Hướng dẫn cách sử dụng dầu ăn đúng

Khi người giúp việc phải chế biến món ăn cho gia chủ, đặc biệt là liên quan đến dầu ăn. Người giúp việc theo giờ chuyên nghiệp phải biết các sử dụng dầu ăn đúng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Cần sử dụng đúng mục đích của dầu ăn, đúng cách và tránh mắc các sai lầm. 1. Những cách dùng, quan điểm KHÔNG ĐÚNG khi sử dụng dầu ăn Chiên đi chiên lại Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe. Thứ nhất là dầu bị ôi khét rất nhanh sau khi chiên (hay còn gọi là bị oxi hóa), tạo ra nhiều chất không tốt cho sức khỏe, mầm mống của các bệnh ung thư, tim mạch. Thứ hai là thức ăn còn lại trong dầu cũng bị ôi thiu, nhiều khi các hạt vụn thức ăn rất rất nhỏ mà bạn không nhìn thấy, cứ tưởng dầu trong không bị lẫn thức ăn vào. Đừng tiếc tiền nhỏ và mất tiền to vào việc chữa bệnh. Vì vậy, khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa.

pdf7 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn cách sử dụng dầu ăn đúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi người giúp việc phải chế biến món ăn cho gia chủ, đặc biệt là liên quan đến dầu ăn. Người giúp việc theo giờ chuyên nghiệp phải biết các sử dụng dầu ăn đúng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Cần sử dụng đúng mục đích của dầu ăn, đúng cách và tránh mắc các sai lầm. 1. Những cách dùng, quan điểm KHÔNG ĐÚNG khi sử dụng dầu ăn Chiên đi chiên lại Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe. Thứ nhất là dầu bị ôi khét rất nhanh sau khi chiên (hay còn gọi là bị oxi hóa), tạo ra nhiều chất không tốt cho sức khỏe, mầm mống của các bệnh ung thư, tim mạch. Thứ hai là thức ăn còn lại trong dầu cũng bị ôi thiu, nhiều khi các hạt vụn thức ăn rất rất nhỏ mà bạn không nhìn thấy, cứ tưởng dầu trong không bị lẫn thức ăn vào. Đừng tiếc tiền nhỏ và mất tiền to vào việc chữa bệnh. Vì vậy, khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa. Dùng dầu ở nhiệt độ cao Một sai lầm "chết người" mà rất nhiều người mắc phải là cho dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu ăn sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến. Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư. Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), dầu ăn bị oxi hóa mạnh, sinh ra các chất adehyt, amin không tốt cho cơ thể. Chúng có thể là tác nhân góp phần gây nên các bệnh ung thư như ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Nhiệt độ càng cao thì càng sinh ra nhiều những chất độc hại này hơn. Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến. Nhận biết nhiệt độ dầu qua cảm quan bằng cách dầu càng sôi lâu thì nhiệt độ càng tăng. Ăn duy nhất một loại dầu ăn Hiện nay, hầu như các gia đình thường chỉ dùng duy nhất một loại dầu ăn. Thật ra nên dùng nhiều loại dầu ăn để thay thế cho nhau hoặc là mỗi loại nên dùng trong một thời gian. Hết quãng thời gian đó thì chuyển sang loại dầu ăn khác vì không phải loại dầu ăn nào cũng đáp ứng đầy đủ những chất mà cơ thể cần. Việc thay đổi các loại dầu ăn khác nhau sẽ có lợi cho cơ thể. Nhiều người lại có tâm lý ngại dầu ăn vì sợ chất béo. Đây là cách nghĩ sai lầm. Nhu cầu chất béo chiếm từ 15 - 30% trên tổng năng lượng mang lại từ khẩu phần ăn là cân đối. Dầu ăn sẽ cung cấp một lượng chất béo hữu ích. Trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu. Một loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Còn một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn. Dùng dầu ăn hoàn toàn thay mỡ Để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật để chế biến thức ăn. Mỡ động vật vẫn có những tác dụng nhất định với cơ thể nên chúng ta vẫn cần dùng đến trong thực đơn hàng ngày. Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều. Dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega 3 và omega6). Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, với người khỏe mạnh bình thường thì nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật (trẻ em nên ăn theo tỉ lệ 50 - 50). Còn với người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo động vật vào cơ thể. Người bị xơ vữa động mạch đã có biểu hiện ra thành bệnh tim mạch thì nên ăn hoàn toàn dầu thực vật. 2. Hướng dẫn cách sử dụng dầu ăn đúng Các loại dầu ăn bạn thường hay gặp, hãy nhận biết chúng và dùng đúng mục đích. - Dầu ăn để chiên rán (cooking oil): loại này thường trộn dầu cọ (Palm oil) và các dầu “cao cấp” hơn như dầu nành, hướng dương, dầu cải, dầu ngô... - Dầu ăn để ướp : dầu oliu, dầu cải, dầu hướng dương... - Mỡ động vật: thường dùng để chiên rán. Một số ý kiến cho rằng mỡ động vật không tốt do chứa nhiều chất béo bão hòa (chất béo no) gây ra các bệnh tim mạch. Nhưng đó có vẻ như là ý kiến của marketing và bán hàng cho dầu thực vật nhiều hơn. Vì các lý do sau đây: + Trước đây dân Việt Nam sử dụng hoàn toàn mỡ động vật, mà thực tế cho thấy không nhiều người bị béo phì, hay bệnh tim mạch như hiện nay. + Chỉ có điều mỡ động vật không tiện lợi trong chế biến vào bảo quản. Bạn từng có kỷ niệm bị tóp mỡ làm cho bỏng tay khi rán chúng phải không? Hơn nữa, mỡ động vật dễ bị đông khi nhiệt độ thấp nhìn vào không được đẹp. + Và việc béo phì, hay bệnh tim mạch phổ biến hiện nay không phải do mỡ động vật mà rất nhiều nguyên nhân từ việc ăn nhiều chất béo, protein, đường (năng lượng cao), ít vận động và lao động chân tay. + Do vậy, nếu bạn vẫn muốn sử dụng mỡ động vật để chiên rán thì cũng không có vấn đề gì. Tùy thuộc vào bạn thôi. - Dầu chiên công nghiệp: cũng giống dầu chiên rán bạn sử dụng ở nhà, nhưng hàm lượng dầu cọ nhiều hơn. Tức hàm lượng chất béo bão hào (chất béo no) nhiều hơn để đảm bảo mục đích chiên lâu và chiên đi chiên lại được nhiều lần hơn, chiên ở nhiệt độ cao hơn. Lượng dầu này bạn đưa vào cơ thể nhiều đấy, nếu bạn thích ăn vặt lề đường hè phố, ăn thức ăn nhanh, mì gói, snack, đậu phộng. + Đặc biệt là ăn lề đường, hè phố, có thể bạn sẽ ăn dầu “thải” của dầu chiên công nghiệp. Dầu chiên công nghiệp khi không thể sử dụng (chiên đủ lâu, đủ dài làm các chất không tốt vượt mức cho phép) sẽ thường được thải ra. Và thường được bán cho những người buôn bán ở lề đường hè phố, quán ăn (tất nhiên không phải là tất cả họ đều sử dụng). Chúng được lọc, hay tinh luyện sơ qua để cho trong trở lại. Tất nhiên, lọc thì không thể hết chất độc được, nên loại này khá nguy hiểm đấy. + Hoặc các cơ sở chế biến công nghiệp “tiếc” dầu ăn mà không thải chúng ra thì cũng “khổ” cho người tiêu dùng lắm. Khi các chất độc vượt quá ngưỡng cho phép khi dầu chiên dài và lâu rồi thì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh ung thư, tim mạch cho người tiêu dùng. + Kết luận lại về dầu chiên công nghiệp thì nếu nhà máy “thương” và “có đức” với người tiêu dùng thì cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để phòng ngừa, bạn nên hạn chế ăn hè phố, lề đường, thức ăn nhanh. Trừ khi bạn thực sự tin tưởng vào thương hiệu, hay quán ăn đó. Để sử dụng dầu ăn đúng, tốt cho sức khỏe: - Sử dụng đúng mục đích của dầu ăn (dầu chiên để chiên, dầu ướp để ướp) - Không chiên đi chiên lại (dùng lượng vừa đủ, không lưu dầu cũ, không chiên lại) - Không chiên quá lửa (chiên nhiệt độ cao) - Hoàn toàn có thể sử dụng mỡ động vật - Hạn chế ăn vặt, ăn thức ăn nhanh 3. Bình luận về thông tin “Khám phá gây sốc: Dầu ăn độc hại hơn mỡ lợn” Bạn có thể xem link bài viết: doc-hai-hon-mo-lon.html Bài này dịch từ báo nước ngoài, nhưng dịch hơi thiếu khách quan và hiểu biết có thể làm người tiêu dùng hoang mang. Báo nước ngoài so sánh chức năng CHIÊN của dầu NGÔ, HƯỚNG DƯƠNG với Mỡ Lợn. Thì đúng là Mỡ lợn khả năng chiên rán tốt hơn dầu NGÔ, HƯỚNG DƯƠNG. Nhưng thực tế không ai sử dụng dầu NGÔ, HƯỚNG DƯƠNG để chiên rán, vì nó dùng với mục đích trộn. 2 mục đích khác nhau mà so sánh với nhau thì khập khiễng. Tác giả có vẻ hơi giật tít để câu view, câu like. Với thông tin bên trên, dịch vụ giúp việc theo giờ TKT Maids hy vọng nhân viên giúp việc nhà, gia đinh bạn có những kiến thức cơ bản nhất về dầu ăn, và những hướng dẫn sử dụng dầu ăn đúng cách nhất. Nguồn:
Tài liệu liên quan