Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu này giúp đánh giá kinh nghiệm và kết quả điều trị các trường hợp
vỡ lách do chấn thương tại bệnh viện Thống Nhất từ năm 2009- 2011.
Đối tượng: Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị vỡ lách tại BVTN giai đoạn 2009-2011.
Phương pháp: Hồi cứu thống kê mô tả.
Kết quả: 20 bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị, tuổi trung bình là 33,55 ± 12,18. Tỉ lệ nam: nữ là 19:
1. Có 70% bệnh nhân vào viện trước 6 giờ sau khi chấn thương 4 trường hợp choáng ngay khi vào viện. Dấu
hiệu tổn thương hạ sườn trái là 65%. Siêu âm phát hiện 95% dịch trong ổ bụng. CTscan được thực hiện trên
85%. Vỡ lách độ IV chiếm tỷ lệ 7/20 (35%) các trường hợp. Dịch nhiều trong ổ bụng là 8/20 (40%). Điều trị bảo
tồn được thực hiện 45% bệnh nhân và trong nhóm này vỡ lách độ IV chiếm 25%. Không có tử vong và biến
chứng được ghi nhận. Thời gian nằm viện trung bình là 7,78 ngày.
Kết luận: Đối tượng thường bị chấn thương vỡ lách là nam giới trong độ tuổi lao động. Chấn thương
thường nặng và kết hợp nên bệnh nhân thường vào viện sớm. Siêu âm là cận lâm sàng nhanh chóng và đáng tin
cậy. CT là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Dấu hiệu chỉ điểm chấn thương lách là dấu trầy
xước vùng hạ sườn trái. Choáng ngay khi vào viện và dịch nhiều trong ổ bụng có tỉ lệ phẫu thuật cao. Có thể
điều trị bảo tồn được những trường hợp vỡ lách độ lớn.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị chấn thương lách tại Bệnh viện Thống Nhất (1/2009-12/2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012
307
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG LÁCH
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT (1/2009- 12/2011)
Nguyễn Khánh Vân*, Lê Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu này giúp đánh giá kinh nghiệm và kết quả điều trị các trường hợp
vỡ lách do chấn thương tại bệnh viện Thống Nhất từ năm 2009- 2011.
Đối tượng: Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị vỡ lách tại BVTN giai đoạn 2009-2011.
Phương pháp: Hồi cứu thống kê mô tả.
Kết quả: 20 bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị, tuổi trung bình là 33,55 ± 12,18. Tỉ lệ nam: nữ là 19:
1. Có 70% bệnh nhân vào viện trước 6 giờ sau khi chấn thương 4 trường hợp choáng ngay khi vào viện. Dấu
hiệu tổn thương hạ sườn trái là 65%. Siêu âm phát hiện 95% dịch trong ổ bụng. CTscan được thực hiện trên
85%. Vỡ lách độ IV chiếm tỷ lệ 7/20 (35%) các trường hợp. Dịch nhiều trong ổ bụng là 8/20 (40%). Điều trị bảo
tồn được thực hiện 45% bệnh nhân và trong nhóm này vỡ lách độ IV chiếm 25%. Không có tử vong và biến
chứng được ghi nhận. Thời gian nằm viện trung bình là 7,78 ngày.
Kết luận: Đối tượng thường bị chấn thương vỡ lách là nam giới trong độ tuổi lao động. Chấn thương
thường nặng và kết hợp nên bệnh nhân thường vào viện sớm. Siêu âm là cận lâm sàng nhanh chóng và đáng tin
cậy. CT là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Dấu hiệu chỉ điểm chấn thương lách là dấu trầy
xước vùng hạ sườn trái. Choáng ngay khi vào viện và dịch nhiều trong ổ bụng có tỉ lệ phẫu thuật cao. Có thể
điều trị bảo tồn được những trường hợp vỡ lách độ lớn.
Từ khóa: chấn thương lách
ABSTRACT
THE RESULTS OF TREATMENT IN SPLENIC INJIURYS AT THONG NHAT HOSPITAL DURING
PERIOR 1/2009 – 12/2011
Nguyen Khanh Van, Le Tien Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 307 - 314
Ojective: The study helps evaluate the experiences and results of treatments in case of splenic injurys at
Thong Nhat hospital during period 2009 – 2011.
Patients: All patients of ruptured spleen were diagnosed and treated at Thong Nhat hospital during period
2009 - 2011
Methods: Retrospective study, descriptive stastistics.
Result: 20 patients were diagnosed and treated. The average ages were 33.55 ± 12.18. Ratio of male over
female was 19: 1. 70% patients were come to the hospital 6 hours early after getting injured. There were 4 cases
got shock immediately since they were moved to hospital. The traumatized sign of abdominal wall at upper left
quarter abdominal were 65%. 95% of cases was detected hemoperitoneum as doing sonography 85% of cases were
taken CT scan. Ruptured spleen grades IV was 35% of cases.The large amount of hemoperitoneum was 40% of
cases. The non-operation management was treated for 45% of all of patients and grades 4 took 25% of them. There
* Bệnh viện Thống Nhất TPHCM
Tác giả liên lạc: Bs.Nguyễn Khánh Vân ĐT: 0913741122 Email: teovandoc_2006@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012
308
were no mobidity and mortality recorded. The average time of hospital stay was 7.78 days.
Conclusion: People, who easily get ruptured spleen are male in working age. The injuries are usually
serious and associated injury. Therefore patients are usually moved to hospital early. The sonography was a mean
of paraclinical that could do fast with high confidence. CT is the golden standard in diagnosis, follow-up and
treatments. The traumatized sign of abdominal wall at upper left quarter abdominal suggest a splenic injury. An
initial shock and large amount of hemoperitoneum had high operative rate. The high grades of splenic injurys
could be treated non-operation management
Key words: splenic injiurys
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở những thành phố lớn, cùng với sự phát
triển về kinh tế xã hội, chấn thương bụng kín tai
nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt rất thường
gặp. Trong đó lách là cơ quan bị tổn thương
thường gặp nhất. Trước đây, khác với trẻ em, ở
người trưởng thành hầu hết phải phẫu thuật cắt
lách để cứu sinh mạng bệnh nhân.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ vượt bực của các
phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm,
CT-scan cũng như những tiến bộ trong điều trị
hồi sức, thầy thuốc lâm sàng có thể đánh giá
chính xác và nhanh chóng mức độ tổn thương
của lách và đã điều trị thành công không mổ
60% trường hợp vỡ lách ở cả người lớn và trẻ
em. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để lựa chọn bệnh
nhân điều trị mổ và không mổ còn nhiều tranh
cãi.
Mục đích nghiên cứu này nhằm đánh giá
kinh nghiệm và kết quả điều trị những trường
hợp vỡ lách chấn thương tại BV Thống Nhất
1/2009-11/2011.
Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của những bệnh nhân vỡ lách.
- Đánh giá độ an toàn và hiệu quả của
phương pháp điều trị không mổ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và điều
trị tổn thương lách do chấn thượng bụng kín
tại khoa Ngoại Bệnh viện Thống Nhất từ
1/2009- 12/2011.
Phương pháp nghiên cứu
- Hồi cứu thống kê mô tả. Sử dụng phần
mềm thống kê SPSS 20.0.
- Phân độ vỡ lách theo AAST (American
Asociation of the Surgery of Trauma).
- Phương pháp điều trị bảo tồn gồm: bất
động tại giường, kháng sinh dự phòng, tăng
cường đông máu, theo dõi sát sinh hiệu, triệu
chứng ổ bụng và các xét nghiệm huyết học.
KẾT QUẢ
20 Bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị
tại BV từ 1/2009 – 12/2011.
Đặc điểm chung
Bảng 1: Tuổi
Số
BN
Nhỏ tuổi
nhất
Lớn tuổi
nhất
Trung bình Pvalue
Bảo tồn 11 18 50 33,55±12,18 0,652
Phẫu
thuật
9 19 52 31,11±11,29
Tổng 20 32,45±11,55
Nhận xét: Sự khác biệt về tuổi giữa nhóm
phẫu thuật và không phẫu thuật không có ý
nghĩa thống kê
Giới: Gồm 19 nam và 1 nữ. Tỉ lệ nam/nữ = 19
Bảng 2: Nguyên nhân
Chỉ định mổ Nguyên nhân
Bảo tồn Phẫu thuật P value Tổng
Tai nạn giao
thông
6 6 0,582 12
Tai nạn sinh hoạt 3 5 8
Bảng 3: Thời gian vào viện
Chỉ định mổ Thời gian vào viện
có Bảo tồn P value Tổng
<6h 10 4 0,271 14
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012
309
Chỉ định mổ Thời gian vào viện
có Bảo tồn P value Tổng
6-12 0 2 2
12-24 0 0 0
>24 1 3 4
Tổng 11 9 20
Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa thời gian vào viện và chỉ định
phẫu thuật.
Lâm sàng
Bảng 4: Sinh hiệu
Phẫu thuật
Triệu chứng
Phẫu thuật
(N= 11)
Bảo tồn
(N= 9)
Pvalue Tổng số
(n= 20)
Mạch Trung
bình
94,27
±19,349
87,66
±8,45 0,35
91,30
±15,44
Huyết áp
< 90mmHg
Trung bình
4(36%)
105,45
±23,39
0(0%)
110,00
±8,66
0,02
0,58
4(20%)
107,50
±18,02
Nhận xét: Có sự liên quan có ý nghĩa
thông kê giữa bệnh nhân bị choáng và chỉ
định phẫu thuật.
Bảng 5: Tổn thương phối hợp
Chỉ định mổ Chấn thương
đi kèm Phẫu thuật Bảo tồn Pvalue Tổng số
Có 2 5 0,084 7
không 9 4 13
Tổng số 11 9 20
Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tổn thương đi kèm và chỉ định
phẫu thuật.
Bảng 6: Khám lâm sàng
Chỉ định mổ Dấu hiệu lâm sàng
Phẫu thuật Bảo tồn Pvalue Tổng
Đau HST 0 0 0,122 0
Ấn đau HST 0 2 0 2
Bụng chướng mềm,
ấn không đề kháng
3 6 9
Bụng chướng ấn
đau đề kháng
3 1 4
Đau khắp bụng khi
nằm yên
5 0 5
Tổn thương thành
bụng T, HST
Có 8 5 13
Không 3 4 7
Tổng 11 9 20
Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tổn thương đi kèm và chỉ định
phẫu thuật
- Đau khắp bụng khi nằm yên là triệu chứng
thường gặp cho chỉ định phẫu thuật.
- Bụng chướng mềm, ấn không đề kháng là
dấu hiệu khả năng điều trị bảo tồn thành công.
- Dấu chứng tại chỗ (dưới sườn trái) là chỉ
điểm quan trọng trong chấn thương lách.
Triệu chứng cận lâm sàng
Bảng 7: Huyết học
Chỉ định
mổ
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung bình Pvalue
Phẫu thuật 3,36 5,03 4,40±0,57 0,059 Hồng
cầu Bảo tồn 2,37 4,76 3,73±0,84
Phẫu thuật 31,35 48,60 39,86±5,23 0,093
Hct
Bảo tồn 21,90 42,70 34,63±7,31
Phẫu thuật 10,09 15,30 12,75±1,49 0,132
Hb
Bảo tồn 6,75 14,60 11,22±2,52
Nhận xét:
- Sự khác biệt giữa HC nhóm bệnh nhân
phải phẫu thuật và điều trị bảo tồn có ý nghĩa
thống kê.
- Sự khác biệt giữa Hb và Hct nhóm bệnh
nhân phải phẫu thuật và điều trị bảo tồn không
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 8: Chẩn đoán hình ảnh
Chỉ định mổ Siêu âm
Phẫu thuật Bảo tồn Pvalue Tổng
Vỡ lách không có
dịch ổ bụng 1 1 0,283 2
Tổn thương lách,
dịch trung bình 3 5 8
Tổn thương lách,
dịch nhiều 6 2 8
Dịch ổ bụng không
tổn thương lách 1 1 2
Tổng 11 9 20
Nhận xét:
- Siêu âm phát hiện 95 % dịch ổ bụng trong
chấn thương vỡ lách.
- Dịch ổ bụng lượng nhiều gợi ý khả năng
thất bại điều trị bảo tồn.
- Tỉ lệ âm tính giả tổn thương lách là
2/20 (10%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012
310
Bảng 9: CT Scanner
Điều trị CTscan
Phẫu thuật Bảo tồn Pvalue Tổng
Độ 1&2 1 2 0,074 3
Độ 3 4 5 9
Độ 4 3 2 5
Độ 5 0 0 0
Tổn thương phối
hợp 4 0 4/20
Số lượng dịch
Ít 1 1 2
Trung bình 4 6 9
Nhiều 3 2 5
Tổng 8 9 17
Nhận xét:
- Phân độ vỡ lách theo AAST
- Không có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa độ vỡ lách và chỉ định phẫu thuật.
- Vỡ lách độ 3 chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Vỡ lách độ 4 vẫn điều trị nội thành công
- Tỉ lệ bệnh nhân có làm CTscan là 17/20
(85%)
- Dịch ổ bụng nhiều gợi ý phẫu thuật, dịch ổ
bụng trung bình gợi ý điều trị bảo tồn.
Điều trị
Tỉ lệ phẫu thuật
Có 9 trường hợp điều trị bảo tồn (45%) và 11
trường hợp điều trị phẫu thuât. Không có
trường hợp nào điều trị bảo tồn thất bại.
Bảng 10: Thời gian từ khi vào viện đến khi phẫu
thuật
24h Tổng
6 (54,5%) 3 (27,3%) 1 (9,1%) 1 (9,1%) 11 (100%)
Nhận xét:
- Phần lớn các trường hợp phẫu thuật trong
vòng 6 giờ sau khi vào viện (54,6%)
- Có 1 trường hợp mổ sau 24 giờ
Bảng 11: Lý do phẫu thuật
Lý do phẫu thuật
Choáng 4(36,4%)
Nghi thủng tạng rỗng 2 (18,2%)
Độ vỡ lách lớn 2 (18,2%)
Đau bụng nhiều 3 (27,3%)
Nhận xét: Choáng và đau bụng nhiều là hai
nguyên nhân phẫu thuật chiếm tỉ lệ cao.
Phương pháp mổ
- Có 10 trường hợp cắt lách chiếm tỉ lệ 90.9%
và 1 trường hợp khâu lách (9.1%).
- Không có thủng tạng rỗng được ghi nhận
sau phẫu thuật.
Bảng 12: Truyền máu
Truyền máu
Số bệnh nhân Số lượng TB Pvalue
Bảo tồn 3/9 (33,33%) 666,67±288,67 0,88
Phẫu
thuật
5/11(45,45%) 700 ±273,86
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về truyền máu giữa nhóm điều trị bảo
tồn và phẫu thuật.
Bảng 13: Thời gian nằm viện
Điều trị Số bệnh
nhân
Ngắn
nhất
Dài nhất Trung
bình
Pvalue
Bảo tồn 9 4 13 7,78 ±
2,48
Phẫu
thuật
11 7 21 11,36 ±
3,80
0.023
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về thời gian nằm viện nhóm điều trị bảo tồn
và phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tuổi
trung bình có tần suất là 32,45. Một số tác giả
như Maurice(11) ghi nhận tuổi trung bình là 28,7,
Norrman(14) là 30,4 ± 16,2 Iribhoge(9) là 29,6. Lứa
tuổi này ở trong lứa tuổi lao động, có nhu cầu đi
lại làm việc sinh hoạt nên có nguy cơ cao là phù
hợp. Số liệu ghi nhận cũng cho thấy nguyên
nhân tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt là 2
nguyên nhân chính gây vỡ lách. Trong 8 trường
hợp tai nạn sinh hoạt thì có 6 là do đánh nhau.
Maurice(11) ghi nhận 89% tai nạn giao thong, 11%
là do thể thao.
Về giới thì có sự khác biệt 19 nam: 1 nữ.
Người nữ là do bị tai nạn giao thông khi qua
đường. Maurice có tỉ lệ 2,2: 1, Haan(8) có 76% là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012
311
nam. Mc Intyre(12) là 69,2% nam.
Như vậy có thể thấy tại thành phố của
chúng ta, giao thông bằng xe gắn máy và thói
quen uống rượu rồi xảy ra đánh nhau là nguyên
nhân chính tập trung chủ yếu vào nam giới
trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên không có liên
quan có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới, nguyên
nhân tai nạn giữa nhóm điều trị phẫu thuật và
bảo tồn.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng 14/20(70%)
bệnh nhân vào viện trong vòng dưới 6 giờ sau
chấn thương. Có 4 trường hợp vào sau 24 giờ: 1
dọa vỡ lách thì 2 sau té 10 ngày, 1 sau 4 ngày, 1
sau 2 ngày và 1 sau hơn 32 giờ. Mc Intyre(12) và
Banani(2) cho rằng phẫu thuật cấp cứu trong 24
giờ đầu là 94,4-96,8%. Như vậy chấn thương
lách là cấp cứu khẩn cấp, bệnh nhân đến càng
sớm thì cơ may cứu sống càng cao. Tuy nhiên
trong nhóm trong nghiên cứu này không có
trường hợp tử vong dù đến trễ sau 24 giờ và
chưa cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa thời gian vào viện và chỉ định phẫu thuật.
Vỡ lách thì muộn là những trường hợp vỡ
lách xảy ra trong thời gian 48 giờ đến 1 tháng
sau chấn thương, thông thường là 2 tuần. Theo
Banani(2) thì tỉ lệ khoảng 0,3%- 1%(15). Nguyên
nhân thường do 1. Gỉa phình động mạch lách, 2.
Tăng áp lực thẩm thấu trong những trường hợp
vỡ lách dưới bao, 3. Nang giả của lách. Những
trường hợp này cần phẫu thuật cắt lách vì khả
năng chảy máu không cầm và ap-xe lách sau đó.
Lâm sàng
Dấu hiệu choáng khi vào viện là một yếu tố
tiên lượng chỉ định phẫu thuật. Chen và cộng
sự(7) ghi nhận 43% bệnh nhân trong nhóm phẫu
thuật bị choáng khi mới vào viện, 28,2% choáng
không hồi phục sau khi chống choáng. Choáng
không hồi phục được định nghĩa là choáng lại
sau khi truyền hơn 2 lít hoặc 40ml/kg trong 1 giờ
đấu tại phòng hồi sức. Chúng tôi có 4 trường
hợp choáng khi vào viện thì cả 4 đều được phẫu
thuật an toàn.
Vết trầy xước thành bụng vùng hạ sườn trái
là chỉ điểm đầu tiên và thường gặp trong chấn
thương lách. Theo Nguyễn Quang Anh thì dấu
hiệu này có tỉ lệ là 86,2%, của chúng tôi là 65%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 5/20
bệnh nhân đau bụng nhiều khi nằm yên, đây là
triệu chứng đáng được quan tâm vì thường liên
quan đến những chấn thương nặng của lách,
lượng máu trong ổ bụng nhiều hoặc kèm theo
các tạng khác phối hợp. Cả 5 trường hợp này
đều được phẫu thuật sau đó, trong đó 1 kết hợp
vỡ lách với dập thận dập đuôi tụy, 2 trường hợp
vỡ lách độ IV-V, 2 trường kết hợp với gãy
xương sườn và tràn máu màng phổi. Ngược lại
những trường hợp triệu chứng không rầm rộ,
bụng chướng vừa, mềm ấn đau không phản ứng
thì tỉ lệ điều trị bảo tồn thành công cao 70%.
Chấn thương bụng kín gây vỡ lách là những
chấn thương nặng thường kèm theo những tổn
thương đi kèm. Tác giả Iribhoge(9) ghi nhận
những chấn thương phối hợp là: gan, cơ hoành,
đại tràng, thận và xương sườn. Thống kê của
chúng tôi: thận, tụy, xương sườn, tràn máu
màng phổi, chấn thương đầu, gãy 2 xương cẳng
chân. Sự khác biệt giữa các cơ quan tổn thương
có lẽ là tai nạn của nước ngoài do xe hơi, tai nạn
giao thông nước ta do xe gắn máy. Việc phát
hiện những tổn thương phối hợp là để đánh giá
đúng tình trạng choáng mất máu của bệnh nhân
trong phòng cấp cứu từ đó có hướng chẩn đoán,
xử trí đúng kịp thời.
Cận lâm sàng
Xét nghiệm huyết học lúc mới nhập viện
không cho thấy có mối liên quan với khả năng
phẫu thuật. Chì định phẫu thuật thường dựa
trên sự không ổn định của các chỉ số huyết
học khi đã được hồi sức tích cực bằng máu và
dịch truyền.
Siêu âm là phương tiện cận lâm sàng có
nhiều ưu điểm: nhanh chóng, an toàn, có thể
thực hiện tại chỗ kết hợp cùng lúc hồi sức tích
cực với độ nhạy cao phát hiện dịch trong ổ
bụng. Lượng dịch trong ổ bụng trên siêu âm
được chia 3 mức độ(2,11): 1. Ít (< 400ML) dịch ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012
312
quanh hố lách, quanh gan. 2. Trung bình (<
1000ml) dịch có ở giữa các quai ruột. 3. Nhiều (>
1000ml) dịch xuống đến tận tiểu khung với các
độ nhạy lần lượt là 65%, 87%, 97%. Trong
nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh nhân đều
được siêu âm, 50% phát hiện ra dịch khi dịch ít,
95% phát hiện có dịch ổ bụng, 10% không phát
hiện ra vỡ lách. Tuy nhiên siêu âm có những
giới hạn: phụ thuộc người làm, thành bụng dày,
bụng chướng và chấn thương tạng rỗng.
CTscan đa lát cắt và có can quang là tiêu
chuẩn vàng trong chẩn đoán, hướng điều trị,
tiên lượng và theo dõi cho những trường hợp vỡ
lách chấn thương. Một CT tiêu chuẩn sẽ cho
thấy(16,15,2): 1. Độ vỡ lách.2. Số lượng dịch trong ổ
bụng. 3. Tình trạng thoát mạch, giả phình động
mạch, thông nối động tĩnh mạch. 4. Tổn thương
phối hợp. Tuy nhiên CT cũng có những mặt hạn
chế: ít đơn vị y tế có CT, chỉ thực hiện được khi
sinh hiệu ổn định, có tai biến của quá trình di
chuyển, tác dụng phụ của thuốc cản quang, bỏ
sót thương tổn mạc treo và thủng tạng rỗng.
Trong 20 trường hợp của chúng tôi chỉ có 17
bệnh nhân được làm CT, 3 phải mổ cấp cứu
ngay vì choáng.
Điều trị
Năm 1911 E.T.Kocher cho rằng tổn thương
lách cần được cắt bỏ để cứu tính mạng bệnh
nhân. Từ năm 1952 người ta thấy rẳng những
bệnh nhân cắt lách dễ bị nhiễm trùng và tỉ lệ tử
vong rất cao(2). Nhưng mãi cho đến năm 1980
nhiều nghiên cứu mới cho thấy điều trị không
mổ có tỉ lệ thành công rất cao 80-87% ở người
lớn(2,14) và trẻ em 91-93%(1). Khảo sát của chúng
tôi thì tỉ lệ bảo tồn là 45% có thấp hơn những tác
giả khác vì những yếu tố khách quan: quan
điểm điều trị của các phẫu thuật viên; năm 2009
tỉ lệ bảo tồn 0%, 2010 38% và năm 2011 là 62%.
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên
cứu chứng minh rằng phương pháp tắc mạch
mang lại hiệu qua rất tốt trong điều trị chấn
thương vỡ lách. 80-90% những trường hợp độ
IV-V đã được làm tắc mạch thành công không
mổ(16,2,8). Trong nghiêm cứu của chúng tôi không
có trường hợp nào được điều trị theo phương
pháp này, hy vọng với trang thiết bị hiện có
chúng tôi sẽ triển khai làm kỹ thuật này trong
tương lai.
Tác giả Mc Intyre(12) với một nghiên cứu đa
trung tâm thấy rằng: 72% bệnh nhân mổ cấp
cứu được thực hiện trong vòng 6 giờ đầu, 10%
trong 12 giờ và 10% mổ sau 24 giờ. Nghiên cứu
của chúng tôi cũng cho những con số tương tự,
tuy nhiên có sự khác biệt ở khoảng thời gian 6-
12 giờ là 27,3% so với 8% của Mc Intyre, có phải
chăng lúc này bệnh nhân đã có đầy đủ xét
nghiệm và bác sĩ đã dựa vào kết quả để chỉ định
phẫu thuật. Tác giả Banani(2) có 80% thất bại
điều trị bảo tồn trong 6 giờ đầu.
Tỉ lệ thành công cùa điều trị bảo tồn phụ
thuộc vào tiêu chí chọn bệnh, hầu hết các nghiên
cứu cho rằng có 6 yếu tố tiên lượng thất bại:
huyết áp không ổn định, có tiền sử bệnh lý lách,
tuổi lớn hơn 55, độ vỡ lách lớn, số lượng máu
nhiều trong ổ bụng, hiện tượng thoát mạch và
giả phình động mạch trên CT.
- Huyết áp: những bệnh nhân có huyết áp
không ổn định sau khi được hồi sức tích cực
không có chỉ định điều trị bảo tồn, nhưng nếu
huyết áp được duy trì ổn định có thể điều trị
bảo tồn với tỉ lệ thành công 89%(4,15). Tất cả
những trường hợp choáng tại phòng cấp cứu
của chúng tôi đều được phẫu thuật.
- Vỡ lách độ lớn: năm 1989 tác giả Cogbill và
cộng sự ghi nhận không có thất bại trong điều
trị bảo tồn độ I, thất bại 8% độ II, 19% ở độ III,
100% ở độ IV-V. Nhưng những năm gần đây
Bee(15) cho thấy thất bại ở III-V là 13%. Tác giả
Ochsner(13) có tỉ lệ thành công lên đến 80% ở độ
IV-V. Nghiên cứu của Davis còn cho tỉ lệ thất
bại chỉ 18% trong nhóm IV-V. Nghiên cứu của
chúng tôi tỉ lệ phẫu thuật trong nhóm này là
70% cao hơn nhiều so với những tác giả khác
trong đó có 2 trường hợp vỡ lách độ IV được
phẫu thuật trong tình trạng sinh hiệu ổn định.
- Lượng dịch trong ổ bụng: nhiều tác giả(13,4,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Kho