Mục tiêu: 3-MCPD được hình thành do kết quả của quá trình phản ứng giữa chất béo với một nguồn có
chứa chlorin (Cl-) trong thực phẩm hoặc phản ứng với một thành phần nào đó trong thực phẩm dưới sự xúc tác
của nhiệt độ. Ngoài ra, quá trình thủy phân protein thực vật bằng acid hydrochloric (HCl) trong sản xuất nước
tương còn là nguồn phổ biến tạo ra độc tố 3-MCPD. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh độc tính của 3-MCPD
trên thận, cơ quan sinh dục và tiềm năng gây ung thư. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành theo dõi độc
tính của 3-MCPD trên sự biểu hiện của c-fos (một gen tiền ung thư) trên não chuột nhắt.
Phương pháp: Chuột nhắt trắng được cho uống 3-MCPD ở các liều 10 mg/kg, 50 mg/kg và 100 mg/kg.
Sau 24, 48 và 72 giờ, não chuột được tách ra và khảo sát sự biểu hiện c-fos.
Kết quả: Chỉ có 3-MCPD liều 100 mg/kg mới gây biểu hiện c-fos và sự biểu hiện này được quan sát rõ nhất
ở thời điểm 48 giờ, ít hơn ở thời điểm 72 giờ. 3-MCPD liều 10 mg/kg và 50 mg/kg không gây biểu hiện c-fos ở
bất kỳ thời điểm nào đã khảo sát.
Kết luận: Độc tính của 3-MCPD trên não vẫn chưa thể hiện rõ ở các liều lượng và phương pháp khảo sát
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác động của 3-monochloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên sự biểu hiện của c-FOS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 318
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA 3-MONOCHLOROPROPAN-1,2-DIOL
(3-MCPD) TRÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA c-FOS
Ngô Kiến Đức*, Đặng Thị Trúc Giang*, Nguyễn Văn Thanh*, Trần Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: 3-MCPD được hình thành do kết quả của quá trình phản ứng giữa chất béo với một nguồn có
chứa chlorin (Cl-) trong thực phẩm hoặc phản ứng với một thành phần nào đó trong thực phẩm dưới sự xúc tác
của nhiệt độ. Ngoài ra, quá trình thủy phân protein thực vật bằng acid hydrochloric (HCl) trong sản xuất nước
tương còn là nguồn phổ biến tạo ra độc tố 3-MCPD. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh độc tính của 3-MCPD
trên thận, cơ quan sinh dục và tiềm năng gây ung thư. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành theo dõi độc
tính của 3-MCPD trên sự biểu hiện của c-fos (một gen tiền ung thư) trên não chuột nhắt.
Phương pháp: Chuột nhắt trắng được cho uống 3-MCPD ở các liều 10 mg/kg, 50 mg/kg và 100 mg/kg.
Sau 24, 48 và 72 giờ, não chuột được tách ra và khảo sát sự biểu hiện c-fos.
Kết quả: Chỉ có 3-MCPD liều 100 mg/kg mới gây biểu hiện c-fos và sự biểu hiện này được quan sát rõ nhất
ở thời điểm 48 giờ, ít hơn ở thời điểm 72 giờ. 3-MCPD liều 10 mg/kg và 50 mg/kg không gây biểu hiện c-fos ở
bất kỳ thời điểm nào đã khảo sát.
Kết luận: Độc tính của 3-MCPD trên não vẫn chưa thể hiện rõ ở các liều lượng và phương pháp khảo sát.
Từ Khóa: 3-MCPD, c-fos, hóa mô miễn dịch
ABSTRACT
EFFECT OF 3-MONOCHLOROPROPAN-1,2-DIOL (3-MCPD)
ON THE EXPRESSION OF c-FOS PROTEIN
Ngo Kien Duc, Dang Thi Truc Giang, Nguyen Van Thanh, Tran Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh* Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 318 - 323
Objective: 3-MCPD is a toxic chemical formed as a result of the reation between a lipid (triglyceride) and a
chlorine (Cl-) in foods (sodium chloride, hydrochloric acid). Besides, 3-MCPD is also popularly produced by acid-
hydrolyzed protein processes. There are bodies of evidence showing toxic effects of 3-MCPD on kidney,
reproductive organs and carcinogenic property. In this study, we investigated the effect of 3-MCPD on c-fos
expression (a proto-oncogene) in mouse brain.
Method: mice were orally administered 3-MCPD at doses of 10 mg/kg, 50 mg/kg or 100 mg/kg. After 24,
48, or 72 hours of 3-MCPD administration, brain was fixed and stained immunohistochemically with c-fos
antibody.
Results: 3-MCPD at the only dose of 100 mg/kg induced c-fos expression, whereas 3-MCPD at doses of 10
mg/kg or 50 mg/kg did not.
Conclusion: Toxicity of 3-MCPD on brain did not exert clearly at doses and methods investigated.
Keywords: 3-MCPD, c-fos, immunohistochemistry
ĐẶT VẤN ĐỀ
3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD)
là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất
nhiều loại thực phẩm. 3-MCPD được hình
thành từ phản ứng giữa chất béo và ion Cl- ở
*Bộ Môn Sinh hóa, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên hệ: ThS. Ngô Kiến Đức ĐT: 0903055357 Email: ngokienduc@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 319
nhiệt độ cao(5). Ngoài ra, 3-MCPD cũng được
tạo ra trong quá trình thủy phân protein thực
vật bằng acid hydrochloric (HCl)(4). 3-MCPD
thường hiện diện ở hàm lượng rất thấp (<1
mg/kg) nhưng một vài loại sản phẩm có thể
chứa với hàm lượng cao (lên đến hàng trăm
mg/kg). Cho đến nay, các nhà khoa học chỉ
mới xác định được rằng: với nồng độ 3-MCPD
ở mức tối thiểu 1,1 mg/kg thể trọng, có thể gây
thương tổn hệ sinh sản của chuột cống đực,
thương tổn dạng tăng sinh và tạo khối u ở
thận trên mô hình thực nghiệm động vật(6).
Trên thần kinh trung ương, một số nghiên cứu
cho thấy 3-MCPD gây nhiều tổn thương trên
chất xám, trải dài từ vỏ não cho đến cột sống,
làm tăng thể tích nước trong bào tương, gây
phù các tế bào hình sao(1,2,3).
Do một số công trình nghiên cứu cho thấy 3-
MCPD có thể gây độc tính trên thần kinh, vì thế
trong nghiên cứu này chúng tôi đặt mục tiêu
theo dõi tác dụng của 3-MCPD trên não chuột
nhắt sau khi cho chuột uống 3-MCPD ở một số
liều khác nhau. Để đánh giá mức độ độc hại trên
não, chúng tôi ứng dụng phương pháp hóa mô
miễn dịch trên biểu hiện c-fos (một gen tiền ung
thư) để tiến hành thí nghiệm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thú vật thử nghiệm
Thú vật thử nghiệm là chuột nhắt trắng,
chủng Swiss albino, giống đực, có trọng lượng từ
18-20 g, được phân bố ngẫu nhiên thành nhiều
lô khác nhau, mỗi lô từ 6. Chuột được nuôi
trong môi trường tiến hành thực nghiệm từ 3-5
ngày để thích nghi với môi trường. Chuột thí
nghiệm được chia thành các nhóm sau:
Nhóm chứng: uống nước sinh hoạt, n = 6
Nhóm 1: uống 3-MCPD 10 mg/kg/ngày pha
trong nước uống sinh hoạt
Nhóm 2: uống 3-MCPD 50 mg/kg/ngày pha
trong nước uống sinh hoạt
Nhóm 3: uống 3-MCPD 100 mg/kg/ngày pha
trong nước uống sinh hoạt
Phương pháp hóa mô miễn dịch
24 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau khi cho chuột
uống 3-MCPD (10 mg/kg, 50 mg/kg và 100
mg/kg), chuột được gây mê bằng thiopental (100
mg/kg, ip). Khi chuột đã mê, mở lồng ngực,
dùng kim truyền ghim vào thất trái, cắt một vết
nhỏ ở tĩnh mạch chủ phải và truyền dung dịch
NaCl 0,9% để rữa sạch máu trong hệ tuần hoàn
(cho đến khi gan chuyển thành màu vàng nhạt);
sau đó truyền dung dịch paraformaldehyd
(PFA) 4% để cố định mô.
Tách lấy não chuột và ngâm trong dung dịch
PFA qua đêm. Sau đó tiếp tục ngâm não chuột
trong dung dịch sucrose 30% đến khi não chìm
xuống (khoảng 2 ngày). Cắt não bằng máy cắt
mô lạnh, độ dày lát cắt 25µm. Nhuộm hóa mô
miễn dịch với kháng thể kháng c-fos theo qui
trình sau:
Rửa các lát cắt 3 lần với dung dịch đệm PBS
0,1M, pH=7,4.
Ngâm lát cắt 20 phút trong dung dịch
hydrogen peroxide 0,3%.
Rửa 3 lần với dung dịch đệm PBS 0,1M,
pH=7,4.
Ủ các lát cắt 20 phút trong dung dịch
albumin bò 5%.
Ủ các lát cắt với dung dịch kháng thể sơ cấp
qua đêm ở nhiệt độ 40C.
Rửa 3 lần với dung dịch đệm PBS 0,1M.
Ủ các lát cắt với dung dịch kháng thể thứ
cấp khoảng 1 giờ ở nhiệt độ phòng.
Rửa 3 lần với dung dịch đệm PBS 0,1M.
Ủ các lát cắt với dung dịch extravidin-
peroxidase (30 phút ở nhiệt độ phòng).
Rửa 3 lần với dung dịch đệm PBS 0,1M.
Ngâm lát cắt 10 phút với dung dịch thuốc
thử AEC (3-Amino-9-Ethyl-Carbazole) cho đến
khi dung dịch có màu tím-hồng đến nâu.
Đặt các lát cắt trên lam kính đã được phủ
gelatin.
Quan sát mẫu bằng kính hiển dưới vật kính
4, 10 hay 40.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 320
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Khảo sát sự biểu hiện c-fos sau khi cho
chuột uống 3-MCPD liều 10 mg/kg ở các
thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn vùng
võ não giữa và quan sát các mẫu mô cắt từ vị trí
cách điểm Bregma trong khoảng từ 0.0 đến -1.0
mm. Khi quan sát sự nhuộm màu bằng hóa mô
miễn dịch của các lát cắt não trong khoảng từ
Bregma 0.0 đến -1.0, chúng tôi nhận thấy 3-
MCPD liều 10 mg/kg hầu như không gây kích
hoạt sự biểu hiện c-fos ở 3 thời điểm khảo sát.
Mặc dù chúng tôi chỉ trình bày ở đây một số
mẫu mô cắt điển hình, nhưng trên thực tế chúng
tôi quan sát trên rất nhiều lắt mô cắt, và vùng
quan sát rộng hơn rất nhiều (khoảng 100 lát
cắt/não) (Hình 1).
*Hình chụp ở vật kính 4
Hình 1. Sự biểu hiện c-fos ở các thời điểm khác nhau sau khi sử dụng 3-MCPD 10 mg/kg
Khảo sát sự biểu hiện c-fos sau khi cho
chuột uống 3-MCPD liều 50 mg/kg ở các
thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ
Tương tự, ở liều 50 mg/kg, 3-MCPD cũng
không gây biểu hiện c-fos trên các vùng não đã
được quan sát (Hình 2).
*Hình chụp ở vật kính 4
Hình 2. Sự biểu hiện c-fos ở các thời điểm khác nhau sau khi sử dụng 3-MCPD 50 mg/kg
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 321
Khảo sát sự biểu hiện c-fos sau khi cho
chuột uống 3-MCPD liều 100 mg/kg ở các
thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ
Sau 24 giờ
Trong thí nghiệm này, 3-MCPD được sử
dụng với liều rất cao 100 mg/kg. Tuy nhiên sau
khi cho chuột uống 3-MCPD 24 giờ, chúng tôi
không phát hiện có dấu hiệu biểu hiện c-fos.
Sau 48 giờ
Ở thời điểm 24 giờ, 3-MCPD không gây biểu
hiện c-fos nhưng ở thời điểm 48 giờ chúng tôi
quan sát được sự biểu hiện c-fos chủ yếu ở vùng
vỏ não. Sự biểu hiện c-fos không tập trung trên
một vị trí mà được trải ra một cách rải rác.
Những vùng khác ngoài vỏ não hầu như không
có sự biểu hiện của c-fos (Hình 3).
Hình 3. Sự biểu hiện c-fos ở thời điểm 48 giờ sau khi sử dụng 3-MCPD liều 100 mg/kg
Sau 72 giờ
Tương tự, ở thời điểm 72 giờ, 3-MCPD cũng
gây biểu hiện c-fos rải rác trong vùng vỏ não.
Mặc dù không thể xác định chính xác được mức
độ biểu hiện, tuy nhiên mật độ tín hiệu dương
tính có vẻ thấp hơn so với thời điểm 48 giờ
(Hình 4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 322
Hình 4. Sự biểu hiện c-fos ở thời điểm 72 giờ sau khi sử dụng 3-MCPD liều 100 mg/kg
Như vậy trên sự biểu hiện c-fos, 3-MCPD có
các tác động sau:
- Liều 10 mg/kg và 50 mg/kg: không gây
biểu hiện c-fos ở các thời điểm quan sát là 24, 48,
và 72 giờ
- Liều 100 mg/kg: gây biểu hiện c-fos chủ
yếu ở vỏ não, trong 2 thời điểm khảo sát là 48
giờ và 72 giờ. Ở thời điểm 24 giờ, không quan
sát thấy có sự biểu hiện c-fos.
BÀN LUẬN
Trong phương pháp hóa mô miễn dịch,
điều đặc biệt quan trọng giúp khẳng định kết
quả thí nghiệm đạt mức chính xác cao là phải
có các mẫu đối chứng dương và mẫu đối
chứng âm. Tuy nhiên, mẫu chứng dương
thường chỉ được cung cấp cho các mục đích
xét nghiệm trên lâm sàng (các mẫu sinh thiết
từ các mô bệnh đã được thẩm định). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, sự biểu hiện của c-
fos chỉ căn cứ trên kết quả thí nghiệm thực tế
(bắt màu hoặc không bắt màu) nên chúng tôi
không thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra
phản ứng chéo kém đặc hiệu khi sử dụng một
kháng thể sơ cấp đa dòng. Tuy nhiên, nếu có
xảy ra phản ứng chéo kém đặc hiệu thì kết
quả này thường được quan sát thấy với tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 323
cao hơn. Trong thí nghiệm của chúng tôi, sự
biểu hiện của c-fos chỉ được ghi nhận ở liều 3-
MCPD rất cao (100 mg/kg) và chỉ ở 2 thời
điểm quan sát là 48 giờ và 72 giờ. Vì thế có
thể xem đây là tác động của 3-MCPD trên tế
bào thần kinh.
Đối với mẫu chứng âm, chúng tôi đã sử
dụng mẫu mô cắt với qui trình nhuộm không
thay đổi nhưng sẽ không cho kháng thể sơ cấp
kháng c-fos vào quá trình nhuộm. Vì thế có thể
xem đây là một mẫu chứng âm có thể chấp nhận
được và đây cũng là phương pháp được áp
dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sử dụng
phương pháp hóa mô miễn dịch. Mặc dù chúng
tôi không trình bày kết quả ở trong nghiên cứu
này, nhưng chúng tôi luôn luôn tiến hành
nhuộm mẫu chứng âm cho từng độ pha loãng
của kháng thể.
Trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi cũng
chứng minh được rằng 3-MCPD gây độc tính
trên nhiễm sắc thể (đánh giá qua phương pháp
vi nhân) và gây biến đổi hồng cầu thành dạng
hồng cầu gai ở pha cấp tính (24-72 giờ) cũng chỉ
ở liều 100 mg/kg. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi cũng ghi nhận được tác động gây biểu hiện c-
fos của 3-MCPD cũng chỉ xảy ra ở liều 100
mg/kg. Đây là liều rất cao (so với liều LD50 trên
chuột cống là 150 mg/kg), điều này cho thấy
rằng tác động gây biểu hiện độc tính của 3-
MCPD trong pha cấp chỉ xảy ra với liều cao, hầu
như không xảy ra với các liều thấp hơn như 1
mg/kg, 20 mg/kg, 50 mg/kg mà chúng tôi đã
nghiên cứu. Ở các liều thấp này, chúng tôi đã
chứng minh được độc tính của 3-MCPD gây ra
trên hồng cầu và tiểu cầu xảy ra sau 3-6 tháng
uống 3-MCPD. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chưa có điều kiện để nghiên cứu trong pha bán
cấp tính và mạn tính. Hơn nữa, sự biểu hiện của
c-fos thường chỉ ở giai đoạn sớm nên có thể
nghiên cứu trong pha bán cấp tính và mạn tính
sẽ gặp khó khăn.
Chúng tôi chưa xác định được ý nghĩa bệnh
lý của sự biểu biện của c-fos dưới tác động của
3-MCPD. Trong não bộ, c-fos được biểu hiện
dưới tác động của nhiều tác nhân khác nhau
như các chất dẫn truyền thần kinh, các yếu tố
tăng trưởng và cả những độc tố. Sự tăng biểu
hiện của c-fos có thể là do tăng hoạt tính dẫn
truyền thần kinh, tăng quá trình sao chép ở nhân
tế bào và cũng có thể là do quá trình tăng sinh tế
bào.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tiến hành thí nghiệm, chúng
tôi đã thu được một số kết quả sau:
-Đã sơ bộ thiết lập được qui trình hóa mô
miễn dịch trong điều kiện phòng thí nghiệm và
áp dụng để khảo sát sự biểu hiện của c-fos.
-Đã khảo sát sự biểu hiện của c-fos trên vỏ
não chuột nhắt sau khi cho chuột uống 3-MCPD
ở 3 liều lượng 10 mg/kg, 50 mg/kg và 100 mg/kg
ở 4 thời điểm: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 2 tuần.
-Chỉ có 3-MCPD liều 100 mg/kg mới gây
biểu hiện c-fos và sự biểu hiện này được quan
sát rõ nhất ở thời điểm 48 giờ., ít hơn ở thời điểm
72 giờ, phù hợp với đặc tính của gen c-fos là chỉ
biểu hiện thoáng qua và biến mất.
-3-MCPD liều 10 mg/kg và 50 mg/kg không
gây biểu hiện c-fos ở bất kỳ thời điểm nào đã
khảo sát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cavanagh, J.B. & Nolan, C.C. (1993), “The neurotoxicity of
alpha-chlorohydrin in rats and mice: II. Lesion topography
and factors in selective vulnerability in acute energy
deprivation syndrome”, Neuropathol. Appl. Neurbiol., 19, 471-
479.
2. Cavanagh, J.B., Nolan, C.C. & Sevile, M.P. (1993), “The
neurotoxicity of alpha-chlorohydrin in rats and mice: I.
Evolution of the cellular changes”, Neuropathol. Appl.
Neurobiol., 19, 240-252.
3. Cho, W.S, Han, B.S., Lee, H. et al. (2008), “Subchronic toxicity
study of 3-monochloropropane-1,2-diol administered by
drinking water to B6C3F1 mice”, Food & Chem. Toxicol., 46,
1666-1673.
4. Collier PD, Cromiue DDO, & Davies AP (1991) Mechanisms
of formation of chloropropanols present in protein
hydrolysates. J. Am. Oil Chem. Soc., 68, 785–790.
5. Food Standards Agency (2001). Survey of 3-
monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD) in soy sauce and
related products. No: 14/01, Food Standards Agency.
6. Tritscher, A.M. (2004), “Human health risk assessment of
processing-related compounds in food”, Toxicol. Lett., 149 (1-
3), 177-186.