Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị phẫu thuật của u nang thượng bì (UNTB) nội sọ. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Từ tháng 1/2008 đến tháng 06/2012 có 44 trường hợp u nang thượng bì được phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần kinh-BV Chợ Rẫy. Tác giả đã mô tả các dấu hiệu lâm sàng của UNTB, tất cả bệnh nhân đều được đánh giá hình ảnh dựa vào MRI não. Tình trạng trước mổ được đánh giá bằng thang điểm Glasgow và Karnofsky. Kết quả phẫu thuật đánh giá lúc ra viện bằng điểm GOS, lấy hết u và biến chứng sau mổ. Kết quả: Tuổi trung bình của 15 nam (34%) và 29 nữ (66%) là 39,4 ± 11,2 tuổi (14 -59). Triệu chứng lâm sàng gồm: đau đầu (91%), đau dây V (32%), dấu tiểu não (32%) và yếu nửa người là 11,4%. UNTB dưới lều chiếm 61,3%, thường gặp ở góc cầu tiểu não (45,5%), u trên lều chủ yếu là ở thùy thái dương (16%). Kết quả lấy toàn bộ u-hết bao là 41%, có 1 trường hợp tử vong do mổ (2,3%), 1 trường hợp máu tụ ngoài màng cứng hố mổ (2,3%) và 1 máu tụ dưới màng cứng hố mổ, không có biến chứng viêm màng não hay dò dịch não tủy sau mổ. 95,6 % có kết quả tốt sau mổ với tỉ lệ hồi phuc là 84,1% và di chứng vừa 11,4%. Kết luận: UNTB có lâm sàng đa dạng, phẫu thuật là điều trị duy nhất, độ an toàn và hiệu quả cao. Kế hoạch phẫu thuật là lấy càng nhiều bao u càng tốt nhưng có thể để lại bao u dính vào cấu trúc quan trọng
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị phẫu thuật u nang thượng bì nội sọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 206
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U NANG THƯỢNG BÌ NỘI SỌ
Huỳnh Lê Phương*, Trần Thiện Khiêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị phẫu thuật của u nang thượng bì
(UNTB) nội sọ.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Từ tháng 1/2008 đến tháng 06/2012 có 44 trường
hợp u nang thượng bì được phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần kinh-BV Chợ Rẫy. Tác giả đã mô tả các dấu hiệu lâm
sàng của UNTB, tất cả bệnh nhân đều được đánh giá hình ảnh dựa vào MRI não. Tình trạng trước mổ được
đánh giá bằng thang điểm Glasgow và Karnofsky. Kết quả phẫu thuật đánh giá lúc ra viện bằng điểm GOS, lấy
hết u và biến chứng sau mổ.
Kết quả: Tuổi trung bình của 15 nam (34%) và 29 nữ (66%) là 39,4 ± 11,2 tuổi (14 -59). Triệu chứng lâm
sàng gồm: đau đầu (91%), đau dây V (32%), dấu tiểu não (32%) và yếu nửa người là 11,4%. UNTB dưới lều
chiếm 61,3%, thường gặp ở góc cầu tiểu não (45,5%), u trên lều chủ yếu là ở thùy thái dương (16%). Kết quả
lấy toàn bộ u-hết bao là 41%, có 1 trường hợp tử vong do mổ (2,3%), 1 trường hợp máu tụ ngoài màng cứng hố
mổ (2,3%) và 1 máu tụ dưới màng cứng hố mổ, không có biến chứng viêm màng não hay dò dịch não tủy sau
mổ. 95,6 % có kết quả tốt sau mổ với tỉ lệ hồi phuc là 84,1% và di chứng vừa 11,4%.
Kết luận: UNTB có lâm sàng đa dạng, phẫu thuật là điều trị duy nhất, độ an toàn và hiệu quả cao. Kế hoạch
phẫu thuật là lấy càng nhiều bao u càng tốt nhưng có thể để lại bao u dính vào cấu trúc quan trọng.
Từ khóa: U nang thượng bì, phẫu thuật
ABSTRACT
THE SURGICAL TREATMENT OF INTRACRANIAL EPIDERMOID CYST
Huynh Le Phuong, Tran Thien Khiem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 206 - 211
Objective: To evaluate the clinical feature, radiology and results of surgical treatment of epidermoid cysts.
Methods: Retrospective descriptive study, 44 patients with epidermoid cysts who underwent surgery at the
Neurosurgery department of Cho Ray Hospital from 1/2008 to 06/2012. We descriptive clinical features of
epidermoid cysts, diagnosis were made by MRI of the brain. All patients were assessed by the GCS and Karnofsky
scale in the preoperative. The post-operative results were evaluated by GOS, total tumoral remove and
complication on the discharge time.
Results: Mean age of the 15 male (34%) and 29 female (66%) patient was 39.4 ± 11.2 years (ranging 14- 59
years). Clinical features consisted of: headache (91%), trigeminal neuralgia (32%), cerebellar signs (32%) and
hemiparesis (11.4%). The infratentorial tumors (61.3%), the highest incidence of the tumor was cerebellopontine
angle (45.5%). The main supratentorial tumors is the temporal lobe (16%). 41% totally removed. One patient
died in this study. Complications in surgical group include one of epidural hematoma (2.3%) and one case of the
subdural hematoma (2.3%). There were no meningitis, or CFS leakage. 95.6% patients had post-operative good
outcome (good recovery: 84.1% and moderate disability 11.4%).
*Khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên hệ: TS, BS Huỳnh Lê Phương, ĐT: 0909225188, Email: phuongsds@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 207
Conclusions: The surgical treatment of epidermoid cyst was safe and effective treatment. The surgical plan
is to remove as much as possible but can leave capsule adherent to critical structures
Key words: Epidermoid cyst, surgical treatment
MỞ ĐẦU
U nang thượng bì (UNTB) là một thương tổn
bẩm sinh lành tính hiếm gặp, chiếm tỉ lệ từ 1 ~2
% các loại u trong sọ(1,4). UNTB có nguồn gốc từ
ngoại bì phôi và được hình thành do sự tách
không hoàn toàn giữa ngoại bì da và ngoại bì
thần kinh trong giai đoạn đóng ống thần kinh
xảy ra vào tuần thứ 3 đến tuần thứ 5 của thai kì.
Vì có nguồn gốc khiếm khuyết bẩm sinh trong
phôi thai, UNTB thường gặp ở những vị trí xa
đường giữa trong sọ. Tuy nhiên, cũng có thể
gặp UNTB ở nhiều vị trí khác như: vùng trên
yên, sàn não thất IV, vùng tuyến tùng, thể chai,
trong mô não, trong tủy sống và xương sọ.
Trong đó vị trí vùng GCTN chiếm tỉ lệ cao nhất,
khoảng 40%-50% tổng số ca UNTB nội sọ và
đứng hàng thứ ba trong các loại u não tại vùng
này sau u sợi thần kinh và u màng não.
UNTB không nhạy cảm với tia xạ, do đó
điều trị phẫu thuật là lựa chọn hàng đầu. Phẫu
thuật, lấy toàn bộ u là lý tưởng nhất và mục tiêu
của điều trị phẫu thuật là giảm được tỉ lệ tái
phát và biến chứng viêm màng não sau mổ. Từ
hơn nửa thế kỷ nay đã có nhiều báo cáo về phẫu
thuật UNTB nội sọ cho kết quả khả quan như
trong báo cáo của tác giả Yasargil năm 1989 với
tỉ lệ lấy toàn phần u là 95%. Tuy nhiên, ngoài
việc u liên quan mật thiết với các cấu trúc thần
kinh mạch máu quan trọng, vỏ bao của chúng
còn dính chặt vào các cấu trúc này làm cho phẫu
thuật lấy toàn bộ u vẫn là một thực tế khó khăn.
Ở nước ta có rất ít các báo cáo về u này và số
lượng cỡ mẫu nhỏ. Bệnh viện Chợ Rẫy chúng
tôi ghi nhận hằng năm có từ 12~15 trường hợp
UNTB được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật.
Cho đến nay trong y văn vẫn còn có những ý
kiến trái ngược nhau về vấn đề nên lấy hết u
hay không. Nhiều tác giả cho rằng lấy hết u để
tránh tái phát, trong khi vài tác giả lại khuyên
không nên quá cố gắng để tránh biến chứng do
phẫu thuật, đây là vấn đề còn bàn cãi. Trên cơ
sở Khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy, tỉ lệ bệnh
lý này tập trung số lượng lớn là cơ sở để chúng
tôi tiến hành đề tài này
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
44 trường hợp UNTB nội sọ được phẫu
thuật từ tháng 01/2008- 06/2012.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca
Cách thức tiến hành
Thu thập các dữ liệu lâm sàng và cận lâm
sàng, kết quả phẫu thuật với mẫu bệnh án được
thiết kế sẵn cho tất cả bệnh nhân mổ u não có
kết quả giải phẫu bệnh là UNTB não
Các biến số nghiên cứu bao gồm:Thông tin
cá nhân: tuổi, giới, nghề nghiệp, lý do nhập
viện, thời gian bệnh sử, tiền sử, triệu chứng lâm
sàng gồm cơ năng và thực thể. Tri giác được
đánh giá theo thang điểm Glasgow, tình trạng
sức khỏe trước mổ đánh giá dựa theo thang
điểm Karnofsky. Khảo sát hình thái u dựa trên
CT, MRI: vị trí, tính chất. Kỹ thuật mổ: lấy hết u,
có sử dụng vi phẫu. Biến chứng sau mổ, tình
trạng xuất viện được đánh giá theo thang điểm
GOS
Xử lí số liệu bằng phần mềm thống kê
SPSS 13.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 3,5 năm, chúng tôi đã phẫu
thuật 44 trường hợp UNTB não. Tuổi trung bình
của 15 nam (34%) và 29 nữ (66%) là 39,4 ± 11,2
tuổi (14- 59), trải đều ở các nhóm tuổi, nữ gần
gấp đôi nam. Đặc điểm lâm sàng của UNTB não
được trình bày trong bảng 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 208
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của UNTB não
Đặc điểm Số lượng (%)
Bệnh sử kéo dài
< 3 tháng 17 (38,6%)
3- 6 tháng 6 (13,6%)
> 6 tháng 21 (47,7%)
Triệu chứng lâm sàng
Đau đầu 40 (91%)
Ói 13 (29,5%)
Hội chứng tiểu não 14 (32%)
Yếu liệt nửa người 5 (11,4%)
Rối loạn chức năng dây VVIII 5 (11,4%)
Giảm thị lực 4 (9%)
Liệt mặt ngoại biên 3 (6,8%)
Liệt dây IX, X
Động kinh
2 (4,5)
2 (4,5%)
Sụp mi 1 (2,3%)
Tình trạng trước mổ được chúng tôi đánh
giá bằng thang điểm Glasgow và thang điểm
Karnofsky, thể hiện trong bảng 2:
Bảng 2: Tình trạng trước mổ
Điểm GCS trước mổ
13-15 điểm 44(100%)
Điểm Karnofsky trước mổ
<70 3 (6,8%)
70-80 30 (68,2%)
90 11 (25%)
Trung bình 76,6± 9,8
Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán bằng
MRI não và chỉ có 23 trường hợp bệnh nhân
được chụp CT trước mổ. U dưới lều chiếm
61,3%, trong đó thường gặp nhất là vùng góc
cầu tiểu não (45,5%). U trên lều 36,4% chủ yếu là
thùy thái dương (16%), các đặc điểm khác trình
bày trong bảng 3.
Bảng 3. Vị trí UNTB ở não
Vị trí u trên lều n=44
Thái dương 7 (16%)
Đính 1 (2,3%)
Chẩm 3 (6,8%)
Vùng yên 2 (4,5%)
Xoang hang 4 (9%)
Vị trí u dưới lều
Góc cầu tiểu não 20 (45,5%)
Não thất bên 1 (2,3%)
Não thất III 1 (2,3%)
Não thất IV 4 (9,1%)
Tiểu não 2 (4,5%)
Hầu hết chúng tôi chẩn đoán bằng hình ảnh
trước mổ khá chính xác, chỉ vài trường hợp chẩn
đoán lầm với u sao bào độ thấp và nang màng
nhện, số liệu được trình bày trong bảng 4
Bảng 4: Chẩn đoán trước mổ
Chẩn đoán trước mổ
UNTB 39 (88,6%)
U sao bào 3 (6,8%)
Nang màng nhện 2 (4,5%)
Tính chất u được chúng tôi phân tích chi tiết
trên hình MRI, chỉ có 23 bệnh nhân có chụp CT
trước mổ và cũng được phân tích cụ thể trong
bảng 5 và bảng 6.
Bảng 5. Đặc điểm hình ảnh CT của UNTB
Đặc điểm trên CT (n=23)
Đồng đậm độ 3 (13%)
Giảm đậm độ 20 (87%)
Bắt thuốc cản quang 1 (4,3%)
Lắng đọng canxi 3 (13%)
Bảng 6. Hình ảnh MRI của UNTB
Đặc điểm u trên MRI n=44
T1W
Đồng tín hiệu 1(2,3%)
Giảm tín hiệu 41 (93,2%)
Tăng tín hiệu 2(4,5%)
T2W
Đồng tín hiệu 1 (2,3%)
Giảm tín hiệu 1 (2,3%)
Tăng tín hiệu 42(95,4%)
Hạn chế khuếch tán (n=24) 24 (100%)
Bắt thuốc tương phản từ
Không 38 (86,4%)
Viền hoàn toàn 4 (9 %)
Bắt rải rác 2 (4,5%)
Bao bọc thần kinh 29 (66%)
Bao bọc mạch máu 32 (72,7%)
Kết quả phẫu thuật hết u được phẫu thuật
viên đánh giá trong lúc mổ kết hợp với CT sau
mổ được trình bày trong bảng 7 dưới đây:
Bảng 7. Kết quả phẫu thuật
Kết quả lấy u Số lượng (%)
Toàn bộ u- bao u 18 (41%)
Toàn bộ u- còn bao 21 (47,7%)
Bán phần 5 (11,4%)
CT não cản quang kiểm tra được thực hiện
trong vòng 24- 48 giờ đầu sau mổ, tình trạng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 209
phù não cũng như biến chứng máu tụ sau mổ
cũng được đánh giá và điều trị kịp thời.
Bảng 8: Biến chứng sau mổ
Biến chứng sau mổ
Máu tụ DMC 1 (2,3%)
Máu tụ NMC 1 (2,3%)
Dập phù não hố mổ 1 (2,3%)
Kết quả sớm được đánh giá lúc ra viện (7-15
ngày sau mổ) theo thang điểm GOS và được thể
hiện trong bảng 9.
Bảng 9: Kết quả lúc ra viện
Hồi phục 37 (84,1%)
Di chứng vừa 5 (11,4%)
Di chứng nặng 1 (2,3%)
Tử vong 1 (2,3%)
Tổng số 44 (100%)
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng
tôi là 39,4 ± 11,2 tuổi, phân bố rải đều ở các
nhóm tuổi, tỉ lệ nam: nữ là 1: 1,9. Điều này cũng
tương tự với nhiều nghiên cứu trên thế giới là u
thường gặp ở người tuổi trưởng thành, ít gặp ở
trẻ em và không có sự khác biệt ở hai giới(7,9)
Khi so với các tác giả khác chúng tôi nhận
thấy tuổi của UNTB thường gặp quanh độ tuổi
40 như tác giả Akar là 40 (22-69), Yamkawa 35,5
(19-58)và Yasargil là 37 tuổi (18-62). Ngày nay đa
số tác giả đều cho rằng đây là loại thương tổn
bẩm sinh do sư vùi của những yếu tố ngoại bì
trong giai đoạn đóng ống thần kinh tại tuần thứ
3-5 của phôi. Tuy nhiên loại u này phát triển rất
chậm do không phải tăng sinh như những u
thực thụ mà lớn lên bằng cách tích tụ những sản
phẩm của quá trình tróc vẩy của lớp biểu mô,
do đó khi bệnh lớn tuổi mới biểu hiện bệnh (2).
Theo y văn, không có sự khác biệt về giới trong
UNTB(7,9) nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi
thấy nữ gần gấp đôi nam. Điều này có thể do cỡ
mẫu còn nhỏ, cách chọn mẫu thuận tiện theo
thiết kế mô tả hàng loạt ca nên tính đại điện về
giới tính chưa cao.
UNTB có thể gặp nhiều vị trí trong não,
tùy thuộc vào vị trí và mức độ xâm lấn mà
chúng có những biểu hiện lâm sàng khác
nhau. Đau đầu cũng là triệu chứng khá
thường gặp chiếm 91% nhưng không đặc
hiệu. Đau có thể do liên quan đến sự kéo căng
của sự đè ép màng cứng hoặc các dây thần
kinh kế cận, đôi khi do tăng áp lực nội sọ hay
đầu nước tăc nghẽn. Vùng góc cầu tiểu não
chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu của
chúng tôi 20/44 (45,5%). Do vùng giải phẫu
phức tạp này gồm tiểu não, thân não và các
thần kinh mạch máu quan trọng nên chúng có
biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, nổi bật nhất
là đau dây V (32%), hội chứng tiểu não
(31,8%) với biểu hiện triệu chứng cơ năng
như: ói (29,5%), chóng mặt, tăng áp lực nội sọ.
Vì vậy trước một bệnh nhân đau dây V chúng
ta cần phải xác định xem có UNTB ở góc cầu
tiểu não hay không. Có 5 trường hợp (11,4%)
giảm thính lực, ù tai do rối loạn chức năng
dây VIII và không trường hợp nào co giật nửa
mặt như Kobata đã báo cáo(3). Cũng cùng loại
bệnh lí UNTB nhưng mỗi tác giả lại đưa ra
triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất khác
nhau như: tác giả De Sousa đã báo cáo đến
50% bệnh nhân có liệt VII ngoại biên, Kobata
thì 90,6% là đau dây V, Samii lại thấy 55%
giảm thính lực, còn Schiefe lại thấy chủ yếu là
đau đầu (67%).
Đối với u bán cầu đại não chúng tôi thấy
nhiều là ở thùy thái dương (16%), các thùy chẩm
và đính ít gặp, triệu chứng thường nghèo nàn
với đau đầu do u lớn hay động kinh (4,5%). Yếu
liệt nửa người gặp 5 trường hợp (11,4%) và xuất
hiện ở những u kích thước lớn chèn ép vùng
vận động. Tâm thần hay sa sút trí tuệ ở những u
trên lều cũng đã được báo cáo nhưng không
xuất hiện trong lô nghiên cứu này.
Chúng tôi có 4 ca (9%) UNTB vùng xoang
hang, đây là vị trí hiếm gặp và cũng chỉ được
báo cáo vài ca trong y văn(8). Lâm sàng chủ yếu
là các triệu chứng chèn ép dây thần kinh sọ nằm
trong xoang hang như trong nghiên cứu của
chúng tôi song thị (2,3%), sụp mi (2,3%) hay tê
nửa mặt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 210
Có 6 trường hợp UNTB trong não thất gồm
4/44 (9 %) trường hợp ở não thất IV, 1/44 ở não
thất III và 1/ 44 ở não thất bên chiếm 2,3%. Đối
với u vùng này chủ yếu gây ra đầu nước lâm
sàng biểu hiện với đau đầu, mờ mắt, ói và có
trường hợp bệnh nhân lơ mơ mà chúng tôi cũng
đã ghi nhận ở trên
Bản chất của UNTB là những mảnh vụn
keratin và cholesterol, đôi khi là protein và calci.
Đậm độ trên CT được quyết đỉnh bởi nồng độ
của các chất này. Osborn(5) nhận thấy trong hầu
hết các ca đậm độ u giống như dịch não tủy và
tín hiệu thường đồng nhất. Trong 44 ca chúng
tôi có chụp CT 23 trường hợp trước mổ, đậm độ
giống dịch não tủy được thấy trong 20 trường
hợp (87%), 13 % trường hợp hơi tăng nhẹ so với
dịch não tủy. Đối với nhiều loại u nội sọ khác,
hình CT hữu ích trong việc đánh giá và chẩn
đoán. Nhưng riêng với UNTB vì đậm độ của
loại thương tổn này tương tự với dịch não tủy,
hơn nữa vị trí thường gặp của nang thượng bì
lại là ở các khoang dịch não tủy. Vả lại hầu hết
không bắt thuốc cản quang hay đôi khi có viền
nhẹ nên việc chẩn đoán phân biệt với nang
màng nhện là cần thiết và thực tế trong nghiên
cứu của chúng tôi có 2 trường hợp chẩn đoán
trước mổ nhầm với nang màng nhện vì vậy chỉ
dựa vào CT là rất khó khăn. Ngoài ra chúng tôi
cũng có 3 trường hợp (6,8%) có vôi hóa trong u,
tỉ lệ này có thấp hơn so với y văn (20%)(6).
Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán bằng
MRI não, các đặc điểm hình ảnh học của u được
tác giả đánh giá cụ thể. U trên lều chiếm 36,4 %,
thường gặp ở thùy thái dương (16%). Chúng tôi
thực hiện các chuỗi xung T1W, T2W và T2 khử
nước cho thấy tín hiệu của UNTB hầu hết là
giống với dịch não tủy, không bắt thuốc và
100% không có phù não quanh u. Nếu chỉ dựa
vảo MRI thông thường để chẩn đoán cần chú ý
đến bệnh sử vị trí và hình dạng tổn thương, đẩy
lệch cấu trúc não mà không xâm lấn, không thấy
phù não xung quanh(3). Vì vậy cần thiết phải làm
chuỗi xung khuếch tán, chuỗi xung này cho
thấy sự khác biệt giữa dịch não tủy và nang
màng nhện. Tín hiệu của UNTB cao hơn nhiều
so với dịch não tũy và nhu mô não xung quanh.
Trong 24 trường hợp chụp hình khuếch tán cho
thấy 100% các trường hợp có hiện tượng hạn
chế khuếch tán. Đây là hình ảnh có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao và rất hữu ích trong việc đánh
giá còn u sau mổ hay không.
Chụp CT não cản quang kiểm tra được thực
hiện trong vòng 24-48 giờ sau mổ. Các biến
chứng như máu tụ trong sọ, phù não sau mổ
cũng được đánh giá và điều trị tích cực. Tỉ lệ lấy
toàn bộ u- bao u và toàn bộ u- còn bao lần lượt
là 41% và 47,7%. Các bệnh nhân chúng tôi mổ
hầu hết có thang điểm Glassgow 13-15 điểm
(100%), và tình trạng tổng quát còn tốt, 93,2% có
điểm Karnofsky trên 70 điểm. Điểm Karnofsky
và glassgow cao thể hiện tình trạng thần kinh ổn
định cũng như tình trạng tòan thân còn khá tốt,
nó là yếu tố tiên lượng rất có giá trị cho kết quả
điều trị phẫu thuật.
Kết quả lấy toàn bộ u cao, các biến chứng
sau mổ cũng rất thấp, có 1 trường hợp (2,3%)
máu tụ ngoài màng cứng hố mổ cũng đã được
phẫu thuật kịp thời cho kết quả tốt, 1 trường
hợp máu tụ dưới màng cúng hố mổ ít chúng tôi
điều trị bảo tồn cũng cho kết quả tốt. Những
khó khăn chúng tôi nhận thấy khi phẫu thuật u
này là: Thứ nhất u thường ở vị trí khó như các
bể dịch não tuỷ vùng sàn sọ, góc cầu tiểu não
hay não thất, gặp trong 30/44 (73%) trường hợp.
Hai là vỏ bao u có khuynh hướng dính vào các
mô lân cận khiến việc lấy toàn bộ u là một thách
thức không nhỏ, chỉ có 18/44 trường hợp (41%)
lấy toàn bộ u. Ba là u thường xâm lấn ra khỏi vị
trí nguyên phát nên mục tiêu lấy toàn bộ u để
giảm tái phát không thể thực hiện được trên hầu
hết các ca. Thứ tư là đôi khi u bao bọc mạch máu
thần kinh khi lấy u rất dễ gây tổn thương. Thứ
năm là đôi khi u lắng đọng canxi ở vùng rìa u
làm khó khăn cho việc bóc tách bao u vì dễ gây
thương tổn não quan trọng. Tuy nhiên có những
thuận lợi trong phẫu thuật u này mà ít gặp ở
những loại u khác trong sọ như: Thứ nhất u dễ
vỡ vụn, có thể lấy nhẹ nhàng tránh thao tác quá
mạnh, chúng tôi ghi nhận điều này 100%. Thứ
hai là u không phát triển mạng mạch máu nuôi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 211
là 2 yếu tố thuận lợi quan trọng nhất, việc cầm
máu không khó khăn gì và làm giảm biến chứng
tụ máu hố mổ và trong nghiên cứu này không
có trường hợp nào máu tụ hố mổ. Thuận lợi thứ
3 được thấy rõ ràng nhất với những u có kích
thước lớn như Yasargil(10), Samii(7) báo cáo là: khi
lấy toàn bộ u trong lòng mô não không giản nở
trở lại vùng bị chiếm chỗ trước đó bởi u, do đó
tạo ra một kênh phẫu thuật giúp duy trì việc lấy
u ở vùng xa hay bóc tách u mà không phải vén
não nhiều, ghi nhận ở hầu hết các trường hợp
mà chúng tôi mổ. Thứ tư là cho dù u có kích
thước lớn cũng không thấy phù não trên hình
ảnh học, như đã phân tích phần hình ảnh học,
do đó không những tạo thuận lợi trong mổ mà
còn ít bị dập phù não hay tổn thương não do
vén hay thao tác của phẫu thuật viên. Trong lô
nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp
(2,3%) UNTB vùng góc cầu tiểu não đã tử vong
do làm đứt tĩnh mạch đá trong lúc mổ và vén
não nhiều dẫn đến dập tiểu não xuất huyết sau
mổ.
Kết quả sau mổ cho thấy tỉ lệ hồi phục cao
và di chứngvừa lần lượt là 84,1% và 11,4% Theo
dõi trong thới gian dài về vấn đề tái phát u
chúng tôi chưa thể thực hiện. Thực tế khả năng
tái phát u phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí
u, lấy hết bao u không, sự lan rộng cũng như
bao boc cấu trúc thần kinh mạch máu và thực tế
trong nghiên cứu của chúng tôi có 66% các u
bao bọc mạch máu và 72% u bao bọc các dây
thần kinh sọ làm cho việc lấy bao u bị hạn chế.
KẾT LUẬN
UNTB có lâm sàng đa dạng, phẫu thuật là
điều trị duy nhất, độ an toàn và hiệu quả cao. Kế
hoạch phẫu thuật là lấy càng nhiều bao u càng
tốt nhưng có thể để lại bao u dính vào cấu trúc
quan trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Greenberg MS (2010). Brain tumor. In: Greenberg Mark:
Handbook of neurosurgery, seventh edition, pp 688-691.Thieme,
New York.
2. Kallmes DF (1997). Typical and atypical MR imaging featuresof
intracranial epidermoid tumors. AJNR, 169: 883-890.
3. Kobata H, Kondo A (2002). Cerebel