp xuất hiện
khoảng 30 – 45 phút sau bơm hơi (P<0.05). Có 11 trường hợp tràn khí dưới da.
Phẫu thuật phải tạm dừng để tăng thải CO2 và tiếp tục lại khi đã điều chỉnh giảm
mức thán khí. Ngoại trừ tràn khí dưới da, các trường hợp tăng PaCO2 có thể điều
chỉnh bằng cách tăng thông khí phút lên khoảng 15% đến 25%.
Kết luận: phẫu thuật nội soi cắt thận khá an toàn, xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên,
trong lúc bơm hơi, cần phải kiểm soát thông khí để duy trì mức thán khí trong máu
bình thường.
ABSTRACT
ANESTHESIA FOR LAPAROSCOPIC NEPHRECTOMY
Tran Do Anh Vu, Ho Minh Le, Tran Thi Ngoc Phuong, Nguyen Thi Bich Hong,
Nguyen Van Chung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 -
2009: 441 - 446
Background: Over the last decade laparoscopy has been popularized and become
the procedure of choice for many disorders in various specialities, mainly because
it is as effective as open surgery but is associated with a lower requirement for
postoperative analgesia, decreased length of hospitalization, faster convalescence
and better cosmetic results. With advances in instrumentation and increasing
surgical experience many open urological procedures can be done
laparoscopically.
Objectives: the purpose of our study to determine anesthesia complications caused
by peritoneal carbon dioxide (CO2) insufflation during laparoscopic nephrectomy.
Study design: prospective, cross-sectional study.
Patients and methods: 82 ASA physical status I – III patients, average 47.8 ± 15.9
yr, who underwent elective laparoscopic nephrectomy through intraperitoneal and
retroperitoneal approach from 2005 Apr to 2007 Jun at Binh Dan hospital were
studied.
Results: heart rate and mean arterial blood pressure increased significantly within
first 10 minutes of insufflation (P<0.05), and returned gradually at the baseline
level. PetCO2 progressively increased to reach a plateau 30 minutes after
peritoneal CO2 insufflation. Respiratory acidosis occurred 30 – 45 minutes after
CO2 insufflation (P<0.05). There were 11 cases CO2 subcutaneous emphysema.
Laparoscopy must be temporarily interrupted to allow CO2 elimination and can be
resumed after correction of hypercarbia. Except in CO2 subcutaneous emphysema,
correction of increased PaCO2 can be achieved by 15% to 25% increase of minute
ventilation.
Conclusions: laparoscopic nephrectomy is safety and minimally invasive
procedure. However, during peritoneal CO2 insufflation, controlled ventilation
must be adjusted to maintain normocarbia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt thận qua nội soi được thực hiện tại bệnh viện Bình Dân Tp.Hồ Chí
Minh trong hơn 3 năm qua. Nghiên cứu cắt thận nội soi về phương diện gây mê
hồi sức trong nước hầu như chưa được tiến hành. Vì vậy chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các tai biến gây mê thường xảy ra trong
phẫu thuật cắt thận qua ngã nội soi, đặc biệt là các rối loạn về kiềm toan xảy ra khi
bơm thán khí vào phúc mạc.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu liên tiếp trên các bệnh nhân nhập bệnh
viện Bình Dân TP.Hồ Chí Minh, có chỉ định cắt thận do bệnh lý lành hoặc ác tính,
được phẫu thuật qua ngã nội soi ổ bụng hoặc sau phúc mạc, bệnh nhân đồng ý và
ký vào cam kết gây mê-phẫu thuật.
Đánh giá bệnh nhân trước mổ
* Đánh giá bệnh nhân trước mổ
Bệnh sử và khám lâm sàng: tổng trạng chung, chức năng tim mạch, hô hấp, bệnh
đi kèm.
Cận lâm sàng: công thức máu, ion đồ máu, đường huyết, chức năng đông máu
toàn bộ, chức năng gan, chức năng thận, Xquang ngực thẳng. Đánh giá tình trạng
tim mạch gồm ECG, siêu âm tim được làm theo chỉ định của bác sĩ tim mạch hoặc
bác sĩ gây mê.
* Đánh giá nguy cơ phẫu thuật theo ASA.
Kỹ thuật gây mê hồi sức
Tất cả các bệnh nhân đều được gây mê toàn diện qua ống nội khí quản, thông khí
kiểm soát. Trước khi dẫn đầu gây mê, bệnh nhân được đặt một đường truyền tĩnh
mạch kim 18G, dung dịch NaCl 0,9% hoặc Ringer Lactate.
Các phương tiện kiểm báo
ECG 3 điện cực
Huyết áp tự động xâm lấn hoặc không xâm lấn.
Độ bão hòa oxy qua mạch nẩy (SpO2)
Phân áp CO2 trong khí thở ra (PetCO2)
Nồng độ khí mê isoflurane trong khí thở ra (etIso)
Dẫn đầu gây mê được thực hiện với thuốc Midazolam 2mg, Fentanyl 1 – 3
mcg/kg, thuốc mê tĩnh mạch Propofol 1,5 – 2,5 mg/kg, thuốc dãn cơ Rocuronium
(Esmeron) hoặc Atracurium (Tracrium).
Duy trì gây mê bằng thuốc mê hô hấp Isoflurane với nồng độ khoảng 1,5 – 2 MAC
và oxy. Trước khi bắt đầu phẫu thuật, cho thêm thuốc giảm đau Fentanyl 2
mcg/kg, sau đó Fentanyl được cho cách khoảng hoặc truyền liên tục tùy nhu cầu
của bệnh nhân. Duy trì huyết áp ổn định trong khoảng 20% mức cơ bản của bệnh
nhân. Bệnh nhân được thông khí kiểm soát với cài đặt ban đầu: thể tích khí lưu
thông 10 ml/kg, tần số 12 lần/phút. Sau đó điều chỉnh máy thở để giữ cho PetCO2
trong khoảng 35 ± 5 mmHg.
Sau khi dẫn đầu gây mê, 1 catheter được đặt ở vị trí động mạch quay để theo dõi
huyết áp động mạch liên tục và lấy mẫu máu động mạch để phân tích khí máu.
Giảm đau sau mổ bằng Paracetamol (Perfalgan 1g/100ml), phối hợp thêm
Pethidine khi cần.
Các biến số theo dõi và phân tích
Mạch, huyết áp: ngay trước khi khởi mê, trước khi bơm hơi và mỗi 10 phút sau
bơm hơi.
Theo dõi PetCO2 trước khi bơm hơi và mỗi 10 phút sau bơm hơi. Duy trì PetCO2
trong khoảng 35 ± 5 mmHg. Chuyển sang phẫu thuật mở nếu PetCO2 không thể
duy trì được ở mức dưới 60 mmHg và dự kiến phẫu thuật khó khăn còn phải kéo
dài.
Các mẫu khí máu được phân tích ở các thời điểm: trước khi rạch da, sau bơm hơi
CO2 khoảng 30 – 45 phút, và khoảng 60 phút sau ở phòng hồi tỉnh.
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật.
Tai biến tim mạch quanh mổ
Mạch: chậm dưới 60 lần/phút trên 5phút; nhanh trên 100 lần/phút trên 5 phút.
Huyết áp: tăng hoặc giảm hơn 30% mức cơ bản trên 5 phút
Loạn nhịp tim.
ST chênh > 1mm trên 5phút.
Nhồi máu cơ tim: phối hợp ECG và định lượng Troponin.
Tai biến hô hấp quanh mổ
Co thắt thanh quản, phế quản.
Viêm phổi do hít dịch dạ dày trào ngược.
Suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi.
Tràn khí dưới da, thuyên tắc khí.
Rối loạn thăng bằng kiềm toan.
Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 13.0 for
Windows.
Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là P<0,05.
KẾT QUẢ
Từ tháng 04 / 2005 đến tháng 06 / 2007, tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi đã thực
hiện gây mê phẫu thuật cho 82 trường hợp cắt thận nội soi, 47 cắt thận qua ngã nội
soi sau phúc mạc (NSHL), 35 qua ngã nội soi ổ bụng (NSOB).
Phân bố tuổi và ASA
Đặc điểm
Số trường hợp
Giới
Nam
28 (34,1%)
Nữ
54 (65,9%)
Tuổi
47,8 ± 15,9 tuổi (13 - 77)
ASA
I
37 (45,1%)
II
42 (51,2%)
III
3 (3,7%)
Thời gian gây mê – phẫu thuật: 126,7 ± 40,0 phút (45 – 230 phút)
Có 35 (42,7%) bệnh nhân được cắt thận qua NSOB và 47 (57,3%) qua ngã NSHL;
bao gồm 50 (61%) trường hợp thận mất chức năng, 25 (30,5%) trường hợp bướu
thận, 5 (6,1%) trường hợp thận đôi, 1 (1,2%) bướu niệu quản và 1(1,2%) trường
hợp u cực trên thận. Có 2 trường hợp chuyển mổ mở, 1 trường hợp tăng thán khí
máu nặng không kiểm soát được do tràn khí dưới da, 1 trường hợp bướu thận dính
nhiều.
Tràn khí dưới da: 10 trường hợp trong nhóm NSHL, 1 trường hợp trong nhóm
NSOB. Có 3 trường hợp tràn khí rất nhiều trong nhóm NSHL.
Lượng máu mất: 90,8 ± 12,3 ml (10 – 700 ml)
Thời gian hậu phẫu: 5,0 ± 1,4 ngày (3–8 ngày)
Thay đổi mạch (M), huyết áp (HA) trung bình, PetCO2 giữa các thời điểm phẫu
thuật
Mạch (lần/phút)
HA trung bình (mmHg)
PetCO2 (mmHg)
Trước bơm CO2
t0
73 ± 5
72 ± 6
37,9 ± 2,5
Bơm CO2
t10
80 ± 6*
93 ± 8*
39,0 ± 3,0
t20
75 ± 7
76 ± 6
41,7 ± 4,3
t30
74 ± 7
77 ± 6
45,7±6,1*
t40
72 ± 7
75 ± 7
50,7± 7,5*
t50
78 ± 9
73 ± 7
51,5± 8,1*
t60
80 ± 9*
73 ± 8
52,1± 9,0*
Sau bơm CO2
t trước xả hơi
81 ± 8*
76 ± 6
52,8± 11,1*
t sau xả hơi
75 ± 7
75 ± 7
51,4±10,2*
Phòng hồi tỉnh
t 30ph
83 ± 8*
95 ± 8*
t 90ph
82 ± 6*
76 ± 7
(*): khác biệt có ý nghĩa so với mức cơ bản trước khi bơm hơi, P < 0,05. Với: .t0
là thời điểm trước khi bơm hơi ; .t10, t20, t30, t40, t50, t60: là các thời điểm mỗi
10 phút sau khi bơm hơi ; .t trước xả hơi, t sau xả hơi: là thời điểm ngay trước và
sau khi thoát hơi; .t30ph, t90ph: là thời điểm bệnh nhân ở phòng hồi tỉnh 30 và 90
phút sau khi bệnh nhân được đưa ra phòng hồi tỉnh.
Rối loạn kiềm toan trong phẫu thuật:
Trước phẫu thuật
Trong phẫu thuật
Sau phẫu thuật
pH
7,39 ± 0,04
7, 29 ± 0.07*
7,30 ± 0,08*
PaCO2 (mmHg)
42,75 ± 4,52
56,13 ± 12,42*
54,94 ± 15,27*
HCO3- (mmHg)
25,99 ± 1,80
25,65 ± 2,51
26,11 ± 2,79
(*): khác biệt có ý nghĩa so với mức cơ bản trước khi phẫu thuật, P < 0,05.
Biểu đồ 1: So sánh sự thay đổi PaCO2 trong các thời điểm phẫu thuật giữa NSHL
và NSOB, P < 0,05
Biểu đồ 2: So sánh sự thay đổi pH trong các thời điểm phẫu thuật giữa NSHL và
NSOB, P < 0,05.
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Tình hình phẫu thuật nội soi cắt thận
Trong thập niên 1990, không có khía cạnh nào của lĩnh vực ngoại khoa phát triển
nhanh chóng hơn phẫu thuật nội soi ổ bụng. Phẫu thuật nội soi rõ ràng có nhiều ưu
thế như giảm đáp ứng hệ thống thần kinh nội tiết, đường mổ nhỏ giúp hậu phẫu ít
đau, bệnh nhân vận động sớm hơn, cải thiện chức năng và làm giảm tai biến hô
hấp, và kết quả là giúp bệnh nhân sớm trở về hoạt động bình thường. Ngoài ra,
những thao tác tối thiểu trên những cơ quan khác trong ổ bụng giúp giảm rõ ràng
nguy cơ liệt ruột hậu phẫu và tạo lập sự dính ruột. Duy trì chức năng đường ruột
không chỉ làm giảm thời gian nằm viện mà còn giúp cải thiện dinh dưỡng hậu
phẫu. Những thuận lợi này giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và giảm chi phí do
giảm thời gian nằm viện và trở về cuộc sống bình thường sớm hơn.
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, phẫu thuật cắt thận qua nội soi ổ bụng,
lúc đầu là cho bệnh lý thận lành tính và sau đó là bướu ác thận, dần được thế giới
chấp nhận trong Niệu khoa(9).
Thế giới
Clayman và cộng sự đã thực hiện ca cắt thận qua nội soi trong phúc mạc đầu tiên
trên thế giới năm 1990. Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới cắt thận-niệu
quản qua nội soi ổ bụng(1).
Gaur,1992 đã thực hiện cắt thận qua nội soi sau phúc mạc đầu tiên năm 1993(2).
Việt Nam
N.H.Bắc và cộng sự, 2003, báo cáo hai trường hợp cắt thận qua nội soi ổ bụng
trong phúc mạc do thận ứ nước mất chức năng(6).
V.L.Chuyên và cộng sự, 2004, đã báo cáo kinh nghiệm 40 trường hợp cắt thận qua
nội soi trong phúc mạc cho nhiều loại bệnh lý thận(10).
N.P.C.Hoàng và cộng sự, 2005, báo cáo 24 trường hợp cắt thận nội soi sau phúc
mạc cho các bệnh lý thận lành tính(7).
Gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt thận qua nội soi
Gây mê toàn diện qua nội khí quản, và thông khí kiểm soát là kỹ thuật an toàn
nhất cho phẫu thuật nội soi có bơm hơi vào ổ bụng.
Thay đổi huyết động trong phẫu thuật
Bơm hơi vào phúc mạc với áp lực lớn hơn 10 mmHg gây ra thay đổi có ý nghĩa về
mặt huyết động học. Các biểu hiện gồm có: giảm cung lượng tim, tăng huyết áp
động mạch, tăng kháng lực mạch máu phổi và hệ thống. Nhịp tim không thay đổi
hoặc chỉ tăng nhẹ. Giảm cung lượng tim tương ứng với tăng áp lực ổ bụng. Tuy
nhiên cũng có báo cáo cung lượng tim không thay đổi trong lúc bơm hơi. Sự
không nhất quán này có thể do sự khác biệt về tốc độ bơm CO2, áp lực ổ bụng, tư
thế bệnh nhân, kỹ thuật sử dụng để đánh giá huyết động, kỹ thuật gây mê. Tuy
nhiên hầu hết nghiên cứu đều nhận thấy cung lượng tim giảm khoảng 10 – 30%
khi bơm hơi vào phúc mạc. Rối loạn về cung lượng tim khi bơm hơi được đánh
giá bằng siêu âm tim qua thực quản, hoặc đo cung lượng tim bằng catheter động
mạch phổi. Chúng tôi chưa thực hiện được việc đánh giá cung lượng tim của bệnh
nhân do chưa đủ điều kiện.
Trong nghiên cứu này, mạch và huyết áp trung bình tăng có ý nghĩa trong khoảng
10 phút đầu sau bơm hơi, cũng tương tự như một số báo cáo khác. Thay đổi này là
do kích thích cơ học, sự gia tăng kháng lực mạch máu hệ thống, tăng hậu tải do
các thay đổi về nội tiết như phóng thích catecholamines, hệ thống renin –
angiotensin… xảy ra khi bơm hơi. Sự gia tăng kháng lực mạch máu hệ thống cũng
giải thích tại sao huyết áp vẫn tăng trong khi cung lượng tim lại giảm.
Mạch và huyết áp tăng đột ngột rất bất lợi trên những bệnh nhân có tiền sử mắc
bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Để giảm bớt tác dụng phụ do yếu tố cơ học và
kháng lực mạch máu tăng khi bơm hơi, chúng tôi sử dụng phối hợp Fentanyl và
tăng nồng độ thuốc mê isoflurane (tác dụng dãn mạch) hoặc thuốc dãn mạch như
nicardipine. Hầu như tất cả các trường hợp huyết động trở về ổn định với Fentanyl
và isoflurane phối hợp. Chỉ một số rất ít phải sử dụng nicardipine, đều là những
bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp.
Thay đổi về hô hấp và rối loạn thăng bằng kiềm toan quanh phẫu thuật
Các nghiên cứu nhận thấy rằng, khi không có sự kiện nào liên quan đến bơm CO2
phúc mạc, PaCO2 tăng dần và đạt tới bình nguyên khoảng 15 – 30 phút sau khi
bơm dưới thông khí kiểm soát trong phẫu thuật nội soi phụ khoa ở tư thế
Trendelenburg hoặc đầu cao trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Bất kỳ sự tăng có
ý nghĩa nào của PaCO2 sau khoảng thời gian này đều phải được xem xét cẩn thận
để tìm ra nguyên nhân độc lập hoặc liên quan đến CO2 như tràn khí dưới da.
PetCO2 và SpO2 đủ để theo dõi PaCO2 và độ bảo hòa oxy trong động mạch ở
những bệnh nhân khỏe mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng PaCO2 và độ sai
biệt giữa PaCO2 - PetCO2 tăng nhiều hơn ở những bệnh nhân ASA nhóm II và III
hơn ở nhóm I, có thể do rối loạn chức năng tim phổi, giảm khả năng bài tiết CO2.
Vì vậy, mẫu khí máu được lấy phân tích khi có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ, ngay
cả khi PetCO2 bình thường.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, PetCO2 bắt đầu tăng có ý nghĩa 30 phút sau khi
bơm hơi, và sau đó duy trì ở mức bình nguyên. PaCO2 tăng có ý nghĩa ở thời điểm
30 – 45 phút sau bơm hơi. Rối loạn về thăng bằng kiềm toan quanh phẫu thuật hầu
hết là dạng toan hô hấp. Ơ thời điểm chúng tôi lấy mẫu khí máu để phân tích 60
phút sau ở phòng hồi tỉnh, các bệnh nhân có rối loạn toan hô hấp trong mổ, kết quả
khí máu vẫn chưa trở về bình thường, trong khi các các dấu hiệu sinh tồn đã trở về
bình thường.
Chúng tôi thực hiện điều chỉnh tăng thể tích thông khí phút khoảng 15 – 25% khi
bệnh nhân có tăng PetCO2. Đa số các trường hợp đều kiểm soát mức PetCO2 chấp
nhận được, tuy nhiên với các bệnh nhân bị tràn khí dưới da thì không thể đưa
PetCO2 về bình thường được. Đối với các trường hợp này, chúng tôi đề nghị phẫu
thuật viên tạm dừng phẫu thuật để tăng thải CO2, và phẫu thuật lại khi đã điều
chỉnh PetCO2 xuống mức chấp nhận. Có 1 trường hợp chúng tôi không kiểm soát
được PetCO2 sau khi đã tăng thải CO2 và thời gian phẫu thuật còn khá dài nên
phải chuyển sang mổ mở(4,8).
Trong nghiên cứu này, khi phân tích riêng nhóm NSHL và NSOB, chúng tôi nhận
thấy biến chứng tăng thán khí trong máu xảy ra trong nhóm NSHL nhiều hơn, P
<0,05.
Vấn đề này có thể do trong điều kiện bình thường thán khí ít hấp thu vào máu khi
bơm hơi trong phúc mạc hơn là khi bơm hơi sau phúc mạc. Khoang sau phúc mạc
là một khoang ảo, không có giới hạn rõ ràng, giàu mạch máu, nhiều mô lỏng lẻo,
mở rộng dần với hơi bơm vào. Vì vậy CO2 tăng dần, thường không đạt bình
nguyên như bơm hơi trong phúc mạc, dễ gây tràn khí dưới da và tăng thán khí
trong máu.
Có 3 trường hợp tràn khí dưới da rất nhiều, trong đó có 1 trường hợp pH = 7.03,
PaCO2 = 109 mmHg sau 60 phút ở phòng hồi tỉnh, bệnh nhân này tỉnh lại rất
chậm sau đó. Tràn khí dưới da lượng nhiều gây tăng thán khí máu nặng, tác động
lên hệ thần kinh trung ương. Não rất nhạy cảm với sự thay đổi PCO2, tăng nhẹ
CO2 gây ra ức chế trực tiếp vỏ não. Tăng ở mức cao hơn có thể gây kích thích vỏ
não và những cơn động kinh. CO2 đầu tiên được sử dụng như một chất để gây mê
bởi Leake và Waters năm 1928. CO2 gây ra tình trạng hôn mê ở khoảng áp lực 90
– 120 mmHg. CO2 đi qua hàng rào máu não, tác động lên chuyển hóa tế bào. Do
đó, thay đổi PCO2 cũng gây ra thay đổi nhanh chóng pH dịch não tủy. CO2 là yếu
tố rất quan trọng trong điều hòa lưu lượng máu não. Tương quan giữa lưu lượng
máu não và PCO2 tuyến tính trong khoảng từ 20 – 100 mmHg, với dãn mạch tối
đa vào khoảng 120 mmHg, mỗi 1 mmHg tăng lên của PCO2 trong khoảng từ 25 –
100 mmHg, lưu lượng máu não tăng 2 – 4%. Tăng CO2 làm giảm kháng lực mạch
máu não, gây tăng lưu lượng máu não, tăng áp lực nội sọ(3,5).
KẾT LUẬN
Qua 82 trường hợp cắt thận qua ngã nội soi ổ bụng và nội soi sau phúc mạc cho
các loại bệnh lý lành tính và ác tính, kết quả gây mê phẫu thuật đạt được là tương
đối khả quan. Chỉ có 1 trường hợp bị tai biến do CO2 khá nặng nhưng sau đó bệnh
nhân hồi phục tốt. Cắt thận qua ngã nội soi là một phẫu thuật khá an toàn và ít xâm
lấn, giúp bệnh nhân hồi phục sớm hơn.